Trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu, nghiên cứu đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ACB khu vực Hà Nội.. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp ACB định hướng phát triển sản phẩm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP:
Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Quốc Hiền
Sinh viên thựchiện : Phạm Thị Diễm Mi
Mã sinh viên : 19050692
Lớp : QH2019E TC-NH CLC 3
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Hà Nội — Tháng 5, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và hỗ trợ từ nhiều phía Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn người hướng dẫn của tôi - Tiến
sĩ Vũ Quốc Hiển Thầy là người luôn tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này Ngoài ra, thông qua luận văn, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo đang giảng dạy tại Trường Đại
học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền cho tôi niềm đam mê và kiến thức kinh
tế từ các môn hoc cơ bản đến các môn học chuyên ngành Các bài giảng đã giúp tôi cókiến thức nền về chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng đang theo học, từ đó tôi có thể
hoàn thành đề tài nghiên cứu này Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp và gia đình, những người đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
van.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn, không sao chép công trình của người khác Đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án đều đượcghi nguồn và trích dẫn rõ ràng Tuyên bố này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của tôi
Trang 52.1.3.1 Khái niệm 15
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm thương hiệu 16
2.1.4 Niềm tin thương hiệu 17
2.1.5 Lòng trung thành thương hiệu 17 2.2 Các nghiên cứu liên quan 19
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 222.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 222.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 23CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Quy trình nghiên cứu 26
3.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu 273.3 Phương pháp chọn mẫu 293.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu 33
4.2 Thống kê mô tả mẫu 33
4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 344.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 364.4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với thang đo trải nghiệm thương hiệu
36
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với thang đo niềm tin thương hiệu 384.4.3 Phân tích nhân tố khám phá đối với thang đo lòng trung thành thương
hiệu 39
4.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 40
4.5.1 Kết quả phân tích CFA từng phần 404.5.2 Kết quả phân tích CFA mô hình đo lường tới hạn 47
Trang 64.6 Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM4.6.1 Kiểm định mô hình lý thuyết
4.6.2 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
5.2 Hàm ý quản trị 5.2.1 Nâng cao trải nghiệm thương hiệu
5.2.2 Nâng cao niềm tin thương hiệu 5.3 Hạn chế của nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
50 50 52
54
54 55 55 57 58 59
61
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
stt Viết tắt Diễn giải
1 LTT Long trung thanh
2 SEM Structural equation modeling
3 EFA Exploratory Factor Analysis
4 CFA Confirmatory Factor Analysis
5 WTO World Trade Organization
5 AI Tri tué nhan tao
6 IOT Internet of Things
Trang 8TÓM TẮT
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của niềm tin thương hiệu và trải nghiệm thương hiệu
đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng: Nghiên cứu tại ngân hàng ACB khu
vực Hà Nội” nhằm Xác định các yếu tố thuộc Trải nghiệm thương hiệu và đo lường mức
độ tác động của Trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu, nghiên cứu đối với các
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ACB khu vực Hà Nội Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị
giúp ngân hàng nâng cao LTH thương hiệu của khách hàng Phương pháp nghiên cứucủa đề tài là phương pháp hỗn hợp, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 25.0 và AMOS
23.0 thông qua các kỹ thuật như đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc
tuyến tinh SEM Theo đó, trải nghiệm thương hiệu và niềm tin thương hiệu đều tác độngcùng chiều đến Lòng trung thành thương hiệu Sự tác động cùng chiều của trải nghiệmthương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu (với trọng số 0.568) kết quả này tươngđồng với các nghiên cứu của Shieh (2017), Brakus & Bernd H Schmitt (2009) Sự tácđộng cùng chiều của trải nghiệm thương hiệu đến niềm tin thương hiệu (với trọng số0.623) có kết quả tương đồng với các nghiên cứu của Sahin (2011), Phạm Thị LanHương (2016) Bên cạnh đó là sự tác động của niềm tin thương hiệu đến lòng trung
thành của khách hàng.
Trang 9CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngành ngân hàng hiện đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng nhưmột kênh trung gian để chuyển tải vốn ra thị trường và điều chỉnh nguồn vốn của thịtrường Việc hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thị trường tài chính
- tiền tệ Việt Nam đã mở ra một sân chơi chung cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nước ngoài mở rộng sự hiện diện
thương mại của họ tại Việt Nam Việc gia nhập WTO đã mở cánh cửa cho các ngân hàng
nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh và khảnăng lựa chọn đa dạng cho khách hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp Các ngân hàngnước ngoài có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện và cung cấp dịch vụ ngân hàng
chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân và doanh nghiệp Việt Nam Sự
phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng cũng có nguồn gốc từ thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam Việc mở cửa thị trường tài chính đã thu hút sự quan tâm của các tổchức tài chính quốc tế Các ngân hàng nước ngoài không chỉ đưa vốn vào các ngân hàng
-địa phương mà còn tham gia vào các hoạt động tài chính khác như chứng khoán, bảo
hiểm và quản lý tài sản Điều này góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóacác sản phẩm tài chính được cung cấp cho khách hàng Sự phát triển mạnh mẽ của
ngành ngân hàng trong việc mở rộng sự hiện diện thương mại của các ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng Ngân hàngnước ngoài mang theo sự chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế, cung cấp các dịch vụtiên tiến và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh để cải thiện chất lượng
dịch vụ từ các ngân hàng địa phương.
