Bởi là địa điểm lý tưởng cho việc khảo sát vìnơi đây có cộng đồng văn hóa đa dạng và lịch sử lâu đời, là nơi tập trung của nhiềucộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là người Hoa.. Hình 1
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC- CÔNG TÁC XÃ HỘI- ĐÔNG NAM Á HỌC
Giảng viên bộ môn: ThS Đỗ Hồng Quân
Môn : Lịch sử và lý thuyết Xã hội học
Nhóm :Thiên An
Lớp : DH23SC01
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
MỤC LỤC
A) PHẦN 1: 4
I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
II) ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 5
III) CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
B) PHẦN 2 9
I) IV NHỮNG PHÁT HIỆN QUA QUAN SÁT - KHẢO SÁT: 9
II) V KẾT LUẬN 23
III) VI CẢM NGHĨ SAU CHUYẾN ĐI: 23
C) TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5A) PHẦN 1:
I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường phái Chicago là một trong những trường phái xã hội học có ảnh hưởng lớnnhất thế kỷ 20, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về đô thị Khởi nguồn từ Đại họcChicago vào những năm 1920, trường phái này đã mang đến những đóng góp quantrọng với các nghiên cứu về cuộc sống đô thị, các vấn đề xã hội và các quá trình tươngtác xã hội Nhằm để hiểu hơn về những luận điểm của trường phái này, nhóm Thiên
An chúng em đã thực hiện một khảo sát các biểu hiện trường phái Chicago Cụ thể là
ở các địa bàn chợ ở Quận 5 TP.HCM Bởi là địa điểm lý tưởng cho việc khảo sát vìnơi đây có cộng đồng văn hóa đa dạng và lịch sử lâu đời, là nơi tập trung của nhiềucộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là người Hoa Sự đa dạng văn hóa này tạo ramột môi trường xã hội đô thị phức tạp và thú vị để nghiên cứu các tương tác xã hội,các chuẩn mực văn hóa, và các vấn đề xã hội nảy sinh trong lòng đô thị “ Ngày nay,tại TP.HCM đang có trên 500.000 người Việt gốc Hoa sinh sống rải rác ở các quậnquận 5, 6, và 11 Trong đó, quận 5 chiếm khoảng 40% dân số Vì sự tập trung đôngđúc, mang đậm văn hóa của cộng đồng người Việt gốc Hoa nên khu vực trên thườngđược mọi người mệnh danh là Chinatown giữa lòng Sài Gòn” (Hậu, 2023) “Nhữngngười Hoa (chủ yếu là người Triều Châu, Phúc Kiến) sống ở khu China Town Quận 5
từ khoảng thế kỉ 18 đến nay Những năm 1950, nơi đây có tới 90% dân cư là ngườiHoa Đến hiện tại, chỉ còn khoảng 60% người Hoa tiếp tục định cư tại đây Phần lớnngười Hoa ở Quận 5 đều nói tiếng Việt tốt như người Sài Gòn gốc.” (Vinpearl, 2024)
Ở những khu chợ, đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh mua bán Điều nàytạo ra một không gian xã hội năng động và cung cấp nhiều dữ liệu quan sát về cácmối quan hệ kinh tế, các hình thức giao tiếp, các quy tắc ứng xử trong kinh doanh.Đặc biệt hơn là vấn đề cấp thiết ở những khu chợ mà chúng em quan tâm như vấn đề
tự phát cụ thể khu vực khảo sát chúng em chọn là chợ Hòa Bình vào ngày28/07/2024
Trang 6Hình 1: Một góc đường tại chợ Hòa Bình
II) ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
Hình 2: Sơ lược về tình hình dân cư quận 5 (blog.rever, 2020)
Quan sát biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng trên mặt bằng chung giữa Quận 5 với các quận trung tâm khác (Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 8) về 2 phương diện dân số
và mật độ dân số ta có những nhận xét sau đây:
Trang 7 Về dân số, Quận 5 có dân số ít nhất so với 4 quận trung tâm còn lại Cụ thể số
liệu dân cư thu thập vào cuối năm 2020 - đầu 2021 là 187,510 nghìn người Còn quận trung tâm có dân cư đông nhất là quận 1 với 205,180 nghìn người
Về mật độ dân số, chúng ta có thể nhận thấy một sự khác biệt rõ rệt giữa Quận
