1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu hoạt Động của một số loại hình khách sạn 5 sao trên Địa bàn quận 1 tphcm

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 7,48 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM Khách sạn: “Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi, dịch vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN 5 SAO TRÊN

Trang 3

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN 5 SAO TRÊN ĐỊA BÀN

QUÂN 1 TPHCM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Xuân An Sinh viên thực hiện: Trần Hửu Phần

Mã số sinh viên: 2038230205 Nhóm:

iii

Trang 4

Cảm ơn Nguyễn Ngọc Hải Bân đã tạo cơ hội cho bọn tôi có thể thực hiện chuyến đi đến khách sạn 5 sao.Cảm ơn Chị Nhi là chị của Hải Bân và anh Trần Nguyễn Công Sơn- trưởng ca đã giúp chúng em có thêm thông tin về khách sạn,cũng như cho chúng em hiểu thêm về ngành nghề mình theo đuổi.Cảm ơn toàn bộ những nhân viên khách sạn Renaissance đã đón tiếp bọn em một cách thân thiện và gần gũi nhất

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Phạm Xuân An đã tận tâm chia sẻ, truyền đặt những kiến thức quý báu về ngành trong suốt quá trình học tập và thực hiện tiểu luận này.

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Trần Hửu Phần MSSV: 2038230205

Trang 5

Lớp: 14DHQTKS02

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TPHCM, ngày… tháng … năm 2023

(Ký và ghi rõ họ tên)

v

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH KINH DOANH KHÁCH SẠN-QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN 2

1.1 KHÁI NIỆM 2

1.2 ĐẶC ĐIỂM 3

1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 5

1.4 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH TRONG TƯƠNG LAI 8

1.5:VÀI NÉT VỀ KHÁCH SẠN 5 sao Renaissannce 9

1.5.1 :Vị trí 9

1.5.2 :Trải nghiệm ẩm thực 9

1.5.3 :Chất lượng dịch vụ 9

1.5.4:Bài trí không gian 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH DOANH KHÁCH SẠN CỤ THỂ 10

Trang 7

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE SÀI GÒN

10

2.1.1 Địa Điểm 10

2.1.2 Khách hàng 10

2.1.3 Không gian, cơ sở vật chất 11

2.1.4 Sản phẩm 12

2.1.5 Chất lượng dịch vụ 13

2.1.6 Nhân sự 13

2.1.7 Quy trình quản lý, vận hành 13

2.2 Rbar 13

2.2.1 Địa điểm 13

2.2.2 Khách hàng 14

2.2.3 Không gian, cơ sở vật chất 14

2.2.4 Sản phẩm 14

2.2.5 Chất lượng dịch vụ 14

2.2.6 Giá cả phục vụ 14

2.3:NHÀ HÀNG VIỆT KITCHEN 15

2.3.1:Vị trí và không gian 15

2.3.2:Khách hàng: 15

2.3.3:Thời gian mở cửa 15

2.3.4:Món ăn 15

2.3.5:Giá cả 15

2.3.6:Thái độ phục vụ 16

2.4 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU ĐƯỢC Ở RENAISSANCE RIVERSIDE SÀI GÒN 16

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 18

vii

Trang 8

3.1 ĐÁNH GIÁ 18

3.2 ĐỀ XUẤT 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 20

Trang 9

MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập học phần Nhập môn quản trị khách sạn, từ nền tảng kiếnthức lý thuyết về những cơ sở lưu trú bản thân luôn nhận thức về tầm quan trọng của kiếnthức thực tiễn Với lợi thế được học tập, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giảluôn nỗ lực học tập lý thuyết kết hợp với trải nghiệm thực tiễn Nhận thức được tầm quantrọng của kinh doanh khách sạntrong hoạt động quản trị khách sạn, tác giả chọn nghiêncứu đề tài: “Tìm hiểu loại hình kinh doanh khách sạn tại quận 1 TPHCM