Sự phát triển của công nghệ đã đóng góp rất lớn vào sự thay đổi của ngành ngân
hàng Các công nghệ mới như blockchain, trí tuệ nhân tao (AJ), Internet of Things (IoT),
đang được sử dụng trong ngành để cải thiện quy trình và nâng cao trải nghiệm củakhách hàng Sự phổ biến của các phương thức thanh toán trực tuyến như ví điện tử, thẻ
tín dụng và thanh toán qua điện thoại đã thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng
và đẩy nhanh quá trình số hóa Nhiều ngân hàng đã đầu tư vào hệ thống thanh toán trựctuyến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh Ngành ngânhàng cũng đang phát triển các sản phẩm tài chính mới như các dịch vụ tài chính đa dạng
Trang 10hóa và các giải pháp tài chính bền vững Việc phát triển các sản phẩm tài chính mới nhưcác khoản vay trực tuyến, bảo hiểm và các gói đầu tư đã tạo ra nhiều cơ hội mới chongành ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trải nghiệm thương hiệu là yếu tố rất quan trọng trong ngành ngân hàng, đặc biệt
là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường Trải nghiệm thươnghiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự khác biệt và cạnh tranh của một
ngân hàng trên thị trường Khách hàng không chỉ đánh giá thương hiệu qua các sản
phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp mà còn dựa trên trải nghiệm của mình với
ngân hàng Việc tạo ra trải nghiệm tích cực và gắn kết khách hàng với thương hiệu sẽ
giúp ngân hàng tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường Nếu khách hàng có
được trải nghiệm tích cực với ngân hàng, họ sẽ có xu hướng quay lại và sử dụng dịch
vụ của ngân hàng đó Điều này sẽ giúp ngân hàng duy trì và phát triển cơ sở khách hàng,
tăng doanh số và lợi nhuận Ngược lại, nếu khách hàng có trải nghiệm không tốt, họ có
thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh
Niềm tin thương hiệu là yếu tố quan trọng trong thành công của bất kỳ ngân hàng
nào trên thị trường Đối với khách hàng, niềm tin thương hiệu mang đến sự an tâm và
tin tưởng trong việc gửi tiền và sử dụng các dich vụ của ngân hàng Điều này đặc biệt
quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng, nơi mà khách hàng phải tin tưởng ngân hàng sẽ
bảo vệ và quản lý tài sản của họ Niềm tin thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọngtrong việc thu hút và giữ chân khách hàng Nếu khách hàng tin tưởng và có niềm tin vàongân hàng, họ sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó thay vì chuyển sang
các đối thủ cạnh tranh Điều này sẽ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng và duy trì cơ
sở khách hàng Ngoài ra, niềm tin thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng trong việcthu hút nhà đầu tư và các đối tác kinh doanh Nếu ngân hàng có niềm tin thương hiệucao, những nhà đầu tư và đối tác kinh doanh sẽ có xu hướng tìm đến và hợp tác với
ngân hàng đó.
LTH thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong thành công của ngành ngân hàng,
vì nó đóng vai trò là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tin tưởng của khách
hàng đối với ngân hàng Khi khách hàng có LTH với một thương hiệu ngân hàng, họ sẽ
tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó thay vì chuyển sang dịch vụ của đối thủ cạnhtranh Để đạt được LTH của khách hàng, ngân hàng cần xây dựng một thương hiệu
Trang 11mạnh mẽ và đáng tin cậy Trải nghiệm thương hiệu chính là cách để ngân hàng tạo ra
sự khác biệt và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng nhận ra được giá
trị của thương hiệu ngân hàng LTH của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàngcũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí phát triển thị trường, giúp ngânhàng tập trung vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại Hơnnữa, LTH của khách hàng cũng tạo ra một hình ảnh tích cực về thương hiệu, tạo ra sựđồng thuận và ủng hộ từ phía khách hàng, từ đó tăng đáng kể giá trị của thương hiệu
ngân hàng.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu là
rất quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ngân hàng
hiện nay Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, LTH của khách hàng là một yếu tố quantrọng, giúp tạo sự ổn định và bền vững cho ngân hàng Vai trò trung gian niềm tin
thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn khi khách hàng không chỉ đánh giá thương
hiệu qua các dịch vụ và sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, mà còn dựa trên trải nghiệm
của mình với ngân hàng Việc tạo ra trải nghiệm tích cực và gắn kết khách hàng với
thương hiệu sẽ giúp ngân hàng tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường Nghiên
cứu được thực hiện tại Ngân hàng ACB khu vực Hà Nội với mục đích đánh giá ảnh hưởng
của trải nghiệm thương hiệu đến LTH của khách hàng Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp
ACB định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách
hàng và nâng cao LTH của khách hàng đối với thương hiệu Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng
của niềm tin thương hiệu và trải nghiệm đến LTH của khách hàng Nghiên cứu tại ngân
hàng ACB khu vực Hà Nội” được hình thành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Mục tiêu chung:
Xác định các yếu tố thuộc Trải nghiệm thương hiệu và đo lường mức độ tác độngcủa Trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu, nghiên cứu đối với các sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng ACB khu vực Hà Nội Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị giúp ngân
hàng nâng cao LTH thương hiệu của khách hàng.
(2) Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau:
10
Trang 12Xác định các yếu tố thuộc trải nghiệm thương hiệu có ảnh hưởng đến LTH
thương hiệu.
Đo lường và Đánh giá mức độ tác động của Trải nghiệm thương hiệu đến LTH
thương hiệu với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ACB
Xác định, đo lường tác động gián tiếp của Trải nghiệm thương hiệu đến LTHthương hiệu thông qua Niềm tin thương hiệu
Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp ngân hàng ACB khu vực Hà Nội giúp cải
thiện sự trải nghiệm thương hiệu của khách hàng từ đó tạo ra Niềm tin thương hiệu và
LTH thương hiệu, giúp giữ chân khách hàng và sự kiên định của họ đối với các sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng trước thị trường cạnh tranh như hiện nay.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đáp ứng được những mục tiêu của đề tài này, tác giả cần giải đáp một số câu hỏi
nguyên cứu, cụ thể như sau:
Một là, những yếu tố nào thuộc trải nghiệm thương hiệu?
