MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là xem xét tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại các NHTM Việt Nam. (i) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (ii) Phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam (iii) Phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu định tính, để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng. Điểm mạnh của phương pháp này vừa có thể khắc phục được hiện tượng nội sinh, vừa khắc phục các hiện tượng sai sai số thay đổi và tự tương quan mà các phương pháp truyền thống như FEM, REM, Pooled OLS không thể khắc phục được để kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.
Trong đó, khác với một số nghiên cứu trước đây, kết quả của nghiên cứu lại cho rằng, đa dạng hóa thu nhập không giúp các NHTM Việt Nam ổn định hơn, mà ngược lại điều này lại làm cho các NHTM gia tăng rủi ro. Ba là, so với các nghiên cứu được thực hiện cho dữ liệu tại Việt Nam, dữ liệu của nghiên cứu này đã cập nhật đến năm 2019 để các nhà quản trị ngân hàng và các nhà làm chính sách có cái nhìn tổng quát nhất về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng.
Theo Horizontal Merger Guidelines, ban hành bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại các thị trường theo cơ sở như sau: (i) HHI<1,000 nghĩa là thị trường không mang tính tập trung; (ii) 1,000≤HHI≤1,800: thị trường tập trung ở mức độ vừa phải; (iii) HHI>1,800: thị trường tập trung ở mức độ cao. Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: (i) sức mạnh thị trường thấp nhất (cạnh tranh hoàn hảo) khi tỷ lệ tập trung là rất nhỏ; (ii) cạnh tranh một cách tương đối CR3<65%, nghĩa là mức độ tập trung của hệ thống ngân hàng ở mức trung bình; (iii) độc quyền nhóm (Oligopoly) hay có vị trí thống lĩnh thị trường nếu CR3>65%, thể hiện mức tập độ tập trung thị trường cao, sức mạnh thị trường ở mức tương đối; (iv) độc quyền khi CR1 xấp xỉ 100% (một ngân hàng chiếm toàn bộ thị trường).
Như vậy, có thể hiểu đối với ngành ngân hàng thì đa dạng hóa thu nhập là việc các ngân hàng đa dạng hóa các nguồn thu phi lãi từ các khoản phí, hoa hồng, và từ các hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính khác bên cạnh nguồn thu truyền thống là thu lãi từ tín dụng 2.2.3. Để đo lường đa dạng hóa thu nhập đối với các ngân hàng, một vài nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirshman (Herfindahl-Hirshman Index- HHI) nhằm đo lường mức độ tập trung thu nhập của từng ngân hàng (Mercieca, Schaeck, & Wolfe, 2007), (Kevin J Stiroh, 2004).
Do đó ngân hàng trung ương cần có sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình tạo tiền đề để chính sách tiền tệ có hiệu quả, phát huy tác dụng, Do đó, ổn định hệ thống ngân hàng có vai trò quyết định trong việc áp dụng chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, những đơn vị cần hỗ trợ vốn để đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh và thúc đẩy chu trình luân chuyển vốn, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên thị trường quốc tế.
Thật vậy, khi ngân hàng hoạt động ổn định, sẽ là tiền đề để các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó tạo ra được nhiều cơ hội việc làm, nhiều ngành nghề mở rộng và phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Với k được tính bằng (vốn chủ sở hữu và các khoản dự trữ) / tổng tài sản; μ là lợi nhuận trung bình / tổng tài sản; σ là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản, chỉ tiêu này cho thấy mức biến động lợi nhuận của ngân hàng.
Trái ngược với lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả, lý thuyết cuộc sống tĩnh lặng (The Quite Life Hypothesis – QL) được Hicks (1935) đề xuất cho rằng, khi một nhà quản lý hoạt động trong một môi trường không có cạnh tranh thì họ sẽ không có động lực để tối ưu hóa kết quả hoạt động kinh doanh, bởi họ không gặp bất kỳ một rủi ro nào đến từ đối thủ cạnh tranh. DeYoung & Roland (2001) cho rằng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng vì (i) các ngân hàng phải đổi mặt với sự cạnh tranh cao, chi phí thông tin thấp và nhu cầu kém ổn định; (ii) khi mở rộng các sản phẩm dịch vụ dựa trên phí có thể yêu cầu ngân hàng phải thuê thêm đầu vào lao động cố định, điều này làm tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng; (iii) hoạt động kinh doanh các dịch vụ có tính phí, đôi khi sẽ yêu cầu ngân hàng phải phân bổ vốn cho các hoạt động này, việc thiếu một yêu cầu về vốn pháp định cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn, và do đó biến động thu nhập cao hơn đối với các ngành nghề kinh doanh này.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu giúp các nhà làm chính sách, nhà quản trị ngân hàng có những chính sách phù hợp để gia tăng ổn định ngân hàng tại Việt Nam, từ đó tạo động lực cho hoạt động nền kinh tế và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu một số lý thuyết nền tảng, tổng quan về các nghiên cứu đã phân tích về tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam để chỉ ra khoảng trống cho nghiên cứu và làm tiền đề để chương 3 xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu gồm (i) Sức mạnh thị trường tác động như thế nào đến ổn định ngân hàng?; (ii) Đa dạng hóa thu nhập tác động như thế nào đến ổn định ngân hàng?. 𝑀𝑃𝑖,𝑡 là biến độc lập, đo lường sức mạnh thị trường của ngân hàng i trong năm t 𝐷𝑖𝑣𝑖,𝑡 là biến độc lập, đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng i trong năm t.
Với 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, được tính bằng tỷ số của lợi nhuận sau thuế chia cho giá trị tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; 𝐸/𝐴𝑖𝑡 phản ảnh mức độ sử dụng đòn bẩy của ngân hàng, được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t; 𝜎(𝑅𝑂𝐴)𝑖𝑡 là độ lệch chuẩn của ROA, phản ánh mức độ biến động của thu nhập với khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng trong một thời kỳ. (2012), Amidu & Wolfe (2013) lựa chọn các yếu tố thuộc về đặc thù ngân hàng khi phân tích tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng gồm: Quy mô ngân hàng (bank size), hiệu quả quản trị chi phí và cấu trúc vốn của ngân hàng.
Chỉ số Lerner và CR3 đại diện cho sức mạnh thị trường, HHI đại diện cho đa dạng hóa thu nhập và biến tích Lerner*HHI đại diện cho biến tương tác của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập. Dựa trên mô hình đề xuất tại chương 3, chương 4 sẽ phân tích các nội dung sau (i) Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu; (ii) ước lượng kết quả của các mô hình nghiên cứu về tác động của sức mạnh thị trường đến ổn định ngân hàng; tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng và tác động của sức mạnh thị trường và đa dạng hóa thu nhập đến ổn định ngân hàng; (iii) phân tích kết quả của các mô hình nghiên cứu.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Sau khi đã ước lượng được các hệ số hồi quy, đề tài thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, kết quả p-value của kiểm định bằng 0.000<0.05, do đó mô hình REM được lựa chọn. Sau khi lựa chọn mô hình REM, nghiên cứu ước lượng chi phí biên và từ đó tính hệ số Lerner.
Với chỉ số về sức mạnh thị trường, hệ số Lerner trung bình của hệ thống ngân hàng là 0.027 trong đó hệ số Lerner của ngân hàng cao nhất là Vietcombank vào năm 2009 có giá trị 0.089, đây là ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn nhất trong hệ thống. Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Dựa vào kết quả ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu tại bảng 4.3, có thể thấy hầu hết các hệ số tương quan của các cặp biến độc lập là tương đối thấp, nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có mối tương quan với nhau ở mức độ thấp.