Để thực hiện đề tài này, tác giả thực hiện các hoạt động và phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết về nhập môn quản trị khác sạn, thu thập dữ liệu qua các nguồn tài liệu, giáo trình, sách, báo, thông tin trên internet…; phân tích, so sánh về các khách sạn 5 sao khác nhau ; đi thực tế nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, hình ảnh các khách sạn

Đề tài được chia thành 3 chương

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH KINH DOANH

Chương 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CỦA MỘT SỐ MÔ

HÌNH CỤ THỂChương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn

1

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH KINH DOANH

KHÁCH SẠN-QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

1.1 KHÁI NIỆM

Khách sạn: “Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch

vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại quađêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch” (Giải thích thuật ngữ trong du lịch vàkhách sạn (2001)-Tập thể tác giả Khoa Du lịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) Kinh doanh khách sạn: “Kinh doanh khách sạn có hàng loạt các hình thức kinh doanhkhác nhau nhưng trong cùng một lĩnh vực mỗi dạng hình thức cần có những kiến thức cơbản riêng của nó” (Nebel,1991:12) Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động kinhdoanh khách sạn đã không ngừng phát triển Các khách sạn ngày nay không đơn thuầnchỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống mà còn kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác nhưgiải trí, thể thao, y tế, vật lý trị liệu, chăm sóc sắc đẹp,… Nhìn chung, khách sạn khôngchỉ kinh doanh các dịch vụ và hàng hóa do khách sạn tự sản xuất ra mà còn kinh doanhmột số dịch vụ, hàng hóa do các ngành sản xuất Do vậy khách sạn còn thực hiện chứcnăng “đại lý” bán các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế

Thực tế hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu dựa trên ba mảng hoạt động chính:

 Kinh doanh về lưu trú du lịch và những dịch vụ kèm theo

 Kinh doanh về ăn uống và các dịch vụ kèm theo

 Kinh doanh các dịch vụ bổ sung

Trong đó, kinh doanh lưu trú và ăn uống là hai dịch vụ cơ bản nhất trong kinh doanhkhách sạn, mặc dù xu hướng hiện nay của nhiều khách sạn là tỷ trọng doanh thu từ dịch

Trang 11

vụ bổ sung ngày càng tăng trong tổng doanh thu khách sạn Ở hoạt động cơ bản thứ nhất,khách sạn cung cấp cho khách các dịch vụ về lưu trú và dịch vụ kèm theo có tính phi vậtchất Các dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho khách chủ yếu thông qua cơ sở vật chất kỹthuật của khách sạn và hoạt động phục vụ của nhân viên Ơ hoạt động cơ bản thứ hai, thìbản chất của hoạt động này là thế hiện qua ba chức năng cơ bản: (i) Chức năng sản xuấtvật chất (sản xuất ra các món ăn phục vụ khách); (ii) Chức năng lưu thông (bán các sảnphẩm do khách sạn sản xuất và các sản phẩm do các ngành khác sản xuất như côngnghiệp thực phẩm, nông nghiệp v.v ); (ii) Chức năng tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm (tạo

ra điều kiện cần thiết để khách tiêu thụ tại chỗ với tiện nghi tốt và khung cảnh thuận tiện)(Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương, 2004) Hoạt động này được phục vụ trựctiếp cho du khách trong các nhà hàng và cơ sở ăn uống khác tại khách sạn Như vậy, ở cảhoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống đều là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nghĩa

là nó phải được phục vụ trong những điều kiện vật chất nhất định tương ứng với cấp hạngcủa khách sạn mà du khách chấp nhận bỏ tiền ra mua chúng

Ở hoạt động thứ ba là kinh doanh dịch vụ bồ sung thì tùy vào từng dịch vụ, có dịch vụkhách sạn chỉ thực hiện chủ yếu là chức năng lưu thông như dịch vụ bán hàng lưu niệm

Có dịch vụ khách sạn tổ chức phục vụ và cung cấp trực tiếp cho du khách như một sốdịch vụ vui chơi giải trí, vật lý trị liệu v.v Tuy nhiên, dù là dịch vụ gì cũng phải đượcthực hiện trong những điều kiện và cơ sở vật chất và mức độ phục vụ nhất định, với mụctiêu đem lại lợi nhuận cho khách sạn