Hai là, mức độ tác động của trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu nhưthế nào?
Ba là, Trải nghiệm thương hiệu có tác động gián tiếp đến LTH thương hiệu thôngqua Niềm tin thương hiệu hay không và mức độ tác động như thế nào?
Bốn là, những đề xuất quản trị nào giúp ngân hàng cải thiện sản phẩm dịch vụ chophù hợp với thị hiếu của khách hàng, để giữ chân khách hàng và sự kiên định của họđối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường
như hiện nay.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố thuộc thuộc trải nghiệm của khách hàng sử dụng dịch
vụ của ngân hàng và sự tác động của trải nghiệm thương hiệu đến niềm tin thương hiệu
và LTH thương hiệu của khách hàng
11
Trang 13Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đã hoặc đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng ACB khu vực Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Hà Nội
Pham vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2023 đến thang 5/2023.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hỗn hợp, kết hợp phương phápnghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều
chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu địnhtính sử dụng phương pháp phỏng van chuyên gia và thảo luận nhóm để từ xây dựngbảng hỏi Chuyên gia được phỏng vấn là các Giảng viên am hiểu về marketing và thương
hiệu, các quản lý cấp cao tại ngân hàng ACB Tiếp theo sẽ phỏng vấn sơ bộ khách hàngvới phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhằm hiệu chỉnh lại bảng hỏi cho dễ hiểu hơn,
hoàn chỉnh trước khi khảo sát chính thức.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng để thu thập, phân tích dữ liệu khảo
sát, khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểmđịnh mô hình lý thuyết.
1.6 Ý nghĩa, tính mới của đề tài
Đây là một trong những nghiên cứu hiếm nghiên cứu về trải nghiệm thương hiệutrong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam Hơn nữa đa số các nghiên cứu trên thế giới chỉ quantâm đến sự ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến LTH thương hiệu như nghiên
cứu của Ong (2018) hay Brakus & Bernd H Schmitt, (2009) thì mô hình của tác giả đề xuất xem xét tác động trực tiếp và gián tiếp của trải nghiệm thương hiệu đến LTH
thương hiệu Tác động gián tiếp thông quan niềm tin thương hiệu Giúp ngân hàng nhậnthấy tầm quan trọng của việc truyền tải thông tin đến khách hàng thông qua marketing
trải nghiệm Từ đó đánh giá được một số mong muốn của khách hàng, dễ dàng lập kế
hoạch và theo dõi quá trình phục vụ khách hàng được tốt hơn.
12
Trang 141.7 Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu bao gồm năm chương, được trình bày theo trình tự và nội dung chính
sau đây:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứuChương 5: Kết luận
13
Trang 15CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Ngân hàng thương mại
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại được định nghĩa là
các tổ chức kinh doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, có nhiệm vụ thunhận tiền gửi từ khách hàng và cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, mở tài khoản,
xử lý thanh toán, quản lý tài sản và nợ, cung cấp các dịch vụ tài chính khác dựa trên nhucầu của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác Ngân hàng thương mại cũng
có trách nhiệm đảm bảo an toàn, ổn định và hiệu quả trong hoạt động tài chính, đồngthời tuân thủ các quy định và quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
tu:
Trần Văn Định (2017) định nghĩa “Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là các tổ
chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, chuyên kinh doanh các
hoạt động tài chính như thu gom tiền gửi, cho vay, cung cấp dịch vụ thanh toán, quản lýtài sản và các dịch vụ tài chính khác dựa trên nhu cầu của khách hàng”
Hay Nguyễn Hữu Hiệp(2014) “Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là các tổ chức
kinh doanh thuộc lĩnh vực ngân hàng, hoạt động chủ yếu trong việc tiếp nhận tiền gửi
và cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, mở tài khoản, xử lý thanh toán, quản lýrủi ro tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp”.
2.1.2 Thương hiệu
"Thương hiệu là một tên, một thuật ngữ, một biểu tượng, một thiết kế hoặc mộtbất kỳ yếu tố nào khác có thể phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ từ các sản phẩm
hoặc dịch vụ khác, và tạo ra một hình ảnh đặc trưng, một ý nghĩa hoặc một giá trị trong
tâm trí khách hang." (Kotler và Armstrong, 2016)
"Thương hiệu là một tập hợp các hiểu biết và cảm nhận mà khách hàng xây dựngvới một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên trải nghiệm của họ Nó không chỉ làmột hình ảnh nổi tiếng, mà còn bao gồm các giá trị, lợi ích và kỷ niệm mà khách hàngliên kết với thương hiệu đó." (Aaker, 1991)
"Thương hiệu là một tài sản vô hình, bao gồm tên gọi, logo, biểu trưng, thông điệp,hình ảnh và danh tiếng của một công ty hoặc sản phẩm Nó không chỉ tạo ra nhận diện
và gắn kết tâm lý, mà còn tạo ra sự khác biệt và giá trị cho khách hàng Một thương hiệu
14
Trang 16mạnh sẽ gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra sự tín nhiệm và trung thành từ phía khách hàng."
(Keller, 1993)
Khái niệm thương hiệu được dùng trong luận văn này bao gồm tất cả những gì mà
khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp Thương hiệu phải đảm bảo cung cấp cho khách
hàng không chỉ những lợi ích chức năng mà còn cả những lợi ích tâm lý.
