MỤC LỤC
Kết luận rút ra cho nghiên cứu thực nghiệm về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM28 3.4.
Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Tuyền và cộng sự (2017) cho rằng cạnh tranh giúp các ngân hàng thương mại thương mại Việt Nam hoạt động ổn định hơn tuy nhiên kết quả chỉ ở giai đoạn đầu và sẽ giảm dần khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Chính vì lý do đó, nghiên cứu Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngõn hàng thương mại Việt Nam được thực hiện để làm rừ hơn mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm để điều hành ở mức độ vĩ mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về sức mạnh thị trường, mức độ ổng định tài chính cũng như tác động của sức mạnh thị trường đến mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phương pháp ước lượng sự ổn định tài chính của các ngân hàng có thể được tính toán đơn giản qua chỉ số độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản (SDROA) hoặc độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (SDROE). Các chỉ số được sử dụng trong công thức tính chỉ số Z được tính toán theo cách tiếp cận của Beck và cộng sự (2013), với khung thời gian bình quân 3 năm, thay vì sử dụng số liệu tính toán hàng năm, hoặc khung thời gian dài hơn. Beck và cộng sự (2013) cũng chỉ ra hai ưu điểm của cách tiếp cận này: (i) phương pháp này giúp cân bằng chỉ số lợi nhuận và nguồn vốn đối với những ngân hàng có thay đổi bất thường trong giai đoạn nghiên cứu, chẳng hạn như cổ phần hóa, sáp nhập tăng vốn điều lệ; (ii) phương pháp này giúp dữ liệu bảng trở nên cân bằng, tránh được những chênh lệch do khung thời gian tính toán khác nhau của mỗi ngân hàng.
𝑆𝐷𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 (3.6) Trong đó, ZROA là chỉ số Z-score của ROA, ZROE là chỉ số Z-score của ROE, SDROA là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA trong 3 năm liên kề, SDROE là độ lệch chuẩn của chỉ số ROE trong 3 năm liên kề. Mô hình nghiên cứu chính của đề tài được điều chỉnh từ mô hình của Leroy và Lucotte (2017), thể hiện sự đánh đổi giữa sự ổn định tài chính (trong một số nghiên cứu, thuật ngữ “rủi ro tài chính” được sử dụng tương đương với ý nghĩa đối lập, tuy nhiên đều được đo lường bằng chỉ số Z) và sức mạnh thị trường (một số nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “tính cạnh tranh của hệ thống”, cùng đo lường thông qua chỉ số Lerner) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mô hình này cũng được áp dụng bởi nhiều nghiên cứu cùng chủ đề với những biến kiểm soát thay đổi tùy bối cảnh nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu của Berger và các cộng sự (2008), Beck và các cộng sự (2013).
STABILITY𝑖𝑡 = β1LERNER𝑖𝑡+ ∑𝑛𝑗=1β𝑗Xit+ εit (3.7) Với i, t thể hiện ngân hàng i tại năm t; STABILITY là thước đo sự ổn định tài chính, được thể hiện thông qua hai chỉ số SDROA (độ lệch chuẩn của ROA trong 3 năm liền kề), SDROE (độ lệch chuẩn của ROE trong 3 năm liền kề); X là vec-tơ các biến kiểm soát có tác động lên sự ổn định tài chính, đã được khảo sát trong lý thuyết, bao gồm: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA); Tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản (LTA); Tăng trưởng tín dụng (Loangr); Quy mô ngân hàng đo bằng ln(total asset)); ε là độ sai số của mô hình. Kỹ thuật hồi quy này được phát triển bởi Arellano và Bond (1991), dựa trên giả định quan trọng là các biến công cụ có tính nội tại (internal), nghĩa là, dựa trên các các giá trị quá khứ của biến công cụ. Cách tiếp cận này phù hợp trong các trường hợp: (i) chuỗi thời gian tương đối ngắn và số đơn vị tương đối lớn (small T, large N), (ii) quan hệ giữa các biến là tuyến tính, (iii) biến phụ thuộc có tính động (dynamic), tức là phụ thuộc vào quá khứ, (iv) các biến độc lập không hoàn toàn ngoại sinh (exogenous), tức là có tương quan với quá khứ và có thể có quan hệ với sai số hiện tại, (v) có hiệu ứng cố định fixed effect, tức là hiện.
