1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Sáng, Lê Hoàng Long, Nguyễn Thị Hồng Vinh, Nguyễn Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2019
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.5. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU (15)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (17)
    • 2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI (17)
      • 2.1.1. Sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại (17)
      • 2.1.2. Các phương pháp đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng (18)
    • 2.2. SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (21)
      • 2.3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại (27)
      • 2.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại (34)
      • 2.3.3. Kết luận rút ra cho nghiên cứu thực nghiệm về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (35)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (37)
    • 3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (37)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (39)
    • 3.3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM28 3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (40)
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM (43)
    • 4.1. MÔ TẢ THỐNG KÊ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (43)
      • 4.2.1. Ước lượng chi phí biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam (48)
      • 4.2.2. Ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam (51)
    • 4.3. PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (53)
      • 4.3.1. Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (53)
      • 4.3.2. Phân tích sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (55)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (65)
    • 5.1. KẾT LUẬN (65)
    • 5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM GIA TĂNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CHO NHTM VIỆT NAM (66)
    • 5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU (70)
  • KẾT LUẬN (16)
  • PHỤ LỤC (9)

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU Mức độ tập trung của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của hệ thống từ đó có khả năng gây ra những biến động tài chính cho các ngân

GIỚI THIỆU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Mức độ tập trung của các ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của hệ thống từ đó có khả năng gây ra những biến động tài chính cho các ngân hàng thương mại Theo quan điểm “cạnh tranh - ổn định” (competition- stability view), các nghiên cứu của Mishkin (1999), Coccorese (2005), Beck và cộng sự (2006), Jiménez và cộng sự (2010) cho rằng khi mức độ tập trung của các ngân hàng càng lớn sẽ làm gia tăng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại từ đó làm giảm cạnh tranh và có thể gây ra các bất ổn tài chính và khủng hoảng cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, quan điểm “cạnh tranh gây đổ vỡ” (competition-fragility view) lại cho rằng cạnh tranh nhiều hơn giữa các ngân hàng sẽ làm xói mòn sức mạnh thị trường, giảm tỷ suất lợi nhuận và dẫn đến khuyến khích chấp nhận rủi ro ngân hàng (Berger và cộng sự, 2009 Keeley 1990, Hellmann và cộng sự, 2000)

Các nghiên cứu về sức mạnh thị trường và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại trên thế giới có thể kể đến nghiên cứu của Berger và cộng sự (2009), Wahyoe và cộng sự (2011), Widede và cộng sự (2015), Xiaoqing và cộng sự (2014), Kasman và cộng sự (2015), Kim và cộng sự (2016) Trong đó, các nghiên cứu có liên quan trực tiếp nhất đến đề tài phải kể đến nghiên cứu của Wahyoe và cộng sự (2011), Widede và cộng sự (2015) Wahyoe và cộng sự (2011) nghiên cứu 12 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2001-2007, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi sức mạnh thị trường của các ngân hàng cao sẽ dẫn đến sự bất ổn về tài chính của các ngân hàng thương mại cao hơn Tuy nhiên, kiểm định kỹ hơn thì mức độ bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia trong mẫu nghiên cứu Không đồng tình với quan điểm trên, nghiên cứu của Widede và cộng sự (2015) tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) lại chỉ ra rằng có ít mối tương quan giữa sức mạnh thị trường và sự bất ổn tài chính của 18 quốc gia trong giai đoạn 2000-2008

Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp về sức mạnh thị trường và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Các nghiên cứu có liên quan nhất đến đề tài bao gồm nghiên cứu của Huỳnh Thị Thảo Ly (2016), Nguyễn Lưu Tuyền và cộng sự (2017) Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền và cộng sự (2017) cho rằng cạnh tranh giúp các ngân hàng thương mại thương mại Việt Nam hoạt động ổn định hơn tuy nhiên kết quả chỉ ở giai đoạn đầu và sẽ giảm dần khi xảy ra khủng hoảng tài chính

Chính vì lý do đó, nghiên cứu Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam được thực hiện để làm rõ hơn mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm để điều hành ở mức độ vĩ mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của đề tài là tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về tác động của sức mạnh thị trường đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cuối cùng đó, nghiên cứu xác định các mục tiêu trung gian cần đạt được:

 Xác định sức mạnh thị trường hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Xác định mức độ ổn định tài chính hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Phân tích tác động của sức mạnh thị trường đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ các mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, nhóm nghiên cứu cũng đề ra các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong phạm vi đề tài:

 Sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang như thế nào?

 Mức độ ổn định tài chính hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

 Sức mạnh thị trường có tác động như thế nào đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về sức mạnh thị trường, mức độ ổng định tài chính cũng như tác động của sức mạnh thị trường đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng tại Việt Nam bao gồm: ABB; ACB; BID; CTG; HDB; KLB; LPB; MBB; MSB; NAB; NCB; OCB; PGB; SCB; SEA; SGB; SHB; STB; TCB; TPB; VAB; VCB; VIB; VPB

Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu dự kiến từ 2008 – 2017.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bên cạnh việc phân tích định tính, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp định lượng để hỗ trợ nghiên cứu đó là phương pháp phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết với dữ liệu bảng cân bằng Tùy theo theo dạng dữ liệu và các kiểm định để nghiên cứu quyết định sử dụng các phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng như: Fixed effect; Random effect; GMM

Nguồn số liệu của nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 cũng như các nguồn dữ liệu có nguồn gốc đáng tin cậy khác.

KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 5 chương:

 Chương 2 Cơ sở lý luận về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại

 Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Chương 4 Phân tích sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

 Chương 5 Kết luận và một số khuyến nghị

Chương 1 nghiên cứu đã nêu rõ tính cấp thiết của nghiên cứu cũng như các nội dung khác có liên quan như mục tiêu, câu hỏi của nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI

OECD (2002) định nghĩa sức mạnh thị trường đề cập đến khả năng của một doanh nghiệp (hoặc nhóm các doanh nghiệp) có khả năng nâng và duy trì mức giá cao hơn và chiếm ưu thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành được gọi là sức mạnh thị trường Khi các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường hay thị trường ở trạng thái độc quyền sẽ dẫn tới việc giảm sản lượng và phúc lợi của nền kinh tế

Việc so sánh giá và chi phí biên cùng với cấu trúc thị trường Church và Ware (2000) đã xác định rằng một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, trong khi đó một doanh nghiệp trong một thị trường độc quyền thì có sức mạnh thị trường mạnh nhất Do đó, giữa sức mạnh thị trường và mức độ cạnh tranh có mối quan hệ ngược chiều Khi thị trường càng cạnh tranh thì sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp càng thấp và ngược lại, khi thị trường càng độc quyền thì sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp càng cao

Nghiên cứu của Shepherd (1970) cho rằng sức mạnh thị trường là khả năng mà các doanh nghiệp tham gia thị trường ảnh hưởng đến mức giả cả chung, chất lượng và tính chất của các sản phẩm trên thị trường