2.1.3 Trải nghiệm thương hiệu
2.1.3.1 Khái niệm
"Trải nghiệm thương hiệu là tổng thể của cảm nhận, cảm xúc, ý kiến và ký ức màkhách hàng có được từ mọi tương tác với thương hiệu, bao gồm cả giao tiếp, sản phẩm,
dịch vụ và môi trường giao dich." (Schmitt, 1999)
"Trai nghiệm thương hiệu là cảm giác toàn diện và tổng hop mà khách hàng cóđược khi tiếp xúc với thương hiệu, từ quá trình tìm hiểu, mua hàng, sử dụng đến tương
tác sau bán hàng Nó bao gồm cảm xúc, ký ức, cảm nhận và giá trị tạo ra từ mỗi tươngtác đó." (Brakus et al., 2009)
"Trải nghiệm thương hiệu là sự tương tác độc đáo và cụ thể giữa khách hàng và
thương hiệu, nơi khách hàng trải nghiệm nhận thức, cảm xúc và hành vi thông qua
nhiều kênh và điểm tiếp xúc khác nhau." (Meyer và Schwager, 2007)
"Trai nghiệm thương hiệu là kết quả của một loạt tương tác và tiếp xúc giữa khách
hàng và thương hiệu trong quá trình giao tiếp, mua hàng, sử dụng sản phẩm và tương
tác sau bán hàng Nó tạo ra sự đánh giá, cảm xúc và ký ức đặc biệt về thương hiệu đó."
(Verhoef et al., 2009)
"Trai nghiệm thương hiệu là sự tương tác và tiếp xúc đa chiều giữa khách hang và
thương hiệu thông qua các kênh và điểm tiếp xúc khác nhau Nó tạo ra sự tương tác,kích thích và giá trị đặc biệt cho khách hàng, tạo nên một ký ức và ảnh hưởng đến hành
vi mua hàng và sự trung thành của khách hàng." (Pine va Gilmore, 1999)
Trải nghiệm thương hiệu (brand experience) là cảm nhận, kinh nghiệm và tương
tác mà khách hàng có được khi tiếp xúc với một thương hiệu Nó bao gồm mọi hìnhthức giao tiếp và tương tác của khách hàng với thương hiệu, bao gồm cả trải nghiệm
15
Trang 17trực tiếp (như mua hàng, sử dụng sản phẩm, tương tác với nhân viên) và trải nghiệm
gián tiếp (như quảng cáo, truyền thông, trang web, mạng xã hội).
Trải nghiệm thương hiệu không chỉ dựa trên một sự kiện hay một điểm tiếp xúcduy nhất, mà là tổng hợp của tất cả những trải nghiệm mà khách hàng có được trongquá trình tương tác với thương hiệu từ đầu đến cuối Nó có thể bao gồm cảm giác, cảmxúc, ý kiến, ký ức và đánh giá của khách hàng về thương hiệu
Một trải nghiệm thương hiệu tốt sẽ tạo ra cảm nhận tích cực, gắn kết và tạo lòng
tin từ phía khách hàng Nó giúp xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy và tạo ra sựtương tác tiếp tục giữa khách hàng và thương hiệu Một trải nghiệm thương hiệu xấu
có thể gây ra sự thất vọng, mất lòng tin và ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của
thương hiệu trong mắt khách hàng
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm thương hiệu
Yếu tố giác quan: Cảm giác là những trải nghiệm về các giác quan như thị giác,
thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác Schmitt cho rằng sự kích thích các giác quan
thông qua các yếu tố như âm thanh, màu sắc, mùi hương và chất liệu có thể tạo ra trải
nghiệm đặc biệt và gắn kết khách hàng với thương hiệu (Schmitt B , 1999)
Yếu tố Tình cảm (Cảm xúc): Cảm xúc là yếu tố quan trọng trong trải nghiệm
thương hiệu Schmitt cho rằng trải nghiệm thương hiệu không chỉ là một quá trình tư
duy, mà còn bao gồm cảm xúc mà khách hàng trải qua Cảm xúc có thể tạo ra sự kết nối
và tạo ấn tượng mạnh với thương hiệu, làm nổi bật và gắn kết khách hàng với nó
(Schmitt B., 1999).
Yếu tố Kiến thức (Cognition): Kiến thức liên quan đến thông tin mà khách hàng
đã có trước về thương hiệu, bao gồm kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, giá cả và thông tin
về thương hiệu Kiến thức này có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng nhận biết, đánh
giá và tương tác với thương hiệu (Schmitt B., 1999).
Yếu tố Hanh vi liên quan đến các hoạt động thé chất của khách hàng khi họ tiêudùng thương hiệu Yếu tố Hành vi bao gồm các trải nghiệm thể chất, lối sống và cách
thức tương tác của khách hàng với thương hiệu (Zarantonello, 2010).
Trải nghiệm liên kết (bản sắc xã hội) bao gồm các khía cạnh của tiếp thị giác
16
Trang 18quan, cảm nhận, tri thức và hành động Tuy nhiên, nó mở rộng ra ngoài cảm xúc cá nhân, riêng tư của cá nhân, do đó liên quan cá nhân với một cái gì đó bên ngoài trạng thái
riêng tư của họ Nó liên kết người đó với một hệ thống xã hội rộng lớn hơn (một tiểu
văn hóa, một quốc gia ) (Schmitt B , 1999).
2.1.4 Niềm tin thương hiệu
Niềm tin thương hiệu (brand trust) là sự tin tưởng và lòng tin mà khách hàng có
vào một thương hiệu Nó là sự tin cậy và niềm tin rằng thương hiệu sẽ đáp ứng mong
đợi của khách hàng, duy trì cam kết và cung cấp giá trị đáng tin cậy và chất lượng.