5 với 4 quận trung tâm còn lại Như biểu đồ đã phản ánh, Quận 5 tuy có dân số
ít hơn so với 4 quận trung tâm còn lại nhưng lại có mức độ tập trung dân số theo từng khu khá cao (đứng thứ hai) là 43,913 nghìn người trên 1 km² Quận 5
có mật độ dân số sau Quận 4 với 48,578 nghìn người trên km² Điều này một 1 lần nữa khẳng định về mức độ tập trung dân cư theo khu vực của Quận 5 khá cao, dân cư có xu thế sống theo từng khu vực Điển hình ở đây có thể nói đến những khu vực,khu chợ - tụ điểm của những người Hoa sinh sống trên địa bàn quận
Địa điểm khảo sát:
Chợ Hòa Bình
Địa chỉ chợ Hòa Bình tọa lạc tại số 37 Bạch Vân, Phường 5, Quận 5, Thành
phố Hồ Chí Minh, dễ dàng tiếp cận qua nhiều tuyến đường lớn như NguyễnTrãi, Trần Hưng Đạo
Thời gian hoạt động của chợ:
Thứ Hai đến Chủ Nhật đều từ 04:00 AM–18:00 PM
Lịch sử của chợ Hòa Bình: được hình thành từ năm 1930, là một trong những
chợ truyền thống lâu đời tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là một khu vực đôngđúc và sầm uất, đặc biệt là tập trung nhiều cộng đồng người Hoa sinh sống.Với sự phát triển qua nhiều thập kỷ, chợ đã trở thành một trung tâm giaothương quan trọng, không chỉ cho người dân địa phương mà còn thu hút khách
du lịch đến tham quan, mua sắm
Quy mô và diện tích: Chợ Hòa Bình phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân
trong khu vực và các quận lân cận Quận 5, nơi chợ tọa lạc, có diện tích 4,27 km² với dân số khoảng 159.073 người (theo số liệu năm 2019), mật độ dân số đạt 37.254 người/km² (Wikipedia, n.d.) Chợ được chia thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm thực phẩm tươi sống, hàng khô, quần áo, và đồ gia dụng, hàng trang sức
Kinh doanh: chợ Hòa Bình chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi
sống, thực phẩm chế biến, các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, bách hóa tổng hợp, ăn uống, vải sợi, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, tạp phẩm… Hàng ngày, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đa dạng như thịt heo, bò, gà, dê và nhiều loại hải sản được nhập về chợ để bán cho người tiêu dùng và phân phối đến các cửa hàng, nhà hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn Thành phố Khi đến chợ Hòa Bình, du khách có thể ghé tham quan các quầy hàng chuyên kinh doanh đồ trang sức vàng bạc, đá quý với nhiều sản phẩm, mẫu mã đa dạng
Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật tọa lạc tại số 66/14 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, Thành phố
Hồ Chí Minh Ngôi chùa nằm nép mình sau những tòa nhà cao tầng, thế nhưnglại nổi bật bởi sắc đỏ hút mắt
Trang 8Ngôi chùa Vạn Phật này có diện tích 200m2 với tổng cộng 5 tầng lầu Với 3tầng lầu 1 trệt và 1 sân thượng Nhìn từ xa chùa Vạn Phật tượng như một toànhà mang sắc đỏ rực Trong quan niệm của người hoa màu đỏ chính là màucủa sự may mắn, chính vì thế đây chính là màu sắc chủ đạo của ngôi chùa VạnPhật này.
Ngôi chùa Vạn Phật gây ấn tượng với du khách bởi kỷ lục hệ thống hơn10.000 bức tượng Phật của mình Đối với một ngôi chùa chỉ vỏn vẹn có200m2 mà có thể sở hữu đến 10.000 bức tượng Phật thực là một điều khôngthể Tất cả các tượng Phật có rất nhiều kích thước, nhiều vật liệu và nhiều loại
vô cùng đa dạng tất cả tạo nên một không gian vô cùng linh thiêng(zoomtravel, 2023)
III) CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để đưa ra những kết luận đúc kết về những điều chúng em đã quan sát được, nhóm đã lựa chọn dựa trên những luận điểm của trường phái Chicago, cụ thể là:
1 “Xã hội đô thị bị chi phối bởi những tiểu văn hóa khác nhau” : Mỗi cộng đồng,
