DANH MỤC BANGSTT Ký hiệu = Tén bang Trang | 2 ảng 2.2 Nhận thức về tâm quan trọng của việc vận dụng các PPDH tích cực trong giảng đạy 3 'Bảng23 Giáo viên gap khó khan khi thực hiện PPDH
Trang 10Ø - J30 1)
TRƯỜNG DAI HỌC SƯ PHAM TP HO CHÍ MINH
KHOA: TAM LÝ - GIAO DỤC
Rete Laat
NGUYEN THỊ HUYỄN TRANG
Chuyên ngành: Quản ly giáo đục
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP DAI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 2LỜI CẢM ON
L.E4E.3
Trong quá trình thực hiện đến khi hoàn tat, dé tài đã nhận được sự giúp đỡ
rat nhiều từ các thay cô, cán bộ quản lý va giáo viên
Tôi xin được phép gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy cô Khoa Tâm
lý - Giáo dục trường Đại học Sư Phạm TP HCM đã nhiệt tinh giảng day và giúp
đỡ cho tôi có được những kiến thức quý báu để vận dụng vào thực hiện khóa
=
luan.
Trân trọng cám ơn Cô Nguyễn Thị Bich Hồng đã dành nhieu thời gian hướng dẫn, tận tỉnh góp y dé tôi có thé hoàn thành khóa luận, đẳng thời cam ơn quỷ thay cô là đồng giám khảo,
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các khỏi trưởng và giáo viên tại 4
trường trung học pho thông đã nhiệt tinh giúp đỡ, cung cap những thông tin can
thiét cho dé tai
Thang 5/2014
Trang 3ie WAR is Cab Spd a Ti GWH100100010000000061046aN0A440002x00M00A8E 2
3 Khách thé va di tượng nghiên cin cccccccccccccscseecseessessstesssessseesseessecseeeteveesene 2
4 Giả thuyết nghiên cứu "¬ 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu "¬—— & 3
6 Phương pháp luận va phương pháp nghiên cứu neni
Chương 1: CO SỞ LÝ LUẬN
1:1 Lịch sử nghiÊn Cử: VĂN để ¡các d Hit bat Ai AAt60sasaáy8a014xe DL
1.1.1 Tinh hình nghiên cửu về phương pháp day học tích cực và quản lý phương pháp dạy học tích cực ở nhà trường trên thé giới coi uec 7
1.1.2 Tinh hình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực và quản lý phương
pháp day học tích cực ở nha trưởng tại Việt Nam - s5 cv c<csvevsy 1]
1.2 Một số khái niệm liên quan đến dé tài 5555 MA 13
1.2.1 Quản lý ENEEGSIEIGHAG201160280-0/7130050001012B014582072)/ES32815/04E2E933/02E037320007/38 mH:
12c LHIÊD lý Nhà OI neeieenieeebdieonttsteutoiiGAE00410-4111H030600808A84Nddưàng 14
1.2.4 Quan ly phương pháp day học tích cực ke enseies 16
1.3 Phương pháp day hoc tích cực tại các trường THPT - 18
1.3.1 Xu thé đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay 18
Trang 41.3.2 Hệ thong phương pháp dạy học phát huy tỉnh tích cực của học sinh 23
1.3.3 Một số phương pháp dạy học mới co 5c 222222122 27
1.4 Quan ly phương pháp day học tích cực tại trường THPT, - 34
1.4.1 Các chức năng quản lý giảo dục co csonenserrrrrersrrerrsrsrs 34
1.4.2 Nội dung quản ly phương pháp day học tích cực tại trường THPT 36
AER OF cera †Ýˆ ty orrrtioggtreerageeaeavdeaaven 40
Chương 2: THUC TRANG QUAN LÝ PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC TÍCH
CỰC TẠI MỘT SO TRUONG THPT THÁNH PHO HO CHÍ MINH
1:3 Thể:thin nghiền cũĂhg uigtittriitt0a001000016868lã8gã8Aakdauieaiizll
2.2 Thực trạng quan ly phương pháp day học tích cực tại trường THPT 42
2.2.1 Nhận thức vẻ phương pháp day học tích cực cccccec nuoc 42