"Niềm tin thương hiệu là sự tin tưởng của khách hàng vào khả năng của mộtthương hiệu để đáp ứng mong đợi và cam kết của nó, dựa trên kinh nghiệm trước đó
và thông tin thu thập được." (Delgado-Ballester và Munuera-Aleman, 2005)
"Niềm tin thương hiệu là sự tin cậy và lòng tin của khách hàng vào khả năng củamột thương hiệu để cung cấp giá trị và đáp ứng mong đợi, dựa trên những kinh nghiệm
trước đó, thông tin và đánh giá." (Chaudhuri và Holbrook, 2001)
"Niềm tin thương hiệu là sự tin tưởng và lòng tin mà khách hàng có vào một
thương hiệu, dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đạo đức kinh doanh, truyền thông
và các yếu tố khác mà thương hiệu đã thể hiện." (Mishra và Suar, 2010)
Niềm tin thương hiệu là kết quả của các yếu tố như chất lượng sản phẩm, dịch vụ,truyền thông, tương tác khách hàng, lịch sử và danh tiếng của thương hiệu Nó đượchình thành thông qua các trải nghiệm tích cực, thông tin, đánh giá và ý kiến từ kháchhàng hoặc nguồn tin khác
Niềm tin thương hiệu quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài
với khách hàng Khi khách hàng tin tưởng một thương hiệu, họ có xu hướng mua hàng
thường xuyên, tăng độ trung thành và khuyến nghị thương hiệu cho người khác Niềm
tin thương hiệu cũng giúp giảm sự lo lắng và rủi ro trong quá trình mua hàng, làm tăng
sự tự tin và hài lòng của khách hàng.
2.1.5 Lòng trung thành thương hiệu
"LTH thương hiệu là mức độ mà khách hàng sẵn lòng và chủ động tiếp tục mua
hàng từ một thương hiệu cụ thể, và có sự ưu tiên và lòng tin đối với thương hiệu đó so
với các thương hiệu cạnh tranh khác." (0liver, 1999)
17
Trang 19"Lòng trung thành thương hiệu là sự ủng hộ liên tục và sự ưu tiên của khách hàng
đối với một thương hiệu, dựa trên niềm tin, tận hưởng và hài lòng với trải nghiệm trước
đó với thương hiệu đó." (Yoo và Donthu, 2001)
"Lòng trung thành thương hiệu là tình trạng mà khách hàng có sự cam kết và lòng
tin vững chắc đối với một thương hiệu, dẫn đến việc mua hàng thường xuyên và sự ủng
hộ liên tục, dù có sự xuất hiện của các lựa chọn khác trên thị trường." (Aaker, 1996)
Những định nghĩa này cho thấy lòng trung thành thương hiệu là sự ưu tiên, camkết và lòng tin từ khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể Lòng trung thành thươnghiệu thường được xây dựng dựa trên những trải nghiệm tích cực và niềm tin trong chất
lượng và giá trị của thương hiệu.
Lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty) là tình trạng mà khách hàng có sự
cam kết và đặt niềm tin đối với một thương hiệu cụ thể Nó bao gồm sự ưu tiên và sựủng hộ liên tục của khách hàng đối với một thương hiệu trong việc lựa chọn và muahàng, dù có sự xuất hiện của các lựa chọn khác trên thị trường
Lòng trung thành thương hiệu thường được hình thành qua sự kết hợp của nhiều yếu
tố, bao gồm:
Tận hưởng sản phẩm: Khách hàng có trải nghiệm tích cực và tận hưởng việc sửdụng sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu Sản phẩm đáp ứng các nhu cầu và mongđợi của khách hàng một cách tốt, tạo sự hài lòng và niềm vui
Chất lượng và độ tin cậy: Thương hiệu cung cấp chất lượng cao và đáng tin cậytrong sản phẩm và dịch vụ của mình Sự đáng tin cậy này tạo ra niềm tin và lòng tin từ
phía khách hàng, làm tăng LTH thương hiệu.
Giá trị và lợi ích: Khách hàng cảm thấy nhận được giá trị và lợi ích hơn so với các
thương hiệu khác Thương hiệu cung cấp sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, hoặc giải quyếtcác vấn đề khách hàng đang gặp phải
Tương tác và giao tiếp: Thương hiệu tạo ra một môi trường tương tác tích cực vớikhách hàng thông qua các kênh giao tiếp hiệu quả Điều này có thể bao gồm việc tạo ramột cộng đồng, đáp ứng các yêu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, và tạo ra sự kếtnối và tương tác đáng giá
18
Trang 20Nhận diện và đồng nhất: Thương hiệu có một sự nhận diện rõ ràng và đồng nhất
trong các hoạt động tiếp thị và truyền thông Việc xây dựng một nhận diện thương hiệu
mạnh mẽ giúp khách hàng nhận ra và gắn kết với thương hiệu một cách dễ dàng.
LTH thương hiệu không chỉ đem lại lợi ích kinh doanh ngắn hạn mà còn đóng vaitrò quan trọng trong việc tạo dựng quan hệ lâu dài
2.2 Các nghiên cứu liên quan
Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020): Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing số
55, nghiên cứu với tên đề tài “Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến chất lượng
mối quan hệ và LTH khách hàng”
Chất lượng mỗi quan he:
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020)
Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), thực hiện khảo sát trực tiếp đối với 500 khách hàng là người tiêu dùng Kết quả nghiên cứu cho thấy trải nghiệm thương hiệu không có ảnh hưởng trực tiếp đến LTH thương hiệu
nhưng có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng mối quan hệ và có tác động gián tiếp đến LTH
thương hiệu thông qua chất lượng mối quan hệ.