đô thị là nơi đa dạng văn hóa, với những lối sống, giá trị khác nhau tập trung lại tạo nên các tiểu văn hóa hay còn gọi là một văn hóa nhỏ nằm trong 1 văn hóa lớn
2 “Xã hội đô thị tập hợp nhiều cộng đồng khác nhau”: Trong mỗi xã hội sẽ có nhiều cộng đồng khác nhau di cư từ nhiều nơi khác nhau đến và sinh sống, mỗi cộng đồng đó sẽ có sự riêng biệt về văn hóa, ngôn ngữ Họ xây dựng sự toàn diện về mặt
xã hội đô thị, sự đa dạng đó không chỉ tương tác, định hình nhau mà tạo nên sự phongphú, phức tạp của xã hội đô thị
3 "Môi trường xã hội là nơi thuận lợi cho sự phát triển của những khác biệt về mặt xã hội”: Xã hội tập trung nhiều nền văn hóa khác nhau và sự đa dạng đó tạo ra
rất nhiều sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống Và đô thị là nơi dung chứa tất cả những sự khác biệt đó, mọi người làm gì đều được chấp nhận Đối lập với nông thôn và cộng đồng khép kín, sự khác biệt sẽ không được chấp nhận và không thể tồn tại được Đô thị dung chứa tất cả, chính vì thế đó là nơi thuận lợi để phát triển
sự khác biệt
4 “Sự tách biệt về mặt văn hóa tại các đô thị không loại trừ sự di động cá nhân”:
Đô thị tồn tại nhiều tiểu văn hóa và đây là nơi đón nhận hết sự khác biệt mà không loại trừ và kì thị Chính vì thế, đô thị tạo ra nhiều cơ hội hơn so với nông thôn về sự
di động cá nhân Hơn nữa, ở đây tính di động cá nhân thể hiện qua việc mỗi cá nhân đều có cơ hội đi đến nhiều tiểu văn hóa khác nhau trong khu vực đa văn hóa, mỗi khuvực đều có một nét bản sắc đặc trưng riêng
5 “Nhiều người dân đô thị không được xã hội hóa những giá trị chung của xã hội”:
Bao gồm 2 nguyên nhân chính:
Trang 9 Xã hội không phân bố đồng đều các nguồn tài nguyên: Bất công trong xã
hội đô thị diễn ra bởi vì đô thị tồn tại rất nhiều tiểu văn hóa, và những tiểu văn hóa đó cũng nhận những nguồn lực của xã hội là khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội của cộng đồng mình đang có Vì vậy, những cộng đồng khác nhau thì những nguồn lực của họ sẽ khác nhau
Từ chối xã hội hóa những giá trị chung của xã hội: Họ tồn tại trong xã hội
nhưng họ gần như không hội nhập đầy đủ và tất cả những giá trị chung của xã hội đó bao gồm ngôn ngữ, hệ thống chuẩn chuẩn mực, các nguồn tài nguyên… Họ cố tình từ chối điều đó, không muốn hội nhập vì nhiều lý do khác nhau
6 “Tỉ lệ người phạm tội lớn ở các trung tâm đô thị“
Gồm các nguyên nhân như:
Vô danh đô thị: Do các cá nhân không liên kết với cộng đồng, ít bị ràng
buộc bởi chuẩn mực xã hội Chính vì vậy, điều đó gây nên giảm sự kiểmsoát xã hội và tăng nguy cơ phạm tội
Dồn nén dân cư: Dân số cao và tài tài nguyên hạn chế tạo ra những căng
thẳng, xung đột giữa các cộng đồng để chiến đấu tranh giành nguồn tàinguyên
Mức độ di động xã hội: Có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc xã hội, phân chia
giàu nghèo, cá nhân ít gắn bó với cộng đồng và tạo ra các khu vực chuyểntiếp gây ra xung đột về văn hóa, bất bình đẳng xã hội
7 “Những hành vi trên thích hợp với những tiểu cộng đồng”:có nghĩa là các hành
vi của cá nhân thường được định hình bởi văn hóa, cấu trúc xã hội, môi trường củatiểu cộng đồng mà họ thuộc về Việc hiểu rõ những quy tắc và chuẩn mực và cụ thểhóa nó thành hành động cụ thể sẽ giúp cá nhân hòa nhập và được chấp nhận Nhữngtiểu cộng đồng không chỉ duy trì các hành vi đó mà còn làm nó trở nên phù hợp trongbối cảnh xã hội đô thị phức tạp
8 “Các hành vi lệch lạc có khuynh hướng tập trung tại cùng những khu vực”: Cáchành vi lệch lạc không phân bố đều mà có khuynh hướng tập trung tại những khu vực
có mật độ dân cư cao, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu hụt kiểm soát xã hội, sự diđộng xã hội…