1.2 ĐẶC ĐIỂM

Hoạt động kinh doanh khách sạn có những đặc điểm cơ bản sau:

1 Kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ: Kinh doanh khách sạn luôn có tính chu kỳ, điều

này phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ, loại hình hay cấp hạng khách sạn và thị trường màkhách sạn nhắm đến,… Ví dụ như: Những khách sạn phục vụ khách công vụ, thương gia

sẽ có tỉ lệ chiếm phòng cao vào các ngày trong tuần và vắng vào những ngày cuối tuầnhay một khách sạn ở vùng biển miền Trung sẽ đông khách vào mùa hè (mùa nắng) và ítkhách vào mùa mưa Tính chất chu kỳ dễ nhận thấy ở các khách sạn và nó luôn biểu thịđặc tính tuần hoàn, nhưng ở nhiều trường hợp nó gây nên sự biến động lớn, tạo sự khókhan trong hoạt động khách sạn Do đó, đòi hỏi người quản lý phải luôn kiểm soát, điềuchỉnh nhằm có biện pháp tang cường lượng khách đến trong dịp vắng khách

3

Trang 12

2 Kinh doanh khách sạn mang tính liên tục: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh

doanh dịch vụ phục vụ liên tục Khách sạn mở cửa 24/24 trong ngày và phục vụ 365 ngàytrong năm (8760 giờ) Những người công tác trong khách sạn mô tả công việc của họ là

“công việc suốt ngày” và “đó là thế giới thu nhỏ không bao giờ đóng cửa”(Nebel,1991:11) Chính sự phục vụ liên tục này, đòi hỏi khách sạn phải luôn duy trì sựphục vụ cao độ và quản lý chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách

3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn: Mục đích của việc xây dựng khách sạn

du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng, phong phú của khách trong thời gian họ lưutrú Do đó, khách sạn phải được xây dựng khang trang, trang bị những tiện nghi cần thiết

để phục vụ khách du lịch, chính vì vậy mà vốn xây dựng cơ bản lớn Hơn nữa do tínhchất thời vụ của hoạt động du lịch, mặc dù phải đầu tư lớn vào việc xây dựng khách sạnnhưng nó chỉ kinh doanh có hiệu quả trong vài năm Ngoài ra, còn có các chi phí bảo trì,bảo dưỡng khách sạn chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành của dịch vụ và hàng hóa, vì vậycác nhà quản lý khách sạn đang cố gắng tìm nhiều giải pháp để khắc phục được nhượcđiểm trên

4 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nhiều nhân công: Nhiều khâu trong kinh doanh khách

sạn phải sử dụng nhiều lao động “sống” (trực tiếp phục vụ khách), ở khâu này rất khó ápdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hóa, tự động hóa,… Đây là nguyên nhân dẫnđến việc tăng chi phí tiền lương trong khách sạn do vậy đòi hỏi công tác tổ chức lao động

ở từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, phục vụ phải hợp lý để nâng cao năng suấtlao động và đảm bảo chất lượng phục vụ

5 Kinh doanh khách sạn có xu hướng chọn lọc đối tượng khách hàng: Tùy thuộc vào cấp

hạng, tính chất, vị trí và chiến lược kinh doanh, mà mỗi khách sạn từ khi xây dựng vàhoạt động đều nhắm đến một và một vài phân khúc khách hàng nhất định và họ tập trungkhai thác đối tượng đó Ví dụ: có những khách sạn chuyên phục vụ khách công vụ, cónhững khách sạn chuyên khai thác khách du lịch theo đoàn,… Việc chọn lọc đôi tượngkhách của khách sạn thường thông qua cơ chế giá, điều kiện cơ sở vật chất, trang bị vàdịch vụ của khách sạn phù hợp nhất cho đối tượng khách hàng này, đồng thời thông quacách thức tiếp cận nguồn khách như quan hệ với các hãng lữ hành chuyên cung cấp đốitượng phù hợp, các chương trình tiếp thị, quảng cáo,…

