Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng,.... Việc hiểu rõ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
; ANH HƯỚNG CUA CẤU TRÚC VỐN
ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Giảng viên : TH.S LƯƠNG TRÂM ANH Sinh vién : VŨ KHÁNH LINH 19050684
Mã sinhviên : 19050684
Lớp : QH2019E TCNH CLC 3
Hà Nội, Tháng 5 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
.—
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2023
_ ANH HUONG CUA CẤU TRÚC VON DEN SỰ ON ĐỊNH TÀI CHÍNH CUA CÁC NGÂN HÀNG VIET NAM
Giảngviên : TH.SLƯƠNG TRAM ANH
Sinh vién : VU KHÁNH LINH 19050684
Ma sinhvién : 19050684
Lớp : QH2019E TCNH CLC 3
Hà Nội, Tháng 5 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan rằng những thông tin và nội dung được trình bày trong bài khoá luận này là
hoàn toàn do em nghiên cứu, biên soạn và phân tích dựa trên kiến thức, kinh nghiệm vànăng lực của chính mình.
Em cam đoan rằng tất cả các nguồn tài liệu, công trình và thông tin tham khảo đã được trích dẫn rõ ràng và chính xác Mọi sự liên quan và đóng góp của người khác đều đã được ghi nhận va công nhận đúng theo quy định về trích dẫn và tài liệu tham khảo.
Cuối cùng, em cam đoan rằng em đã tuân thủ đúng quy trình, quy định và yêu cầu của
trường và tổ chức đối với việc thực hiện và viết bài khoá luận này
Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của bài khoá luận này.
Sinh viên
Vũ Khánh Linh
Trang 4LOT CÁM ON
Em xin bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Lương Trâm Anh, đã dành thời gian, kiến thức
và sự hỗ trợ quý báu cho em trong quá trình hoàn thiện bài khoá luận tốt nghiệp Nhờ
những định hướng thiết thực, hữu ích của cô trong suốt thời gian qua, giúp em nhận thức
sâu sắc hơn về các khía cạnh chưa hoàn thiện và để có thể cải thiện công trình nghiên cứu
của mình.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được tham gia học tập, rèn luyện và có cơ hội thực hiện
nghiên cứu.
Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực hết dức để hoàn thành bài luận này trong phạm vi và khả
năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy,
em rất mong nhân được những cảm thông, ý kiến, góp ý quý báu từ phía Thầy Cô để bàiluận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC 000) 70Ẽ00777 Ö1+% 1 LOT CAM ON 08 .Ã 3 DANH SÁCH TỪ VIET TAT o0 cccccccccscscecssesssessssesssesssecssvcsssecssecssessssesseesssecssecsssesssesssesssesssesssessseee 6
DANH MỤC HINH o.0oo.ococcccccccccscscccscscscececssscecscecscevevsssecsvsvsvsvssssscacavevevsvsssacavsvevsvsvsssasavavevevesseeeaeens 7
DANH MỤC BẢNG - 2 SE 1 E521215212151511211111151111111111111T11115111111111111211111 1111k 8 CHƯƠNG 1: MỞ DAU
1.1 Tính cấp thiết của đề tai
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiêm CỨU - - - - ce 22 +22 E SE + E+tE+EEEEEEEEErErrrrrrersrerrerrrrkre 10
1.5.2 Đối với thực tiễn
1.5.3 Đối với nghiên cứu tương lai
1.6 Kết cấu của đề tài - ST TT HH HH1 11 111111 HH1 T111 HT rệt 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU :-©¿555++2 14
QV CHU tr làn 14
2.1.1 Khái niệm va tinh chat của cấu trúc vốn - - + +2 + +2 + + 2x £+E E2 +2 ceErErreerxereree 14 2.1.2 Cấu trúc vốn của ngân hàng - ¿22 +12 E SE 93 9111911911151 11 11111 111 1E rxre 15 2.2 Sự ổn định tài chính của ngân hàng - - 2S 22222 S323 21 1212121112111 1111 12111 E2 16
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của sự ổn định tài chính . ¿+52 55c ccxseccxcexsss 16 2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hang 18
VN" an nh ố 18
2.2.2.2 Quản lý TỦÌ Tr0 - - - c2 13211125111 11151111111 1111111 1110111111101 k HH HH HH rà 18 2.2.2.3 Thanh khoản
2.2.2.4 Hiệu suất kinh doanh .
2.2.2.5 Môi trường kinh tế và chính tT - + St xe EExEsrkrrrrretrkrrrrrrrrrerres 19
2.3 Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của
các ngân hàng, - LH HH HT Thọ HH TH TH TT HH TT HT Tà Hà Tàn rà 19
2.3.1 202/00: /080v)/1 6.00 ố.e 19
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 6KhH0)))l0ýì)(0/1201 (0u 0nn ốố 23
3.2 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu . ¿5222222222222 EEszrrrrerrrres 24
