ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG NE GAY Tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Giảng viên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
NE GAY
Tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thị Phương ThaoSinh viên: Trần Minh Thư
Mã sinh viên: 19050740 Lớp: QH-2019-E TCNH CLC 3
Hà Nội, Tháng 4 năm 2023
(H4
Trang 2LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết Khóa luận “Tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các
số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu của khóa luận là trung thực và tài liệu
tham khảo đã được ghi rõ nguồn trích dẫn.
Nếu phát sinh bất kì sự sao chép nào từ kết quả nghiên cứu hoặc số liệu nghiên cứu, tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và hội đồng
Hà Nội, tháng 4 năm 2023
Sinh viên
Trần Minh Thư
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô Khoa TCNH của trường Đại
học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiên thức hết sứcquý báu giúp người viết hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân Thời gian học tập tại trường
là khoảng thời gian rất đáng trân trọng, và bổ ích rất nhiều để bản thân em có thể tự tin hơn
trên chặng đường sắp tới.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS Lê Phương Thảo Cô đã không
quản thời gian sớm muộn hỗ trợ nhiệt tình, tận tình góp ý từ những bước chọn lựa đề tài đến
việc nhận xét, chỉnh sửa bổ sung để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh nhất
Lời cuối cùng, tác giả xin kính chúc sức khỏe Quý Thầy cô khoa TCNH nói riêng và toàn thểQuý Thầy cô của Trường Đại học kinh tế- ĐHQGHN, kính chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe và
may mắn trên hành trình của sự nghiệp để dìu dắt nhiều khóa sinh viên thành công
Trang 4MỤC LỤC
Table of Contents
MUC LUC nnnnnnnnne 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT sessssssssssssescssssssssssssecssscssscscscsssssssssssssssacacacacscscsssassssssasscacacseee 6 DANH §ÝJ1/vŸ 71) ICREEEEAEaAaU 8
CHƯƠNG 1: TONG QUAN ĐỀ TÀI .- °- ° 2 2 s£S£Es£E£Es£ESESEEESEEESEEESEEkEEEErrsrerrsri 9 1.1 Tinh cap thiét ctia dé n6 9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1.2.2 Mục tiêu Cụ thỂ - -¿- c2 E221 1 512119113111 11 3101 1 1111 1T TH TH TH TT TH TH TT TH TT TH TT rà 900/20/42) e 10
NỔ Ni À1) 00/0/4200 0 10
1.4.1 DOI tUOng NGHIEN 05 00 ố 10
1.4.2 d0 0020) 109 0 .‹‹‹‹a 10
1.5 Phương pháp nghiên CỨU - - - - G G0 0 cọ 09900 11 (ác 0/2000 8 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TONG QUAN NGHIÊN CỨU - 2-2-2 2£ s£zszszs 13
2.1.1 NHTM và vai trò của NHTM trong nền kinh tẾ ¿- ¿55c S223 3 9233212311111 1111111111111 re 13
2.1.2 Cac hoat Gong co ban 0v 00 1ï 0 ố 14 2.1.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ccccccescescescessecesscsssesccseeseeseesecseeseseaseaees 17
2.2 Tổng quan về chính sách tÏền tệ - - Ă 0 000000 n0 0000 075 8g 21
2.3 Tổng quan nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của ngân hàng
GÁ1111111811515 1311515151115 1511 181118111111 15111111113111813 151915111315 111 1113191113 131113 1981139391931 3 22 xeE 29
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới - ¿L1 St 133112111 11512111 2111111711111 2111111111111 1111111 11111EE 29
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƯỚC -¿- ¿+ +5 2t 1 511115123111 31 1 11 3111 11 01 011C HT TT TH TH TH TH 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - + +2 E2 £3EE23EE29525E£2552552255225525525 32
CHƯƠNGG 4: Thực trạng về tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt NAM 7 << 0G G0600 80005055 0800855999968 66 33
KẾT LUẬN CHƯƠNNG 4 - << < EE Es EEE SE 8S 3 SE E13 9 69 5185 519 365 ke 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, °- 2 £* £.E£ SE ££EzS££zEzS£z£zEzs£z£z£zsz 45 TÀI LIEU THAM KHẢO << SE E8E£ESE#E£EESEEEESE#EEESE5E£EESEsEzEESEsEZEESEs SE zEZszsee 49
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 USD Đô la Mỹ
2 VND Đơn vị tiền tệ
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 NHNN Ngân hang nhà nước
10 NOM Thu ngoài lãi biên ròng
11 NIM Tỷ lệ thu lãi biên ròng
12 TNHDB Thu nhập hoạt động biên
13 ESP Lợi nhuận sau thuế
14 ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
15 ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
16 MPU Memory protection unit
17 ESOP Kế hoạch phát hành cổ phiếu
Trang 7DANH MỤC BẢNG
STT