Trang 13

6 Hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ có tính độc lập tương đối trong một quy trình phục vụ của khách sạn: Do tính chất nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ như buồng,

bàn, lễ tân,… có tính đặc thù riêng nên hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ có tính độclập tương đối Điều này cho phép thực hiện các hình thức khoán và hạch toán ở từngkhâu nghiệp vụ đồng thời cũng có vài sự điều chỉnh, phối hợp hoạt động của từng bộphận và mỗi thành viên lao động của khách sạn thật chặt chẽ

7 Kinh doanh khách sạn có tính trực tiếp và tổng hợp cao: Tính trực tiếp trong kinh

doanh khách sạn do ảnh hưởng đặc thù của sản phẩm khách sạn là không thể lưu kho vàquá trình sản xuất đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, quá trình khách đếntiêu dùng sản phẩm của khách sạn cũng chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm của kháchsạn Ngoài ra, để cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh đến khách trong khách sạn bao gồm

sự tham gia của của rất nhiều bộ phận với rất nhiều công đoạn Ngay trong một côngđoạn cũng đã có nhiều khâu phục vụ Do đó, nó đòi hỏi tính tổng hợp rất cao để có thểđáp ứng nhu cầu của khách

8 Kinh doanh khách sạn phục vụ đa dạng đối tượng khách: Mặc dù có xu hướng chọn

lọc đối tượng khách Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của khách sạn là khách du lịch vớinhững dân tộc, cơ cấu xã hội (giới tính, tuổi tác, vị trí xã hội…) nhận thức, sở thích,phong tục tập quán, lối sống khác nhau Do vậy, khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu, nắmbắt được yêu cầu của khách để thỏa mãn các nhu cầu của họ Không coi trọng vấn đề này

sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí cở sở vật chất, nguyên liệu hàng hóa, giảm sút chấtlượng phục vụ, mất khách đồng thời hạn chế hiệu quả kinh doanh

1.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngành kinh doanh khách sạn xuất hiện từ lâu đời khoảng 1200 năm về trước, khái niệmđầu tiên là “nhà trọ” xuất hiện từ khi đồng tiền được sử dụng như một phương tiện traođổi Một trong những thành phần quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

là cơ sở lưu trú và ăn uống Trong các loại hình cơ sở lưu trú thì khách sạn (hotel) là loạihình phát triển với tốc độ nhanh trên thế giới Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)năm 2010 khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 940 triệu lượt khách, thu nhập từ dulịch đạt 919 tỷ USD, chiếm hơn 30% xuất khẩu dịch vụ thương mại của thế giới(UNWTO, 2011) Sự phát triển của hoạt động du lịch đã kéo theo sự phát triển của ngành

5

Trang 14

công nghiệp khách sạn và các loại hình lưu trú khác Du khách đi ra ngoài nơi ở thườngxuyên của mình đều cần đến các nghiệp vụ về lưu trú, ăn uống và nghỉ ngơi.

Ở thời kỳ cổ đại, khi loài người lần đầu tiên mạo hiểm đi xa bộ lạc của mình, họ phải

tự lo chỗ ăn ngủ Hầu hết những khách du lịch thưở ban đầu này là những người línhhoặc những ngưởi đi buôn bán, trao đổi hàng hóa, họ có thể dựng trại ở bất cứ nơi nào họmuốn Những địa điểm đầu tiên trên thế giới mà cơ sở lưu trú được nhắc đến trong nhữngvăn bản cổ nằm ở vùng Viễn Đông, Hy Lạp và Babylon Các phòng trọ thời kỳ đó chỉ lànhững căn phòng được trang bị rất thô sơ nhằm phục vụ chỗ qua đêm cho khách lữ hành Tại Hy Lạp cổ đại, các cơ sở lưu trú dành cho lữ khách có thể có từ nguồn gốc từ tiếng