Phạm Thị Lan Hương (2016): Đại học Đà Nẵng - Trường đại học Kinh tế, nghiên
cứu với tên đề tài “Tác động của trải nghiệm thương hiệu đến quan hệ thương hiệu
-19
Trang 21Nguồn: Phạm Thị Lan Hương (2016)
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích CFA, sử dụng mô hình
cấu trúc tuyến tính (SEM), thực hiện khảo sát trực tiếp đối với 253 khách hang là ngườitiêu dùng tại hệ thống các siêu thị bán lẻ Cho thấy mối quan hệ giữa trải nghiệm thươnghiệu và niềm tin thương hiệu và LTH thương hiệu
(Brakus & Bernd H Schmitt, 2009) “Trải nghiệm thương hiệu: Nó là gì? Nó được
đo lường như thế nào? Nó có ảnh hưởng đến LTH không?' Với mô hình nghiên cứu:
20
Trang 22Sophistication Competence Excitament Sincerity¬ 1 Haart NỆ > ean ny
Hình 2 3: Mô hình trải nghiệm thương hiệu: Nó là gì? Nó được đo lường như thế
nào? Nó có ảnh hưởng đến LTH không?
Nguồn: (Brakus & Bernd H Schmitt, 2009)
Nghiên cứu khá rộng được nghiên cứu từ nhiều thương hiệu và nhiều vấn đề
ảnh hưởng đến LTH, như trải nghiệm thương hiệu (giác quan, trí tuệ, tình cảm, hành
vi,), Tính cách thương hiệu (tinh tế, độ chắc chắn, tính năng, chân thành, tạo phấn
khích), sự thỏa mãn các yếu tố ảnh hưởng đến LTH, định lượng sử dung mô hình cấutrúc tuyến tính
(Sahin, 2011), “Ảnh hưởng của Trải nghiệm thương hiệu, Niềm tin và Sự hài lòng
đối với việc Xây dựng LTH với Thương hiệu; Nghiên cứu thực nghiệm về thương hiệu
toàn cầu” Với mô hình nghiên cứu:
21
Trang 23Hình 2 4: Mô hình ảnh hưởng của Trải nghiệm thương hiệu, Niềm tin và Sự hai
lòng đối với việc Xây dựng LTH với Thương hiệu
Nguồn: Sarin (2011)
Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), thực hiệnkhảo sát trực tiếp đối với 258 khách hàng là người xử dụng ô tô ở thành phố lớnIstanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Kết luận, nghiên cứu đã cho thấy trải nghiệm thương hiệu cần
thiết cho Sự thỏa thỏa mãn, niềm tin vào thương hiệu và nó củng cố cho LTH.
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng trực tiếp của trải nghiệm thương hiệu đến
LTH thương hiệu như nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương (2016); (Brakus & Bernd
H Schmitt (2009); Lee H.-j v (2018); Sahin (2011); Ong (2018); Đối với các nghiên cứu
Phạm Thị Lan Hương (2016); Sahin (2011) cho thấy sự tác động tích cực của niềm tinthương hiệu đến LTH thương hiệu Và sự tác động gián tiếp của trải nghiệm thươnghiệu đối với LTH thương hiệu thông qua niềm tin thương hiệu cũng được thể hiện trong
các nghiên cứu Phạm Thị Lan Hương (2016); Sahin (2011) Tuy nhiên các nghiên cứu
được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau nên tác giả thừa kế có chọn lọc để từ đó
đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu phù hợp
22
Trang 24Hình 2 5 Mô hình nghiên cứu dé xuất
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
(1) Mối quan hệ giữa tair nghiệm thương hiệu và niềm tin thương hiệu
Trải nghiệm thương hiệu tạo niềm tin: Trải nghiệm thương hiệu tích cực và tốt
giúp tạo dựng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu Khi khách hàng có những trảinghiệm tích cực với sản phẩm, dịch vụ và tương tác với thương hiệu, họ sẽ có xu hướngtin tưởng thương hiệu hon Trải nghiệm thương hiệu tích cực tao ra một ấn tượng tốt
và khẳng định khả năng của thương hiệu để đáp ứng mong đợi của khách hàng Niềm
tin thương hiệu tạo trải nghiệm tích cực: Niềm tin thương hiệu từ khách hàng tạo ra
một môi trường tin cậy va an tâm Khi khách hang tin tưởng vào thương hiệu, họ có xu
hướng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong quá trình tương tác và trải nghiệm vớithương hiệu Niềm tin thương hiệu giúp khách hàng tạo ra những trải nghiệm tích cực,
vì họ có sự tự tin rằng thương hiệu sẽ cung cấp chất lượng và giá trị tốt Mối quan hệ
tương đồng: Trải nghiệm thương hiệu và niềm tin thương hiệu có một mối quan hệ
tương đồng và tương hỗ Trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp xây dựng niềm tin và
niềm tin thương hiệu tạo điều kiện tốt để có những trải nghiệm tích cực hơn Điều nàytạo ra một vòng lặp tích cực trong mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu và niềmtin thương hiệu, góp phần xây dựng LTH và mối quan hệ lâu dài với khách hàng Vì vậytác giả đề xuất giả thuyết:
23
Trang 25Giả thuyết H1: Trải nghiệm thương hiệu tác động cùng chiều đến niềm tin thương
hiệu
(2) Mối quan hệ giữa trải nghiệm thương hiệu va lòng trung thành thương hiệu
Trải nghiệm thương hiệu tạo LTH: Khi khách hàng có những trải nghiệm tích cực
với thương hiệu, như sự tận hưởng sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tương tác thân thiện
và tận tâm từ thương hiệu, họ có xu hướng phát triển LTH đối với thương hiệu đó Trải
nghiệm thương hiệu tích cực tạo ra sự kết nối và sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu, làm tăng khả năng khách hàng ủng hộ và mua sắm từ thương hiệu trong tương lai.