Kết quả nghiên cứu của Berger và Hannan (1998), Koetter và cộng sự (2012) khẳng định khi các ngân hàng có sức mạnh thị trường đáng kể có khả năng tăng giá vượt quá mức cạnh tranh và áp đặt các điều khoản bất lợi khác ngoài giá cho khách hàng vay vốn của ngân hàng

Fernandez de Guevara và cộng sự (2005) thì định nghĩa sức mạnh thị trường của ngân hàng như là một chỉ số đo lường sức mạnh cạnh tranh và mô tả mức độ mà ngân hàng có khả năng đặt giá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng vượt quá chi phí biên của ngân hàng

Trong nghiên cứu này, sức mạnh thị trường của các ngân hàng được xem như chỉ số đo lường khả năng kiểm soát thị trường và áp đặt mức giá các sản phẩm dịch vụ theo hướng có lợi cho ngân hàng Khi sức mạnh thị trường của ngân hàng càng cao thì mức độ cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại càng thấp, mức độ độc quyền càng cao Ngược lại, khi chỉ số sức mạnh thị trường của ngân hàng càng thấp thể hiện quyền lực của ngân hàng trên thị trường càng thấp và mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng tăng lên

2.1.2 Các phương pháp đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng

Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng hai phương pháp chính để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng bao gồm: (i) Phương pháp đầu tiên dựa vào lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp mới với chỉ số Lerner, chỉ số thống kê H - Panzar-Rosse (Fernandez de Guevara và cộng sự, 2005); (ii) Phương pháp thứ hai dựa vào các chỉ số đo lường mức độ tập trung để ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng (Berger, 1995)

Chỉ số Lerner được phát triển bởi Lerner (1934) và được định nghĩa là sự khác biệt giữa giá và chi phí biên trong so sánh với giá Chỉ số Lerner dao động từ 0 đến 1, khi chỉ số Lerner càng cao thể hiện sức mạnh thị trường lớn hơn và mức độ cạnh tranh thấp hơn Khi giá bằng chi phí biên thì chỉ số Lerner bằng 0 có nghĩa là doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường để xác định giá Khi đó thị trường đạt mức độ cạnh tranh lớn nhất

Trong lĩnh vực ngân hàng, Ariss (2010) cho rằng chỉ số Lerner của các ngân hàng được đo lường bằng sự khác biệt giữa giá đầu ra của ngân hàng và chi phí biên chia cho giá đầu ra của ngân hàng Khi chỉ số Lerner càng cao nghĩa là sự khác biệt giữa giá và chi phí biên của ngân hàng càng lớn thể hiện sức mạnh thị trường của ngân hàng càng lớn Khi chỉ số Lerner bằng 0 thể hiện thị trường ngân hàng đang trong trạng thái cạnh tranh hoàn toàn, chỉ số Lerner bằng 1 thể hiện thị trường ngân hàng đang ở trạng thái độc quyền Chỉ số Lerner thể hiện mức độ mà một ngân hàng cụ thể có sức mạnh thị trường để đặt giá cao hơn chi phí biên

Lerner it = P it − MC it

Trong đó: Lernerit chỉ số Lerner của ngân hàng i năm t; Pit là giá trung bình đầu ra của ngân hàng - đo lường bằng tổng thu nhập chia tổng tài sản của ngân hàng i năm t; MCit

Chi phí biên ngân hàng i năm t

Việc sử dụng chỉ số Lerner để ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Shaffer (1993) tại Canada, Maudos và cộng sự (2007) cho các ngân hàng thương mại tại châu Âu, Soedarmono và cộng sự (2013) cho các ngân hàng thương mại các quốc gia châu Á…

Chỉ số H được phát triển bởi Panzar và Rosse (1987) là một phương pháp để ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng (Claessens và Laeven, 2004) Tuy nhiên, một tính năng quan trọng của chỉ số thống kê H theo phương pháp Panzar - Rosse phải được áp dụng trên cơ sở các quan sát có trong cân bằng dài hạn (Bikker và Bos, 2008)

Chỉ số thống kê H là tổng hợp các giá trị co giãn đầu vào của phương trình hồi quy doanh rút gọn cho thấy điều kiện cạnh tranh hay sức mạnh thị trường của ngành ngân hàng Độ co giãn của giá các yếu tố đầu vào thể hiện được mối quan hệ giữa doanh thu và giá đầu vào Do đó, chúng ta có thể sử dụng các độ co giãn để kiểm tra sự thay đổi của giá đầu vào ảnh hưởng đến doanh thu Sau đó ước tính tổng độ co giãn này như là thước đo sức mạnh thị trường của các ngân hàng Dựa vào nghiên cứu của Panzar and Rosse (1987) thỉ sức mạnh thị trường của một ngân hàng có thể được đo bằng mức độ thay đổi doanh thu khi thay đổi chi phí các yếu tố đầu vào thông qua chỉ số H theo phương trình sau:

Với Ri là tổng doanh thu của ngân hàng i; wki là giá đầu vào k của ngân hàng i; 𝜕𝑅 𝑖 ∗ và

𝜕𝑤 𝑘𝑖 là sự co giãn của doanh thu và giá các yếu tố đầu vào của ngân hàng

Bảng 2.1 Đánh giá sức mạnh thị trường theo chỉ số H

Hệ số Ý nghĩa Đặc điểm

Mỗi ngân hàng hoạt động độc lập thể hiện sức mạnh thị trường thông qua hình thức tối đa hóa lợi nhuận độc quyền

Các ngân hàng độc lập có sức mạnh thị trường ít hơn, cạnh tranh nhiều hơn về các sản phẩm dịch vụ và lợi nhuận ít hơn

Sức mạnh thị trường của các ngân hàng thấp nhất, cạnh tranh tự do và không có hàng rào gia nhập ngành

Rosse và Panzar (1987) cho thấy khi chỉ số H là âm hoặc bằng 0 thì cấu trúc của thị trường là độc quyền khi đó sức mạnh thị trường của ngân hàng là lớn nhất Cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi cạnh tranh độc quyền khi 0 < H < 1, giá trị của chỉ số H nằm giữa 0 và 1 thể hiện các mức độ cạnh tranh khác nhau, giá trị cao hơn cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với giá trị thấp Khi H = 1 thì thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, khi đó các nguồn lực của thị trường sử dụng hiệu quả nhất và các ngân hàng độc lập không có sức mạnh để áp đặt giá để tạo ra lợi nhuận độc quyền

 Chỉ số Herfindhal Hirschman Index (HHI)

Hai giả thuyết về mức độ tập trung và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại được nghiên cứu dựa trên: (i) lý thuyết truyền thống về kinh tế công nghiệp cho rằng sự tập trung không khuyến khích cạnh tranh và làm giảm sức mạnh thị trường của các ngân lý thuyết về các thị trường có khả năng cạnh tranh (Baumol, 1982) giả định rằng nếu đầu vào và đầu ra là tự do, cạnh tranh có thể tồn tại ngay cả khi thị trường tập trung

SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Khái niệm về sự ổn định tài chính của các ngân hàng có nhiều sự khác biệt và phạm vi khác nhau Nghiên cứu xem xét các định nghĩa về sự ổn định tài chính của các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và một số nhà nghiên cứu để thống nhất khái niệm sử dụng trong nghiên cứu này

Crockett (1997) coi sự ổn định tài chính của các ngân hàng là khi mà hiệu quả hoạt động kinh tế bị suy giảm do sự biến động của giá các tài sản tài chính Trạng thái bất ổn tài chính chỉ xảy ra khi: (i) xuất hiện chi phí kinh tế thật; (ii) tổn thất tiềm năng lớn hơn chứ không phải so sánh tổn thất thực tế; (iii) tổn thất không chỉ xảy ra với các ngân hàng, các định chế trung gian tài chính mà cho tất cả các định chế; (iv) khi bất ổn tài chính xảy ra với các ngân hàng sẽ có tác động lớn hơn vì các ngân hàng liên quan trực tiếp đến hệ thống thanh toán

Mishkin (1999) cũng định nghĩa sự ổn định tài chính thông qua sự bất ổn tài chính Sự mất ổn định tài chính xảy ra khi xuất hiện các cú sốc với hệ thống tài chính ảnh hưởng đến luồng thông tin của hệ thống tài chính dẫn đến hệ thống không thể chuyển vốn cho các dự án đầu tư hiệu quả

Duisenberg (2001) so sánh sự ổn định tài chính với sự ổn định tiền tệ Nếu sự ổn định tiền tệ đạt được khi xuất sự ổn định của mức giá chung thì sự ổn định tài chính rất khó có thể phát biểu trọn vẹn trong một định nghĩa Tuy nhiên, sự ổn định tài chính được thống nhất chung là sự hoạt động ổn định, thông suốt của các yếu tố, bộ phận cấu thành nên hệ thống tài chính

Wellink (2002) trong nghiên cứu tại ngân hàng Nederlandsche thì cho rằng một hệ thống tài chính ồn định có khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả và hấp thụ các cú sốc đồng thời ngăn ngừa những yếu tố tác động tiêu cực đến nền kinh tế

Chant và cộng sự (2003) coi sự mất ổn định tài chính liên quan đến các điều kiện trong thị trường tài chính gây tổn thất hay đe dọa dây tổn hại đến nền kinh tế thông qua cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính Sự mất ổn định tài chính sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế thông qua nhiều cách khác nhau như làm suy yếu tình hình tài chính của các chủ thể tham gia, gián đoạn hoạt động của các định chế tài chính và trung gian tài chính…

Deutsche Bundesbank định nghĩa sự ổn định tài chính là trạng thái của hệ thống tài chính thực hiện tốt các chức năng chủ chốt của hệ thống như phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế, thực hiện chức năng thanh toán, phân bổ rủi ro…thậm chí ngay cả trong những trường hợp nền kinh tế xuất hiện các cú sốc hoặc tái cơ cấu (Kotz, 2009)

Large (2003) xét về nghĩa rộng lại coi sự ổn định tài chính như việc duy trì sự tự tin trong hệ thống tài chính Các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính có thể đến từ các cú sốc và lan truyền khi đó tính thanh khoản và việc tôn trong các điều khoản trong hợp đồng sẽ trở thành nghi vấn Các biểu hiện của sự bất ổn tài chính bao gồm những thay đổi bất thường và không thể dự báo được về giá cả

Ngân hàng trung ương Na Uy (Norwegian Central Bank, 2003) định nghĩa sự ổn định tài chính là trạng thái hệ thống tài chính mạnh mẽ trước những rối loạn trong nền kinh tế, để có thể làm trung gian tài chính, thanh toán và phân phối lại rủi ro một cách thỏa đáng

Tomasso (2003) coi sự ổn định tài chính là một điều kiện để hệ thống tài chính có thể chịu được những cú sốc và vẫn thực hiện được chức năng thanh toán cũng như phân bổ vốn từ tiết kiệm sang các hoạt động đầu tư của nền kinh tế

Xét đến thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu khác nhau chưa đưa ra được khái niệm thống nhất chung về sự ổn định tài chính của các ngân hàng, tuy nhiên có một số điểm thống nhất chung như sau (Schinasi, 2004):

 Sự ổn định tài chính của hệ thống tài chính và ngân hàng cần hiểu trên phương diện rộng bao gồm sự ổn định của tất cả các bộ phận cấu thành nên hệ thống tài chính

 Sự ổn định về tài chính yêu cầu hệ thống tài chính không chỉ có khả năng giảm thiểu xác suất xảy ra các cuộc khủng hoảng mà còn có khả năng hấp thụ và đối phó với các cú sốc tài chính trong giai đoạn đầu

 Sự ổn định về tài chính ngụ ý sẽ giúp hạn chế cơ chế lây lan rủi ro hệ thống và sự rủi ro đơn lẻ của từng định chế tài chính riêng lẻ không thể tác động đến sự ổn định tài chính chung của hệ thống

 Sự ổn định về tài chính không yêu cầu mọi bộ phận của hệ thống tài chính phải hoạt động với mức độ hiệu quả cao nhất ở mọi thời điểm Hệ thống tài chính được cấu thành bởi nhiều bộ phận như thị trường tài chính, các định chế tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính…chính vì thế một số bộ phận của hệ thống tài chính có thể hoạt động không ổn định ở một số giai đoạn nhất định

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Dựa trên khảo sát lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, đề tài này áp dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam So sánh với các chỉ số khác trong phần khảo sát lý thuyết như chỉ số H, chỉ số Herfindahl-Hirschman, chỉ số Lerner có hai lợi điểm khiến cho các nghiên cứu thực nghiệm ưu tiên lựa chọn Lợi điểm thứ nhất, chỉ số Lerner là chỉ số duy nhất có thể đo lường ở cấp độ cá thể, trong phạm vi nghiên cứu này là cấp độ các ngân hàng Lợi điểm thứ hai, chỉ số Lerner có tính đại diện tốt cho tính cạnh tranh và sức mạnh thị trường giữa các ngân hàng nếu so với các chỉ số tính toán tập trung, có cấu trúc khác như chỉ số đo lường mức tập trung Hai lợi điểm này giúp chỉ số Lerner được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đều liên quan đến sức mạnh thị trường, hoặc tính cạnh tranh của các ngân hàng (Beck và cộng sự, 2013; Leroy và cộng sự, 2017; Anginer và cộng sự, 2014)

Trong nghiên cứu này, chỉ số Lerner được tính toán cụ thể thông qua hai bước như sau:

(i) Sử dụng hàm chi phí để ước lượng chi phí biên

Hàm chi phí được xây dựng theo cách tiếp cận của Noman và cộng sự (2017) Tổng chi phí được xây dựng là hàm số của tổng tài sản và các biến đầu vào cho hoạt động kinh doanh, bao gồm: chi phí lao động (W1), chi phí vốn (W2) và chi phí hoạt động (W3) Hàm chi phí được diễn giải dưới dạng translog như sau:

LnTC it =α+β 1 lnTA it + β 2 (lnTA it ) 2 + β 3 lnW1 it + β 4 lnW2 it + β 5 lnW3 it + β 6 lnTA it lnW1 it

+ β 7 lnTA it lnW2 it + β 8 lnTA it lnW3 it + β 9 (lnW1 it ) 2 + β 10 (lnW2 it ) 2 + β 11 (ln(W3 it ) 2 + β 12 lnW1 it lnW2 it + β 13 lnW2 it lnW3 it + β 14 lnW1 it lnW3 it + ε it (3.1)

Trong đó, i và t đại diện cho ngân hàng i và thời điểm năm t; TCit là tổng chi phí; TAit là tổng tài sản; W1it là chi phí lao động được tính bởi tỉ số Chi phí nhân viên trên Tổng tài sản; W2it làchi phí vốn được tính bởi tỉ số Chi phí từ lãi huy động trên Tổng tiền gửi; W3it là chi phí hoạt động được tính bởi tỉ số Chi phí quản lý và các chi phí hoạt động khác trên Tài sản cố định Để đảm bảo yêu cầu tổng các chi phí được tính toán đồng nhất bậc 1, nghiên cứu giới hạn các điều kiện hệ số hồi quy như sau: β1+ β4+ β5=1; β6+ β7+ β8=0; β9+ β12+ β13=0; β10+ β12+ β14=0; β11+ β13+ β14=0

Chi phí biên, từ đó, được xác định:

Hàm translog được ước lượng dựa trên phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, với hiệu ứng cố định (fixed effects) hoặc ngẫu nhiên (random effects)

(ii) Ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thông qua chỉ số Lerner

Chỉ số Lerner được tính toán dựa trên công thức:

Trong đó, i và t đại diện cho ngân hàng i và thời điểm năm t; Pit: giá trung bình đầu ra của ngân hàng - đo lường bằng tổng thu nhập chia tổng tài sản; πit: lợi nhuận; TCit: Tổng chi phí; MCit:Chi phí biên và Qit:Tổng thu nhập của ngân hàng.

PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Phương pháp ước lượng sự ổn định tài chính của các ngân hàng có thể được tính toán đơn giản qua chỉ số độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản (SDROA) hoặc độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (SDROE) Tuy nhiên, chỉ số thông dụng hơn được đa số các nghiên cứu sử dụng là chỉ số Z, bao gồm chỉ số Z của ROA và chỉ số Z của ROE Chỉ số Z thể hiện số lần độ lệch chuẩn thu nhập của ngân hàng giảm xuống dưới giá trị kỳ vọng, làm cạn kiệt vốn chủ của ngân hàng và gây nguy cơ phá sản Chỉ số Z càng cao thể hiện xác suất phá sản càng thấp của ngân hàng Chỉ số Z, do đó, bao quát các thông số về độ lệch chuẩn của ROA, ROE, và thể hiện tốt hơn tính ổn định tài chính của ngân hàng Các chỉ số được sử dụng trong công thức tính chỉ số Z được tính toán theo cách tiếp cận của Beck và cộng sự (2013), với khung thời gian bình quân 3 năm, thay vì sử dụng số liệu tính toán hàng năm, hoặc khung thời gian dài hơn

Beck và cộng sự (2013) cũng chỉ ra hai ưu điểm của cách tiếp cận này: (i) phương pháp này giúp cân bằng chỉ số lợi nhuận và nguồn vốn đối với những ngân hàng có thay đổi bất thường trong giai đoạn nghiên cứu, chẳng hạn như cổ phần hóa, sáp nhập tăng vốn điều lệ; (ii) phương pháp này giúp dữ liệu bảng trở nên cân bằng, tránh được những chênh lệch do khung thời gian tính toán khác nhau của mỗi ngân hàng Cách tiếp cận bình quân 3 năm này cũng được các nghiên cứu khác áp dụng, chẳng hạn như nghiên cứu của Leroy và cộng sự (2017)

Về công thức tính, chỉ số STABILITY được đo lường thông qua các chỉ số: SDROA, SDROE, ZROA, ZROE, cụ thể như sau:

Trong đó, ZROA là chỉ số Z-score của ROA, ZROE là chỉ số Z-score của ROE, SDROA là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA trong 3 năm liên kề, SDROE là độ lệch chuẩn của chỉ số ROE trong 3 năm liên kề.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM28 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Mô hình nghiên cứu chính của đề tài được điều chỉnh từ mô hình của Leroy và Lucotte (2017), thể hiện sự đánh đổi giữa sự ổn định tài chính (trong một số nghiên cứu, thuật ngữ “rủi ro tài chính” được sử dụng tương đương với ý nghĩa đối lập, tuy nhiên đều được đo lường bằng chỉ số Z) và sức mạnh thị trường (một số nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “tính cạnh tranh của hệ thống”, cùng đo lường thông qua chỉ số Lerner) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Mô hình này cũng được áp dụng bởi nhiều nghiên cứu cùng chủ đề với những biến kiểm soát thay đổi tùy bối cảnh nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu của Berger và các cộng sự (2008), Beck và các cộng sự (2013) Mô hình áp dụng được mô tả thông qua phương trình:

Với i, t thể hiện ngân hàng i tại năm t; STABILITY là thước đo sự ổn định tài chính, được thể hiện thông qua hai chỉ số SDROA (độ lệch chuẩn của ROA trong 3 năm liền kề), SDROE (độ lệch chuẩn của ROE trong 3 năm liền kề); X là vec-tơ các biến kiểm soát có tác động lên sự ổn định tài chính, đã được khảo sát trong lý thuyết, bao gồm: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA); Tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản (LTA); Tăng trưởng tín dụng (Loangr); Quy mô ngân hàng đo bằng ln(total asset)); ε là độ sai số của mô hình

Kỹ thuật hồi quy sử dụng là ước lượng dữ liệu bảng động, mô hình moment tổng quát hai bước (Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM) Kỹ thuật hồi quy này được phát triển bởi Arellano và Bond (1991), dựa trên giả định quan trọng là các biến công cụ có tính nội tại (internal), nghĩa là, dựa trên các các giá trị quá khứ của biến công cụ Cách tiếp cận này phù hợp trong các trường hợp: (i) chuỗi thời gian tương đối ngắn và số đơn vị tương đối lớn (small T, large N), (ii) quan hệ giữa các biến là tuyến tính, (iii) biến phụ thuộc có tính động (dynamic), tức là phụ thuộc vào quá khứ, (iv) các biến độc lập không hoàn toàn ngoại sinh (exogenous), tức là có tương quan với quá khứ và có thể có quan hệ với sai số hiện tại, (v) có hiệu ứng cố định fixed effect, tức là hiện tượng không đồng nhất không quan sát được (unobserved heterogeneity), và (vi) hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan có thể xảy ra trong phạm vi sai số của các đơn vị, nhưng không xảy ra giữa các đơn vị Với những đặc điểm trên, nhất là đặc điểm (i), (ii) và (iii), cách tiếp cận ước lượng dữ liệu bảng động theo mô hình hệ thống GMM phù hợp với mục tiêu và dữ liệu nghiên cứu, vì biến phụ thuộc (Stability) và biến độc lập chính (Lerner_index) của mô hình có tính chất động – có mối quan hệ các số liệu quá khứ

