Ảnh hưởng của HĐQT đến nợ xấu của NHTM thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu mà cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát ngân hàng có sự quan tâm đặc biệt.. 1.4 PHƯƠNG P
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường ngân hàng Việt Nam bộc lộ điểm yếu sau khủng hoảng tài chính 2008, đặc biệt trong quản trị ngân hàng, cụ thể là vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT) HĐQT đóng vai trò thiết yếu trong xây dựng chiến lược và giám sát quản lý, góp phần đảm bảo sự ổn định của từng ngân hàng và toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế do tính đòn bẩy cao và cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp Do đó, đánh giá toàn diện HĐQT là cần thiết để duy trì hoạt động, kiểm soát rủi ro và giảm nợ xấu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nợ xấu là vấn đề nhức nhối trong hoạt động tín dụng ngân hàng, có thể làm giảm lợi nhuận và gây tổn hại cho cổ đông.
2 được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới nhằm nhận diện các yếu tố đó Các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM có thể được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong nội tại NHTM (Nguyen, 2015; Khan, 2020) và các yếu tố bên ngoài (Backer & cộng sự, 2015; Mazreku & cộng sự, 2018) Ảnh hưởng của HĐQT đến nợ xấu của NHTM thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu mà cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát ngân hàng có sự quan tâm đặc biệt Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam ít được chú ý Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các số liệu trên báo cáo tài chính và các yếu tố vĩ mô (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2018; Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan, 2018) Bên cạnh đó, tác giả thêm biến đại diện cổ đông nhà nước trong HĐQT vì đây là đặc thù của hệ thống NHTM Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước và có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Việt Nam, là một nền kinh tế mới nổi
Chính vì những lý do về mặt lý luận và thực tiễn như trêncho thấy tính cấp thiết khi nghiên cứu về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để các NHTM Việt Nam xây dựng cơ cấu HĐQT một cách hợp lý hơn, từ đó có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu và thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ thống NHTM Đây chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
Phần còn lại của đề tài có cấu trúc như sau: Phần 2 đánh giá các tài liệu liên quan Phần 3 trình bày các nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận Cuối cùng, phần 5 kết luận và đưa ra các gợi ý chính sách.
MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam Đề tài kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trong nước và quốc tế về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hiệu quả hoạt động của NHTM.
3 nghiệm trước đây để nghiên cứu về tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:
(1) Xác định và đo lường tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của 30 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020
(2) Gợi ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng có định hướng xây dựng HĐQT ngân hàng theo hướng hợp lý hơn từ đó giúp các NHTM hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, giảm bớt nợ xấu và gia tăng giá trị ngân hàng
Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
Câu hỏi 1: Tác động đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam với mức độ và chiều hướng tác động như thế nào giai đoạn 2012-2020?
Câu hỏi 2: Những giải pháp nào các ngân hàng thương mại Việt Nam nên định hướng thành phần của HĐQT, hướng tới một HĐQT hợp lý hơn nhằm giảm bớt nợ xấu của ngân hàng?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của 30 NHTM Việt Nam
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của
30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng với nội dung cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu để phân tích cơ sở lý thuyết về đặc điểm HĐQT và nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Để xây dựng mô hình phù hợp, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định dựa trên dữ liệu thu thập được Phần mềm Stata được sử dụng để chạy hồi quy theo phương pháp OLS, FEM và REM Kiểm định Hausman được áp dụng để lựa chọn mô hình tốt hơn giữa FEM và REM Sau đó, các kiểm định liên quan được thực hiện để kiểm tra khuyết tật của mô hình như tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Phương pháp FGLS được sử dụng nếu mô hình có khuyết tật Cuối cùng, phương pháp GMM được áp dụng để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình.
- Dữ liệu nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu từ BCTC, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Tổng của thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 2012 đến
Phương pháp xử lý số liệu: Từ BCTC, báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam tác giả sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu thô, áp dụng công thức liên quan để tính toán các chỉ số sử dụng trong đề tài Sau đó, để đo lường mức độ tác động của cấu trúc vốn đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả chuyển các dữ liệu từ dạng Excel sang phần mềm STATA để chạy kiểm định mô hình và đưa ra kết luận tương ứng
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: Đề tài hệ thống hóa và vận dụng được các lý thuyết về về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng, các lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và nợ xấu của NHTM, tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như trong nước về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và nợ xấu của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng và nợ xấu của các NHTM Đề tài nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT và các yếu tố khác đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020 Tại Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện để bổ sung cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu đã đặt ra
Do quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng có sự khác biệt rất lớn so với quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính Vì vậy, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện, đề tài đưa và mô hình nghiên cứu yếu tố đặc thù của quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng tại Việt Nam là biến cổ đông nhà nước trong ngân hàng
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn đầy đủ hơn về quản trị doanh nghiệp trong ngân hàng, đánh giá được tình hình thực tế, nhận biết được tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các ngân hàng, thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu HĐQT đối với nợ xấu và sự ổn định của các ngân hàng Từ đó có thể vận dụng các kiến nghị, giải pháp mà đề tài đề xuất cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính chính sách, các nhà quản trị ngân hàng trong việc ra quyết định và kiểm soát nợ xấu của NHTM được hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các ngân hàng, là cơ sở để hoàn thiện được một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam thời kỳ hội nhập,
6 góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng vững chắc, nền tài chính vững mạnh và ổn định trong khu vực.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và Gợi ý các chính sách
KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Khái niệm về Quản trị doanh nghiệp có nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu, thể chế hay hệ thống pháp lý của một quốc gia Theo Ntim (2018), có 2 nhóm quan điểm chính về quản trị doanh nghiệp Nhóm quan điểm thứ nhất liên quan đến các hành vi của các doanh nghiệp, các các giải pháp về năng lực quản lý, khả năng tăng trưởng, cấu trúc vốn, cấu trúc sở hữu và quản trị, các hành vi đối với cổ đông và các bên liên quan khác Nhóm quan điểm thứ hai liên quan đến vấn đề pháp luật, đó là các quy tắc quản trị doanh nghiệp tuân thủ theo các quy định của hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp, thị trường vốn, thị trường tài sản và thị trường lao động
Nhóm quan điểm thứ nhất phù hợp hơn đối với các nghiên cứu về các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia Lúc này, hành vi của các doanh nghiệp dưới góc độ quản trị doanh nghiệp là nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan cấu trúc sở hữu, cấu trúc của HĐQT trong việc kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chính sách thù lao, quản lý, vai trò của các cổ đông, những người có liên quan và hiệu quả hoạt động Đối với các nghiên cứu so sánh, loại quan điểm thứ hai là hợp lý hơn bởi vì cho thấy sự khác biệt trong hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp và những nhà đầu tư ở các quốc gia khác nhau
Các định nghĩa về quản trị DN được nhiều tác giả đưa ra và có sự khác biệt (Claessens, 2003) Các định nghĩa này tương ứng với các quan điểm được đưa ra từ năm
1992 tập trung vào việc thiết lập các hướng dẫn quản lý và kiểm soát các công ty, hướng hành động của họ để đảm bảo các nhà đầu tư rằng các nguồn lực đầu tư của họ được quản lý để đạt được lợi nhuận và hiệu quả
Cadbury (1992) cho rằng quản trị doanh nghiệp như một tập hợp các cơ chế mà qua đó các doanh nghiệp hoạt động khi quyền sở hữu được tách ra khỏi quyền quản lý Như vậy, theo định nghĩa này, quản trị doanh nghiệp sẽ bao gồm mối quan hệ giữa các cổ đông, chủ nợ và nhà quản lý doanh nghiệp; giữa thị trường tài chính, các tổ chức và doanh nghiệp; và giữa nhân viên và doanh nghiệp Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp cũng sẽ bao gồm vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến văn hóa và môi trường
Nhưng đề xuất do Paz-Ares (2004) đưa ra phân biệt quản trị DN tùy thuộc vào việc nó được áp đặt cho DN hay tự nguyện đảm nhận Nó gọi là quản trị DN bên ngoài hoặc thể chế (được áp đặt từ bên ngoài bởi hệ thống luật pháp và mạng lưới các tổ chức của một quốc gia nhất định) và quản trị DN nội bộ hoặc theo hợp đồng (tự nguyện đảm nhận từ bên trong bởi mỗi DN) Allayannis, Lel và Miller (2012) cũng có sự khác biệt tương tự trong một nghiên cứu về lý do nắm giữ các công cụ phái sinh ngoại hối, đề cập đến quản trị DN ở cấp quốc gia và quản trị công ty ở cấp DN
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2004), quản trị doanh nghiệp là hệ thống điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Nó bao gồm các quy tắc xác định mối quan hệ giữa các bên liên quan, ban giám đốc và hội đồng quản trị, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp giải quyết vấn đề tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong doanh nghiệp Nhìn rộng hơn, đây là hệ thống các mối quan hệ giữa ban quản lý doanh nghiệp, hội đồng quản trị, cổ đông và những bên liên quan khác Quản trị doanh nghiệp cung cấp cấu trúc để thiết lập mục tiêu doanh nghiệp, phương tiện đạt mục tiêu và cơ chế giám sát hoạt động.
