Tổng quan các nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.. Do vậy, dù đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, cả trong nước và nước
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 cho thấy, một cú sốc dường như không quá nghiêm trọng phát sinh từ một tổ chức tài chính không những có thể gây hại cho tổ chức tài chính đó, mà còn có thể lây lan dẫn đến hậu quả khôn lường cho hệ thống tài chính một quốc gia, thậm chí là toàn cầu (Bernabe Jr, 2012) Do vậy, ổn định hệ thống tài chính, trong đó có ổn định hoạt động ngân hàng là một vấn đề then chốt để duy trì ổn định nền kinh tế nói chung, vì theo Jokipii & Monnin (2013), ổn định ngân hàng là động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP trong tương lai Điều này càng phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vì sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam vẫn đang ở một trình độ hạn chế với sự phụ thuộc chủ yếu dựa trên sự phát triển của hệ thống ngân hàng Do đó, ổn định ngân hàng đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế đất nước Bởi khi hoạt động ngân hàng trở nên bất ổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như nợ xấu gia tăng, giảm GDP nền kinh tế,… Đồng thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, hay trực tiếp tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018 cũng như một số hiệp định thương mại song phương và đa phương khác đã tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý được hoạt động tại thị trường Việt Nam Điều này khiến cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà còn giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài gia tăng, ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại (NHTM) Để tiếp tục duy trì thị phần, các NHTM có xu hướng phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm mới như dịch vụ thẻ, ngân hàng số, ngân hàng điện tử, Bancassurance,… bên cạnh các sản phẩm truyền thống như cho vay, huy động Với mục tiêu hạn chế và phân tán rủi ro, hướng đến gia tăng lợi nhuận trong tương quan duy trì với ổn định ngân hàng
Tuy nhiên, liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, cho đến nay vẫn chưa có kết luận chung về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng
2 Điều này tạo ra nhiều nghi vấn về lợi ích mà sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập mang lại cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Do vậy, dù đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, cả trong nước và nước ngoài, nhưng chủ đề nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng vẫn còn nhiều điều cần bàn Hiện nay, liên quan đến chủ đề nghiên cứu này, các nghiên cứu đang dừng lại các khía cạnh như sau:
Các nghiên cứu phân tích sâu về tác động của sức mạnh thị trường đối với sự ổn định ngân hàng cho thấy rằng mức độ tập trung của các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của toàn bộ hệ thống Hiện nay có hai quan điểm phổ biến xung quanh vấn đề này.
“cạnh tranh - ổn định” (competition – stability view) và “cạnh tranh – dễ vỡ” (competiton – fragility view) Với quan điểm thứ nhất, cạnh tranh - ổn định, Beck, Demirgỹỗ-Kunt, & Levine (2006) cho rằng, khi mức độ tập trung của các ngân hàng càng cao, làm gia tăng sức mạnh thị trường và giảm sự cạnh tranh của các NHTM có thể gây ra các bất ổn và khủng hoảng về tài chính cho các NHTM Đồng quan điểm này, John H Boyd, De Nicoló, & Jalal (2006) cũng cho rằng, sức mạnh thị trường càng lớn hay cạnh tranh càng thấp trong thị trường cho vay làm tăng rủi ro cho ngân hàng Vì lúc này các ngân hàng có xu hướng đẩy các mức lãi suất cao hơn làm cho việc hoàn trả của khách hàng trở nên khó khăn hơn Hành động này có thể ảnh hưởng đến vấn đề rủi ro đạo đức, ngoài ra, với mức lãi suất cao, ngân hàng chỉ thu hút được những người vay có độ rủi ro cao, từ đó làm gia tăng bất ổn ngân hàng Hơn nữa, tại các thị trường có sự tập trung độc quyền cao, các tổ chức tài chính tin rằng họ có thể “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail) và điều này khiến họ có xu hướng đầu tư vào các khoản có mức độ rủi ro lớn (Allen N Berger, Klapper, & Turk-Ariss, 2017) Kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã ủng hộ giả thuyết trên như nghiên cứu của Ariss (2010), John H Boyd & ctg (2006), De Nicolò & Loukoianova (2007), hay Tuyền, Đạo, & Anh (2017) khi nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam cũng cho rằng, cạnh tranh giúp các NHTM Việt Nam hoạt động ổn định hơn mặc dù kết quả chỉ ở giai đoạn đầu và giảm dần khi xảy ra cuộc khủng hoảng Tuy nhiên, trái ngược với các quan điểm này, nhiều nghiên cứu lại ủng hộ giả thuyết “cạnh tranh – dễ vỡ”, các nghiên cứu cho rằng, khi gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, làm giảm tính độc quyền cũng như xói mòn sức mạnh thị trường, khiến giảm tỷ suất lợi nhuận và dẫn đến hành vi chấp nhận rủi ro (Keeley, 1990)