1 Sơ đồ 1 Khái quát hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM
2 Hình 2.1.2 Quan điểm của trường phái Keynes về tác động của cung tiền tăng
3 Hình 4.1.2: Quan điểm của trường phái Keynes về tác động của cung tiền giảm
4 Bảng 4.1 Quy mô tài sản của 15 NHTMCP(2019)
5 BẢNG 4.2 Tỷ lệ thực hiện LNTT của NHTM
6 Bang 4 3 Lợi nhuận ngành ngân hang(ty đồng)
7 Bảng 4 4 Thu nhập ngoài lãi (tỷ đồng)
8 Bảng 4.5 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
9 Hình 4 2 Biểu đồ diễn biến CPI năm 2019
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế,ngân hàng là một định chế tài chính giữ vị trí quan trọng nhất.Cơ quanquản lý hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Ngân hàng nhà nước (hay còn gọi
là ngân hàng trung ương) sẽ điều chỉnh cung tiền và thanh khoản và lãi suất nhằm kiểm soát
lạm phát và ổn định nền kinh tế.Hệ thống ngân hàng kênh chủ yếu để chuyển tải tác động của
chính sách tiền tệ đến nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng này Bên cạnh
đó,chính sách tiền tệ cũng đặt mục tiêu ổn định duy trì hệ thống tài chính và ngân hàng
Từ đầu năm 2022 đến nay, bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn ra một cách khó lường, nguy
cơ suy thoái gia tăng (áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng; đồng USD quốc tế tăng giá mạnh; Fedtăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn; xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung
ương trên thế giới; căng thẳng Nga - Ukraine ) Đến nay, có 257 lượt tăng lãi suất trên toàn
cầu (2021 là 113 lượt tăng) Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang đang có sự phục hồi tích cực
nhưng cũng cần phải chuẩn bị một số biện pháp và chính sách nhằm khắc phục và đề phòng
rủi ro trong tương lai Đặc biệt, Ngân hàng thương mại được coi như một chìa khoá quan
trọng đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động nhịp nhàng Với xu thế hội nhập và cạnhtranh quy mô toàn cầu thì việc đảm bảo kết quả hoạt động tốt của các ngân hàng thương mại
là rất quan trọng cho sự thúc đẩy và phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam
Vì vậy nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với hiệu quả hoạt động của NHTM
tại Việt Nam là rất cần thiết nhằm giúp CSTT tăng cường hiệu quả trong việc giúp NHTM phát
triển và đạt kết quả tốt trong tương lai
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được ứng dụng thành 2 nhóm mục tiêu sau:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện và xác định mức độ tác động của chính sách tiền tệ đến
kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Trang 91.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 mục tiêu cụ thể sau đây:
- _ Nhận diện các yếu tố tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Phan tích tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
- Đề xuất một số hàm ý, khuyến nghị nhằm hạn chế tác động của chính sách tiền tệ đến
kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được những mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu hướng đến việc trả lời các câu hỏi
3 Những định hướng, khuyến nghị hay hàm ý chính sách nào để nâng cao hiệu quả các yếu
tố ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
10
Trang 10Đề tài nghiên cứu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
*Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ tới hoạt động của NHTM qua từ 2019-2022
* Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp giữa phương pháp định tính tổng hợp, mô tả cơ
sở lý thuyết về chính sách tiền tệ trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, đánh giá sơ bộ về chính sách tiền tệ khi áp dụng vào NHTM tại Việt Nam Tác giả tiến hành tìm kiếm, thu thập,
tổng hợp, phân tích dữ liệu từ các tài liệu thứ cấp
- _ Phương pháp phân tích và tổng hợp:
e Phuong pháp phân tích: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những
bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khaithác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiếtphục vụ cho đề tài nghiên cứu
e Phuong pháp tổng hợp: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận,
những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể
để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
1.6 Kết cấu nghiên cứu
Ngoài các phần Lời cảm ơn, Tóm tắt, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng, Danh mục