3.2.1 Nguồn dữ liệu . - - (52 2+1 2132119115151 181 1811151181111 111 1111111 H1 01 1 HH TH ng niệt 24
3.3.2 Quy trình thu thập dữ liệu .
3.3 Thang đo, cách thức đo lường các biến - G5 2S S123 1191211112111 1111112111 1 xe 25
3.4 Phuong phap phan tich 11008 27
CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CỨPU - cesescssssscssescssesecsecsesscssssesscssesssssassssesaesseaeees 30
4.1 Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam va các ngân hàng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Ñam - 6 s1 ST HH nh TT HT nhu HH nh nh ng nưy 30
4.1.1 Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán Việt Nam . - ¿+55 +++=+ss++ 30 4.1.2 Giới thiệu về các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 31
4.1.2.1 Giới thiệu chung về các ngân hàng - - 2% St E St St SE SE SE EekErkrrrrxrrree 31
4.1.2.2 Hoạt động kinh doanh và rủi ro tin dung của các ngân hàng - 32
4.2 Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1 Thong 10(1 10 ) 1n ốốốỐố 35 4.2.2 C Qua HOI UY -+1iIÓẢÓẢÓỎI 37
LÝ N0) 0x0) .0) 7 Ả 37
4.2.2.2 Mô hình FEM - LG 1 2011121112 11119 1110111110 111 T HH KH KH vế 38
4.2.2.3 (0i): 8n 39
4.3 Kết quả kiểm định mô hình - (E22 S323 SE S323 St E932 E121 1EE 1211111111111 11111 E1 xe 42
4.3.1 Kiểm định tự tương quaI - S23 22213121 11551211115111111111211111211112 11111 xe 42 4.3.2 Kiểm định phương sai thay đổi - - ¿c3 S33 321 21211111211111111111111111111 111 42 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu - - 2c 22223333333 E91 E351 E91 E111 xrke 43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HAM Ý CHÍNH SÁCH SE SE EEEEEEEEE18111111 1121x111 45
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
5.2 Hàm ý chính sách
5.3 Hạn chế và hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai ¿ 5552 cs2ssess+2 46
TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 SE S9SE9E SE 121915112111 2115111111111 1111111111111 1101 11111 x0 48
Trang 7DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
WACC Weight Average Cost of Capital - Chi phí vốn bình
quân gia quyềnVCSH Vốn chủ sở hữu
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 4 1: Kết quả kinh doanh năm 2022 của các ngân hàng niêm yết
Hình 4 2: Dư nợ xấu của các ngân hàng năm
Trang 9Quy trình nghiên cứu đề tài -cccccccceiiitrrtrrriiirrrrrrrrriiiiiiiriirrrrrrrree 23
Danh sách doanh nghiệp lựa chọn nghiên CỨU e-ccccxererreesrrrrree 24
Mô tả chỉ tiết các biến độc lập ccccc cccccvvvveeeeirtrtrtrrrrrrrrrrriirrrrrrrrrrerree 26
Danh sách các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 31
Bảng kết quả thống kê mô tả các biến -.c555cccceciiiiiiiiiiiiiiiiiirirrrrrke 35
Kết quả mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 36Kết quả kiểm tra đa cộng tuyẾn ccccccrrrtrrtrrrrrrtrtrtrrirrirrrrrrrrrrrrrrrrrrie 36
Kết quả hồi quy mô hình OLS -22222EEkEEEkkrrrkriiiiiiiiiiiiiiiiiiiirrrirrrirrie 37
Kết quả hồi quy mô hình FEM
Kết quả hồi quy mô hình REM Kết quả kiểm định Hausman -52SEEEEEEEEEEErttrrrkiiiiiiirrrrrrrrrrrrie
Kết quả kiểm định tự tương quan -ccccccrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 42Bảng 4 10: Kết quả kiểm đỉnh phương sai thay đổi -sssssee 42
Bảng 4 11: Kết quả kiểm định mô hình GL/S -++++ettttttttrrEriie 43
Trang 10CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt làtrên thị trường tài chính và ngân hàng Các ngân hàng đóng góp rất lớn cho sự phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có cấucần có cấu trúc vốn phù hợp để đảm bảo hoạt động hiệu quả và cạnh tranh trên thịtrường cùng với sự ổn định tài chính
Cấu trúc vốn của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn địnhtài chính của ngân hàng Việc hiểu rõ ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính
của các ngân hàng Việt Nam có thể giúp cho các quản lý ngân hàng đưa ra các quyết định
về chiến lược quản lý rủi ro và quản trị vốn hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro cho ngânhàng và cải thiện khả năng tài chính của ngân hàng.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổnđịnh tài chính của ngân hàng Ví dụ, nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997) cho thấy
rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của
ngân hàng trong thị trường Nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1992) chỉ ra rằng tỷ lệ vốn
chủ sở hữu ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng để đối phó với những tác động xấu
từ thị trường tài chính Cụ thể, tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có khảnăng đối phó với các rủi ro tài chính và có tính bền vững cao hơn trong hoạt động kinh
doanh Nghiên cứu của Amihud và Lev (1981) đã chứng minh rằng cau trúc vốn của một
ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng để quản lý rủi ro và đảm bảo tínhkhả thi của hoạt động kinh doanh.