Youssef (2007) cho rằng quản trị DN là quy trình được thực hiện bởi hội đồng quản trị và các ủy ban liên quan của hội đồng quản trị, thay mặt và vì lợi ích của Cổ đông của công ty và các bên liên quan, để cung cấp định hướng, quyền hạn và giám sát cho ban lãnh đạo, nó có nghĩa là làm thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa các thành viên hội đồng quản trị với lợi ích của họ và lợi ích của cổ đông và các bên liên quan khác
Castrillón (2021) kết luận rằng mục đích cuối cùng của việc quản trị tốt doanh nghiệp là tăng giá trị cho nó và đảm bảo rằng những người đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào
Doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động gia tăng giá trị Vì lý do này, các thông lệ tốt sẽ thiết lập những điều kiện để bảo vệ và thưởng công bằng cho các cổ đông đối với phần vốn đã đóng góp; khen thưởng công nhân trí óc; cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá cả tốt hơn; trả công thỏa đáng cho các nhà cung cấp khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và đảm bảo họ sẽ được thanh toán kịp thời; cung cấp cho chủ nợ sự chắc chắn rằng nguồn lực họ cho công ty vay sẽ được phục hồi và họ sẽ được đền bù xứng đáng; và bao gồm cả việc tuân thủ các nghĩa vụ thuế đối với xã hội nói chung.
Ngoài ra, quản trị DN có thể được định nghĩa là một tập hợp các cơ chế giải quyết các vấn đề đại diện do sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát Những cơ chế này đảm bảo sự vận hành tốt của sự chỉ đạo và kiểm soát của các tập đoàn (Jensen và Meckling 1976; Shleifer và Vishny 1997)
Như đã đề cập bởi Laeven (2013), quản trị DN của các ngân hàng khác với quản trị của các tổ chức phi tài chính Các đặc điểm khác biệt của các ngân hàng làm trầm trọng thêm các vấn đề quản trị và có thể làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản trị thông thường (Caprio và Levine 2002; Levine 2004; Laeven 2013) Trong điều kiện ngân hàng không rõ ràng và không chắc chắn, các nhà quản lý thường có thể thiết kế các gói thù lao cho phép họ thu được lợi nhuận khi làm tổn hại đến hoạt động dài hạn của ngân hàng (John và cộng sự, 2016)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quản trị DN trong ngân hàng chủ yếu tập trung vào cách các cơ chế quản trị nội bộ quan trọng tương tác để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa giá trị của ngân hàng Cơ chế quản trị nội bộ là các biện pháp được dùng để giám sát, kiểm soát tình hình của ngân hàng, thông qua đó các ngân hàng được vận hành hiệu quả nhằm mang lại thành quả cao, đáp ứng quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan (Cadbury, 1992) Quan điểm này cho thấy rằng trong để mang lại thành quả tốt cho ngân
Cấu trúc Hội đồng quản trị (HĐQT) của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị công ty nhằm tối đa hóa lợi ích của cổ đông HĐQT chịu trách nhiệm giám sát ban lãnh đạo, thiết lập chiến lược và chính sách, đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của cổ đông Do đó, việc thiết kế cấu trúc HĐQT hợp lý là yếu tố thiết yếu để ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Theo Berger & DeYoung (1997), nợ xấu là nợ quá hạn thanh toán ít nhất 90 ngày hoặc đang trong tình trạng nghi ngờ
Theo ngân hàng Trung ương liên minh Châu Âu (2018), nợ xấu trong các ngân hàng thương mại bao gồm:
- Nợ không thể thu hồi được, gồm:
+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ;
+ Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ
- Nợ có thể thu nhưng không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đủ để trả nợ
Theo quan điểm của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2005): “Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản)”
Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian trả hạn quá nợ và khả năng trả nợ của khách hàng Khả năng trả nợ của khách hàng ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi.Tại Việt Nam: Hiện nay, khái niệm nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013
11 của Thống đốc NHNN Việt Nam và có một số sửa đổi trong Thông tư số 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN Theo đó, nợ xấu được định nghĩa như sau:
Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3, được quy định theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, cụ thể:
• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
+ Nợ gia hạn nợ lần đầu
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do KHCN không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
+ Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới
30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại các Khoản 1, 3,
4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2,
3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng; Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của Thanh tra
• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này của Thông tư
+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
+ Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này
• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được
+ Nợ của KHCN là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản
+ Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này
+ Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Thông tư này
Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn hoặc đã là rủi ro khi khách hàng bắt đầu sang nhóm 3 Tuy nhiên, khi nói đến một khoản nợ xấu thì
13 cho biết rất ít vấn đề, để xác định trọng tâm vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó
Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được
Nếu khoản nợ chỉ hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn thời gian dự tính hoặc do việc chậm trễ không tính trước được trong việc chuyển từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường, hoặc có lý do khách quan nào đó nhưng vẫn xử lý được thì vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng
Hoàn trả đủ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn thể hiện sự hoàn tất mối quan hệ tín dụng tích cực Ngược lại, nợ xấu phát sinh khi người đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Tóm lại, có thể hiểu đơn giản hơn: bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp, cá nhân đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, Nhìn chung, một TCTD luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kỳ trước đó
Về phân loại nợ xấu, ngoài phân loại theo thời gian nợ quá hạn và khả năng thu hồi nợ như trình bày trên thì nợ xấu còn có thể phân theo nguyên tắc hạch toán kế toán, bao gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng:
• Nợ xấu nội bảng là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của TCTD Nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) đối với các khoản nợ 14 kỳ kinh doanh trong kỳ Tỷ lệ trích lập DPRR này do NHNN quy định cụ thể từng thời kỳ, giai đoạn, nhằm đảm bảo tính bảo toàn và an toàn vốn của các TCTD, cũng như hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng.