sơ đồ, Danh mục bảng biểu, Phần mở đầu thì Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
11
Trang 11Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng về tác động của chính sách tiền tệ đến kết quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
12
Trang 12CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về NHTM
2.1.1 NHTM và vai trò của NHTM trong nền kinh tế
Trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá, ngân hàng luôn là hệ thống chủ chốtđảm bảo các nhu cầu và dịch vụ cần thiết giúp nền kinh tế phát triển Do đó từ những hệthống ngân hàng đơn giản nay trở nên lớn mạnh và phát triển thành những tập đoàn tàichính lớn.Ngân hàng thương mại là định chế tài chính,có nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi từcông chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay và đầu tư đồng thời cung cấpcác dịch vụ ngân hàng khác.Từ “thương mại” có nghĩa là hầu hết các ngân hàng thương mạidành phần lớn nguồn lực của họ để đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.Tuy nhiêntrong những năm gần đây ngân hàng thương mại còn chào bán các dịch vụ tài chính tới
người tiêu dùng và các cơ quan chính phủ.Hơn nữa,nhiều tập đoàn hay công ty sở hữu
ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài chính khác như tư vấn đầu tư,bảo lãnh phát hànhchứng khoán,bảo hiểm,lập kế hoạch tài chính, Do đó ngân hàng thương mại có thé đápứng bao quát nhất các nhu cầu về dịch vụ tài chính trong nền kinh tế toàn cầu
Có thể nói,ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.Họ nắm giữ
tỷ lệ tổng tài sản lớn của hầu hết tất cả các định chế tài chính ở các quốc gia.Các ngân hàngcòn là phương tiện chủ yếu để thực hiện thanh toán,cung cấp khoản tín dụng,tham gia thịtrường trái phiếu,tín phiếu Ngoài ra họ còn là nguồn tạo ra tín dụng tiêu dùng quan trọngnhất,cung cấp vốn lưu động, vốn trung hạn, dài hạn cho các doanh nghiệp,là những ngườimua chủ yếu các chứng khoán nợ do chính phủ phát hành
Với vai trò thanh toán, NHTM đại diện cho khách hàng thanh toán việc mua hàng hoá, dịch
vụ bằng cách phát hành, bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử
Với vai trò bảo lãnh, NHTM cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng
thanh toán.
Với vai tro đại lý, NHTM thay khách hàng quản lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán,
13
Trang 13Với vai trò thực hiện chính sách, NHTM còn là một nơi quan trọng để truyền tải tác động
của chính sách tiền tệ, chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết tăng trưởng kinh
tế và các mục tiêu xã hội
2.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính chuyên nghiệp nhằm tạo lập và cung cấp cácdịch vụ tài chính, tiền tệ cho công chúng và thực hiện các vai trò khác nhau trong nền kinh
tế Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thành công hay không còn phụ thuộc vàokhả năng cung cấp các dịch vụ cho công chúng theo giá cạnh tranh trên thị trường Ngân
hàng thương mại có các hoạt động kinh doanh cơ bản như sau:
Chức năng luân chuyển tài sản Chức năng cung cấp
dịch vụ
- Dịch vụ thanh toán và Hoạt động huy động
von
Hoạt động sử dung
vôn ngân quỹ.
- Bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại tệ
- Vốn chủ sở hữu - Hoạt động tín dụng - Uy thác, đại lý
eee nước - Kinh doanh chứng
- Tiên gửi tiêt kiệm - Hoạt động đầu tư
Trang 14a Chức năng luân chuyển tài sản:Chức năng này của ngân hàng thương mai sẽ thực
hiện hoạt động sau
* Hoạt động huy động vốn:là hoạt động mang tính chất tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân
hàng Để đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, các NHTM thực hiện huy động
vốn từ
Vốn chủ sở hữu: đây là vốn khởi đầu và bổ sung trong quá trình hoạt động Tuy vốnchủ sở hữu chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng thường sẽ có khoảng 10% tổng số
vốn nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng trong ngân hàng Vốn chủ sở hữu giúp
các ngân hàng mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô huy động, mua các tài sản cốđịnh, góp vốn liên doanh, cấp vốn cho các tổng ty con và các hoạt động kinh doanh
khác.Trong quá trình phòng vệ,nó cũng sẽ giúp giảm bớt rủi ro của ngân hàng,là
đệm bảo vệ ngân hàng trước nguy cơ phá sản.Nguồn vốn chủ sở hữu có vốn điều
lệ,lợi nhuận giữ lại và các quỹ ngân hàng sẽ hình thành trong quá trình kinh doanh
và các tài sản theo quy định của nhà nước.