Hy Lạp cổ “Xenia” Nó không chỉ có nghĩa là nơi lưu trú mà còn là sự bảo vệ, che chởcho khách tham quan lạ Trong thời này, cơ sở lưu trú vẫn là một phần của những chốnlinh thiêng Người ta coi nữ thần Athena “là nữ thần bảo hộ cho những người khách lạ và

từ đó đã ra đời cái tên “Xenia Athena”

Dưới thời đế chế La Mã (27 TCN - 395) cùng với việc phát triển một hệ thống đường

bộ rộng lớn xuyên suốt từ châu Âu đến Trung Á Hệ thống các cơ sở lưu trú ven đường,các quán trọ nhỏ đã được xây dựng dọc các đường giao thông chính, mở rộng từ Tây BanNha đến Thổ Nhĩ Kỹ Ở Anh và châu Âu nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng tại các vị tríđẹp, gần các con suối tự nhiên Những quán trọ thời kỳ này được gọi là “Cauponas”thường đi kèm với quán rượu được gọi là “Tabernas”

Thời Trung cổ (từ năm 500 đến năm 1300 TCN), thương mại và lữ hành bắt đầu phát

triển, các tu viện, các nhà thờ, các nhà khách của giáo hội nổi lên thay thế cho các nhàtrọ Tiền cúng của các người lữ hành được xem là một nguồn thu đáng kể cho giáo hộithời bấy giở Cuộc thập tự chinh kéo dài 200 năm đã làm trỗi dậy giai cấp trung lưu vàcác hoạt động thương mại khắp châu Âu, các nhà trọ vì thế cũng phát triển ra khắp châu

Âu và các khu vực lân cận Marco Polo (1254 - 1324) trong khi thám hiểm qua Ba Tư(Persian) đã ghi nhận lại các hoạt động của các nhà khách trong thế giới Hồi giáo Ôngghi nhận có khoảng 10.000 nhà trọ trên đường đi qua và cứ khoảng 25 dặm lại có mộtnhà trọ như thế

Thời kỳ Phục Hưng (từ năm 1300 đến 1600 TCN), khi vua Henry VIII khởi xướng

việc bãi bỏ các nhà khách trong các tu viện, thu hồi lại đất của giáo hội, việc mở cáctuyến xe liên quốc gia cũng như tình hình kinh tế xã hội được cải thiện tại châu Âu đã tác

Trang 15

động rất tốt đến việc kinh doanh nhà trọ Những năm 1600, các nhà trọ bắt đầu được xâydựng tại Mỹ Nhà trọ không là nơi ở của chủ nhân và việc phục vụ trong khách sạn khôngđược xem là đầy tớ nhưng được coi là một nghề Các nhà trọ trong thời kỳ này chính làtiền thân của khách sạn hiện nay.

Từ năm 1600 đến cuối thế kỷ thứ XIX, các nhà trọ nhỏ đã được mở rộng trong thế kỷ thứ 17 và thế kỷ 18 Khi các tuyến đường sắt xuất hiện những quán trọ thường lấy tên các

quán rượu Sự ra đời của cách mạng công nghiệp tại một số nước châu Âu dẫn đến sựthay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực du lịch Khách sạn đầu tiên ở Mỹ là “City hotel”được khai trương năm 1794 tại New York với 37 phòng khách Tuy nhiên, khách sạn đầutiên trên thế giới có các dịch vụ sang trọng gần với khách sạn hiện đại nhất là “TremontHouse” được xây dựng ở Boston năm 1829 có ba tầng 170 phòng với các phòng riêng cókhóa, trong phòng có hệ thống nước rửa, xà bông được cung cấp miễn phí và các nhânviên được huấn luyện chuyên nghiệp Năm 1874, William Chapmam Ralston đã xâydựng khách sạn “Palace” sang trọng, cao 7 tầng với 800 buồng tại San Prancisco Nóđược coi là khách sạn sang trọng nhất thời kỳ này