• Nợ xấu ngoại bảng là những khoản nợ xấu đã được sử dụng quỹ DPRR để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi Việc thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các TCTD
2.2.2 Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có thể đánh giá như sau:
CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Lý thuyết quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu liên quan đến quản trị công ty là lý thuyết đại diện Cốt lõi của lý thuyết đại diện là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát và giải thích các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa hai bên trong công ty (Martinez và Alvarez, 2019) Hai bên thường được gọi là chủ sở hữu và người đại diện, và lý thuyết đại diện có thể giúp hiểu được các vấn đề tiềm ẩn nảy sinh giữa hai bên này Chủ sở hữu là cổ đông của một DN và người đại diện là những người quản lý được chủ sở hữu thuê Các vấn đề giữa các bên này nảy sinh khi chủ sở hữu thuê người đại diện để tạo ra giá trị cho công ty (Bosse và Phillips, 2016) Theo đó, mục tiêu chính của chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị và hiệu suất của DN, và do đó nhiệm vụ này được giao cho người đại diện (Martinez và Alvarez, 2019) Bằng cách giao nhiệm vụ cho người đại diện, người chủ yêu cầu người đại diện làm việc vì lợi ích của chủ sở hữu (Panda và Leepsa, 2017)
Tuy nhiên, trên thực tế các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn đến lương thưởng và quyền lợi của chính họ Các mục tiêu và lợi ích đối lập của chủ sở hữu và bên đại diện xác định vấn đề đại diện, điều này cuối cùng dẫn đến chi phí đại diện cho DN (Panda và Leepsa, 2017) Bên cạnh những lợi ích khác nhau, Bosse và Phillips (2016) còn đưa thêm một yếu
17 tố khác gây ra vấn đề, đó là người đại diện có thông tin tốt hơn người chủ sở hữu thường được gọi là sự bất cân xứng thông tin Những điều kiện này tạo ra khả năng người đại diện sẽ không hành động vì lợi ích tốt nhất của chủ sở hữu, dẫn đến kết quả hoạt động kém hiệu quả của DN Bằng cách giải quyết các vấn đề giữa chủ sở hữu và bên đại diện bằng cách sử dụng lý thuyết đại diện, có thể tìm ra giải pháp và giảm thiểu những vấn đề này Lý thuyết này có thể hữu ích trong việc thực hiện các cơ chế quản trị để kiểm soát, giám sát và theo dõi các nhà quản lý (Panda và Leepsa, 2017) Với một hệ thống quản trị thích hợp, xung đột lợi ích có thể được giảm thiểu và cuối cùng dẫn đến giảm chi phí đại diện
Theo đó, HĐQT đóng một vai trò quan trọng vì được coi là một tổ chức để giảm thiểu các vấn đề về đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý (Kao và cộng sự, 2019) Theo lý thuyết đại diện, HĐQT là một yếu tố thiết yếu của cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ giữa chủ sở hữu và đại diện được kiểm soát (Martinez và Alvarez, 2019) HĐQT chịu trách nhiệm đưa ra các cơ chế và chiến lược nhằm tối đa hóa kết quả của DN, phù hợp lợi ích của chủ sở hữu và người quản lý và giảm thiểu chi phí đại diện (Bosse và Phillips, 2016) Ban giám đốc hoạt động như một cơ chế quản trị nội bộ bằng cách tương tác với các nhà quản lý và giám sát họ thay mặt cho chủ sở hữu (Bosse và Phillips, 2016; Kao và cộng sự, 2019) Mục tiêu chính là giảm thiểu vấn đề đại diện giữa chủ sở hữu và người quản lý, giảm rủi ro và cải thiện hiệu quả hoạt động của DN
Lý thuyết quản lý thường được sử dụng như một cách tiếp cận thay thế và bổ sung khi tập trung vào mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện Lý thuyết này nhấn mạnh vào sự hợp tác và cộng tác, đồng thời cung cấp tiền đề phi kinh tế để giải thích các mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện (Keay, 2017) Lý thuyết mô tả rằng các nhà quản lý đóng vai trò quản lý cho DN mà họ làm việc Trái ngược với lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý giả định rằng các nhà quản lý không hành xử ích kỷ và hành động vì lợi ích cao nhất của chủ sở hữu (Schillemans và Bjurstrom, 2020) Keay (2017) mô tả rằng người đại diện đóng vai trò là người quản lý sẽ không quan tâm đến lợi ích kinh tế của họ, mà sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất của DN họ, cách tiếp cận này cuối cùng sẽ dẫn đến giảm thiểu rủi
18 ro và hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn, đến lượt lợi ích cá nhân của người quản lý cũng được thảo mãn Do đó, lý thuyết quản lý chỉ ra ý tưởng phục vụ người khác và không tư lợi trong đó các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng nội tại từ thành tích, sự tôn trọng, danh tiếng và sự tin tưởng là những yếu tố chính đối với các nhà quản lý (Duru và cộng sự, 2016; Keay, 2017)
Sự phù hợp giữa lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện cũng rất quan trọng trong lý thuyết quản lý, nhưng lý thuyết này giả định rằng lợi ích đã được liên kết Các nhà quản lý đã làm việc hướng tới các mục tiêu của chủ sở hữu và họ được coi là trung thành với công ty (Keay, 2017) Thành phần, cấu trúc và đặc điểm của hội đồng quản trị được sử dụng như một chỉ số quan trọng của việc quản lý (Schillemans và Bjorstrom, 2020) Trái ngược với vai trò của hội đồng quản trị với lý thuyết đại diện, chức năng chính của hội đồng quản trị trong lý thuyết quản lý là hỗ trợ, đưa ra lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm với các nhà quản lý (Glinkowska và Kaczmarek, 2015) Do đó, hội đồng quản trị không tập trung vào việc điều chỉnh lợi ích của người chủ sở hữu và người đại diện mà là về xây dựng cơ cấu tạo điều kiện và trao quyền trong công ty (Donaldson và Davis, 1991) Lý thuyết này rất hữu ích trong việc phân tích ban giám đốc, các chức năng mong đợi của họ và cách họ xử lý các mối quan hệ của họ với các nhà quản lý Một ví dụ phổ biến cho lý thuyết này về hội đồng quản trị là giả định rằng hội đồng quản trị nội bộ bị chi phối sẽ thúc đẩy hoạt động của công ty (Ramdani và Witteloostuijn, 2010)
Lý thuyết quản lý cho rằng trao quyền cho nhà quản lý làm cho họ có động lực để điều hành công ty hiệu quả nhất Vì vậy khi CEO cũng là chủ tịch HĐQT, người đó sẽ được trao nhiều quyền lực hơn và sẵn lòng làm việc vì lợi ích cao nhất cho công ty Việc kết hợp hai vị trí CEO và chủ tịch HĐQT sẽ hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách và môi trường hoạt động có nhiều biến động, từ đó giúp HĐQT nắm bắt thông tin và ra quyết định một cách nhanh nhất Ngược lại ở góc độ tách vị trí chủ tịch HĐQT và TGĐ là điều cần thiết để kiểm soát quyền lực của BGĐ và tránh xung đột lợi ích Tuy nhiên, việc tách này sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho nhà quản lý chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh giá kết quả hoạt động và chế độ lương, thưởng
19 được căn cứ vào kết quả đạt được những mục tiêu mà HĐQT đề ra hàng năm Do đó lý thuyết quản lý khẳng định sự kết hợp hai vị trí sẽ giúp tối đa hoá những hữu dụng của người quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích tư lợi cá nhân Điều này có nghĩa là người quản lý giữ quyền kiêm nhiệm và trực tiếp điều hành sẽ có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của công ty
2.3.3 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực
Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực tập trung vào vai trò của các nguồn lực bên ngoài mà doanh nghiệp cần và ảnh hưởng của chúng đến hành vi doanh nghiệp Lý thuyết này đề cập đến hành vi của tổ chức liên quan đến nguồn lực quan trọng mà một doanh nghiệp phải có để hoạt động và tạo ra giá trị.
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực giả định rằng sự phụ thuộc vào các nguồn lực quan trọng, ảnh hưởng đến hành động của tổ chức và các quyết định và hành động của tổ chức có thể được giải thích tùy thuộc vào tình huống phụ thuộc cụ thể (Nienhuser, 2008) Do đó, cốt lõi của lý thuyết này là dòng chảy nguồn lực giữa các công ty (Johnson, 1995).Để hình thành một tổ chức cung cấp các nguồn lực bên ngoài quan trọng, cần có một hệ thống công ty hiệu quả, dẫn đến hoạt động của công ty tốt hơn
Vai trò của hội đồng quản trị là rất quan trọng trong khía cạnh này của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Theo Martinez và Alvarez (2019), ban giám đốc giúp các công ty cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách giảm sự phụ thuộc vào môi trường bên ngoài Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực mô tả rằng hội đồng quản trị phải được coi là tài sản của công ty vì họ là nhà cung cấp các nguồn lực không có sẵn (Pugliese, Minichilli và Zattoni, 2014) Hội đồng quản trị cũng có thể điều chỉnh hành vi của họ theo nhu cầu của công ty, nhờ đó đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực có giá trị và hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định về các hướng đi trong tương lai nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty (Pugliese và cộng sự, 2014) Điều này làm cho ban giám đốc trở thành một liên kết thiết yếu giữa công ty và các nguồn lực bên ngoài cần thiết để tối đa hóa hiệu suất (Martinez và Alvarez, 2019)
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cũng quan trọng theo nghĩa nó ảnh hưởng đến thành phần, quy mô và các đặc điểm khác nhau của hội đồng quản trị Ví dụ, nó gợi ý rằng một
20 hội đồng quản trị lớn hơn có thể cung cấp quyền tiếp cận vào nhiều nguồn lực hơn có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty (Bennouri và cộng sự, 2018) Terjesen và cộng sự (2016) đưa ra một ví dụ khác bằng cách giải thích rằng các giám đốc độc lập có quyền tiếp cận vào kiến thức và chuyên môn có giá trị về công ty và do đó có thể mở rộng ranh giới của công ty bằng các liên kết đến các nguồn lực bên ngoài Ngoài ea, Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho thấy rằng việc cung cấp nguồn lực của các thành viên hội đồng quản trị liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty Các nguồn lực giúp giảm sự phụ thuộc giữa công ty và các rủi ro bên ngoài, giảm chi phí giao dịch.
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu của Tarchouna, Jarraya & Bouri (2021) về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của 184 NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2000 – 2013 Sử dụng phương pháp GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng nhỏ được đặc trưng bởi hệ thống quản trị công ty yếu và đơn giản, dẫn đến chất lượng cho vay không tốt Kết quả này có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc của các ngân hàng nhỏ vào các mối quan hệ cá nhân Liên quan đến các ngân hàng trung bình, kết quả cho thấy một hệ thống quản trị công ty hợp lý Đối với các ngân hàng lớn, hệ thống quản trị công ty của các ngân hàng này bị vô hiệu hóa Do mức độ thanh khoản cao, các ngân hàng lớn tham gia vào các hoạt động cho vay quá mức mà không thông báo về những tổn thất không đáng có Nghiên cứu đóng góp đáng kể vào các nghiên cứu về tài chính thông qua thực nghiệm chứng minh rằng ảnh hưởng của quản trị công ty của các ngân hàng đối với chất lượng cho vay phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng
Doğan & Ekşi (2018) nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ Bằng phương pháp GMM và số liệu của 19 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2018, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT, thành viên quốc tịch nước ngoài và thành viên độc lập là các yếu tố có ảnh hưởng đến nợ xấu
Nghiên cứu của Nugraheni & Muhammad (2019) chỉ ra rằng đặc điểm của Hội đồng quản trị (HĐQT) có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia Đặc điểm HĐQT được xem xét bao gồm quy mô HĐQT, trình độ học vấn của thành viên, tần suất họp và kiến thức nền tảng về tài chính - ngân hàng.