Tiền gửi tiết kiệm và giao dịch: tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là của dân cư chiếm tỷ lệkhá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng thương mại Không chỉ thế còn cócác khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tổ chức xã hội, các khoản tiền gửi
là khoản đã đang phải trả các xác định thời gian hoặc các khoản tích luỹ của doạnh
nghiệp Bên cạnh đó,NHTM còn huy động các khoản tiền gửi không kỳ hạn, là khoảntiền mà doanh nghiệp và người dân có thể rút bất kỳ khi nào.Nó bao gồm tiền gửi
thanh toán và tiền gửi nhằm đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng
Phát hành chứng khoán: thông qua thị trường tài chính, giờ đây các ngân hàngthương mại có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,
kỳ phiếu, các giấy tờ khác có nhiều loại kỳ hạn, lãi suất khác nhau nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đáp ứng các nhu cầu nắm giữ các tài sản khác
nhau của khách hàng, khi đó ngân hàng thương mại sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Vay từ ngân hàng thương mại khác: trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu các
ngân hàng nhận thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng có tăng mạnh hoặc ngân quỹ
15
Trang 15bị thiếu hụt do có nhiều dòng tiền cần sử dụng thì khi đó các ngân hàng thương mại
có thể vay nợ tại các ngân hàng khác như NHNN qua hình thức chiết khấu, tái chiếtkhấu các loại tài sản và giấy tờ có giá, các hợp đồng tín dụng đã cung cấp cho khách
hàng, hoặc vay một số tổ chức tài chính trên thị trường nhằm bổ sung tạm thời khi
thiếu hụt về vốn.
e Vay từ Ngân hàng Trung ương: Loại khoản vay này còn được gọi là vay từ cửa sổ
chiết khấu Nếu một ngân hàng vay quá thường xuyên tại cửa sổ chiết khấu thì nóchứng tỏ là bị thiếu quỹ lâu dài chứ không phải là tạm thời, và do đó có thể bị ngânhàng trung ương từ chối cấp khoản vay Vì thế các ngân hàng thường thích vay trênthị trường liên ngân hàng, mặc dù lãi suất ở đây biến động hơn so với lãi suất chiết
khấu.
* Hoạt động sử dụng vốn: đây là chức năng trong hoạt động luân chuyển tài sản của cácngân hàng thương mại là thực hiện hoạt động tín dụng và đầu tư Đó là hoạt động dem
lại nguồn thu cho ngân hàng và bù các chỉ phí hoạt động.
Hoạt động tín dụng: đây là một trong những hoạt động cơ bản, truyền thống và
đóng góp vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động nhằm tạo ra phần thu
nhập lớn của ngân hàng thương mại Dù đó là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn
lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, nhằm quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (như rủi ro tín dụng,rủi ro thanh
khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức) khi rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế.
Hoạt động đầu tư: nhằm đa dạng hoá sử dụng vốn, tăng lợi nhuận, đề phòng rủi
ro thanh khoản thì các ngân hàng thương mại còn thực hiện các khoản đầu tư
như: hoạt động đầu tư gián tiếp(chính là đầu tư trên thị trường chứng khoán
thông mua việc mua bán chứng khoán do chính phủ, công ty phát hành), các hoạt
động trực tiếp(góp vốn doanh nghiệp, công ty tài chính)
b Chức năng cung cấp dịch vụ
Để đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng,đa dạng hoá nguồn thu và phát triểncùng với nền kinh tế, thì các hoạt động cung cấp dịch vụ mang lại cho ngân hàng
16
Trang 16thương mại những khoản thu nhập không nhỏ Các hoạt động dịch vụ này gồm dịch
vụ thanh toán, ngân quỹ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, uy thác, đại lý, kinh doanh
chứng khoan Ngoai ra với xu thế công nghệ 4.0 các ngân hàng thương mại còn phattriển và cung cấp các dịch vụ như dịch vụ thẻ, Internet banking, Phonebanking, QR và phát triển mạnh dich vụ ngân hàng toàn cầu
2.1.3 Cac phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.3.1 Phương pháp đánh giá các nhóm chỉ tiêu
Để đánh giá, phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở cấp ngành và cấpquản lý của chính phủ thì các hệ số tài chính là công cụ sử dụng nhiều nhất
Mỗi hệ số đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai biến số tài chính qua đó phân tích
và so sánh giữa các ngân hàng khác nhau và phân tích xu hướng biến động của các biến số
theo thời gian Có nhiều hệ số tài chính được sử dụng nhằm đánh gia các khía cạnh hoạt
động khác nhau của ngân hàng, hệ số tài chính này bao gồm tỷ số phản ảnh khả năng sinhlời, tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của ngân hàng
e Nhóm chỉ tiêu phan ánh kha năng sinh lời: ở đây nhóm chỉ tiêu này sẽ giúp phan
ánh tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh theo thông lệ quốc tế gồm các chỉ
tiêu sau: thu lãi biên ròng(NIM), thu ngoài lãi biên ròng(NOM), thu thập hoạt động
bién(TNHDB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu(ESP), thu nhập ròng trên tổng tài
sản(ROA) và thu nhập tổng vốn chủ sở hữu(ROE)
Tổng thu nhập — tổng chỉ phí
Tổng tài sản có sinh loi(h)téng tài san có
NOM = Tổng thu nhập ngoài lãi — tổng chi phí ngoài lãi
7 Tổng tài sản có
Tổng thu hoạt động — tong chi phí hoạt độn
TNHĐB = kảcbic- Ã4áháadhhon di là ANNEikoii› Ẩholnd àhiua ào dài.