9 “Cấu trúc sinh thái học của một đô thị lớn ở Mỹ thay đổi liên tục”: Cấu trúckhông ổn định mà luôn thay đổi theo thời gian dựa vào những yếu tố như phát triểnkinh tế, di động dân cư… Hơn nữa sự thay đổi liên tục còn do các nhóm xã hội khácnhau cạnh tranh để chiếm giữ những vị trí tốt nhất trong cấu trúc đô thị Quá trình nàydẫn đến sự phân bố không gian của các nhóm dân cư khác nhau dựa trên các yếu tốnhư thu nhập, nghề nghiệp, và nguồn gốc dân tộc, …
Trang 1010 “Quá trình bành trướng đô thị mang tính tập trung và phi tập trung”: Có
những khu vực được quy hoạch vì vậy sự kiểm soát và tổ chức tốt hơn nhưng cũng cónhững khu vực không được quy hoạch dẫn đến sự phát triển tự phát và thiếu đồng bộ
B) PHẦN 2
I) IV NHỮNG PHÁT HIỆN QUA QUAN SÁT - KHẢO SÁT:
Bắt đầu cuộc khảo sát của nhóm Thiên An thì các thành viên đã chia thành 3 nhóm nhỏhoạt động ở khu chợ Hòa Bình nhằm dễ dàng tiếp cận với đối tượng khảo sát và thu đượcthêm nhiều sự kiện diễn ra xung quanh khu chợ
1 Nhóm của Phương Mai và Phương Nhi đã di chuyển ở xung quanh bên ngoài khu chợHòa Bình, nơi đây diễn ra những hoạt động mua bán tấp nập giữa những tiểu thương nhân
và những khách hàng tứ phương đổ về Phương Mai và Phương Nhi sau khi mua 2 hộpbánh cuối của cô chủ gánh bánh bột lọc đã xin phép phỏng vấn cô
Mai: Cô ơi cho con hỏi cô bán ở đây lâu
chưa ạ?
Cô bán bánh bột lọc: (trả lời bằng tiếng
miền trung) Cô bán ở đây cũng được 17- 18năm rồi con
Mai: Con thấy chỗ mình ít chỗ bán đồ ăn
sáng cô nhỉ? Con kiếm mãi mới thấy cô bán
Cô bán bánh bột lọc: (cười+đưa tay chỉ)
Con đi vào trong “nhà” chỗ bên tay phải cómấy quán bán hủ tiếu chay, bún mắm ngonlắm đấy Khu đấy người Hoa bán đắt kháchlắm!
Mai: Vậy hả cô, xíu con vô trong xem thử.
À cô ơi mắm này cô mua hay tự pha thế conthấy bánh bột lọc của cô ngon quá!
Cô bán bánh bột lọc: Cô tự nấu đấy! Cô có
người nhà ở Huế gửi mắm rồi hải sản vàotrong này nên đồ này cô tự làm hết không cómua ở mấy nơi vớ vẩn đâu
M: Cô bán ở đây lâu vậy chắc có nhiều
khách quen là người Hoa lắm cô nhỉ
Cô bán bánh bột lọc: Tất nhiên rồi cô còn
bán mối cho người Hoa nữa mà Ở đâynhiều người thích ăn bánh lắm có thằngnhóc ăn chỗ cô mấy năm mà đi du học thángtrước nó về là mua 3 hộp ăn đấy
Hình 3: Cô bán bánh bột lọc
Hình 4: Hai hộp bánh bột lọc cuối
Trang 11Sau những chia sẻ của cô bán bánh bột lọc thì Phương Mai và Phương Nhi đã di chuyển
vô trong tòa nhà và đi qua các gian thực phẩm sống và thực phẩm chế biến sẵn thì 2 bạn
đã đến khu vực bán đồ ăn Sau khi 2 bạn mua 2 ly nước quán cô Hồng và kể cho cô rằng bản thân là sinh viên đang đi khảo sát thì cô Hồng đã vui vẻ giảm giá 2 ly nước 2 bạn đã xin phép cô cho 2 bạn phỏng vấn
Hình 5: Quán nước Cô Hồng
N: Cô ơi cho con hỏi cô có phải người dân sống ở Quận 5 không ạ?
Cô Hồng: Nhà cô ở Tân Bình con ơi.
M: Cô bán hàng ở cách xa nhà quá vậy cô!
Cô Hồng: (Cười nhẹ, đá mắt sang bàn bên) Cô đi tầm 15 phút là đến sạp rồi Mấy cô chú
kia từ Thủ Đức mà chạy về đây uống nước nè con
N: Ủa vậy hả cô, con tưởng mấy cô chú bàn bên là người địa phương ở đây chứ tại thấy
nói tiếng Hoa nãy giờ
Cô Hồng: Mấy cô chú đấy có mấy người hồi trước từng sinh sống ở đây nhưng theo con
cái đi nơi khác ở Có chú kia ở Thủ Đức đấy
Khi đang phỏng vấn cô Hồng thì có 1 cô bán hàng rong đến mời hàng Cô Hồng đã quay lại quầy pha nước Và cô hàng rong đến bảo ăn thử bánh của cô Mai đã ăn thử và có ý định mua ủng hộ cô bán hàng rong
Trang 12Hình 7: Bánh được mời
Mai: Bánh ngon quá cô nhỉ! Cho con hỏi bịch bánh cá này nhiêu tiền vậy cô
Cô hàng rong: (ấp úng, mắt đảo dò xét) Con ăn thêm bánh này đi.