Số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của 12 ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT tác động cùng chiều và số lượng cuộc họp có tác động ngược chiều đến nợ xấu Trong khi đó, học vấn và kiến thức nền tảng tài chính – ngân hàng không có ảnh hưởng đến nợ xấu
Nghiên cứu của Masud & Mamun (2019) chỉ ra rằng tính chu kỳ của tín dụng, rủi ro đạo đức và các thuộc tính quản trị công ty như quy mô và tính độc lập của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nợ xấu của 6 ngân hàng thương mại nhà nước tại Bangladesh giai đoạn 2012-2017.
Một trong số các nghiên cứu nổi bật về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM là nghiên cứu của Dong, Girardone & Kuo (2016) Tác giả đã thu thập dữ liệu của 103 NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 2003 – 2011, sau đó tác giả áp dụng phương pháp hồi quy GMM để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô HĐQT, thành viên tham gia điều hành ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu Các yếu tố thành viên nữ, thành viên quốc tịch nước ngoài, thành viên độc lập, thành viên kiêm nhiệm, số lượng cuộc họp có tác động động ngược chiều đến nợ xấu
Boussaada, Ammari & Arfa (2018) đã chứng minh có sự tồn tại ảnh hưởng của đặc điểm của HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn 2004 – 2015 Cụ thể, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy quy mô HĐQT, CEO kiêm nhiệm, cổ đông tổ chức có tác động cùng chiều đến nợ xấu; thành viên độc lập, thành viên quốc tịch nước ngoài có tác động ngược chiều đến nợ xấu
Balagobei (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM tại Sri Lanka từ năm 2013 đến năm 2017 Kết quả cho thấy số lương cuộc họp của HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu Trong khi đó, quy mô HĐQT, CEO kiêm nhiệm, thành viên độc lập không có ảnh hưởng đến nợ xấu
Một nghiên cứu khác của Adegboye, Ojeka và Adegboye (2020) đã phân tích tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) lên nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Nigeria trong giai đoạn 2009-2017 Nghiên cứu phát hiện rằng quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến nợ xấu thấp hơn, trong khi ban quản lý rủi ro lớn hơn và số lượng cuộc họp HĐQT thường xuyên hơn được liên kết với nợ xấu thấp hơn.
Số lượng cuộc họp của Ban quản lý rủi ro có tác động ngược chiều với nợ xấu, trong khi đó số lượng cuộc họp của HĐQT lại có tác động cùng chiều với nợ xấu.
Một nghiên cứu nổi bật khác là nghiên cứu của Akwaa-Sekyi & ctg (2018) Tác giả sử dụng số liệu của 102 NHTM tại Châu Âu giai đoạn 2008 – 2014 và phương pháp GMM Kết quả cho thấy thành viên nữ, quy mô HĐQT có tác động làm giảm nợ xấu Ngược lại, tuổi trung bình và thời gian làm việc của thành viên HĐQT có tác động làm tăng nợ xấu.
THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Qua phần tổng quan và lược khảo các nghiên cứu trước tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nợ xấu của
NHTM và nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới nhằm nhận diện các yếu tố đó Các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM có thể được phân loại thành hai nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong nội tại NHTM (Nguyen, 2015; Khan, 2020) và các yếu tố bên ngoài (Backer & ctg, 2015; Mazreku & ctg, 2018) Ảnh hưởng của HĐQT đến nợ xấu của NHTM thu hút sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu mà cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan giám sát ngân hàng có sự quan tâm đặc biệt
Thứ hai, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các
NHTM Việt Nam ít được chú ý Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các số liệu trên báo cáo tài chính và các yếu tố vĩ mô (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2018; Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan, 2018) Bên cạnh đó, tác giả thêm biến đại diện cổ đông nhà nước trong HĐQT vì đây là đặc thù của hệ thống NHTM Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước và có cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Việt Nam, là một nền kinh tế mới nổi Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để các NHTM Việt Nam xây dựng cơ cấu HĐQT một cách hợp lý hơn, từ đó có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu và thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ thống NHTM
Thứ ba, chiều hướng tác động của các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM không nhất quán Chẳng hạn như biến thành viên HĐQT độc lập và biến quy
23 mô HĐQT Một số nghiên cứu cho thấy thành viên HĐQT độc lập có tác động cùng chiều đến nợ xấu của NHTM (Tarchouna & cộng sự, 2021) nhưng nghiên cứu khác có kết quả ngược lại (Boussaada & cộng sự, 2018), Dong & cộng sự, 2016, Doğan & Ekşi, 2018) Hay biến quy mô HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu (Boussaada và cộng sự, 2018; Dong và cộng sự, 2016; Nugraheni và Muhammad, 2019; Doğan và Ekşi, 2018; Tarchouna và cộng sự, 2021) hoặc có tác động ngược chiều (Adegboye và cộng sự, 2020; Akwaa-Sekyi và cộng sự, 2018) Vì vậy, cần có nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về chủ đề nghiên cứu này
Nghiên cứu này kế thừa một phần ý tưởng từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đồng thời thực hiện bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, trong chương 3 tác giả sẽ trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu của đề tài
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống nền tảng lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm liên quan để từ đó, tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp Phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM được sử dụng để đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, trong nội dung chương 3, tác giả trình bày nguồn dữ liệu thu thập được, mô hình nghiên cứu đề xuất, phương pháp nghiên cứu và kiểm định tính vững của mô hình
Xác định vấn đề nghiên cứu
Tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Cơ sở lý thuyết về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của NHTM
Nghiên cứu KNSL của Đánh giá thực trạng RRTD tại các NHTM Việt
Sử dụng phương pháp định lượng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS,SGMM với mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng nhằm phân tích, đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt
Kết luận về tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chiều hướng tác động Đề xuất hàm ý chính sách
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nhằm nghiên cứu về tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của của 30 NHTM Việt Nam, được thu thập từ báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm và báo cáo thường niên từ năm 2012 đến 2020 Bên cạnh đó, dữ liệu của các biến kinh tế vĩ mô gồm lạm phát và tăng trưởng GDP được tác giả thu thập từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê trong cùng giai đoạn Cụ thể danh sách 30 NHTM được tác giả lựa chọn làm mẫu nghiên cứu được thể hiện ở Phụ lục 1 Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính toán các giá trị của các biến độc lập và biến phụ thuộc.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích sau đây để tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam:
- Thống kê mô tả: Với phương pháp mô tả này, các đặc điểm nổi bật của đặc điểm HĐQT và nợ xấu của các NHTM VN sẽ được thể hiện qua các chỉ số như số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất Từ đó, thông qua các chỉ số này, sẽ có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu
- Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến độc lập, biến kiểm soát và biến phụ thuộc với nhau
Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng được thực hiện bằng phần mềm Stata thông qua ba phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM Các kiểm định thống kê như F, Breusch-Pagan Lagrangian và Hausman được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất.