LTH thương hiệu cũng có thể tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng Khikhách hàng đã phát triển LTH đối với một thương hiệu cụ thể, họ có xu hướng có những
kỳ vọng tích cực đối với thương hiệu đó và tìm kiếm các trải nghiệm tương tự tích cực.
Do đó, thương hiệu có thể sử dụng LTH để cung cấp những trải nghiệm đáng giá và đáp
ứng mong đợi của khách hàng, từ đó tạo ra sự hài lòng và sự gắn kết vững chắc hơn Trải nghiệm thương hiệu và LTH thương hiệu có một mối quan hệ tương hỗ và tăngcường Trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp xây dựng và tăng cường LTH của khách
hàng đối với thương hiệu Ngược lại, LTH thương hiệu cũng tạo ra môi trường thuận
lợi để có những trải nghiệm tích cực Mối quan hệ này tạo ra một chu trình tích cực giữatrải nghiệm thương hiệu và LTH thương hiệu, góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài
và tăng cường giá trị của thương hiệu trong mắt khách hàng Vì vậy tác giả đề xuất giả
thuyết:
Giả thuyết H2: Trải nghiệm thương hiệu tác động cùng chiều đến lòng trung thành
thương hiệu
(3) Mối quan hệ giữa niềm tin thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu
Niềm tin thương hiệu tạo LTH: Niềm tin thương hiệu là một yếu tố quan trọng
trong việc xây dựng LTH của khách hàng đối với thương hiệu Khi khách hàng tin tưởng
vào thương hiệu, họ có xu hướng cảm thấy an tâm, tự tin và đáng tin cậy về thương hiệu
đó Niềm tin thương hiệu tạo nền tảng vững chắc để khách hang phát triển LTH và cam
kết dài hạn đối với thương hiệu Một khách hàng trung thành với một thương hiệu cụthể có xu hướng tăng cường niềm tin vào thương hiệu đó LTH tạo ra một mức độ ổn
định và liên tục của mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu, dẫn đến niềm tin sâu
24
Trang 26sắc và khả năng dựa vào thương hiệu trong các quyết định mua sắm và tương tác Niềm tin thương hiệu và LTH thương hiệu có một mối quan hệ tương đồng và tương hỗ Niềm
tin thương hiệu là cơ sở để xây dựng LTH và LTH tạo điều kiện thuận lợi để tăng cườngniềm tin Điều này tạo ra một vòng lặp tích cực trong mối quan hệ giữa niềm tin thương
hiệu và LTH thương hiệu, góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường giá trị
của thương hiệu trong mắt khách hàng Vì vậy tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Niềm tin thương hiệu tác động cùng chiều đến lòng trung thành
thương hiệu
25
Trang 27CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề và ton = aig ;
quan nghiên cứu 5 Gia thuyét, mé hinh, thang do nhap
Nghién cứu định tính: Kiểm tra thang đo, điều chỉnh bảng
phòng van chuyên gia hỏi và nội dung câu hỏi
Kiểm định mô hình, trọng số CFA,
độ tin cậy tong hợp, tinh đơn
hướng, giá trị hội tụ và phân biệt
® = >
SEM Kiểm định độ thích hợp mo hình
a va giả thuyết nghiên cứu
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả, 2023
Nghiên cứu định tính: Dựa vào các mô hình và lý thuyết đã trình bày ở chương
2, tác giả nghiên cứu định tính dựa trên phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và thảo
26
Trang 28luận nhóm để điều chỉnh mô hình và thành lập thang đo Tác giả phỏng vấn với 5 chuyên
gia và phỏng vẫn 10 khách hàng để hiệu chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với thực tiện tại
ngân hang ACB hiện tai.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua phỏng vấn 400 khách hàng
đã và đang sử dụng dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng ACB, thực hiện đánh giá độ tin
cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám pha EFA,
kiểm định mô hình bằng CFA và SEM
3.2 Xây dựng thang đo nghiên cứu
Thang do Likert (Likert R.A., 1932)
- Mức 1: Hoan toàn không đồngý 1
- Mức 2: Không đồng ý 2
- Mức 3: Trung lập 3
- Mức 4: Đồng ý 4
- Mức 5: Hoàn toàn đồng ý 5
Bảng 3 1: Thang đo tham khảo
Biến quan sát Tham khảo
IACB thu hút được sự chú ý của tôi
Tôi thích thú khi tìm kiếm thông tin của ACB
(Schmitt B ,
Hệ thống nhận diện thương hiệu gây ấn tượng
manh mẽ lên thị giác của tôi
IACB đối với tôi rất thú vị về mặt cảm nhận
giác quan
Thương hiệu ACB tạo cảm xúc tốt với tôi
(Schmitt B , 1999); (Brakus &
27
Trang 29TT1
Trai nghiém |TT2
Tôi sử dụng thé ACB để thanh toán trực tuyến (Schmitt B
Tôi ưu tiên sử dung các sản phẩm dịch vụ mới|1999); (Brakus &
của ngân hàng Bernd H Schmitt,
Tôi đầu tư vào các kênh tài chính mà ngân hàng|2009);; (Ong,
2018)
Tôi giới thiệu bạn bè, người thân đầu tư vào cáckênh tài chính mà tôi đã đầu tư tại ngân hàng
Thương hiệu này khiến tôi suy nghĩ về kế hoạch
tài chính của bản thân và người xung quanh
Sử dụng thương hiệu này đưa tôi đến gần với
Imục tiêu tài chính của mình (Schmitt B. Ủ
Thương hiệu này kết nối tôi và người sử dụng|1999); (Cleff,
dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu này 2014); (Huang R
Thương hiệu nay ảnh hưởng tích cực đến cách|L., 2015)thức người khác nhìn nhận tôi
Thương hiệu này gắn kết tôi với các hoạt động xã
hội
Thuong hiệu ACB đáng tin cậy
thương|NT3
(Huang C C, 2017); Võ Thi Thuong hiéu ACB uy tin
Trang 3028 ACB là thương hiệu ngân hàng đầu tiên tôi nghĩ
dich vu của thương hiệu ACB
Tôi sé tiếp tục sử dung sản phẩm, dịch vụ của
thương hiệu ACB
Tôi sẽ sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác màthương hiệu này cung cấp
sẽ bảo vệ nó.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Kết quả phỏng vấn sâu từ 5 chuyên gia thì các chuyên gia đều đồng ý với môhình gồm 03 yếu tố: Trải nghiệm thương hiệu, Niềm tin thương hiệu và LTH thươnghiệu với 34 biến quan sát Chi tiết kết quả khảo sát định tinh được trình bay tại mục
phụ lục 1.