Các nhà quản trị ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng các nguồn vốn để đảm
bảo tính ổn định tài chính của ngân hàng Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2014)
đã chỉ ra rằng việc sử dụng nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ổn định sẽ giúp ngân hàng
giảm thiểu các rủi ro tài chính và tăng tính ổn định trong hoạt động kinh doanh
Các kết quả từ những nghiên cứu trên cho thấy rằng các ngân hàng cần phải quản lý vốn
một cách hiệu quả để đảm bảo tính khả thi của các hoạt động kinh doanh, đồng thời giảm
Trang 11thiểu các rủi ro tài chính Tỷ lệ vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng trong cấu trúc vốncủa ngân hàng, vì nó có ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng để đối phó với các tácđộng từ thị trường tài chính.
Hơn thế nữa, vấn đề tài chính ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng và nhạycảm của nền kinh tế Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tàichính của các ngân hàng Việt Nam có thể đóng góp vào việc đảm bảo sự ổn định của hệthống tài chính Việt Nam, giúp cho kinh tế đất nước phát triển bền vững
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Anh hưởng của cấu trúc vốnđến sự ổn định tài chính của các Ngân hang Việt Nam" nhằm khai thác các yếu tố của
cấu trúc vốn ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng tai Việt Nam từ đóđưa ra các giải pháp để cải thiện cấu trúc vốn của các ngân hàng Việt Nam, giúp các ngânhàng hoạt động hiệu quả hơn và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiêm cứu.
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài này là đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chínhcủa các ngân hàng Việt Nam.
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Các nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
— Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn và các yếu tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng Việt Nam
— Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân
hàng, bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn khác
— Xây dựng và kiểm tra tính phù hợp của mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động
của của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Việt Nam
— Phân tích và đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của các
ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính như tỷ lệ dư nợ không có đảm bảo, tỷ
lệ nợ xấu, lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
— Đề xuất các giải pháp và chính sách hợp lý giúp tăng cường sự ổn định tài chính
của các ngân hàng thông qua cải thiện cấu trúc vốn dựa trên kết quả nghiên cứu
Trang 121.3 Câu hỏi nghiên cứu.
- Su ổn định tài chính của các ngân hàng chịu tác động của các yếu tố trong đó có yếu
tố cấu trúc vốn của ngân hàng như thế nào?
- _ Cấu trúc vốn có ảnh hưởng như thế nào đến ổn định tài chính của các ngân hàngniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Đề xuất nào được đưa ra từ kết quả nghiên cứu về Cấu trúc vốn có ảnh hưởng như
thế nào đến ổn định tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
- _ Gấu trúc vốn: Cấu trúc vốn của ngân hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn
chủ sở hữu và vốn vay, bao gồm các khoản vay từ khách hàng, tiền gửi từ khách
hàng và các nguồn tài trợ khác Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng số vốn
chủ sở hữu của ngân hàng cho tổng số vốn, bao gồm vốn chủ sở hữu và các
khoản vay.
- On định tài chính của ngân hàng: Sử dung Chỉ số Z-score để đo lường ổn định tài
chính của các ngân hàng dựa trên thông tin từ các báo cáo tài chính.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cácngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng TMCP da quốc gia vacác tổ chức tài chính khác Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu sẽ tập trung vào các ngânhàng có quy mô lớn và ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn
2019-2022 Tổng số quan sát tối đa có được cho mỗi biến nghiên cứu là 200 quan sát.
- Phạm vi không gian: 20 ngân hàng thương mại được niêm yết liên tục trên thị trườngchứng khoán Việt Nam (Sàn HOSE, sàn HNX, sàn Upcom) trong ít nhất 10 năm tính từ
2022 trở về trước cho tới năm 2013
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích và đánh giá hưởng của cấu trúc
Trang 13vốn đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.
1.5 Đóng góp mới của đề tài.
1.5.1 Đối với lý thuyết
Đề tài đóng góp mới cho việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và sự ổn định tài chính của ngân hàng Nghiên cứu này cũng giúp làm rõ các yếu tố ảnhhưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho quản lý ngân
hàng trong việc xác định và điều chỉnh cấu trúc vốn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh
doanh và giúp tăng cường sự ổn định tài chính của ngân hàng
Nghiên cứu này cũng đóng góp cho việc khai thác và phát triển thêm về lý thuyết về quản
lý tài chính ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý vốn Kết quả của đề tài có thể
giúp các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tài chính ngân
hàng, hiểu rõ hơn về tác động của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài chính của ngân hàng,
từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro tài chính
1.5.2 Đối với thực tiễn.