Tổng tài sàn có
17
Trang 17Pep = Loi nhuan sau thué
_ Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên rong (NOM), thu nhập hoạt động
biên (TNHĐB) phản ánh năng lực sử dụng nguồn tài sản và vốn của hội đồng quảntrị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ
yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tang của chi phí (chủ yếu là chỉ trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân
viên và phúc lợi) Tỷ lệ thu nhập lãi biên ròng đo lường mức chênh lệch giữa thu từ
lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt
chẽ tai sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp Ngược lại,tỷ lệ thungoài lãi biên ròng đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu lànguồn thu phí từ các dịch vụ với các chỉ phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồmtiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dung) Còn thu
nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi
cổ phiếu hiện hành đang lưu hành.ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu
quả quản lý Nó chỉ ra rằng khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá
trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng ROA được sử dụng rộng
rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân
hàng, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vaykhông năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức Ngược lại,mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơcấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước
18
Trang 18những biến động của nền kinh tế ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho
các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việcđầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mứchợp lý) Chỉ tiêu này cũng được sử khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động
nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn xem xét mỗi quan hệ giữa
chỉ tiêu ROA và ROE vì trên thực tế hai chỉ tiêu này phản ảnh sự đánh đổi cơ bản
giữa rủi ro và thu nhập Chính điều này cho thấy một ngân hàng có thể có ROA thấp
nhưng vẫn có thể đạt được ROE khá cao do họ sử dụng đòn bảy tài chính lớn.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí:NÑgân hàng thương mai trong suốt quá
trình hoạt động cần phải đưa ra các chiến lược tối đa hoá lợi nhuận, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách giảm chi phí hoạt động, tang năng suất lao động và
nâng cao trình độ và nghiệp vụ của nhân viên.
Do vậy cách để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng và năng suất nhân viêngồm các chỉ tiêu sau:
Tổng chỉ phí hoạt động, thu từ các hoạt động: là thước đo phản ánh giữa đầu vào và
đầu ra hay còn cách khác là phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của
ngân hàng Năng suất lao động cũng là một thước đo phản ảnh hiệu quả sử dụng lao
động của ngân hàng
Tổng thu hoạt động, tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Hệ số này caophản ánh ngân hàng biết cách phân bố tài sản để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính: Bên cạnh việc tăng nguồn lợi nhuận, nângcao giá trị cổ phiếu, đẩy mạnh thanh khoản thì việc kiểm soát chặt chẽ những rủi rocũng là một trong những yêu tố quan trọng Trong nền kinh tế đang nhiều biến động
hiện nay, việc quản trị ngân hàng và tập trung vào việc kiểm soát, đo lường mức độ
rủi ro cũng là những vấn đề rất cần xét nhằm giữ được kết quả hoạt động ngân hàng
sao cho ổn định và đạt hiệu quả, các rủi ro gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,
rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập.
Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và thuê): chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng,chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao
19
Trang 19Tỷ lệ cho vay(cho vay ròng/tổng tài sản): phản ánh phần tài sản được phân chia và
sử dụng vào những loại tài sản có tính thanh khoản thấp Việc tặng cường sử dụng
nguồn vốn vay có thể gây ra rủi ro nếu như nhu cầu thanh khoản đột biến xuất hiện
và chất lượng của các khoản vay giảm
Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: quy mô
tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt nguồn vốn trong một thời gian nhất định, ngân
hàng sẽ có thể rơi vào trạng thái thua lỗ và bất lợi nếu lãi suất giảm Và khi quy mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn
xảy xa nếu lãi suất tăng.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính(tổng tài sản/vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này cho thấy bao
nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn của chủ sở hữu và ngân
hàng dựa vào nguồn vay nợ Tuy vốn chủ sở hữu có chức năng bù đắp thua lỗ nhưng
ty lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao
Ngoài các nhóm chỉ tiêu chủ yếu trên, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn sửdụng hệ số tài chính khác như: tổng dự nợ, vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu
tư của một đồng vốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có(phản ánh khảnăng và quy mô thu hút vốn từ kinh tế)
Do đó, để tối đa hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thì ngân hàng hàngthương mại cần chú ý và kiểm soát các chỉ tiêu, kết hợp với nhau như quy mô ngân
hang(ROA, ROE) kiểm soát chi phí(chí phí hoạt động, tổng thu hoạt động), cơ cấu
tiền gửi, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay Tuynhiên chỉ tiêu về tăng trưởng tài sản, tiền gửi, cho vay là tiêu chí tốt vì nếu như tỷ
lệ này tăng trưởng quá mức sẽ dẫn tới khả năng mất kiểm soát, tăng chỉ phí hoạt
động hơn nguồn thu
Trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay, các chỉ
số tài chính vẫn được sử dụng chủ yếu và phổ biến Mỗi chỉ số sẽ cho biết mối quan
hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể, không có một tỷ số nào có thể tổng quát tình trạng
của một ngân hàng, vậy khi mà xem xét hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thìcần xem một loạt các chỉ số khác nhau đồng thời tổng hợp các kết quả phân tích từ
tỷ số khác nhau để tránh nhầm lẫn trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng.