Sau khi cuộc thảo luận nhóm kết thúc, tác giả đánh giá và tổng hợp lại các ý kiến
Đa số các thành viên tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý rằng: Nội dung thảo luận rõ ràng và dễ hiểu, các biến quan sát được đề xuất để đo lường các thang đo tương đối phù
hợp với mô hình Chi tiết kết qua thảo luận nhóm được trình bày tại phụ lục 3.
Trang 31Đánh giá thang đo : “kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân
tố khám phá (EFA) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các thang đo Hệ sốCronbach's Alpha kiểm tra mức độ chặt chẽ giữa các mục hỏi trong thang đo Điều naycho phép loại bỏ các biến không phù hợp và giới hạn sự xuất hiện của các biến rác trongquá trình nghiên cứu Các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 thường bịloại bỏ, và thang đo được xem là có độ tin cậy khi hệ số Cronbach's Alpha đạt từ 0,6 trở
lên” (Nunnally & Burnstein, 1994).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thi thang đo đo lường là tốt,
từ gần 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s
Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường
là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu".
Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer- lkin) > 0,5 với mức ý nghĩa Barlett <0,05
KM là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 < KMO <1 thì phân tíchnhân tố là thích hợp Kaiser (1974) đề nghị KMO = 0,90 là rất tốt; KMO = 0,80: tốt; KMO
> 0,70: được; KMO > 0,60: tạm được; KMO > 0,50: xấu; KMO < 0,50: không thể chấp
nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
e “Để đảm bảo sự thích hợp của phân tích nhân tố (EFA), cần kiểm tra hệ số KMO
(Kaiser-Meyer-Olkin) > 0,5 với mức ý nghĩa Barlett <0,05” Hair và cộng sự (2006).
e Hệ số tải nhân tố (factor loading) cần đạt giá trị = 0,5 để đảm bảo ý nghĩa thực
tiễn của EFA.
e Tổng phương sai trích > 50% và hệ số eigenvalue > 1 là thang do được chấp
nhận cho EFA.
e _ Khác biệt hệ số tải nhân tố giữa các biến quan sát của các nhân tố cần dat giá trị
> 0,5 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố
Kiểm định thang do bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA:
30
Trang 32Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, có ba phương pháp được sử dụng: hệ số tin cậytổng hợp (composite reliability), tổng phương sai trích (variance extracted), và hệ sốtin cậy Cronbach's Alpha Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích được sử dụng
để đo lường độ tin cậy của các khái niệm Theo Hair (1998), “phương sai trích của mỗi
khái niệm nên vượt quá giá trị 0,5 để đảm bảo tính tin cậy Hệ số tin cậy Cronbach'sAlpha được sử dung trong phân tích đặc trưng tiểu biểu (CFA) để đo lường tính kiênđịnh nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của câu trả lời”
Tính đơn hướng/ đơn nguyên (unidimensionality): Theo Steenkamp & Van
Trijp (1991), “mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều
kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ trường hợp các
sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau”.
Giá trị hội tụ (Convergent validity): “Gerbring và Anderson (1988) cho rằng
thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (>0,5);
và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)”
Giá trị phân biệt (Discriminant validity): “Có thể kiểm định giá trị phân biệt của
các khái niệm trong mô hình tới hạn (saturated model) mô hình mà các khái niệm
nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau) Có thể thực hiện kiểm định hệ số tương quanxét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay không.Nếu nó thực sự có khác biệt thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt”
“Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square
có P-value < 0,1 Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu.
Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI = 0,9 (Bentler & Bonett, 1980);
CMIN/df < 3 (Carmines & McIver, 1981); RMSEA < 0,08, RMSEA < 0,05 được xem là rất
tốt (Steiger, 1990); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, hay tươngthích với dữ liệu thị trường Bên cạnh đó, gần đây theo quan điểm của Hair & cộng sự
(2010) và một số nhà nghiên cứu, khi chỉ số CFI nhỏ hơn 0.9 thì vẫn có thể chấp nhận
được”.
Kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính SEM: “Mô hình cau trúc
tuyến tinh (SEM) trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho phép kết hopcác khái niệm tiềm ẩn với các đo lường và xem xét các trường hợp độc lập hay kết hợp
31