Đề tài cung cấp cho các cơ quan quản lý tại các ngân hàng Việt Nam một cái nhìn tổng quan
về cấu trúc vốn và tầm quan trọng của từng thành phần cấu trúc vốn đối với sự ổn địnhtài chính của ngân hàng Các quyết định quản lý vốn tương lai có thể dựa trên những thôngtin này để cải thiện cấu trúc vốn và tăng tính ổn định tài chính cho ngân hàng
Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể cung cấp cho các nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên
quan khác thông tin quan trọng về tình hình tài chính của các ngânhàng Việt Nam Các
nhà đầu tư và cổ đông có thể sử dụng những thông tin này để đưa ra các quyết định đầu
tư thông minh và giảm thiểu rủi ro đối với vốn đầu tư của mình
1.5.3 Đối với nghiên cứu tương lai
Đề tài cung cấp cơ sở để phát triển các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn các Ngânhàng Việt Nam Các nghiên cứu tương lai có thể sử dụng kết quả của đề tài để phân tíchsâu hơn về các yếu tố của trúc vốn ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các Ngânhàng Việt Nam và đưa ra các kiến nghị cụ thể cho các nhà quản lý
Trang 141.6 Kết cấu của đề tài.
Kết cấu của đề tài bao gồm 5 chương chính như sau:Chương 1 Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cấu trúc vốn.
2.1.1 Khái niệm và tính chất của cấu trúc vốn
Theo Modigliani & Miller (1963), cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà
công ty sử dụng trong hoạt động Brealey và cộng sự (2008) cũng chỉ ra rằng cấu trúc vốn
là sự kết hợp giữa nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp Ảnh hưởng của cấu
trúc vốn đến tổ chức tài chính bền vững của một công ty tiếp tục được nhấn mạnh trong
nghiên cứu của Puja (2021) thể hiện qua việc sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay trong
tổng số nợ (bao gồm cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chủ sở hữu, dự trữ và nợ dài hạn), bao gồm
tất cả các nguồn lực dài hạn được đầu tư vào hoạt động kinh doanh dưới dạng vay dài hạn,
cổ phần ưu đãi và nợ, gồm cả vốn chủ sở hữu và dự trữ
Những khái niệm về cấu trúc vốn mà các tác giả đưa ra về bản chất không khác biệt
nhiều.Theo các quan điểm này, cấu trúc vốn ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp thông
sw aw Oy ee ee ry ee c2 Z
qua các yếu tổ quan trọng như nguôn vốn chủ sở hữu (vốn góp của cổ đông), vốn vay (vay
vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính) và nợ phải trả, là sự phân bổ và sử dụng các nguồn
vốn khác nhau trong doanh nghiệp, nhằm tạo nên sự cân đối và sự tỷ lệ hợp lý giữa các
nguồn vốn dùng để tài trợ hoạt động kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu tài chính của tổchức đó.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp là:
(2.1) Hệ số nợ
Tổng nợ
Hệ số nợ = —> "———- - xa
Tổng nguồn von (Tổng tài sản)
Hệ số nợ là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp Hệ
số nợ càng cao, tức là tỷ lệ nợ so với tài sản của doanh nghiệp càng lớn, và có thể cho thấydoanh nghiệp đang sử dụng một mức độ nợ cao để hoạt động
Trang 16Hệ số vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là tỷ lệ vốn chủ sở hữu) đánh giá mức độ sở hữu và
quản lý tài chính của doanh nghiệp Nó cho biết tỷ lệ phần trăm của vốn chủ sở hữu so với
tổng tài sản của doanh nghiệp
hữu) thể hiện tỷ lệ sử dụng vốn vay so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nếu hệ số
nợ trên vốn chủ sở hữu cao, tức là tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu lớn, có thể cho thấydoanh nghiệp đang sử dụng mức độ nợ cao để hoạt động
Việc xác định cấu trúc vốn hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mộtdoanh nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí trung bình của vốn gia quyền trung bình (WACC),
qua đó tối đa hóa giá trị của cổ phiếu cho cổ đông Hơn nữa, cấu trúc vốn còn tác động đến
khả năng sinh lợi và rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt (Frank vàGoyal, 2009).
2.1.2 Cấu trúc vốn của ngân hàng.
Trong cuốn "Financial Markets and Institutions" (2015) của Mishkin va Eakins, cấu trúc
vốn của ngân hang được dé cập như một phan quan trong trong việc xác định khả nangcủa ngân hàng đáp ứng theo các yêu cầu về tính thanh khoản, tính rủi ro và sự phát triểncủa ngân hàng Saunders và Cornett (2017) tiếp tục củng cố nhận định trong nghiên cứucủa mình về cấu trúc vốn của ngân hàng như một phần trong việc quản lý rủi ro của ngân
hàng.