26 hồi quy và lựa chọn phương pháp ước lượng, tác giả ước lượng mô hình nghiên cứu bằng phương pháp được lựa chọn Bên cạnh đó, các kiểm định LM –Breusch và Pagan Lagrangian Multiplier và Wooldridge sẽ được thực hiện để xem xét các khuyết tật của mô hình như phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan Trong trường hợp mô hình có khuyết tật, tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình với phương pháp FGLS Cuối cùng là tác giả sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình Các kiểm định cụ thể như sau:
(i) Kiểm định F Được sử dụng để lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc FEM Với giả định
H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM
=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình Pooled OLS, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn FEM
(ii) Kiểm định Breusch – Pagan
Tiếp theo, để lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc REM Với giả định
H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp REM
=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình Pooled OLS, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn REM
Sau khi kiểm định lựa chọn mô hình theo phương pháp Pooled OLS hoặc FEM hay Pooled OLS hoặc REM, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM hoặc REM Với giả định
H0: Lựa chọn mô hình theo phương pháp REM, H1: Lựa chọn mô hình theo phương pháp FEM
=> Nếu P-value > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 chọn mô hình REM, bác bỏ giả thuyết H1 và ngược lại chọn mô hình FEM
(iv) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Hệ số VIF quyết định mức độ nghiêm trọng của đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy, nếu hệ số này không lớn hơn 10 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
(v) Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Có rất nhiều kiểm định để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi như kiểm định White, Modified Wald hay Breusch-Pagan Cụ thể trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để xem xét hiện tượng tự tương quan dựa trên mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM với giả thuyết
H0: không có phương sai sai số thay đổi, H1: có hiện tượng phương sai sai số
=> Nếu P-value < 5%, bác bỏ giả thuyết H0, tức mô hình gặp hiện tượng phương sai hoặc ngược lại
(iii) Kiểm định hiện tượng tự tương quan Để phát hiện hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldrige với giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan, H1: mô hình gặp hiện tượng tự tương quan
=> Nếu P-value < 5%, bác bỏ giả thuyết H0, mô hình gặp hiện tượng tự tương quan hoặc ngược lại.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4.1 Quy trình nghiên cứu
Xây dựng và thiết kế biến
Xử lý dữ liệu định lượng
Phân tích tác động của đặc điểm HĐQT tới nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam
Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, xác định khoảng trống nghiên cứu
Phân tích kết quả và thảo luận
Gợi ý chính sách và hạn chế của đề tài
Kiểm định mô hình hồi quy
Mô hình nghiên cứu tổng quát trong đề tài như sau:
Xjt : Các biến đại diện đặc điểm HĐQT của ngân hàng
Yjt : Các biến kiểm soát
∝ 𝑗𝑡 : Tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của ngân hàng
∝ 𝑖𝑡 : Tác động của biến kiểm soát đến nợ xấu của ngân hàng εjt: Phần dư của mô hình
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, để đánh giá tác động của các thuộc tính HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, tác giả đã hồi quy các biến đặc điểm HĐQT trên biến phụ thuộc NPL theo phương pháp SGMM Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả đã áp dụng hồi quy dữ liệu bảng (Doğan & Ekşi, 2018; Dong & cộng sự, 2016; Akwaa-Sekyi
& cộng sự, 2018) theo phương pháp SGMM Phương pháp SGMM do Arellano và Bond (1991) đề xuất là phù hợp vì giải quyết được các khuyết tật của mô hình dữ liệu bảng như tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, nội sinh Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:
NPLi,t = ∝0 + ∝1STATEi,t + ∝2BSIZEi,t + ∝3INDEPENi,t + ∝4DUALi,t + ∝5FEMALEi,t +
NPLi,t: Nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t
STATEi,t: Thành viên HĐQT là cổ đông nhà nước của ngân hàng i tại thời điểm t
BSIZEi,t: Số lượng thành viên HĐQT của ngân hàng i tại thời điểm t
INDEPEN i,t: Tỳ lệ thành viên HĐQT độc lập của ngân hàng i tại thời điểm t
DUALi,t: CEO kiêm nhiệm của ngân hàng i tại thời điểm t
FEMALEi,t: Tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT của ngân hàng i tại thời điểm t
LOANi,t : dư nợ cho vay của ngân hàng i tại thời điểm t
CAPi,t : Vốn ngân hàng i tại thời điểm t
GGDPt : Tăng trưởng GDP của Việt Nam εi,t : Sai số
Nghiên cứu sử dụng năm thước đo đặc điểm hội đồng quản trị: Thành viên HĐQT là đại diện cổ động nhà nước (STATE), quy mô hội đồng quản trị (BSIZE), thành viên độc lập của hội đồng quản trị (INDEPEN), CEO kiêm nhiệm (DUAL), thành viên nữ của HĐQT (FEMALE) Trong đó, STATE là biến giả, Quy mô hội đồng quản trị được tính bằng số lượng thành viên HĐQT trong ngân hàng trong năm Thành viên độc lập của hội đồng quản trị được xác định là tỷ lệ phần trăm của các thành viên độc lập trong tổng số thành viên HĐQT CEO kiêm nhiệm là biến giả, để chỉ vai trò kết hợp của CEO và chủ tịch hội đồng quản trị Thành viên nữ trong HĐQT được tính bằng tỷ lệ phần trăm của các thành viên nữ trong tổng số thành viên HĐQT Ngoài ra, các biến kiểm soát bao gồm dư nợ cho vay (LOAN), được tính bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản; vốn ngân hàng (CAP), được tính bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; tăng trưởng GDP hàng năm (GGDP)
Bảng 3 1 Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy
Biến Ký hiệu Nghiên cứu trước Kỳ vọng Công thức
Phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu NPL
Boussaada & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016), Doğan &
Tổng nợ xấu/tổng dư nợ Độc lập Đặc điểm
Al-Magharem & cộng sự (2020), Yang & cộng sự (2019)
Nhận giá trị 1 nếu có thành viên HĐQT là đại diện nhà nước, giá trị 0 còn lại
Boussaada & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016), Nugraheni
& Muhammad (2019), Doğan & Ekşi (2018), Tarchouna & cộng sự (2021)
+ Tổng số thành viên HĐQT
Thành viên HĐQT độc lập (INDEPEN)
Boussaada & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016), Doğan &
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên
Boussaada & cộng sự (2018), Tarchouna & cộng sự (2021)
Nhận giá trị 1 nếu kiêm nhiệm, giá trị
Thành viên nữ trong HĐQT (FEMALE)
Akwaa-Sekyi & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016) -
Tỷ lệ thành viên HĐQT nữ trên tổng số thành viên
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thành viên HĐQT là đại diện cổ đông nhà nước
Các ngân hàng có sự hiện diện của cổ đông nhà nước trong HĐQT là các ngân hàng chịu sự chi phối của nhà nước Các ngân hàng này thường có chính sách cho vay không hợp lý, hiệu quả hoạt động kém và rủi ro tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác do phải thực hiện các mục tiêu ổn định xã hội (Al-Magharem và cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, các ngân hàng này có mối liên kết chính trị, chịu sự chi phối cho các mục tiêu chính trị và chính phủ dễ dàng can thiệp trực tiếp vào các quyết định cho vay của ngân hàng thông qua đại diện của nhà nước trong HĐQT (Yang Sanjukta & Agyenim, 2019) Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H1: Sự hiện diện của cổ đông nhà nước trong HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu của NHTM
Quy mô HĐQT là một trong các yếu tố quan trọng được nhiều nghiên cứu trước sử dụng để dánh giá ảnh hưởng tới nợ xấu của NHTM Quy mô HĐQT lớn có thể góp phần quản trị NHTM hiệu quả hơn do có nhiều ý kiến chuyên sâu được thảo luận để tăng cường chức năng giám sát và hoạch định chính sách của HĐQT (Adegboye và cộng sự, 2020) Ngược lại, khi quy mô HĐQT lớn hơn có thể trở nên khó khăn hơn để các thành viên HĐQT phát biểu ý kiến, quan điểm của mình và đạt được kết quả đồng thuận Một HĐQT lớn hơn cũng có thể tạo ra các vấn đề về việc gặp gỡ, thảo luận khiến các thành viên HĐQT khó khăn hơn trong việc đóng góp vào việc giám sát và tư vấn (Doğan & Ekşi, 2018; Fernandes và cộng sự, 2017) Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Quy mô HĐQT có tác động cùng chiều đến nợ xấu của NHTM
Vai trò của các thành viên độc lập trong HĐQT là trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về quản trị công ty Một số lượng lớn các nhà nghiên cứu lập luận rằng các thành viên độc lập là những người giám sát tốt hơn các thành viên còn lại trong HĐQT vì họ có khả năng “độc lập” trong việc ra quyết định (Boussaada và cộng sự, 2018; Dong và cộng sự, 2016; Doğan & Ekşi, 2018; Tarchouna và cộng sự, 2021) Tính độc lập của HĐQT được Switzer & Wang (2013) coi là một chỉ số về năng lực của HĐQT để đảm bảo vai trò kiểm soát và giám sát độc lập có lợi cho hoạt động của công ty Ngoài ra, thành viên độc lập có tác động làm giảm xung đột lợi ích giữa thành viên HĐQT nội bộ và các cổ đông (Jensen