2.2.2 Thực trạng khỏ khăn khi thực hiện PPDH tích cực 43
2.2.3 Thực trạng vận dụng các PPDH tích cực trong giảng đạy 46 2.3 Thực trạng quản lý việc thực hiện PPDH tích cực 47
2.3.1 Xây dựng kế hoạch vận dụng PPI tÍCh GỰCcceieeeersao.ST 2.3.2 Tổ chức, chi đạo thực hiện kế hoạch vận dụng PPDH tích cực 50 2.3.3 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện phương pháp dạy học tích
2.4 Các biện pháp quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường THPT Thanh phổ Hỗ Chi Minh gš0 00 0/801004102004á04Ä0LÄ010.1146 55 2.4.1 Biện phap nang cao nhận thức về thực hiện PPDH tích cực 55
2.4.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện PPDH tích cực - 555cc ccssc 57
2.4.3 To chức, chi đạo thực hiện PPDH tích cực 5-7-5555 tr nsrsrer 59 2.4.4 Tang cường kiểm tra, đánh giá thực hiện PPDH tích cực 6]
Trang 5SR THẦN toAg0t06L01at10tU0A0lGd0tgttàĂttiNGAIA4GNRNuLANGGSSjIQQH(Eã2Aã888
SE: Wen Bie 0o 0 080108áo05kEASCdtfLIAGAGGMGRGĂENGSEINSSR(B-GUASSuANESAHtcsa TÀI LIỆU THÁM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DẠNH MỤC CHỮ VIET TAT
Viết tất ——— Viết day dil
Trung học pho thông
Trang 7DANH MỤC BANG
STT Ký hiệu = Tén bang Trang
|
2 ảng 2.2 Nhận thức về tâm quan trọng của việc vận
dụng các PPDH tích cực trong giảng đạy
3 'Bảng23 Giáo viên gap khó khan khi thực hiện PPDH | 43
tích cực
4 |Bang24 Hiệu quả tô chức boi dưỡng PPDH tích cực | 45
| 5 |Bảng2.5 Mức độ và hiệu quả của việc xây dựng kê | 46
hoạch thực hiện phương pháp day học tích cực
Mức độ và hiệu quà của việc tô chức, chỉ đạo
thực hiện các phương pháp dạy học tích cực
Trang 8xây dựng kê hoạch thực hiện PPDH tích cực ở
trường THPT hiện nay
10 | Bang 2.10 Tính cân thiết và khả thi của biện pháp tô
| chức, chi đạo thực hiện PPDH tích cực ở
trường THPT hiện nay
II [Báng2ll Tinhcanthiét vakhathiciaviéetrienkhai 57 ˆ
các biện pháp tang cường kiểm tra, đánh giá
thực hiện PPDH tích cực
Trang 9DANH MỤC BIEU BO
| STT Ký hiệu „- Tên biểu đỗ | Trang |
điển tả khái niệm quản lý giáo dục
Biéu đồ 2 4 Ben 46
5 |Bieudo2.5 Mức độ và hiệu qua của việc xây dựng kế hoạch
thực hiện phương pháp dạy học tích cực tạitrường
Mức độ và hiệu quả của việc tổ chức, chi đạo
thực hiện các phương pháp dạy học tích cực tại
trường |
Mức độ và hiệu quả của công tác kiểm tra đánh 51
giá thực hiện phương pháp dạy học tích cực tại
trường |
Trang 10dựng kế hoạch thực hiện PPDH tích cực ở
trường THPT hiện nay
chi đạo thực hiện PPDH tích cực ở trường THPT
hiện nay
"Biểu đồ2.11 Tinh can thiết và kha thi của việc triển khai các
biện pháp tang cường kiêm tra, đánh giá thực
hiện PPDH tích cực
Trang 11MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
“Giao dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có nhiệm vụ dao tạo thế hệ
trẻ trở thành những người phục vụ đắc lực cho sự phát triển cúa xã hội Mỗi
quốc gia có một nền giáo dục phục vụ cho lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội củamình Khi xã hội thay đổi thì mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáodục cũng thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn xã hội"{1 1].
Xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục phải cải tiến theo hướng xây dựng xã
hội hoc tập,trong đó con người phải có khả năng vận dụng và sáng tao tri thức khoa học Đề nâng cao tính tích cực trong giáo dục thì nhà trường không chỉ dạy
lý thuyết mà cần phải tổ chức thực hành, vận dụng tri thức vao đời sống Muốnvậy, nha trường cần chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của người học: “ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tinh cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh”[21]
Đổi mới giáo dục theo hướng vận dụng “phương pháp day học tích cực”
đòi hỏi nhả trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của
nhân loại mà còn bồi dưỡng cho HS tính năng động, sáng tạo và kỹ năng thựchành áp dụng tức là đảo tạo những người lao động không chỉ có kiến thức màcòn phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành Đồng thời nhà trường cũng cần phải đổi mới công tác quản lí, có chế độ khuyến khích, bồi dưỡng giáo viên Thực trạng giáo dục trong các trường học nước ta hiện nay cho thấy có sựchênh lệch khá rõ vẻ trình độ học sinh giữa các vùng miền Giáo dục chủ yếutập trung vào đổi mới nội dung dạy học, chưa chú trọng đến phương pháp dạy và
Trang 12tô chức hoạt động cho học sinh, một số nơi còn sử dụng phương pháp day học
truyền thống chưa phát huy được tính tích cực của người học,kiến thức xã hội,
kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo của
đa số học sinh còn yếu Nguyên nhân của thực trạng này do nhiều yếu tố: cơ sở
vật chất, phương tiện không đáp ứng yêu cầu của đôi mới phương pháp dạy học,
bôi dưỡng phương pháp day học công tác bồi dưỡng phương pháp day học tích
cực cho giáo viên chưa hiệu qua, mang tính hình thức, quản lí nhà trường còn
yếu kém, chưa đồng bộ.
Nghiên cứu về thực trạng quản lý các phương pháp dạy học tích cục
không phải là đề tài mới, ở các cấp học và trên các địa bàn là khác nhau Nhưng
nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM ở các trường công lập trung học phô thông thì
chưa có sự chuyên sâu và sát thực Xuất phat từ lý do đó, tác gia quyết định
chọn dé tải nghiên cứu “Thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại
một số trường THPT Thành phô Hồ Chi Minh”
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số
trường THPT Thành phố Hồ Chi Minh, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường
THPT Thành phỏ Hồ Chi Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thé nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT.
3.2 Đi tượng nghiên cứu
Trang 13Thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường
THPT Thành phố Hè Chi Minh
4 Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quan ly phương pháp day học tích cực tại một số trường THPT
Thành phỏ Hồ Chí Minh đã được thực hiện và đã thu được một số kết quả
Tuy nhiên, công tác này còn hạn chế, bất cập Nguyên nhân của hạn chế, bat cập này có thé do công tác quan lý, cụ thê là ban giám hiệu chưa chú trongđến nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên môn, giáo viên về vai trò
phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động day học; Công tác bồi đưỡng
phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, chưa dem lại hiệu
quả;Tổ chức chi đạo thực hiện phương pháp dạy học tích cực không đồng bộ:
Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện phương pháp đạy học tích cực
còn hình thức
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phương pháp dạy học tích cực.
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường
Trang 14Quan điểm tiếp cận hệ thống cau trúc yêu cầu xem xét công tác quản lýtrường THPT như một hệ thống.Từ đó, đòi hỏi việc tìm hiểu thực trạng quan lý
phương pháp day học tích cực phải quan tâm phân tích một hệ thông các yếu 16
trong mối liên hệ với nhau như:
1 Quản lý nội dung, chương trình giảng day vận dụng phương pháp day học
tích cục.
2 _ Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường.
3 _ Bồi đưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên
4 Nang cao đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bi, 46 dùng day học để thực
hiện phương pháp dạy học tích cực.
5 Động viên, khuyến khích, kiểm tra, đánh giá kết quà việc thực hiện
phương pháp đạy học tích cực
6.1.2 Quan điểm thực tiễn
Khảo sát thực trạng phương pháp dạy học tích cực và quản lý phương
pháp dạy học tích cực phải dựa trên đặc điểm của thời đại, bùng nô thông tin,
yêu cầu của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực tiễngiáo dục ở Việt Nam cả những thành công và tên tại đặt trong điều kiện dạy học
ở trường THPT Thanh pho Hồ Chi Minh Thông qua khảo sát thực trạng quản lý
phương pháp day học tích cực tại một số trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh
tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề ra các
biện pháp quản lý phương pháp dạy học tích cực mang tính khả thi.