Cấu trúc vốn của ngân hàng có thể được phân loại như sau:
- _ Vốn chủ sở hữu (Equity Capital): Đại diện cho số tiền mà các cổ đông đầu tư vào
ngân hàng thông qua mua cổ phiếu và quyền sở hữu Vốn chủ sở hữu đóng vai tròquan trọng trong việc bảo đảm thanh toán và ổn định tài chính của ngân hàng Nócũng giúp đảm bảo tính an toàn và khả năng chịu rủi ro của ngân hàng (Bank for International Settlements,(n.d.)).
- Vốn vay (Debt Capital): Basel Committee on Banking Supervision (n.d.) chỉ ra vốn
Trang 17vay bao gồm các nguồn vốn mà ngân hàng vay từ các tổ chức tài trợ bên ngoài như
các ngân hàng khác, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư Vốn vay đóng vai trò quan trọng
trong việc tăng cường khả năng cho vay và mở rộng hoạt động kinh doanh của ngânhàng Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều vốn vay có thể tăng rủi ro tài chính và đòihỏi ngân hàng phải có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn
- _ Tiền gửi của khách hang (Customer Deposits): Đại diện cho số tiền mà khách
hàng gửi vào ngân hàng thông qua các tài khoản tiền gửi Tiền gửi của khách hàngthường được coi là một nguồn vốn ổn định và có thể sử dụng để cung cấp tiền mặtcho hoạt động của ngân hàng, bao gồm cho vay và đáp ứng yêu cầu rút tiền của
khách hàng (Bank for International Settlements,(n.d.)).
- _ Các nguồn vốn khác (Other Sources of Capital): Bao gồm các nguồn vốn không
thuộc các danh mục trên, như trái phiếu phát hành, kỳ hạn tiền gửi của ngân hànghoặc nguồn vốn từ các tổ chức tài chính khác Các nguồn vốn này có thể đóng vaitrò bổ trợ cho cấu trúc vốn của ngân hang (Financial Stability Institute, (n.d.))
Một cấu trúc vốn ổn định giúp ngân hàng có khả năng quản lý rủi ro tốt hơn và đáp ứngcác yêu cầu về vốn của ngành ngân hàng Nếu cấu trúc vốn không cân đối, tức là ngân hàng
sử dụng quá nhiều vốn vay so với vốn chủ sở hữu, ngân hàng có thể đối mặt với tình trạng
nợ nặng, gánh nặng tài chính và khả năng thanh toán yếu.
Ngoài ra, cấu trúc vốn cũng ảnh hưởng đến sự tin cậy và uy tín của ngân hàng Một cấutrúc vốn ổn định cho thấy sự bền vững và khả năng hoạt động lâu dài của ngân hàng, tạoniềm tin cho khách hàng, cổ đông và các bên liên quan
2.2 Sự ổn định tài chính của ngân hàng
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của sự ổn định tài chính
Sự ổn định tài chính của ngân hàng đề cập đến khả năng ngân hàng duy trì hoạt động kinhdoanh một cách bền vững và đáp ứng đủ các yêu cầu tài chính trong thời gian dài mà khônggặp khó khăn đáng kể hoặc rủi ro tài chính và tiếp tục hoạt động một cách bình thường
Cụ thể hơn, sự ổn định tài chính của ngân hàng bao gồm khả năng của ngân hàng chống lạicác rủi ro tài chính và duy trì tính thanh khoản, ngân hàng có một hệ thống quản lý rủi rohiệu quả, đủ vốn để chịu đựng rủi ro và quản lý dư nợ một cách cẩn thận (Bookstaber,
Trang 18Đặc điểm quan trọng của sự ổn định tài chính của ngân hàng là khả năng của ngân hàngduy trì tính thanh khoản và tăng trưởng bền vững trong môi trường khó khăn (Frederic
S Mishkin & Philip Lowe, 2019) Điều này cũng bao gồm việc ngân hàng có mức độ vốn và
dư nợ phù hợp, quản lý rủi ro hiệu bao gồm việc có mức độ vốn và dư nợ phù hợp, có một
hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, đủ vốn để chịu đựng rủi ro, quản lý dư nợ một cách cẩnthận và duy trì mức độ thanh khoản đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (CharlesGoodhart và cộng sự, 2012).
Một số đặc điểm quan trọng của sự ổn định tài chính của ngân hàng:
- _ Vốn: Một ngân hàng ổn định tài chính cần có mức vốn đủ lớn để đáp ứng các yêu
cầu tài chính của mình, bao gồm việc giải quyết rủi ro và duy trì hoạt động thôngthường Mức vốn đủ lớn sẽ giúp ngân hàng chống lại các rủi ro tài chính và đảmbảo khả năng thanh toán nợ và cam kết của mình
- Quan lý rủi ro: Ngân hàng cần có một hệ thống quan lý rủi ro hiệu quả để do
lường, định giá và quản lý các rủi ro tài chính một cách chính xác Quản lý rủi robao gồm các hoạt động như đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường,
quản lý rủi ro pháp lý và quản lý rủi ro hoạt động.