Nguồn số liệu của bài viết được lấy từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại và số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với các nguồn dữ liệu chính thống khác

Bảng 3.1 Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

STT Ký hiệu Ngân hàng STT Ký hiệu Ngân hàng

1 ABB NHTMCP An Bình 13 PGB NHTMCP Xăng dầu

2 ACB NHTMCP Á Châu 14 SCB NHTMCP Sài Gòn

3 BID NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 15 SEA NHTMCP Đông Nam Á

Việt Nam 16 SGB NHTMCP Sài Gòn công thương

5 HDB NHTMCP Phát triển TP

HCM 17 SHB NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội

6 KLB NHTMCP Kiên Long 18 STB NHTMCP Sài Gòn thương tín

7 LPB NHTMCP Bưu điện Liên

Việt 19 TCB NHTMCP Kỹ thương Việt

8 MBB NHTMCP Quân đội 20 TPB NHTMCP Tiên phong

9 MSB NHTMCP Hàng hải 21 VCA NHTMCP Bản Việt

10 NAB NHTMCP Nam Á 22 VCB NHTMCP Ngoại thương Việt

11 NCB NHTMCP Quốc dân 23 VIB NHTMCP Quốc tế Việt Nam

12 OCB NHTMCP Phương Đông 24 VPB NHTMCP Việt Nam thịnh vượng Đề tài sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng tại Việt Nam bao gồm: ABB; ACB; BID; CTG; HDB; KLB; LPB; MBB; MSB; NAB; NCB; OCB; PGB; SCB; SEA; SGB; SHB; STB; TCB; TPB; VAB; VCB; VIB; VPB Thời gian nghiên cứu từ 2008 – 2017

Chương 3 đã dựa vào các nghiên cứu được phân tích trong chương 2 để đề xuất mô hình nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3 trình bày phương pháp tính chỉ số Lerner, đại diện cho sức mạnh thị trường và chỉ số Z, đại diện cho sự ổn định tài chính của các ngân hàng Hai chỉ số này được đưa vào mô hình hồi quy đề xuất nhằm xác định mối tương quan giữa sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính Sau cùng, chương 3 trình bày sơ bộ dữ liệu các ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu.

PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

MÔ TẢ THỐNG KÊ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiến hành mô tả thống kê từ dữ liệu thu thập từ 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 Hình 4.1 thể hiện các chỉ tiêu trung bình về vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi khách hàng và tổng tài sản của 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Hình 4.1 Trung bình các chỉ tiêu theo năm của 24 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, cho vay, tiền gửi và tổng tài sản đều có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm Kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho thấy vốn chủ sở hữu trung bình

Vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàngTiền gửi khách hàng Tổng tài sản của các NHTM trong mẫu nghiên cứu tăng từ 4,647,955 triệu đồng năm 2008 lên 15,339,839 triệu đồng năm 2017, tăng gấp 3 lần sau 10 năm Chỉ số cho vay khách hàng tăng từ 27,373,107 triệu đồng năm 2008 lên 183,174,335 triệu đồng năm 2017, tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2014-2017 Chỉ số tiền gửi khách hàng tăng từ 36,942,691 triệu đồng năm 2008 lên 220,763,555 triệu đồng năm 2017, tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2008-2010, đáng chú ý chỉ số này chỉ tăng 7% giai đoạn 2011-2017, sau đó tăng đều khoảng 17-20% mỗi năm Chỉ số về tổng tài sản cũng tăng từ 53,579,365 triệu đồng năm 2008 lên 295,477,208 triệu đồng năm 201l, tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2008-

2010, mỗi năm tăng 39% - 45% Tuy nhiên giai đoạn 2011-2012, tổng tài sản trung bình của các ngân hàng chỉ tăng 4%, sau đó chỉ tăng dần 10% - 20% mỗi năm đến 2017 Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) giảm dần qua các năm, từ 0.15 năm 2008 xuống còn 0.07 năm 2017, thể hiện nguồn vốn huy động chiểm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM Việt Nam Tỷ lệ cấp tín dụng tăng mạnh từ 0.741 vào năm 2008 lên 0.803 vào năm 2009, tuy nhiên tỷ lện này giảm dần xuống mức 0.745 năm 2011, sau đó tăng lên mức 0.83 năm 2017

Bảng 4.1 Trung bình các chỉ tiêu theo năm của 24 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng Tổng tài sản

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Hình 4.2 thể hiện trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017 Theo kết quả thống kê, BID, CTG và VCB là các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Tổng tài sản của 3 ngân hàng này tương đương tổng tài sản của 21 ngân hàng thương mại còn lại trong hệ thống

Hình 4.2 Trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.2 thể hiện kết quả thống kê trung bình của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi khách hàng theo ngân hàng giai đoạn 2008-2017 Trong 24 ngân hàng thương mại nghiên cứu, CTG, VCB và BID cũng là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất, đồng thời cũng là những ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng và lượng cho vay khách hàng nhiều nhất trong hệ thống

Bảng 4.2 Trung bình các chỉ tiêu theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngân hàng Vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng

ACB 12,161,567 111,078,675 155,915,816 ABB 5,193,166 24,619,999 37,976,353 BID 30,106,416 428,118,213 419,252,960 EIB 14,141,580 71,502,161 96,910,870 HDB 6,502,635 39,043,341 57,893,903 KLB 2,941,886 11,849,054 15,477,931 LPB 6,534,421 36,071,983 63,021,017 MSB 9,014,073 28,394,914 66,391,932 MBB 15,195,626 87,223,475 132,177,051 NAB 2,833,497 13,730,756 20,751,743 NCB 2,674,668 16,001,135 27,898,501 OCB 3,769,603 21,751,005 27,295,283 PGB 2,705,484 12,863,004 16,397,932 STB 15,941,289 120,032,852 157,332,725 SCB 10,583,984 112,414,634 161,392,246 SEA 5,575,247 29,937,436 57,925,182 SGB 3,108,688 11,029,120 12,057,981 SHB 8,417,001 80,225,194 105,844,958 TCB 12,286,698 81,874,985 126,904,488 TPB 3,594,214 19,099,072 34,359,156 VCB 33,770,147 287,142,042 396,986,920 VIB 7,098,607 42,748,068 58,926,137 CTG 39,635,176 395,183,145 405,449,280 VPB 8,718,954 69,520,651 81,944,293

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Vốn chủ sở hữu của CTG, VCB và BID lần lượt là 39,635,176 triệu đồng; 33,770,147 triệu đồng; 30,106,416 triệu đồng, gấp 15 lần vốn chủ sở hữu của NCB, PGB hay NAB