20
Trang 202.2 Tổng quan về chính sách tiền tệ
2.2.1 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một thuật ngữ kinh tế phổ biến trong lĩnh vực tài chính - kinh tế.Trong đó, chính sách tiền tệ có thể coi là một bộ phận của chính sách phát triển kinh tế nóichung của hầu hết các quốc gia trên thế giới.Chính sách tiền tệ do NHTW thực thi tác độngđến lãi suất và các biến số kinh tế khác và do đó các thành viên tham gia thị trường tàichính theo dõi chặt chẽ biến số này.Có thể thấy, chính sách tiền tệ tồn tại một mối quan hệ
mật thiết giữa nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia.Vậy nên, mọi biến động của nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia đều có khả năng tác động trực tiếp tới nền kinh tế toàn cầu và ngược lại.Để nhằm đích giảm thiểu các rủi ro, nguy cơ phát sinh
từ biển động kinh tế, các quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện những chính sách tiền
tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Theo Robert H Rasche & Marcela M Williams (2005), chính sách tiền tệ là công cụ hànhđộng của ngân hàng trung ương để gây sự ảnh hưởng tới một số mục tiêu kinh tế nhất
định.
Như vậy, có thể hiểu, chính sách tiền tệ là những chính sách được sử dụng nhằm mục đích
điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu các rủi ro, nguy cơ phát sinh về kinh tế và hướng tới mụctiêu tăng trưởng Thông thường, sau khi căn cứ vào tình hình kinh tế hiện hành, với vai trò
là cơ quan thực hiện tổ chức chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ phân tích, nghiêncứu và đánh giá để đề xuất các văn bản quy định chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với
thực tiễn, có thể tạo ra giá trị góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước Ngoài ra,
đối với những yếu tố bên trong và bên ngoài có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt
động kinh tế, chính sách tiền tệ sẽ trở thành công cụ hữu ích giúp ngân hàng trung ương
ổn định giá trị tiền tệ
2.1.1.2 Đặc điểm
Theo bài nghiên cứu của Glenn Hoggarth về “Introduction to monetary policy” - “Giới thiệu
về chính sách tiền tệ” được công bố vào năm 1996 trên Citeseer, chính sách tiền tệ bao
21
Trang 21gồm hai đặc điểm chính được xác định thông qua cơ chế chuyển tổng thể và mục tiêu tiền
a
tệ.
e Chinh sách tiền tệ thu hep
Chính sách tiền tệ thắt chặt là hoạt động thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước nhằm
mục đích giảm mức cung tiền trong nền kinh tế Từ đó, nguồn tiền được lưu hành trên thịtrường sẽ giảm xuống, giá cả của các mặt hàng sẽ dần dần trở về giá trị gốc Như vậy, cóthể coi đây là chính sách tiền tệ góp phần giảm thiểu hiệu quả những biểu hiện kinh tế tiêu
cực ví dụ như lạm phát.