& Meckling, 1976) Vì vậy, mức nợ xấu có thể được giảm bớt với nhiều thành viên HĐQT độc lập hơn Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Thành viên độc lập có tác động làm giảm nợ xấu của NHTM
Sự kiêm nhiệm của CEO được định nghĩa là việc bổ nhiệm cùng một người, trong cùng một khoảng thời gian, vào hai vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT Lý thuyết đại diện cho rằng sự kiêm nhiệm của CEO cản trở khả năng giám sát quản lý của hội đồng quản trị
(Gafoor, Mariappan & Thyagarajan, 2018) Nếu tổng giám đốc và chủ tịch là cùng một người thì sẽ không có người khác giám sát hành động của họ và người đó sẽ rất quyền lực và có thể tối đa hóa lợi ích của mình, đi ngược lại lợi ích của các cổ đông và tăng nợ xấu (Dong và cộng sự, 2016) Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: CEO kiêm nhiệm có tác động cùng chiều đến nợ xấu của NHTM
Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cung cấp cái nhìn đa dạng về việc tổng hợp các nguồn lực, kỹ năng và tài năng từ các nguồn khác nhau, tăng khả năng đáp ứng thị trường và giá trị cũng như cải thiện quản trị công ty, từ đó là tăng lợi nhuận cho công ty (Akwaa-Sekyi và cộng sự, 2018) Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT của NHTM không những làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí mà còn có tác động giảm nợ xấu của NHTM (Dong & cộng sự, 2016) Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H5: Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT có tác động làm giảm nợ xấu của NHTM
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp tiếp cận khoa học gồm bốn bước: xây dựng mô hình thể hiện ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu, thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình, tiến hành kiểm định, và cuối cùng là phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được tác giả phát triển trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Sau đó, mô hình được ước lượng bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM
THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hình 4.1 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2017 – nay
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trong thời gian qua, các NHTM xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc Hội tuy nhiên Nghị quyết này sắp hết hiệu lực vào tháng 8/2022, như vậy áp lực nợ xấu đang ngày một tăng lên nhất là sau 2 năm covid 19
Cụ thể cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 Trong đó, giai đoạn 2016-
2019, ngành ngân hàng đã khá thành công với nhiệm vụ trọng tâm này khi đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống, có những bước tiến trong việc cơ cấu lại các TCTD, và đặc biệt giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu toàn ngành (tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu gộp lần lượt giảm từ 2,5% và 10,1% năm 2016 xuống còn 1,6% và 4,4% năm 2019) với sự góp sức không nhỏ từ việc triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc Hội về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các TCTD
Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu gộp giai đoạn 2016 - 2021
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và tiếp tục kéo dài với diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế, gây những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp Dự báo tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng mạnh kể từ năm 2020, và dự kiến sẽ còn tăng trong giai đoạn tới
Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này là 3,9%
Tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực
Trên thực tế, để ứng phó với diễn biến tiêu cực của nợ xấu, các TCTD đã chủ động phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro (tỷ lệ bao phủ nợ xấu bình quân của 28 NHTM niêm yết và Agribank (chiếm khoảng 80% thị phần tổng tài sản) đã tăng lên mức 150% cuối năm
2021, là mức cao nhất từ trước tới nay), song không thể phủ nhận nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gánh nặng đối với hệ thống TCTD là không nhỏ
Nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và đặc biệt là làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta trong
36 năm 2021 đã gây ra các tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân
Theo báo cáo tài chính năm 2021 mới được các ngân hàng công bố, nợ xấu có xu hướng gia tăng rõ rệt tại một số ngân hàng, thí dụ như VPBank (tăng 60% so với 2020), Vietinbank (49%), VIB (58%), HDB (43%)…v.v.; bình quân số dư nợ xấu 28 NHTM niêm yết và Agribank tăng 17,3% so với năm 2020
Nhằm giải quyết những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, Chính phủ, NHNN và các TCTD đã có những giải pháp thiết thực, kịp thời giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn như ban hành các Thông tư 01/03/14 nhằm thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Kết quả, lũy kế từ cuối tháng 1/2020 đến hết năm 2021 đã có khoảng 616 nghìn tỷ đồng nợ đã được cơ cấu lại; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 2,26 triệu khách hàng với tổng dự nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Số tiền ngành ngân hàng đã hỗ trợ nền kinh tế năm 2020 là khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng Năm 2021, con số này ước tính khoảng 52,9 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 01, 03 và 14) Năm 2022, theo Thông tư 14, các TCTD sẽ tiếp tục giảm lãi suất, phí, cơ cấu lại nợ…v.v.; với tổng mức hỗ trợ khoảng 20-25 nghìn tỷ đồng Bên cạnh đó, Thông tư 01, 03 và 14 cũng giúp hệ thống ngân hàng ghi nhận từ từ các khoản nợ xấu, tăng thời gian chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để có thể xử lý mà không gây ra cú sốc nợ xấu cho toàn ngành Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng Thông tư 14 hay các Thông tư 01, 03 chỉ trì hoãn việc ghi nhận phân nhóm nợ và nợ xấu trong 3 năm (2021- 2023) mà không phải là trực tiếp giải quyết nợ xấu cho các TCTD Mặc dù vậy, các TCTD đã chủ động phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm tăng khả năng bao phủ, xử lý nợ xấu hiện tại và 2-3 năm tới
Hình 4.3 Tỷ lệ bao phủ nợ xấu bình quân của 28 NHTM niêm yết và Agribank (%)
Điểm sáng của hệ thống TCTD thể hiện ở tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 150%, tăng từ mức 66% năm 2016 nhờ trích lập dự phòng rủi ro chủ động của các NHTM niêm yết Một số ngân hàng đã trích lập dự phòng cho toàn bộ các khoản nợ cơ cấu theo Thông tư 14 trước hạn, dẫn đến tỷ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất đạt mức kỷ lục (Vietcombank 424%, BIDV 219%, ACB 210%, ) Tuy nhiên, hệ thống TCTD không nên chủ quan vì tỷ lệ này chỉ tính nợ xấu nội bảng, chưa bao gồm nợ xấu bán cho VAMC và nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu, cũng như nguy cơ các khoản nợ nhóm 1,2 chuyển thành nợ xấu (nợ xấu gộp cao gấp 3,8 lần nợ xấu nội bảng năm 2021).
Dự báo nợ xấu toàn ngành năm 2022
Trong năm 2022, những yếu tố vĩ mô trên thế giới và Việt Nam tiếp tục có tác động lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động tới diễn biến nợ xấu của hệ thống các TCTD Những yếu tố được xem xét để dự báo nợ xấu trong năm 2022 bao gồm:
THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN
Mẫu nghiên cứu được tổng hợp từ số liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2020 Các quan sát trong bộ dữ liệu được thực hiện trên cơ sở loại bỏ các quan sát không phù hợp Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình được trình bày trong bảng 4.4
Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2020
Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 4.5 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Bảng 3 trình bày tổng quan về mối quan hệ các biến trong mô hình nghiên cứu
NPL STATE BSIZE INDEPEN DUAL FEMALE LOAN CAP GGDP
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ tương quan không rõ ràng Hệ số tương quan giữa các biến nằm trong khoảng từ -0,35 đến 0,28, đều nhỏ hơn 0,6 Điều này củng cố cho khẳng định rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình (Nguyễn Thị Thiều Quang & Hà Xuân Thùy, 2021).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS
Bảng 4.6 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, với các biến phụ thuộc là NPL
Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn p>t 95% khoảng tin cậy
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy các yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT có tác động đến nợ xấu của NHTM Việt Nam gồm STATE và các biến kiểm soát bao gồm LOAN, CAP, GGDP Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp Pooled OLS là không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu vì vậy, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương pháp FEM và REM để khắc phục hạn chế trên
4.3.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và REM
Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FEM
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn p>t 95% khoảng tin cậy
Nguồn: tính toán của tác giả
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp REM
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn p>t 95% khoảng tin cậy
Nguồn: tính toán của tác giả Để lựa chọn mô hình phù hợp giữa mô hình Pooled OLS và FEM, tác giả thực hiện kiểm định F kết quả cho thấy giá trị Prob > F = 0.0000 nên mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS Để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, kiểm định Hausman được thực hiện với biến phụ thuộc là ROA, kết quả cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0,0430 < 5% nên mô hình FEM là phù hợp hơn so với mô hình REM Để đánh giá mô hình có hiện tượng tự tương quan hay không, tác giả tiến hành kiểm định Wooldridge Kết quả cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0.0000 < 5% nên kết luận mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan
47 Để đánh giá hai mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không, tác giả tiến hành kiểm định Modified Wald Kết quả cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0,0000 < 5% nên kết luận mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Vì vậy, để khác phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện hồi quy theo phương pháp FGLS
4.3.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS
Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn p>t 95% khoảng tin cậy
Nguồn: tính toán của tác giả
Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy yếu tố thuộc về đặc điểm HĐQT có tác động đến nợ xấu của NHTM Việt Nam là STATE Các biến kiểm soát có tác động đến nợ xấu là LOAN và CAP
Sử dụng phương pháp FGLS có thể giúp kiểm soát các hiệu ứng không được quan sát cũng như phương sai thay đổi Tuy nhiên, vấn đề nội sinh, dẫn đến các ước lượng sai lệch và không nhất quán, vẫn có thể tồn tại Nguyên nhân là do không thể xác định chắc chắn liệu có tồn tại mối liên hệ quan hệ ngược chiều đồng thời giữa đặc điểm HĐQT, các biến kiểm soát và nợ xấu của ngân hàng hay không Để tăng cường kết quả nghiên cứu, phương pháp SGMM đã được áp dụng để xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình
4.3.4 Kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM
Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn p>t 95% khoảng tin cậy
Nguồn: tính toán của tác giả Để đảm bảo kết quả hồi quy theo phương pháp SGMM đáng tin cậy, các kiểm định cho biến công cụ phải cho thấy biến công cụ hiệu quả và kiểm định tự tương quan bậc 2 phải cho thấy không có hiện tượng tự tương quan bậc 2 Kết quả kiểm định Sargan và kiểm định AR(2) tại bảng 4.10 cho thấy biến công cụ hiệu quả và không có hiện tượng tư tương quan bậc 2 Do đó, phương pháp SGMM dùng để ước lượng mô hình là phù hợp
Kết quả từ bảng 4 cho thấy các yếu tố tác động và có ý nghĩa thống kê đối với nợ xấu của NHTM Việt Nam là thành viên HĐQT độc lập (INDEPEN) và thành viên nữ (FEMALE) Các yếu tố không có tác động đến nợ xấu là cổ đông nhà nước trong HĐQT (STATE), quy mô HĐQT (BSIZE), vai trò kiêm nhiệm (DUAL)
Biến thành viên HĐQT độc lập (INDEPEN) có tác động cùng chiều đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, trái với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu của Boussaada & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016), Doğan & Ekşi (2018) nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tarchouna & ctg (2021) Mặc dù sự hiện diện của thành viên HĐQT giúp giảm xung đột lợi ích trong nội bộ các thành viên HĐQT cũng như giám sát và kiểm soát tốt hơn hoạt động của NHTM Tuy nhiên, các thành viên HĐQT độc lập không có đầy đủ thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định tín dụng và do đó, không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tín dụng Các thành viên HĐQT có tham gia vào hoạt động quản lý ngân hàng sẽ có lợi thế về thông tin nội bộ và có cái nhìn rõ hơn, chính xác hơn về
49 hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng và tình hình nợ xấu của ngân hàng
Sự hiện diện của thành viên nữ trong HĐQT (FEMALE) có tác động làm giảm nợ xấu của NHTM, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu của Akwaa-Sekyi & cộng sự (2018), Dong & cộng sự (2016) Nữ giới thường thận trọng và đặt sự an toàn lên hàng đầu khi đưa ra các quyết định Nữ giới cũng có quan điểm linh hoạt hơn và cới mở hơn với các quan điểm khác biệt, ít có quan điểm áp đặt hơn so với nam giới và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận giữa các thành viên HĐQT Do đó, thành viên nữ trong HĐQT có tác động dung hòa giữa rủi ro và lợi nhuận trong các cuộc thảo luận về về đưa ra chiến lược phát triển của ngân hàng Kết quả là hoạt động của ngân hàng sẽ an toàn hơn, nợ xấu giảm khi có sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT của NHTM
Sự hiện diện của cổ đông nhà nước trong HĐQT (STATE) có tác động ngược chiều đến nợ xấu của các NHTM Điều đó có nghĩa là các ngân hàng do nhà nước chi phối sẽ có tác động làm giảm nợ xấu Kết quả này có thể là do các ngân hàng này đã có chiến lược cấp tín dụng hợp lý cũng như tập khách hàng có uy tín cao Quy mô HĐQT (BSIZE) có tác động làm tăng nợ xấu của NHTM khi NHTM có quy mô HĐQT lớn, khả năng thảo luận và đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác bị ảnh hưởng do sự không đồng thuận giữa các thành viên Từ đó dẫn đến các quyết định không chính xác về chính sách và chiến lược tín dụng được đưa ra và làm tăng nợ xấu của NHTM Cuối cùng, vai trò kiêm nhiệm (DUAL) có tác động làm giảm nợ xấu của NHTM Khi Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm CEO của ngân hàng đồng nghĩa với quyền lực tập trung vào một người Điều này là phù hợp vì CEO ngân hàng cần nhiều quyền lực để ra quyết định nhanh chóng trong một môi trường có sự biến động mạnh hàng ngày như lĩnh vực ngân hàng Tuy nhiên, các biến STATE, BSIZE, DUAL không có ý nghĩa thống kê
Trong chương 4, tác giả đã ước lượng mô hình tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam Để ước lượng mô hình này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các biến thuộc về đặc điểm HĐQT có tác động đến nợ xấu của các NHTM VIệt Nam là thành viên độc lập và thành viên nữ trong HĐQT
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở Chương 4, Chương 5 đưa ra những hàm ý chính sách cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của đặc điểm HĐQT và các biến kiểm soát đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam Sử dụng mẫu dữ liệu của 30 NHTM trong giai đoạn 2012 - 2020, bằng các phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM, kết quả nghiên cứu cho thấy chiều hướng tác động của các biến thuộc về đặc điểm HĐQT và các biến kiểm soát đến nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn 2012 -
Thành viên HĐQT độc lập có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng Họ có thể giúp ngân hàng đưa ra những quyết định cho vay sáng suốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn và cải thiện chất lượng tài sản Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự hiện diện của thành viên HĐQT độc lập có liên quan đến chất lượng tín dụng tốt hơn của ngân hàng Do đó, việc đảm bảo sự độc lập của các thành viên HĐQT là rất quan trọng để các ngân hàng có thể quản lý rủi ro hiệu quả và cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn cho khách hàng.
Sự hiện diện của thành viên nữ trong Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng thương mại (NHTM) có tác động tích cực đến việc giảm nợ xấu Thành viên nữ trong HĐQT đóng vai trò dung hòa giữa rủi ro và lợi nhuận trong các cuộc thảo luận về chiến lược phát triển của ngân hàng, dẫn đến hoạt động của ngân hàng an toàn hơn và giảm nợ xấu.
CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG XÂY DỰNG CƠ CẤU HĐQT HỢP LÝ
Thứ nhất, do thành viên HĐQT độc lập thiếu thông tin trong quá trình ra quyết định tín dụng và anh hưởng trực tiếp đến chất lương tín dụng do đó, để giảm nợ xấu, thành viên HĐQT độc lập cần tham gia giám sát chặt chẽ hơn quá trình ra quyết định tín dụng, bên cạnh đó, ban quản lý ngân hàng cần cung cấp thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, kịp thời hơn cho thành viên HĐQT độc lập từ đó, việc giám sát và kiểm soát chất lượng tín dụng của thành viên HĐQT sẽ hiệu quả hơn và có chất lương cao hơn
Thứ hai, tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động làm giảm nợ xấu của NHTM
Cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của phụ nữ trong HĐQT có tác động tích cực đến việc giảm nợ xấu của ngân hàng thương mại (NHTM), vì vậy việc tăng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT được coi là một biện pháp cần thiết để cải thiện công tác quản trị rủi ro tại các NHTM.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả nhận thấy vẫn còn những hạn chế cần được bổ sung, cải thiện trong tương lai.