Về chỉ số cho vay khách hàng, BID, CTG và VCB là những ngân hàng có lượng tiền cho vay nhiều nhất trong hệ thống, lần lượt là 428,118,213 triệu đồng, 395,183,145 triệu đồng và 287,142,042 triệu đồng Tổng lượng tiền cho vay của 3 ngân hàng này chiếm 51.6% tổng lượng tiền cho vay của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu Trong khi đó, lượng tiền cho vay của các ngân hàng SGB, KLB, PGB hay NCB rất thấp, chỉ đạt từ 11,029,120 đến 13,730,756 triệu đồng Về lượng tiền gửi khách hàng, BID, CTG và VCB chiếm 44.6% tổng lượng tiền gửi của 24 NHTM Việt Nam, SGB, KLB và PGB vẫn là 3 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng thấp nhất hệ thống

Hình 4.3 Trung bình các chỉ tiêu theo từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bên cạnh đó, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam TPB là ngân hàng có chỉ số ETA thấp nhất, 0.0205 SGB là ngân hàng có chỉ số ETA cao nhất với mức 0.1952 Hầu hết các NHTM còn lại có chỉ số ETA từ 0.05 đến 0.09 Về tỷ lệ cấp tín dụng trung bình, BID, CTB và SGB là 3 ngân hàng

Vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng có tỷ lệ cấp tín dụng trên 90%, MSB có tỷ lệ cấp tín dụng thấp hơn 50% Các NHTM còn lại trong hệ thống tỷ lệ cấp tín dụng phần lớn nằm trong khoảng 50%-80%

4.2 ƯỚC LƯỢNG SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.2.1 Ước lượng chi phí biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu sử dụng hàm chi phí được xây dựng theo cách tiếp cận của Norman và cộng sự (2017) qua phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để ước lượng và đánh giá sức mạnh thị trường của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu Tổng chi phí được xây dựng là hàm số của tổng tài sản và các biến đầu vào cho hoạt động kinh doanh, bao gồm: chi phí lao động (W1), chi phí vốn (W2) và chi phí hoạt động (W3) theo mô hình (3.1)

Bảng 4.3 Kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam

Hệ số Sai số chuẩn Giá trị P Hệ số Sai số chuẩn Giá trị P β 1 Ln(TA) 1.3294 0.2449 0.0000* 1.1230 0.2606 0.0000* β 2 Ln(TA) 2 -0.0080 0.0085 0.3490 -0.0115 0.0081 0.1540 β 3 Ln(W1) -0.6520 0.5319 0.2220 -1.2703 0.5243 0.0150** β 4 Ln(W2) 1.9460 0.4084 0.0000* 0.9453 0.4545 0.0380** β 5 Ln(W3) -0.5210 0.2911 0.0750*** 0.3774 0.2891 0.1920 β 6 Ln(TA)*Ln(W1) 0.0264 0.0292 0.3670 -0.0340 0.0286 0.2340 β 7 Ln(TA)*Ln(W2) -0.0444 0.0214 0.0400** -0.0494 0.0241 0.0410** β 8 Ln(TA)*Ln(W3) 0.0030 0.0161 0.8510 -0.0061 0.0167 0.7140 β 9 Ln(W1) 2 -0.0794 0.0184 0.0000* -0.1974 0.0164 0.0000* β 10 Ln(W2) 2 0.0001 0.0467 0.9980 -0.0099 0.0554 0.8580 β 11 Ln(W3) 2 0.0127 0.0108 0.2410 0.0103 0.0112 0.3560 β 12 Ln(W1)*Ln(W2) 0.1182 0.0396 0.0030* -0.0922 0.0401 0.0210** β 13 Ln(W2)*Ln(W3) 0.0111 0.0264 0.6740 0.0530 0.0302 0.0790*** β 14 Ln(W1)*Ln(W3) -0.1147 0.0233 0.0000* 0.0198 0.0208 0.3430 β 0 -3.4273 2.5429 0.1790 -4.0892 2.7859 0.1420

Nguồn: Kết quả phân tích SFA từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.3 thể hiện kết quả ước lượng hàm chi phí biên qua mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed-effect model - FEM) và mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random- effects model - REM) Khi ước lượng với mô hình FEM, các yếu tổ tổng tài sản TA và chi phí vốn W2 có tương quan dương với tổng chi phí với mức ý nghĩa 1%, chi phí hoạt động W3 có tương quan âm với tổng chi phí TC với mức ý nghĩa 10% Đối với mô hình REM, các biến tổng tài sản TA, chi phí lao động (W1) và chi phí vốn (W2) có ý nghĩa thống kê khi xét mối tương quan với biến tổng chi phí TC Biến TC và W2 có tương quan dương và W1 có tương quan âm

Bảng 4.4 Kết quả tính MC trung bình theo ngân hàng

STT Ngân hàng MC_F MC_R STT Ngân hàng MC_F MC_R

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Dựa trên kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam kết hợp với công thức (3.2) nghiên cứu tiến hành ước lượng chi phí biên trung bình của các NHTM làm cơ sở để tính chỉ số Lenrer Bảng 4.4 cho thấy kết quả ước lượng chi phí biên (MC) trung bình theo ngân hàng của 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 Cả 2 mô hình ước lượng đều cho thấy SGB, VPB và SCB là những ngân hàng có chi phí biên cao nhất trong hệ thống với kết quả ước lượng xấp xỉ 0.09 Ngược lại, TPB, LPB và VCB là 3 ngân hàng có chi phí biên thấp nhất trong hệ thống với kết quả ước lượng lần lượt là 0.0123, 0.0585, 0.0587 khi dụng FEM và 0.0115, 0.0594 và 0.0610 khi sử dụng mô hình REM Điều này thể sự khác biệt lớn về chi phí biên cho hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam

Bảng 4.5 MC trung bình theo năm của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Năm MC_F MC_R TC (triệu đồng) TA (triệu đồng)

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.5 thể hiện kết quả ước lượng chi phí biên trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu theo năm Giai đoạn 2011-2012, chi phí biên trung bình của các ngân hàng ở mức cao nhất với kết quả ước lượng là 0.10 với tổng chi phí tăng từ 12,726,729 triệu đồng năm 2011 lên 12,742,865 triệu đồng năm 2012 và tổng tài sản tăng từ 133,757,990 triệu đồng năm 2011 lên 139,087,775 triệu đồng năm 2012 Trong khi đó, giai đoạn 2014-2017, chi phí biên trung bình chỉ ở mức 0.06 với tổng chi phí tăng từ 11,390,801 triệu đồng năm 2014 lên 17,072,104 triệu đồng năm 2017 và tổng tài sản tăng từ 177,367,163 triệu đồng năm 2014 lên 295,477,208 triệu đồng năm 2017

4.2.2 Ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam

PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.3.1 Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 4.8 Mức độ ổn định tài chính trung bình theo ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu

Ngân hàng Z_ROA Z_ROE SDROA SDROE

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.8 thể hiện kết quả ước lượng trung bình của ZROA và ZROE để đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM Chỉ số ZROA và ZROE càng cao thể hiện ngân hàng có mức độ ổn định tài chính cao

Kết quả thống kê cho thấy SCB là ngân hàng có mức độ ổn định tài chính cao nhất với chỉ số ZROA và ZROE cao nhất trong 24 NHTM Việt Nam, lần lượt là 377.38 và 368.27 Tiếp theo đó là ngân hàng NCB và SEA TPB là ngân hàng có mức độ ổn định tài chính thấp nhất với chỉ số ZROA và ZROE chỉ ở mức 10.22 và 11.16

Bảng 4.9 Mức độ ổn định tài chính trung bình theo năm của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu

Năm Z_ROA Z_ROE SDROA SDROE

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.9 thể hiện kết quả ước lượng trung bình của các chỉ số ZROA và ZROE theo năm, từ 2008 đến 2017 Nhìn chung, các chỉ số đều cho thấy sự tăng trưởng qua các năm Tuy nhiên, ở giai đoạn 2016-2017, các chỉ số giảm đáng kể ZROA trung bình giảm từ 315.37 năm 2016 xuống 202.13 năm 2017, ZROE trung bình giảm từ 261.01 năm 2016 xuống 176.87 năm 2017

4.3.2 Phân tích sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 4.10 trình bày thống kê mô tả các biến được dùng nghiên cứu mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Về ổn định tài chính của ngân hàng, chỉ số Z_ROA đạt trung bình là 115.53; Z_ROE đạt trung bình 108.77; SDROA đạt trung bình 0.003 và SRROE đạt 0.068 Sự khác biệt giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các chỉ số trên cho thấy sự khác biệt lớn về mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam Về sức mạnh thị trường, các NHTM có mức độ tập trung sức mạnh thị trường cao qua chỉ số Lerner lớn là EIB, MBB, LBB trong khi đó các NHTM có sức mạnh thị trường thấp và bị cạnh tranh cao hơn là NCB, MSB và SCB Bảng 4.10 cũng cho thấy sự khác biệt khá lớn giữa các ngân hàng về tốc độ tăng trưởng cho vay, quy mô và dư nợ trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Để phân tích tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, nghiên cứu thực hiện ước lượng mô hình (3.7) bằng các phương pháp dữ liệu bảng tĩnh và động bao gồm: phương pháp tác động cố định FEM, tác động ngẫu nhiên REM và phương pháp dữ liệu bảng động GMM

Bảng 4.11 Kết quả tác động của sức mạnh thị trường đối với sự ổn định tài chính của các NHTM thông qua biến phụ thuộc LnZROA

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Bảng 4.12 Kết quả tác động của sức mạnh thị trường đối với sự ổn định tài chính của các NHTM thông qua biến phụ thuộc LnZROE

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Kết quả từ bảng 4.11, 4.12, 4.13, 4.14 cho thấy tác động của chỉ số Lerner_f và Lerner_r đến sự ổn định tài chính (ZROA, ZROE, SDROA, SDROE) Với FEM và REM, kiểm định Hausman cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn Như vậy, dựa vào kết quả của FEM và GMM, chỉ số Lerner_f và Lerner_r đều tác động có ý nghĩa thống kê đến 4 biến ổn định tài chính Trong các bảng kết quả, hầu hết hai chỉ số Lerner đều tác động ngược chiều đến các biến ổn định tài chính của ngân hàng, tức là nếu sức mạnh thị trường tăng (mức độ cạnh tranh giảm) sẽ làm giảm sự ổn định của thị trường

Kết quả ước lượng với mỗi biến phụ thuộc được tiến hành theo trình tự ZROA, ZROE, SDROA, SDROE Trong mỗi mô hình, nghiên cứu thiết lập các biến công cụ phù hợp Kiểm định Hansen được thiết lập để kiểm tra số lượng biến công cụ có vượt quá giới hạn hay không Kết quả kiểm định cho thấy số lượng biến công cụ phù hợp và mô hình với các biến công cụ là phù hợp Kiểm định cần quan tâm thứ hai là kiểm định Wald nhằm đánh giá độ phù hợp của toàn bộ mô hình Kết quả cho thấy tất cả bốn mô hình đều phù hợp với p-value của tất cả các mô hình đều thấp hơn mức ý nghĩa 1%

Xem xét biến độc lập chính của nghiên cứu (sức mạnh thị trường, thể hiện thông qua chỉ số Lerner_F), đối với biến phụ thuộc ZROA, ZROE, kết quả ở bảng 4.11 và 4.12 cho thấy hệ số hồi quy của các biến Lerner_f ở mô hình (1) và (5) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (FEM) và 1%(GMM), trong khi đó Lerner_r ở mô hình (2) và (6) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%(FEM) và 1%(GMM) Ngoài ra, hệ số hồi quy của biến Lerner có giá trị âm trong khi hệ số hồi quy của biến Lerner2 có giá trị dương, điều này cho thấy giữa các biến Lerner và ZROA, ZROE tồn tại mối quan hệ phi tuyến, cụ thể tức là sức mạnh thị trường càng tăng (hay cạnh tranh càng giảm), tính ổn định của hệ thống càng giảm.Tuy nhiên, cạnh tranh giảm đến một giới hạn nhất định thì hệ thống ngân hàng sẽ ổn định trở lại Mối quan hệ phi tuyến này đã được đề cập trong nghiên cứu của Liu và cộng sự (2010)

Bảng 4.13 Kết quả tác động của sức mạnh thị trường đối với sự ổn định tài chính của các NHTM thông qua biến phụ thuộc SDROA

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Đối với biến phụ thuộc SDROA, SDZROE, kết quả Bảng 4.13 và 4.14 cho thấy chỉ số Lerner_f cùng chiều với SDROA (GMM mô hình 5) nhưng ngược chiều với SDROE và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Điều này cho thấy sức mạnh thị trường đo bằng Lerner_f tác động cùng chiều với độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và ngược chiều với độ lệch chuẩn lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, chỉ số Lerner_r tác động ngược chiều trên các biến SDROA và SDROE Như vậy, nghiên cứu cung cấp bằng chứng rõ ràng về tác động của sức mạnh thị trường của các ngân hàng lên sự ổn định tài chính của ngân hàng Cụ thể, sức mạnh thị trường có tác động ngược chiều đến ổn định của ngân hàng với các biến ổn định ngân hàng được đo lường khác nhau