- _ Lợi nhuận và hiệu quả: Sự ổn định tài chính của ngân hàng yêu cầu lợi nhuận
duy trì ở mức đủ để đáp ứng các nhu cầu tài chính của ngân hàng và tăng trưởng
trong tương lai Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng quan trọng, bao
gồm sự quản lý tài sản, quản lý vốn và quản lý chỉ phí một cách hiệu quả
- _ Tuân thủ quy định và quy tắc: Ngân hàng phải tuân thủ các quy định và quy tắc
được đề ra bởi các cơ quan quản lý và giám sát tài chính Điều này bao gồm tuânthủ các quy định về vốn tối thiểu, báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và các quy định
khác nhằm đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn và an toàn trong hoạt động tài
chính của ngân hàng.
Sự ổn định tài chính của ngân hang là một yếu tố quan trong để duy trì lòng tin và niềm
tin cậy của khách hàng và các bên liên quan Nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền
vững của ngân hàng trong quá trình hoạt động và góp phần vào sự ổn định của hệ thống
Trang 19tài chính và kinh tế nói chung.
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng
2.2.2.1 Cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn của ngân hàng, bao gồm tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay, có tác động lớn
đến sự ổn định tài chính Một cấu trúc vốn vững chắc, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn,
giúp ngân hàng tăng khả năng chịu đựng rủi ro và giảm khả năng mất mát trong trườnghợp xảy ra khủng hoảng tài chính (Barth, Caprio Jr, & Levine, 2004).
Tuy nhiên, cau trúc vốn phải được cân nhắc kỹ lưỡng và điều chỉnh phù hợp với hoạt động
kinh doanh và mục tiêu chiến lược của ngân hàng Một cấu trúc vốn không cân đối có thểkhiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu vốn và tăng cường sự không ổn
định tài chính.
2.2.2.2 Quản lý rủi ro.
Khả năng quản lý và đánh giá rủi ro là yếu tố quan trọng trong sự ổn định tài chính của
ngân hàng Demirgủc-Kunt và Detragiache (2002) chỉ ra ngân hàng cần có khả năng đánh
giá, đo lường và kiểm soát các nguy cơ như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro liên
quan đến hoạt động kinh doanh và rủi ro hệ thống một cách hiệu quả Việc áp dụng các
phương pháp quản lý rủi ro và xây dựng dự trữ rủi ro, giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi
ro tiềm ẩn và duy trì sự ổn định tài chính
2.2.2.3 Thanh khoản.
Khả năng thanh khoản là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính của ngân hàng
Nghiên cứu của Allen và Carletti (2010) cho rằng khả năng thanh khoản yếu có thể góp
phần vào sự mạo hiểm tài chính của ngân hàng Nếu ngân hàng gặp khó khăn trong việcđáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng hoặc không thể tìm nguồn vốn đủ để đáp ứng
nhu cầu cho vay, sẽ gây ra nguy cơ không ổn định tài chính
Tính thanh khoản cao có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu rút tiền và cung cấp
vốn cho vay Điều này giúp tạo sự tin tưởng từ khách hàng và đảm bảo tính ổn định của
ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và tài chính.
2.2.2.4 Hiệu suất kinh doanh
Trang 20Hiệu suất kinh doanh của ngân hàng, bao gồm lợi nhuận và tăng trưởng tài sản, cũng ảnhhưởng đến sự ổn định tài chính Sự thay đổi hiệu suất trong ngành ngân hàng phụ thuộcvào nhiều yếu tố, bao gồm quản lý hoạt động, quản lý rủi ro, quản lý vốn và quy mô kinhdoanh (Casu, Girardone & Molyneux, 2004) Một ngân hàng có hiệu suất kinh doanh tốt
thường có khả năng tăng cường vốn chủ sở hữu và tích lũy dự trữ, đồng thời giảm thiểurủi ro và duy trì sự ổn định tài chính, đáp ứng nhu cầu vốn và tạo tiềm năng phát triển
Nếu hiệu suất kinh doanh kém, lợi nhuận giảm, ngân hàng có thể gặp khó khăn tài chính,ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ và đảm bảo tính ổn định cho khách hàng và
thị trường.
2.2.2.5 Môi trường kinh tế và chính trị.
Môi trường kinh tế và chính trị tổng thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định tài chínhcủa ngân hàng Sự ổn định tài chính của ngân hàng thường bị ảnh hưởng bởi tình hìnhkinh tế chung, biến động lãi suất, tình hình thị trường tài chính và các biến động chính trị.Tình hình kinh tế biến động và tình trạng chính trị có thể ảnh hưởng đến khả năng tàichính của ngân hàng và có thể tạo ra cơ hội hoặc rủi ro cho hoạt động kinh doanh của nó
2.3 Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự ổn định tài
chính của các ngân hàng.