Để thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, ngân hàng nhà nước sẽ ra quyết định tăng lãi suất
chiết khấu, gia tăng tiền tệ dự trữ tiền tệ bắt buộc cũng như bán các chứng từ được công
nhận về mặt pháp lý có giá trị tương đương với tiền ra ngoài thị trường Do đó, khi lãi suất
tăng cao hoặc tăng đến một mức nhất định, các hoạt động về tài chính kinh tế của nhữngchủ thể kinh tế đều sẽ có dấu hiệu giảm nhiệt khiến cho mức giá cả chung cũng bị giảmxuống đáng kể
Chính sách tiền tệ thu hẹp thường xuyên được sử dụng nếu nền kinh tế thị trường gặp tình
trạng lạm phát, có những tín hiệu bất lợi trong tốc độ phát triển kinh tế.
e Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng là hoạt động nới lỏng nguồn cung tiền trên thị trường Từ đó,
nguồn tiền trên thị trường sẽ có nguồn cung dồi dào Đây là cơ hội cho các khách hàng, nhà
đầu tư, doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện hoạt động tài chính - kinh tế hiệu quả
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng nhà nước sẽ ra quyết định giảm lãisuất, giảm tỷ lệ dự trữ tiền và tăng sức mua bán các loại chứng từ được bảo hộ pháp lý
tương đương với tiền trên sàn giao dịch chứng khoán.
Có thể thấy, chính sách tiền tệ mở rộng được ngân hàng nhà nước sử dụng nhằm mục đích
thúc đẩy tốc độ phát triển của nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế đang đứng trướcnhững nguy cơ, khó khăn suy thoái Điều này không những mang lại nguồn lợi cho nhiều
22
Trang 22chủ thể kinh tế về các hoạt động vay vốn tín dụng, đầu tư kinh doanh mà còn tạo ra nhiều
cơ hội việc làm cho người lao động Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng đã hỗ trợ nhà
nước giảm thiểu các vấn đề về an sinh - xã hội Cụ thể, triển khai hoạt động nới lỏng tiền
tệ đồng nghĩa với việc gia tăng thu nhập của người lao động, tình trạng thất nghiệp giảm,
quy mô kinh tế mở rộng,
Như vậy bản chất của CSTT do NHNN thực hiện thông qua việc chỉ phối, điều tiết khối
lượng tiền tệ trong cung ứng lưu thông, tín dụng và lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu
như kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền quốc gia, tăng trưởng kinh tế và tạo ra
công ăn việc làm.
Tại Việt Nam chính sách tièn tệ được khải quát thông qua việc sử dụng các mục tiêu và
công cụ điều hành “ chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà ở
đó ngân hàng trung ương, thông qua các công cụ để thực hiện việc kiểm soát, điều tiết khốilượng tiền cung ứng, lãi suất căn cứ vào nhu cầu của tiền tệ kinh tế, đạt được mục tiêu giá
cả, sản lượng, công ăn việc làm”.
2.2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
CSTT ra đời nhằm giúp NHTW thực thi các chính sản hướng tới phát triển kinh tế, quản lý
các hàng hàng thương mại, ổn định hệ thống tài chính, ổn định giá cả Cần phải xác địnhmục tiêu đầu tiên là các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tiếp đó là các mục tiêu lai suất,lượng tiềncung ứng, tín dụng và mục tiêu cuối cùng là các mục tiêu hoạt động cần đạt được để tácđộng và biết được công cụ nào mà NHTW dùng để đạt được các mục tiêu CSTT
e _ Mục tiêu cuối cùng: Khi điều hành CSTT thì các nhà hoạch định luôn dựa trên các
biến số để hướng tướng mục tiêu ổn định như: Giá cả thị trường, tỷ lệ có công ăn
việc làm, kinh tế tăng trưởng, lãi suất ổn định, thị trường ngoại hối ổn định Chỉ
riêng CSTT không cũng chưa chắc kiểm soát được tốt những vẫn đề phía trên mà
cần có những chính sách khác như chính sách tài khoá, chính sách đối ngoại Trongmội thời kỳ nhất định mục tiêu ổn định giá và mục tiêu ổn định tài chính sẽ gây ra
xung đột vì đôi khi để ổn định giá thì cần phải tăng lãi suất nhưng đó lại gây ra mất
23
Trang 23cân bằng trong ổn định tài chính Vì vậy cần phải có các công cụ của CSTT để đạtđược các mục tiêu như trên.