Vào đầu những năm 1900, để đáp ứng nhu cầu của của khách hàng trung lưu, thượng

lưu, khách thương gia và khách công vụ Một loạt khách sạn sang trọng đã được xâydựng Thời kỳ này cũng ra đời một loại hình khách sạn mới - Khách sạn thương vụ(bussiness hotel) Nổi bật nhất là việc Ellssworrth M Statler xây dựng khách sạn hiện đạiBuffalo Statler tại New York vào năm 1908 (sau này sáp nhập lại với tập đoàn Hilton nổitiếng thế giới) Ông được xem là cha đẻ của ngành khách sạn hiện đại tại Mỹ

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 được coi là “kỷ nguyên vàng” của kỹ nghệ khách sạn.

Rất nhiều khách sạn lớn được xây dựng tại thủ đô các nước Các khách sạn tại các khunghỉ mát không ngừng được mở rộng và hoàn thiện Khách sạn được trang bị hệ thốngnước nóng, trong phòng ngủ có hệ thống sưởi ấm chất lượng phục vụ cũng trở thànhhình thức cạnh tranh có hiệu quả Khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong ngành kinhdoanh khách sạn, đồng thởi các chuỗi khách sạn cũng bắt đầu hình thành

Thời kỳ suy thoái của những năm đầu thế kỷ XX và Chiến tranh thế giới thứ nhất đãlàm cho ngành khách sạn bị chững lại Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhiều khách sạn

đã được xây dựng ở những thành phố lớn và các nơi công cộng xa trung tâm Năm 1927,khách sạn “Stevens” được khai trương tại Chicago với 3000 phòng (sau này được đổi tên

7

Trang 16

là Chicago Hilton) được coi là khách sạn lớn nhất thời kỳ đó Giai đoạn giữa hai cuộcchiến được đánh dấu bằng sự phát triển của công nghiệp xe hơi và sự xuất hiện của moteltại Mỹ vào năm 1927 Hai tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới Hilton và Sheraton đượcthành lập trong thời kỳ này.

Thế chiến thứ hai gây tổn thất nặng cho ngành công nghiệp khách sạn trên thế giới.Nhiều khách sạn bị phá hủy, bị trưng dụng làm bệnh viện hoặc phục vụ cho các nhu cầukhác

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai công nghiệp khách sạn phát triển rực rỡ không chỉ

ở châu Âu, châu Mỹ mà trên thế giới Châu Á cùng có những bước phát triển vượt bậctrong ngành khách sạn với Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.Thởi kỳ này cũng đánh dấu sự phát triển và cạnh tranh của các tập đoàn khách sạn nổitiếng như Hilton, Sheraton, Marrriott, Holiday Inn, Hayatt và sự ra đởi khu giải tríDisney Land cùng sự phát triển của khu Las Vegas

Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu chính thức, thì đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp

đã phát triển các hoạt động du lịch Việt Nam thông qua việc họ tổ chức cho những nhàkhoa học Pháp đi khắp Việt Nam tìm kiếm những địa điểm có tài nguyên du lịch đặctrưng, khí hậu mát mẻ để xây dựng những khu nghỉ dưỡng cho quan chức thực dân, ví dụnhư: Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu và cho đến tậnngày nay, những địa danh được người Pháp chọn làm nơi nghỉ dưỡng vẫn là những trungtâm du lịch, những điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng và thu hút nhiều khách du lịch đếntham quan và nghỉ dưỡng Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, sự hình thành và pháttriển ngành du lịch nói chung, ngành khách sạn nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước taquan tâm và xác định vị trí trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phùhợp với yêu cầu cách mạng

Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh khách sạn ở Việt Nam được ghi nhậntrong hơn 50 năm qua là một lịch sử còn khá non trẻ so với các ngành kinh tế khác, tuynhiên với tốc độ phát triển ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng như hiện nay,cùng với các dự báo về tốc độ phát triển ngành du lịch ở Việt Nam của các chuyên gia dulịch, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho kinh doanh du lịch và khách sạn ở Việt Nam

(Thắng 2014, )

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w