2.3.1 Nghiên cứu trong nước.
Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hoạt động tài chính và đầu tư của doanh nghiệp đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm học thuật trong tài liệu về cấu trúc vốn
Tại Việt Nam, đã có nghiên cứu của Huỳnh Japan (2020) tập trung vào việc đánh giá sự ổn
định tài chính của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số Z-Score
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu hàng năm của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2007-2018,với mẫu nghiên cứu gồm 30 NHTM và tổng cộng 350 quan sát Kết quả của nghiên
cứu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng dường như góp phần rất ít vào việc biểu thị sự bất
ổn tài chính Trái lại, việc cho vay có tiềm năng đe dọa đến sự ổn định của hệ thống ngân
hàng, tuy nhiên, những rủi ro này có thể xuất hiện với độ trễ lớn.
Lê Thị Tuấn Nghĩa va Phạm Mạnh Hùng (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
Trang 21đòn bẩy tài chính với 22 NHTM trong nước trong khoảng thời gian từ 2009 - 2014 Nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng cho thấy những ngân hàng có mức lợi nhuận
cao thường có xu hướng sử dụng ít nợ do chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của mình nhằm
đảm bảo an toàn.
Trong nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014), được thực hiện trên 217 doanh nghiệpniêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2007đến 2012, tác giả đã tìm hiểu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hóa Tổng cộng, nghiên cứu này sử dụng
1.302 quan sát Các biến độc lập trong nghiên cứu bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng
nợ và các biến phụ thuộc được đo lường là ROA (tỷ suất lợi nhuận tài sản) và ROE (tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu) Để phân tích dữ liệu, các mô hình hồi quy được áp dụng theo
3 phương pháp: Pooled, FEM và REM Kết quả từ các mô hình hồi quy cho thấy nợ dài hạn
có tác động tích cực đến ROA và ROE, trong khi nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu
cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hồng và cộng sự (2019), đã được tiến hành trên 248
doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực Xây dựng - Công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ
trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, tác giả đã chỉ ra sự tác động của cấu trúc vốn và
một số yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bằng cách
sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc
là hiệu quả hoạt động kinh doanh đo lường bằng ROA, ROE của doanh nghiệp niêm yết và
các yếu tố ảnh hưởng Kết quả cho thấy, cấu trúc vốn có tác động ngược chiều đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) đã được thực hiện trên
dữ liệu từ 180 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trongkhoảng thời gian từ 2010 đến 2013, các tác giả đã phân tích sự tác động của tỷ suất sinhlời, thuế và quy mô của doanh nghiệp đến cấu trúc vốn của chúng Kết quả cho thấy, tỷsuất sinh lợi và thuế có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức làkhi tỷ suất sinh lợi và thuế tăng lên, cấu trúc vốn sẽ giảm đi
Trang 22Như vậy có thể thấy, hiện nay các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu
về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến việc “hiệu quả tài chính” của doanh nghiệp, chưa có
nhiều nghiên cứu về "ổn định tài chính" Điểm mới trong nghiên cứu của tác giả là tậptrung vào khía cạnh "ổn định tài chính” của doanh nghiệp, cụ thể là các ngân hàng tại ViệtNam Việc đánh giá và hiểu rõ về ổn định tài chính là rất quan trọng để đảm bảo sự bềnvững và phát triển lâu dài của doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Bevan và Danbolt, J (2004) đã thực hiện nghiên cứu trên 1.054 mẫu là các doanh nghiệp
phi tài chính tại Anh trong khoảng thời gian từ 1991-1997, các nhà nghiên cứu đã xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này Bằng cách sử dụng
phương pháp ước lượng FEM (Fixed Effects Model) va OLS (Ordinary Least Squares), kếtquả nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp va cấu trúc nợ, đồngthời cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lời và cấu trúcvốn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu.Hơn hết, các doanh nghiệp có quy
mô lớn thường có tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn hơn so với các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ.
Nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997): Nghiên cứu này tập trung vào quan hệ giữa
cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, sử dụng bộ mẫu gồm 247 ngân hàng
thương mại tại Hoa Kỳ Các ngân hàng này được lựa chọn dựa trên các tiêu chí như quy
mô tài sản, loại hình hoạt động và địa điểm địa lý Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng có
tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn thường có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn và tăng trưởngtài sản nhanh hơn.
Kashyap và Stein (2000) tập trung vào quan hệ giữa cấu trúc vốn và tác động của chính
sách tiền tệ đến ngân hàng với bộ mẫu lớn với hơn một triệu quan sát về các ngân hàng
tại Hoa Kỳ và dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để nghiên cứu tác động của chínhsách tiền tệ đến ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 1976-1993 Kết quả cho thấy
rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động
chính sách tiền tệ và có khả năng ổn định tài chính tốt hơn trong quá trình chính sách tiền
a
tệ.