Thứ nhất, hệ thống NHTM Việt Nam có đặc thù là được chia thành hai nhóm: Nhóm các NHTM do nhà nước chi phối và nhóm các NHTM tư nhân Trong nghiên cứu này, tác giả gộp cả hai nhóm thành mẫu nghiên cứu Điều này chưa thực sự phù hợp Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ chia thành hai nhóm riêng biệt và đánh giá tác động của đặc điểm HĐQT đến nợ xấu của từng nhóm
Thứ hai, mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các NHTM, không bao gồm các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Vì vậy, trong các nghiên cứu trong tương lai, tác g ỉa sẽ bổ sung thêm các nhóm ngân hàng này vào mẫu nghiên cứu
Thứ ba, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá rủi ro tín dụng trong khi nớ, dự phòng rủi ro tín dụng cũng là thước đo rủi ro tín dụng vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ sử dụng chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng, bên cạnh biến nợ xấu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Adegboye, A., Ojeka, S., & Adegboye, K (2020) Corporate governance structure, Bank externalities and sensitivity of non-performing loans in Nigeria Cogent Economics & Finance, 8(1), 1-21
Akwaa-Sekyi, E K., Moreno, J., Miglietta, F., & Roncone, V (2018) How does board characteristics and insider ownership affect non-performing loans (NPLS) in European banking? New Trends in Accounting and Management, 14, 1-66
Allayannis, G., Lel, U., & Miller, P (2012) The use of foreign currency derivatives, corporate governance, and firm value around the world Journal of International Economics, 87(1), 65-79
Al-Magharem, A., Haat, M., Hashim, H., & Ismail, S (2020) The impact of ownership structure and macroeconomic factors on credit risk: Evidence from Gulf Cooperation Council (GCC) countries Journal of Sustainability Science and Management, 15(3), 134-
Arellano, M., & Bond S (1991) Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and application to employment equations The Review of Economic Studies, 58, 277–297
Backer, B D., Caju, P, D., Emiris, M., & Van Nieuwenhuyze, C (2015) Macroeconomic determinants of non-performing loans Economic Review, 3, 47-65
Balagobei, S (2019) Corporate governance and non - performing loans: Evidence from listed banks in Sri Lanka International Journal of Accounting & Business Finance, 5(1), 72-85
Basel Committee on Banking Supervision (2016) Prudential treatment of problem assets
– Definitions of non-performing exposures and forbearance Bank for International
Batten, J., & Vo, X V (2019) Determinants of bank profitability – Evidence from Vietnam Emerging Markets Finance and Trade, 55(1), 1-12
Bennouri, M., Chtioui, T., Nagati, H., & Nekhili, M (2018) Female board directorship and firm performance: What really matters? Journal of Banking and Finance, 88, 267–291
Berger, A., & DeYoung, R (1997) Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks Journal of Banking and Finance, 21, 849–870
Boussaada, R., Ammari, A., & Arfa, N B (2018) Board characteristics and MENA banks' credit risk: A fuzzy-set analysis Economics Bulletin, 38(4), 2284-2303
Bosse, D A., & Phillips, R A (2016) Agency Theory and Bounded Self-Interest Academy of Management Review, 41(2), 276–297
Cadbury, A (1992) Report of the committee on the financial aspects of corporate governance Vol 1, Gee
Caprio, G., & Levine, R (2002) Corporate governance in finance: Concepts and international observations Financial sector governance: The roles of the public and private sectors, 17-50
Castrillón, G., & Alfonso, M (2021) The concept of corporate governance Visión de Futuro, 25(2) https://doi.org/10.36995/j visiondefuturo.2021.25.02R.005.en
Chính phủ (2012) Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015
Claessens, S (2003) Corporate Governance and Development (October 2003).Available at SSRN: https://ssrn.com/abstractd2721 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.642721
Doğan, B., & Ekşi, I H (2020) The effect of board of directors characteristics on risk and bank performance: Evidence from Turkey Economics and Business Review, 6(20), 88-104
Donaldson, L., & Davis, J H (1991) Stewardship Theory or Agency Theory: CEO Governance and Shareholder Returns Australian Journal of Management, 16(1), 49–65
Dong, Y., Girardone, C., & Kuo, J M (2016) Governance, efficiency and risk taking in Chinese banking The British Accounting Review, 49(2), 211-229
Duong, K D., Vu, D N., Le, K D., & Nguyen, D V (2022) Do Political Connections and Bank Funding Diversity Increase NonPerforming Loans: New Evidence from the Bayesian Approach Montenegrin Journal of Economics, 18(4), 79-92
Duru, A., Iyengar, J., & Zampelli, E (2016) The dynamic relationship between CEO duality and firm performance: The moderating role of board independence Journal of Business Research, 1–9
European Central Bank (2018) Guidance to banks on non-performing loans
Fernandes, C., Farinha, J., Martins, F V., & Mateus, C (2017) Supervisory boards, financial crisis and bank performance: Do board characteristics matter? Journal of Banking
Gafoor, C P., Mariappan, V., & Thyagarajan, S (2018) Board characteristics and bank performance in India IIMB Management Review, 30, 160-167
Glinkowska, B., & Kaczmarek, B (2015) Classical and modern concepts of corporate governance (Stewardship Theory and Agency Theory) Management, 19(2), 84–92
Huỳnh Thị Hương Thảo (2018) Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 202, 36-44
Jensen, M., & Meckling, W (1976) Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs, and ownership structure Journal of Financial Economics, 3(4), 305–360
Johnson, B L (1995) Resource Dependence Theory:A Political Economy Model of Organizations, 1–21
IMF (2005) The Treatment of Nonperforming Loans Meeting of the Advisory Expert Group on National Accounts
Kanagaretnam, K., Lobo, G J., & Mathieu, R (2003) Managerial incentives for income smoothing through bank loan loss provisions Review of Quantitative Finance and Accounting, 20(1), 63–80
Kaymak, T., & Bektas, E (2008) East Meets West? Board Characteristics in an Emerging Market: Evidence from Turkish Banks Corporate Governance, 16(6), 550-561
Khan, M A., Siddique A., & Sarwar, Z (2020) Determinants of non-performing loans in the banking sector in developing state Asian Journal of Accounting Research, 5(1), 135-
Kao, M., Hodgkinson, L., & Jaafar, A (2019) Ownership structure, board of directors and firm performance: Evidence from Taiwan Corporate Governance, 19(1), 189–216
Keay, A (2017) Stewardship Theory: Is Board Accountability Necessary? International
Journal of Law and Management, 59(6), 1292–1314
Laeven, L (2013) Corporate governance: What’s special about banks? Annual Review of
Levine, R (2004) The Corporate Governance of Banks: A Concise Discussion of Concepts and Evidence Policy Research Working Paper;No.3404 World Bank, Washington, D.C
Mazreku, I., Morina, F., & Misiri, V., Spiteri, V J., & Grima, S (2018) Determinants of the Level of Non-Performing Loans in Commercial Banks of Transition Countries
Masud, A A., & Mamun, S A (2019) Firm-Characteristics, Corporate Governance and Non-Performing Loans (NPLs) of State-Owned Commercial Banks of Bangladesh
Martinez, M., & Alvarez, I (2019) Do board characteristics drive firm performance? An international perspective Review of Managerial Science, 1–47
Nguyen, T M H (2015) Non-Performing Loans: Affecting Factor for the Sustainability of Vietnam Commercial Banks Journal of Economics and Development, 17(1), 93-106
Nguyễn Thị Thiều Quang & Hà Xuân Thùy (2021) Vai trò của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong giai đoạn COVID-19 Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh châu Á, 32(5),18-40
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014) Quyết định 22/VBHN-NHNN ngày 04 tháng 06 năm 2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
Nugraheni, P., & Muhammad, R (2019) Board of directors and credit risk: An empirical study of Indonesian Islamic banks Jurnal Keuangan dan Perbankan, 23(4), 503-513
Nienhüser, W (2008) Resource dependence theory: How well does it explain behavior of organizations? Management Review, 19(1), 9–32
Ntim, C G (2018) Defining corporate governance: Shareholder versus stakeholder models in “Global Encyclopedia of Public Administration, Public Policy and Governance”, Springer, USA
Panda, B., & Leepsa, N M (2017) Agency theory: Review of Theory and Evidence on Problems and Perspectives Indian Journal of Corporate Governance, 10(1), 74–95
Paz-Ares, C (2004) Corporate governance as a value creation strategy Barcelona:
InDret Available in: http://repositorio.uchile.cl/handle/2250/108222
Phạm Dương Phương Thảo & Nguyễn Linh Đan (2018) Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tạp chí Chính Sách & Thị trường
Pugliese, A., Minichilli, A., & Zattoni, A (2014) Integrating Agency and Resource Dependence Theory: Firm Profitability, Industry Regulation, and Board Tasks Performance Journal of Business Research, 67(6), 1189–1200
Ramdani, D., & Witteloostuijn, A (2010) The Impact of Board Independence and CEO Duality on Firm Performance: A Quantile Regression Analysis for Indonesia, Malaysia, South Korea and Thailand British Journal of Management, 21, 607–626
Schillemans, T., & Bjurstrứm, K H (2020) Trust and verification: balancing agency and stewardship theory in the governance of agencies International Public Management Journal, 23(5), 650–676
Shleifer, A., & Vishny, R W (1997) A survey of corporate governance The journal of finance, 52(2), 737-783
Switzer, L N., & Wang, J (2013) Default risk estimation, bank credit risk, and corporate governance Financial Markets Institutions & Instruments, 22(2), 91–112
Tarchouna, A., Jarraya, B., & Bouri, A (2021) Do board characteristics and ownership structure matter for bank non‑performing loans? Empirical evidence from US commercial banks Journal of Management and Governance, 26, 479-518
Terjesen, S., Couto, E., & Francisco, P (2016) Does the presence of independent and female directors impact firm performance? A multi-country study of board diversity
Journal of Management and Governance, 20, 447–483
Yang, L., Sanjukta, B., & Agyenim, B (2019) Impact of Ownership Structure and Ownership Concentration on Credit Risk of Chinese Commercial Banks International
Youssef, M Tarek (2007) Corporate Governance An Overview – Around the Globe, http://www.eiod.org/uploads/Publications/Pdf/Corp.%20Governance-1.pdf