e Mục tiêu trung gian: NHTW khi đưa ra một CSTT thì không thể trực tiếp điều hành
luôn được vì các tác động của nên kinh tế thường có một độ trễ nhất định Vậy nên
mục tiêu trung gian ra đời là biến số kinh tế mà NHTW có thể kiểm soát sau một
thời gian trễ của nền kinh tế, với một độ chính xác tương đối, có một mối quan hệ
ổn định và chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Qua quan sát cácbiến số thì NHTW có thể quyết định và xem xét lại những CSTT có phù hợp hay đạt
hiệu quả như mong đợi hay không Những mục tiêu trung gian thường là dư nợ tín
dụng, lãi suất trung và dài hạn
e Mục tiêu hoạt động: Nếu như mục tiêu trung gian không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
những công cụ chính của CSTT thì mục tiêu hoạt động là các biến số lại bị ảnh hưởngchính Mục tiêu hoạt động của CSTT là các biến số kinh tế mà NHTW hoàn toàn cóthể kiểm soát liên tục thông qua CSTT Mục tiêu này hướng tới điều hành NHTW vàđồng thời quản lý các NHTM Hiện nay thì lượng tiền cơ sở, dự trữ của các ngânhàng, mức lãi suất ngân hàng đang được chọn để làm mục tiêu hoạt động của CSTT
Và để đạt được mục tiêu thì NHTW sử dụng công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở nhằm tắc động và điều tiết khối tiền trong lưu thông tuỳ
vào những thời kỳ nhất định
2.2.1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
NHTW sử dụng các công cụ CSTT nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các mục tiêu
hoạt động Về cơ bản có ba loại công cụ được NHTW sử dụng đó là điều chỉnh tỷ lệ dự trữ
bắt buộc,điều chỉnh lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở Qua nhiều thời gian,
bối cảnh kinh tế thì công cụ sẽ được sử dụng vào các mục đích khác nhau Khi đó, NHTW
sẽ trả cho khoản dự trữ bắt buộc vượt mức, lãi suất chiết khấu, tín phiếu NHTW và lãi suất
tín phiếu Kho bạc Ở Việt Nam, từ năm 1990 NHNN đã sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc
để kiểm soát việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng và rồi lại tiếp tục sử dụng vào dự
trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất chính sách,lãi suất chiết khấu.
24
Trang 24Nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung
ương với các đối tác được chọn.Chứng khoán chính phủ là loại chứng khoán được
sử dụng phổ biến nhất trong nghiệp vụ thị trường mở.Các đối tác được chọn thường
là các định chế tài chính đạt được những điều kiện do ngân hàng trung ương đề
ra.FED quy định các đối tác thường là các NHTM hoặc nhà giao dịch chứng khoán
có đăng ký thoả mãn được số vốn tối thiểu và hoạt động tốt trên ba phương diện:tạo lập thị trường cho nghiệp vụ thị trường mở, tham gia vào các phiên đấu giá
chứng khoán kho bạc, trao đổi thông tin với FED.NHTW ra quyết định CSTT căn cứ vào tình hình kinh tế hiện tại và xu hướng kinh tế trong tương lai.Khi đó,ngân hàng
sẽ thu thập và phân tích dữ liệu về tiền lương,giá tiêu dùng,tổng sản phẩm quốc
nội,tỷ giá hối đoái,lãi suất và các thị trường tài chính.Khi tốc độ tăng cung tiền có
nhiều khả năng thay đổi,NHTW sẽ dự báo các điều kiện kinh tế dựa trên những kịchbản khác nhau về tốc độ tăng trưởng tiền té.Ngoai mục tiêu cung tiền,NHTW có thểxác định mục tiêu mong muốn của lãi suất liên ngân hàng,lãi suất trên các khoản
vay ngắn hạn giữa ngân hàng với nhau Sau khi ra quyết định về mục tiêu tăng cung
tiền và/hoặc mục tiêu lãi suất, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chínhsách tiền tệ, mà chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, để đạt được mục tiêu
Điều chỉnh lãi suất chiết khdu:NHTW sẽ cấp tín dung cho các định chế nhận tiền
gửi.Và khi đó,quỹ của các định chế tài chính sẽ tăng lên.Ngược lại,nếu định chế nhận
tiền gửi vay từ một định chế nhận tiền gửi khác thì đơn giản là dịch chuyển giữa các
định chế va tổng quỹ sẽ không tăng lên.Để tăng cung tién,NHTW có thể giảm lãi suấtchiết khấu.Khi đó sẽ khuyến khích các định chế nhận tiền gửi thiếu hụt vốn khảdụng vay từ chiết khấu thay vì vay từ những thị trường liên ngân hàng.Để giảm cung
tiền,NHTW có thể hạn chế sử dụng chiết khấu bằng cách tăng lãi suất chiết khấu.Khi
đó các định chế nhận tiền gửi cần vốn ngắn hạn sẽ phải đi vay từ nguồn thay thế
khác.Khi đó những khoản vay từ chiết khấu sẽ được hoàn trả cho NHTW và nhữngkhoản vay mới là của những định chế khác thì khi đó,tổng quỹ sẽ giảm.Nếu như lãisuất liên ngân hàng do thị trường quyết định vì lãi suất này thường có xu hướngbiến động cùng với các lãi suất do thị trường quyết định khác thì lãi suất chiết khấuđược duy trì cố định cho đến khi NHTW điều chỉnh
25