Với những đặc điểm trên, nhất là đặc điểm (i), (ii) và (iii), cách tiếp cận ước lượng dữ liệu bảng động theo mô hình hệ thống GMM phù hợp với mục tiêu và dữ liệu nghiên cứu, vì biến phụ thuộc (Stability) và biến độc lập chính (Lerner_index) của mô hình có tính chất động – có mối quan hệ các số liệu quá khứ.
Năm Vốn chủ sở hữu Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng Tổng tài sản. Theo kết quả thống kê, BID, CTG và VCB là các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng tài sản của 3 ngân hàng này tương đương tổng tài sản của 21 ngân hàng thương mại còn lại trong hệ thống.
Tổng lượng tiền cho vay của 3 ngân hàng này chiếm 51.6% tổng lượng tiền cho vay của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu. Về lượng tiền gửi khách hàng, BID, CTG và VCB chiếm 44.6% tổng lượng tiền gửi của 24 NHTM Việt Nam, SGB, KLB và PGB vẫn là 3 ngân hàng có lượng tiền gửi khách hàng thấp nhất hệ thống. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Bên cạnh đó, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) không đồng đều giữa các NHTM Việt Nam.
Về tỷ lệ cấp tín dụng trung bình, BID, CTB và SGB là 3 ngân hàng. Các NHTM còn lại trong hệ thống tỷ lệ cấp tín dụng phần lớn nằm trong khoảng 50%-80%.
Khi ước lượng với mô hình FEM, các yếu tổ tổng tài sản TA và chi phí vốn W2 có tương quan dương với tổng chi phí với mức ý nghĩa 1%, chi phí hoạt động W3 có tương quan âm với tổng chi phí TC với mức ý nghĩa 10%. Đối với mô hình REM, các biến tổng tài sản TA, chi phí lao động (W1) và chi phí vốn (W2) có ý nghĩa thống kê khi xét mối tương quan với biến tổng chi phí TC. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Dựa trên kết quả ước lượng hàm chi phí biên của các NHTM Việt Nam kết hợp với công thức (3.2) nghiên cứu tiến hành ước lượng chi phí biên trung bình của các NHTM làm cơ sở để tính chỉ số Lenrer.
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Bảng 4.5 thể hiện kết quả ước lượng chi phí biên trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu theo năm. Ước lượng sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu sử dụng chỉ số Lerner được tính toán theo công thức (3.3) dựa trên giá trung bình đầu ra của ngân hàng, lợi nhuận, tổng chi phí chi phi biên và tổng thu nhập để ước lượng sức mạnh thị trường của 24 NHTM trong mẫu nghiên cứu. Theo lý thuyết, chỉ số Lerner thể hiện mức độ khác biệt giữa giá thực tế và chi phí biên nên để đạt được lợi nhuận chỉ số Lerner nên mang giá trị dương và chỉ số Lerner càng cao thể hiện sức mạnh thị trường của ngân hàng càng lớn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những trường hợp như áp dụng chiến lược giảm giá hay khủng hoảng làm giá thực tế giảm xuống mức nhỏ hơn chi phí biên dẫn đến chỉ số Lerner mang giá trị âm (Coccorese, 2005). Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Bảng 4.6 thể hiện kết quả ước lượng chỉ số Lerner trung bình của các ngân hàng qua 2 mụ hỡnh ước lượng FEM và REM. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu của đề tài Bảng 4.7 thể hiện kết quả ước lượng chỉ số Lerner trung bình của các ngân hàng theo năm.
Kết quả ước lượng chỉ số Lerner từ mô hình REM cũng có xu hướng tăng giảm qua thời gian tương tự kết quả từ mô hình FEM nhưng giá trị chỉ số Lerner từ REM thấp hơn giá trị từ mô hình FEM 0.01 đến 0.03 đơn vị.