Mai: Dạ thôi, con mua bịch bánh cá kia thôi cô cho con hỏi nhiêu tiền vậy ạ!
Cô hàng rong: (cúi người, sờ bịch bánh) Bánh này nửa lạng cô lấy con 110 ngàn thôi.
Nhi kéo áo Mai lại
Mai: À cô ơi con chỉ làm sinh viên đến đây khảo sát thôi, với lại con cũng không mang
nhiều tiền đến vậy Thôi lần sau con rủ bạn quay lại ủng hộ cô nha
Cô hàng rong: (im lặng, mắt dò xét) con ăn thêm mấy bánh này đi ngon lắm, hay con cứ
lấy bánh trước đi sau quay lại trả tiền cho cô
Trang 13Mai: Dạ thôi, con cảm ơn cô Con không lấy bánh đâu ạ sau quay lại không thấy cô để trả
thì con áy náy lắm
Cô hàng rong sau khi mời thất bại chưa từ bỏ cô đứng sát cạnh Mai, mãi khi cô Hồng từ trong sạp đi ra
Cô Hồng: Thôi tụi nó sinh viên không có tiền đâu! Lần khác quay lại đi.
Cô hàng rong rời đi thì cô Hồng đã nói
Cô Hồng: Con biết tiệm vàng nổi tiếng Phước Nguyên ở Long Xuyên không Bà này bán
mấy bịch bánh mà bằng cả giá vàng ở chỗ đó Cô chửi cho mấy lần rồi mà vẫn vậy
Nhi: Cô này là người ở đây hả cô
Cô Hồng: Nhà bà này ở gần đây nè, cứ canh có khách du lịch hay mấy người ngoài đến
chợ để chặt chém
Mai: Con thấy cô này cũng tội tính mua ủng hộ mà đắt quá À phần bánh còn lại này tụi
con không ăn không ăn con để đâu được cô nhỉ
Cô Hồng: Hai đứa cứ để đây đi tí cô vứt cho.
Mai+Nhi: Tụi con cảm ơn cô ạ.
=> Sau chuyến đi chợ Hòa Bình của Mai và Nhi, nhóm chúng em đã thấy rõ được biểu hiện của 3 luận điểm của trường phái Chicago được thể rõ trong chợ Hòa Bình Thứ nhất,
đó là luận điểm: “Xã hội đô thị tập hợp nhiều cộng đồng khác nhau” thông qua lời cô bán bánh bột lọc Cô nói rằng này đây ngoài những người Kinh mua ủng hộ thì còn rất đông khách mối hàng của cô là người Hoa sinh sống tại địa bàn khu vực này Thứ hai, luận điểm: “Sự tách biệt về mặt văn hóa tại đô thị không loại trừ sự di động cá nhân” thông qua anh du học sinh mua 3 hộp bánh bột lọc trong lời kể của cô bán Anh du học sinh đã
có sự di động xã hội qua những khu vực tiểu văn hóa khác (nước ngoài) Thứ ba, luận điểm: “Tỷ lệ người phạm tội lớn ở các trung tâm đô thị” thông qua việc chặt chém giá cả của cô hàng rong mà Nhi và Mai đã gặp Tại những khu vực là nơi tập trung mạng lưới dân cư dày đặc và đa dạng, nhiều tầng lớp và có thể là những khách du lịch tham quan tại khu chợ Hòa Bình Cũng vì thế nên tại đây có dân cư khá phức tạp về thành phần và các
cá nhân không liên kết với cộng đồng, ít bị ràng buộc bởi chuẩn mực xã hội nên dễ dàng trở thành tội phạm như móc túi, cướp giật Họ thiếu sự rằng buộc và kiểm soát từ cơ quanquản lý như tổ quản lý chợ, dân quân - công an khu vực, nên đã xảy ra các hành vi chặtchém khách hàng như Mai và Nhi gặp phải
2 Nhóm của Minh Khải, Nguyệt đã đi dọc con đường từ chợ Hòa Bình đến khu chợ Hòa Bình cũ nơi tập trung nhiều người gốc Hoa