Xem xét các biến kiểm soát trong mô hình, kết quả cho thấy các biến kiểm soát ngân hàng có kết quả khác nhau với biến ổn định tài chính khác nhau Trong đó, các biến đại diện cho sự ổn định của ngân hàng trong quá khứ đều có tác động cùng chiều đến sự ổn định tài chính trong hiện tại với mức ý nghĩa 1% Như vậy, để duy trì việc ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai cần quan tâm đến ổn định tài chính hiện tại Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến tốc độ tăng trưởng tín dụng (Loangr) có tác động ngược chiều với ZROA, SDROA và cùng chiều với ZROE, và SDROE và có ý nghĩa thống kê trong mô hình (5) (6) (phương pháp GMM) Tương tự, quy mô ngân hàng (LnTA) tác động khác nhau đến các biến ổn định ngân hàng khác nhau và có ý nghĩa thống kê trong mô hình (5) và (6) Một cách lý giải cho hiện tượng này có thể đến từ việc mặc dù quy mô ngân hàng tại Việt Nam có mức biến thiên lớn (có những ngân hàng quy mô rất lớn như các ngân hàng quốc doanh, nhưng cũng có những ngân hàng quy mô nhỏ, vừa đủ vốn pháp định), các ngân hàng đều chịu các quy định khá chặt chẽ của luật và sự kiểm soát hoạt động từ NHNN Việc quản lý tập trung bao gồm các quy định về mở chi nhánh, số lượng nhân sự, quy mô vốn huy động tương ứng với hạ tầng làm giảm sự tác động của quy mô ngân hàng lên sự ổn định tài chính của mỗi ngân hàng Kết quả cũng cho thấy biến dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động có ý nghĩa thống kê với SDROA và SDROE trong mô hình (5) và (6)

Bảng 4.14 Kết quả tác động của sức mạnh thị trường đối với sự ổn định tài chính của các NHTM thông qua biến phụ thuộc SDROE

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài

Kết quả của nghiên cứu được thể hiện từ bảng 4.11 đến bảng 4.14 đa số đều thể hiện tác động ngược chiều của sức mạnh thị trường đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy khi sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 càng cao có nghĩa là thị trường ngân hàng càng ít cạnh tranh dẫn đến sự ổn định tài chính của các NHTM càng giảm Tác động ngược chiều của sức mạnh thị trường đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại trùng với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền và các cộng sự (2017), Lê Hùng Cường (2015) tại Việt Nam

Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng có kết quả phản ánh về tác động ngược chiều của sức mạnh thị trường đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại bao gồm: nghiên cứu của Jayakumar và các cộng sự (2018) tại Châu Âu, Yusgiantoro và các cộng sự (2019) tại Indonesia, Cuestas và các cộng sự (2017) tại nhóm nước Baltic, Mensi và Labidi (2015) tại 18 nước khu vực MENA, Soedarmono và cộng sự (2011) ở 12 quốc gia châu Á, Jiménez và cộng sự (2010) tại Tây Ban Nha, Uhde và Heimeshoff (2009) nghiên cứu tại 25 quốc gia thuộc liên minh châu Âu, Schaeck, Cihak và Wolfe (2009) tại 45 quốc gia, Coccorese (2005) tại Ý

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng trái ngược với tác động cùng chiều của sức mạnh thị trường với sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại theo các nghiên cứu của Albaity và các cộng sự (2019) tại các nước MENA, Rui và các cộng sự (2017) tại Trung Quốc, Beck, De Jonghe, và Schepens (2013) tại 79 quốc gia, Agoraki và cộng sự (2011) tại 13 quốc gia Trung và Đông Âu, Maudos và Guevara (2011) tại 25 quốc gia thuộc liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản., Ariss (2010) tại Châu Phi, Đông và Nam châu Á – Thái Bình Dương, Beck và cộng sự (2006) tại 69 quốc gia, Keeley (1990) tại Mỹ

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 2008-2017 cũng chỉ ra rằng, cũng chỉ ra rằng quy mô của các NHTM Việt Nam được đo lường bằng biến LnTA có tác động cùng chiều với mức độ ổn định tài chính của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu Kết quả này nhất quán với nghiên cứu của Beck và cộng sự (2013), Labidi và Mensi (2015) Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng được đo lường bằng biến Loangr tác động ngược chiều đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai 2008-2017 được thể hiện qua các kết quả từ bảng 4.11 đến 4.14 Tác động ngược chiều này cũng được phản ánh thông qua kết quả nghiên cứu của Soedarmono và cộng sự (2011) cùng với nghiên cứu của Xiaoqing và cộng sự (2014)

Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh tác động ngược chiểu của biến LTA với mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Tác động này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Xiaoqing và cộng sự (2014) ở 14 nền kinh tế quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2003-2010

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Đánh giá sức mạnh thị trường theo chỉ số H - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.1. Đánh giá sức mạnh thị trường theo chỉ số H (Trang 20)
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu tác động - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu tác động (Trang 29)
Bảng 3.1. Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 3.1. Các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu (Trang 41)
Hình 4.1. Trung bình các chỉ tiêu theo năm - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 4.1. Trung bình các chỉ tiêu theo năm (Trang 43)
Bảng 4.1. Trung bình các chỉ tiêu theo năm - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.1. Trung bình các chỉ tiêu theo năm (Trang 44)
Hình 4.2 thể hiện trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai  đoạn 2008-2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 4.2 thể hiện trung bình tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008-2017 (Trang 45)
Bảng 4.2 thể hiện kết quả thống kê trung bình của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, cho vay  khách hàng, tiền gửi khách hàng theo ngân hàng giai đoạn 2008-2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.2 thể hiện kết quả thống kê trung bình của các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi khách hàng theo ngân hàng giai đoạn 2008-2017 (Trang 46)
Hình 4.3. Trung bình các chỉ tiêu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 4.3. Trung bình các chỉ tiêu (Trang 47)
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam (Trang 48)
Bảng 4.3 thể hiện kết quả ước lượng hàm chi phí biên qua mô hình những ảnh hưởng cố  định (Fixed-effect model - FEM) và mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên  (Random-effects model - REM) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.3 thể hiện kết quả ước lượng hàm chi phí biên qua mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed-effect model - FEM) và mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random-effects model - REM) (Trang 49)
Bảng 4.5. MC trung bình theo năm của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.5. MC trung bình theo năm của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 4.6. Chỉ số Lerner trung bình theo ngân hàng - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.6. Chỉ số Lerner trung bình theo ngân hàng (Trang 51)
Bảng 4.7. Chỉ số Lerner trung bình theo năm   của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.7. Chỉ số Lerner trung bình theo năm của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 4.8. Mức độ ổn định tài chính - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.8. Mức độ ổn định tài chính (Trang 53)
Bảng 4.8 thể hiện kết quả ước lượng trung bình của ZROA và ZROE để đo lường mức  độ ổn định tài chính của các NHTM - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.8 thể hiện kết quả ước lượng trung bình của ZROA và ZROE để đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM (Trang 54)
Bảng 4.10 trình bày thống kê mô tả các biến được dùng nghiên cứu mối quan hệ giữa  sức mạnh thị trường và ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.10 trình bày thống kê mô tả các biến được dùng nghiên cứu mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 (Trang 55)
Bảng 4.11. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.11. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường (Trang 56)
Bảng 4.12. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.12. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường (Trang 57)
Bảng 4.13. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.13. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường (Trang 59)
Bảng 4.14. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bảng 4.14. Kết quả tác động của sức mạnh thị trường (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w