Jiménez, Lopez & Saurina (2013) và Allen N Berger & ctg (2017) cũng cho rằng, khi cạnh tranh ngân hàng càng lớn dẫn đến gia tăng rủi ro của danh mục cho vay hay quyền lực thị trường càng cao (nghĩa là cạnh tranh ở mức độ thấp) làm giảm rủi ro ngân hàng
Hai là, một số nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng Các nghiên cứu đưa ra hai luồng ý kiến (i) đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp gia tăng ổn định ngân hàng và (ii) đa dạng hóa thu nhập làm giảm sự ổn định của ngân hàng Với ý kiến thứ nhất, một số nghiên cứu cho rằng, đa dạng hóa thu nhập giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản Theo Haugen & Haugen (2001), đa dạng hóa sẽ giúp các ngân hàng giảm nguy cơ phá sản do ngân hàng đã phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm khác nhau Klein & Saidenberg (2010) cũng chỉ ra, đa dạng hóa thu nhập làm giảm tổng rủi ro của ngân hàng Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm trên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng, các ngân hàng nên tập trung phát triển ở một loại hình sản phẩm, dịch vụ hơn là da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Kết quả nghiên cứu của Abuzayed, Al-Fayoumi, & Molyneux (2018) cho rằng, da dạng hóa sản phẩm không làm tăng ổn định của các ngân hàng tại các quốc gia vùng Vịnh DeYoung & Roland (2001) cho rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng vì (i) các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh cao, chi phí thông tin thấp và nhu cầu kém ổn định; (ii) khi mở rộng các sản phẩm dịch vụ dựa trên phí có thể yêu cầu ngân hàng phải thuê thêm đầu vào lao động cố định, điều này làm tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng; (iii) hoạt động kinh doanh các dịch vụ có tính phí, đôi khi sẽ yêu cầu ngân hàng phải phân bổ vốn cho các hoạt động này, việc thiếu một yêu cầu về vốn pháp định cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn, và do đó biến động thu nhập cao hơn đối với các ngành nghề kinh doanh này
Ngoài ra, liên quan đến chủ đề nghiên cứu, một vài nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng Điển hình là nghiên cứu của Nguyen, Skully & Perera (2012), nghiên cứu tại thị trường ngân hàng của 4 quốc gia Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) trong giai đoạn 1998-2008, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với các ngân hàng Nam Á có sức mạnh thị trường lớn hơn, họ thường tập trung vào các hoạt động tạo ra thu nhập lãi truyền thống hơn Tuy vậy, các ngân hàng này trở nên ổn định hơn khi họ đa dạng hóa cả hoạt động phi lãi và hoạt động thu
4 lãi Amidu & Wolfe (2013) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh, đa dạng hóa và ổn định ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh làm gia tăng ổn định ngân hàng trong mối quan hệ với đa dạng hóa thu nhập Các tác giả cho rằng, đa dạng hóa thu nhập là kênh trung gian để cạnh tranh tác động đến ổn định ngân hàng
Như vậy, thông qua việc khái quát các nghiên cứu như trên, có thể thấy mặc dù đã có những nghiên cứu tồn tại về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng, nhưng kết quả các nghiên cứu này vẫn chưa có sự thống nhất, tùy thuộc vào dữ liệu của từng quốc gia Đồng thời, các nghiên cứu này chủ yếu xem xét mối quan hệ riêng lẻ giữa sức mạnh thị trường (hoặc cạnh tranh) và ổn định ngân hàng, hay mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng Do vậy nghiên cứu “Tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp của các NHTM Việt Nam” là cần thiết để xem xét mối quan hệ tổng thể giữa sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xem xét tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát như trên, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể bao gồm:
(i) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (ii) Phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (iii) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i) Tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định các NHTM Việt Nam như thế nào? (ii) Tác động đa dạng hóa thu nhập đến ổn định các NHTM Việt Nam như thế nào? (iii) Sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập tác động như thế nào đến ổn định các NHTM Việt Nam?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam, tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam và tác động của sức mạnh thị trường cũng như đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, hiện nay có nhiều loại hình đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm: NHTM, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã Trong đó, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh thuộc nhóm các NHTM Do hoạt động của từng nhóm cũng như từng loại hình ngân hàng có sự khác nhau và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau Do vậy, việc xem xét ổn định ngân hàng cho toàn hệ thống ngân hàng là điều rất khó khăn Vì lý do này, đề tài xem xét ổn định ngân hàng cho hệ thống các NHTM để đánh giá và phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng
Theo NHNN, đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có 31 NHTM, tuy nhiên một số ngân hàng do đặc thù hoạt động, nên thông tin công bố chính thức không đầy đủ, một số ngân hàng khác có sự sáp nhập, hợp nhất Do vậy, đề tài lựa chọn 27 NHTM công bố đầy đủ dữ liệu mà đề tài cần để tiến hành nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2008-
Năm 2019 được lựa chọn làm giai đoạn nghiên cứu vì đáp ứng các tiêu chí sau: (i) các ngân hàng thương mại (NHTM) công bố đủ dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu; (ii) giai đoạn này chứng kiến nhiều thay đổi trong hệ thống NHTM Việt Nam, bao gồm cả hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 và quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng
Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách khảo lược các nghiên cứu trước để đề ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết khoa học Đồng thời, khi phân tích kết quả, nhóm nghiên cứu phân tích kết quả dựa trên thực tế tại Việt Nam kết hợp với các nghiên cứu trước để tăng sức thuyết phục cho đề tài
Ngoài phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để đạt được mục tiêu đề ra Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM do Arellano & Bond đề xuất nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh phổ biến trong các mô hình kinh tế lượng Phương pháp GMM khắc phục được không chỉ hiện tượng nội sinh mà còn cả sai số thay đổi và tự tương quan, điều mà các phương pháp truyền thống như FEM, REM, Pooled OLS không giải quyết được, đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.
Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu có cả ý nghĩa về mặt học thuật và thực tiễn Trong đó,
Về phương diện học thuật, các nghiên cứu tại Việt Nam đã phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến hoạt động NHTM Tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào từng mối quan hệ riêng lẻ (Tuyền & ctg., 2017; Vinh & Mai, 2015) Do đó, nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm góc nhìn về mối quan hệ tương tác giữa sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập tác động đến sự ổn định của ngân hàng.
Về ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp bức tranh tổng thể về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2019 Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để các nhà quản trị ngân hàng đề ra chính sách phù hợp nhằm gia tăng sức mạnh thị trường cũng như đảm bảo hoạt động ổn định cho NHTM
Từ các ý nghĩa trên, đề tài có một số đóng góp sau:
Một là, khi đề cập đến sức mạnh thị trường, hầu hết các nghiên cứu trước đây thường chỉ sử dụng chỉ số LERNER để xem xét Trong nghiên cứu này, bên cạnh chỉ số LERNER,
7 nhóm tác giả còn xem xét sức mạnh thị trường dựa trên chỉ số tập trung thị trường (CR3) để có cái nhìn tổng quát hơn
Hai là, trong các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động riêng lẻ của sức mạnh thị trường hoặc đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng Nếu nghiên cứu phân tích tác động tương tác, thường được thực hiện tại các quốc gia phát triển (quốc gia Châu Âu hoặc Mỹ) Do vậy điểm mới của đề tài này là đã phân tích được tác động tương tác giữa sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Trong đó, khác với một số nghiên cứu trước đây, kết quả của nghiên cứu lại cho rằng, đa dạng hóa thu nhập không giúp các NHTM Việt Nam ổn định hơn, mà ngược lại điều này lại làm cho các NHTM gia tăng rủi ro
Ba là, so với các nghiên cứu được thực hiện cho dữ liệu tại Việt Nam, dữ liệu của nghiên cứu này đã cập nhật đến năm 2019 để các nhà quản trị ngân hàng và các nhà làm chính sách có cái nhìn tổng quát nhất về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.
BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được bố cục theo một nghiên cứu định lượng Do đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được bố cục thành 5 chương như sau:
Chương 1 Giới thiệu Trong chương này, nhóm nghiên cứu trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, dữ liệu, phương pháp, các đóng góp - điểm mới và kết cấu của đề tài
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Trong chương này, đề tài làm rõ các khái niệm, cách đo lường liên quan đến sức mạnh thị trường, đa dạng hóa thu nhập và ổn định ngân hàng Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng làm sáng tỏ tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng Đồng thời, dựa trên việc khảo lược các nghiên cứu trước đây để chỉ ra khe hở nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết khoa học
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, đề tài sẽ mô tả cụ thể về quy trình, phương pháp, mô hình và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4 Phân tích kết quả nghiên cứu Trong chương này, đề tài sẽ thực hiện mô tả dữ liệu của các biến trong mô hình nghiên cứu Đồng thời phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2019
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích tại chương 4, chương 5 trình bày kết luận nghiên cứu Đồng thời, nhóm tác giả trình bày có một số hàm ý chính sách cũng như hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu đề cập về khái niệm sức mạnh thị trường Theo Khemani (1993), sức mạnh thị trường đề cập đến khả năng của một công ty (hoặc một nhóm công ty) trong việc nâng cao và duy trì giá trên mức có thể chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh được gọi là sức mạnh thị trường hoặc độc quyền Việc thực thi quyền lực thị trường dẫn đến giảm sản lượng và lợi ích kinh tế Với Kaplow (2016), tác giả cho rằng sức mạnh thị trường đề cập đến các điều kiện trong đó các nhà cung cấp dịch vụ có thể luôn tính giá cao hơn giá mà thị trường cạnh tranh thiết lập Fern&ez de Guevara, Maudos, & Perez (2005) đã định nghĩa sức mạnh thị trường của ngân hàng như một chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh và mô tả mức độ ngân hàng có thể định giá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng vượt quá chi phí biên của ngân hàng
Như vậy từ các định nghĩa trên có thể hiểu, sức mạnh thị trường trong lĩnh vực ngân hàng là phạm trù qua đó những tổ chức có lợi thế được quyền đưa ra mức giá sản phẩm cao hơn so với giá cả chung của thị trường cạnh tranh, tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và lợi ích kinh tế của tổ chức đó
Trong các nghiên cứu trước đây, để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng, các nghiên cứu thường sử dụng hai phương pháp gồm (i) phương pháp dựa vào lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp mới là chỉ số Lerner, chỉ số H (Fernández, González, & Suárez, 2016) và (ii) phương pháp dựa trên chỉ số đo lường mức độ tập trung của các ngân hàng (Allen N Berger, 1995)
Phương pháp dựa vào lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp mới
Lerner (1934) đã đề xuất về một chỉ số để phản ánh sức mạnh độc quyền, được gọi là chỉ số Lerner (the Lerner Index of Monopoly Power) Chỉ số Lerner dao động trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó chỉ số Lerner càng cao thể hiện sức mạnh thị trường càng lớn và mức độ cạnh tranh càng thấp (Fu, Lin, & Molyneux, 2014) Khi chỉ số Lerner bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường để xác định giá, khi đó cạnh tranh thị trường đạt mức hoàn hảo Do vậy, trong các nghiên cứu trước đây để phân tích về sức mạnh thị trường, chỉ số Lerner là một phương pháp được áp dụng phổ biến để đo lường sự khác biệt giữa giá và chi phí biên trong so sánh giá và được tính theo công thức sau:
𝑃 𝑖𝑡 Trong đó, 𝐿𝑒𝑟𝑛𝑒𝑟 𝑖𝑡 là chỉ số Lerner của ngân hàng i trong năm t, 𝑃 𝑖𝑡 là giá trung bình đầu ra của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ tổng thu nhập (bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập từ các hoạt động phi lãi) chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; 𝑀𝐶 𝑖𝑡 là chi phí biên của ngân hàng i trong năm t
Khi đánh giá sức mạnh thị trường, nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Lerner như Nguyen & ctg (2012), Soedarmono, Machrouh, & Tarazi (2011), Labidi & Mensi (2015)…
Chỉ số H do Panzar & Rosse (1987) xây dựng là một trong những thước đo tính độc quyền của ngân hàng Theo Bikker và Bos (2008), một trong những đặc điểm quan trọng của Chỉ số H Panzar-Rosse là phải được áp dụng dựa trên quan sát trong dài hạn Từ nghiên cứu của Panzar & Rosse (1987), sức mạnh thị trường của một ngân hàng có thể được đo bằng sự thay đổi doanh thu khi chi phí đầu vào thay đổi, thông qua phương trình sau:
Trong đó 𝑅 𝑖 là doanh thu của ngân hàng i, 𝑤 𝑘𝑖 là giá đầu vào k của ngân hàng i; 𝜕𝑅 𝑖 ∗ và
𝜕𝑤 𝑘𝑖 là sự co giãn của doanh thu và giá của các yếu tố đầu vào của ngân hàng
Theo Panzar & Rosse (1987) chỉ số H có thể nhận giá trị âm đến 1 Trong đó, khi chỉ số H âm hoặc bằng 0 (≤0) thì cấu trúc của thị trường là độc quyền, khi đó sức mạnh thị
11 trường đạt mức cao nhất Khi chỉ số H nằm giữa khoảng từ 0 đến 1 (0