Trang 23Murray Frank và Vidhan Goyal (2009) thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu của các doanhnghiệp niêm yết tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 2003, nhóm nghiêncứu đã tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Mỹ Kết quảnghiên cứu cho thấy tỷ lệ tài sản cố định, tỷ suất sinh lời và quy mô của doanh nghiệp đều
là các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Mỹ Nghiên
cứu cũng đã chỉ ra rằng yếu tố lạm phát, một yếu tố vĩ mô bên ngoài, cũng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu Điều này cho thấy tầm quan
trọng của việc đánh giá và điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp Mỹ để thích ứng với
sự biến đổi của yếu tố lạm phát
Tổng quan các tài liệu tham khảo trên đều cho thấy rằng cấu trúc vốn đóng vai trò quan
trọng trong sự ổn định tài chính của các ngân hàng Một cấu trúc vốn cân đối giữa vốn chủ
sở hữu và vốn vay giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng chịu đựng trong môitrường tài chính không ổn định và đảm bảo sự bền vững của hoạt động ngân hàng
Trang 24CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu đề tài, được tác giả tiến hành theo 6 bước, cụ thể:
Thảo luận và đề xuất hàm ý quản trị |
Bang 3 1: Quy trình nghiên cứu dé tai
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Van đề nghiên cứu được xuất phát từ thực tế, với bối cảnh kinh doanh ngày càng khó
khăn, tính ổn định tài chính có ý nghĩa then chốt trong việc phát triển của các ngân hàng
Bước 4: Tiến hành nghiên cứuSau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình Nghiên cứu của tác giả diễn
ra từ tháng 4/2023-5/2023
Bước 5: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trang 25Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua việc tính toán các chỉ số từ báo
cáo tài chính của các ngân hàng được công bố khi niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
Dữ liệu thu thập được, được xử lý và phân tích bằng phần mềm stata
Bước 6: Thảo luận và đề xuất hàm ý quản trị
Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý quản trị cụ thể, phùhợp với bối cảnh thực tế
3.2 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu.
3.2.1 Nguồn dữ liệu
Dựa trên tiêu chí lựa chọn phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phương pháp cũng
như độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp đáp
Thứ hai: Tiêu chí về số năm niêm yết nhằm đảm bảo dữ liệu của ngân hàng là tương đối
đầy đủ trên tổng số 10 năm nghiên cứu Sau khi loại bỏ các ngân hàng không đáp ứngtiêu chí này, số mã chứng khoán (đại diện cho doanh nghiệp niêm yết) trên thị trườngchứng khoán Việt Nam tác giả lựa chọn 20 ngân hàng thương mại Dữ liệu tài chính củadoanh nghiệp bao gồm dữ liệu về khả năng sinh lời và các chỉ tiêu tài chính nội tại cùadoanh nghiệp được lấy từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán và được công bổ rộng rãi,nguồn lấy dv liệu từ hệ thống https://s.cafef.vn
Với 20 ngân hàng thương mại trong 10 năm tổng số quan sát tối đa có được cho
mỗi biến nghiên cứu là 200 quan sát.
3.3.2 Quy trình thu thập dữ liệu.
Bước 1: Thu thập báo cáo tai chínhSau khi lựa chọn 20 ngân hàng, tác giả tiến hành thu thập báo cáo tài chính 10 năm
từ 2013-2022 của các ngân hàng này từ https://s.cafef.vn/
Bảng 3 2: Danh sách doanh nghiệp lựa chọn nghiên cứu
Trang 26Mã cổSTT Tên ngân hàng phiếu
1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) CTG
2 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) BID
3 | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) VCB 4| Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) MBB
5 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) STB
6 | Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam A (SEABANK) SSB
7 | Ngân hàng TMCP A Châu (ACB) ACB
8 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) TCB
9 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) SHB
Ngan hang TMCP Cong thuong (Vietnam Prosperity
Joint-10 | Stock Commercial Bank - VPBank) VPB
Ngân hang Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
11 | (VIETNAM EXIMBANK) EIB
12 | Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) MSB13_ | Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) VIB14_ | Ngân hàng Thương mại cổ phần An Binh (ABB) ABB
15 | Ngân hang TMCP Tiên Phong (TPBank) TPB
Ngân hàng TMCP Phuong Đông (Orient Commercial Bank
-16 | OCB) OCB
Ngân hang TMCP Kỹ thương Bắc Ninh (Bac A Bac Ninh
17 | Bank) BAB
18 | Ngân hang TMCP Phát triển T.P Hồ Chi Minh (HDBANK) HDB
Ngân hang Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
19_ | (LienVietPostBank) LPB
20 | Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam A (NamABank) NAB
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)Bước 2: Tính toán các chỉ số theo mô hình nghiên cứu
3.3 Thang đo, cách thức đo lường các biến
Với bộ dữ liệu gồm 20 ngân hàng thương mại niêm yết liên tục trên thị trường