6.1 3 Quan điềm lịch sử logic
Trang 15Quan điểm lịch sử logic giúp người nghiên cứu xác định phạm vi khônggian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thé dé điều tra thu thập số liệu chínhxác, đúng với mục đích nghiên cửu của dé tải, đồng thời nghiên cửu đổi tượngtrong quả trình phát triển.
6.2Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Xây đựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ đề
tải cần nghiên cứu.
Cách thức: Phân tích, tông hợp, hệ thống hóa tai liệu.
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiên
6.2.2.1 Điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Khảo sát thực trạng quản lý phương pháp đạy học tích cực tại một số
trường THPT TP HCM.
Cách thực hiện: Xây dựng 2 phiếu khảo sát ý kiến của CBQL và GV về thực
hiện và quản lý PPDH tích cực Ngoài những câu hỏi đóng, tác giả còn sử dung những câu hỏi mở nhằm khai thác thêm ý kiến của BGH, giáo viên các trườngTHPT về thực hiện các PPDH tích cực
6.2.2 2 Phỏng vấn
Mục đích: Lam rõ việc quản lý và thực hiện PPDH tích cực.
Trang 16Cách thực hiện:Xây dựng phiếu câu hỏi phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà
trường về công tác quản lí phương pháp dạy học tích cực.
6.2 3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý kết quả điều tra thu được bằng phương pháp thống kê toán học
thông qua phan mềm SPSS Windows.
Trang 17Chương 1: CƠ SO LÍ LUẬN
1 Lịch sir nghiên cứu van đề
1.1.1 Trên thế giới
© Nhimg nghiên cứu về phương pháp day học tích cực
Ngay từ thời cô đại, vấn dé phát huy tính tích cực của người học đã được các nha giáo dục quan tâm Điền hình 1a Socrates (469- 399 TCN) với phươngpháp hỏi — đáp dé tìm ra chân lý Phương pháp hỏi — đáp được gọi là “ thuật đỡđẻ” hay “ phương pháp Socrates” từ tìm hiểu sự vật hiện tượng cụ thể dẫn datđến kết luận [11].
Đến thé ky XVII, J.A.Comenxki ( 1592- 1670) ông tô của giáo dục họcthé giới, trong tác phẩm * Lý iuận day hoc” đã nêu tính tự giác, tính tích cực làmột trong những nguyên tắc dạy học theo ông “ Giáo duc có mục đích đánh
thức năng lực nhạy cam, phán đoán đúng dan, phát triển nhân cách Hãy tìm
ra những biện pháp dé phát huy tính tích cực của người học và cho phép giáo
viên day ít hơn, học sinh học nhiều hơn” Ông còn chi ra “ tích cực nhận thức
không chỉ đơn thuân là chỉ ngôi nghe mà phải tìm hiểu bản chất sự vật, hiện
tượng” J.J.Rousseau (1712- 1778) là một nhà giáo dục học người Pháp chủ
trương phải làm cho trẻ tích cực, phải dành lấy kiến thức bằng con đường khám
phá ra nó Đistervec đã nói “ người giáo viên tdi là người cung cấp cho học sinh
chân lý, còn người giáo viên giỏi là người cung cấp cho học sinh cách đi tìmchân lý" Usinxki ( 1824- 1870) - nhà giáo dục Xô Viết tiêu biểu của thế kỷ
VXIII cho rằng, tính tích cực độc lập của học sinh trong quá trình day học được
coi la“ cơ sở vững chắc cho sự học tập hiệu quả”, ông có quan điểm “ Khi cẩn
Trang 18dạy trẻ điều gi, chỉ can cho trẻ tự quan sát tự phát biéu ÿ kiên của mình, tưởng
tượng, nhớ lại những gì quan sat được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất".
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhờ sự thành công cúa phong trào nhà
trường mới tích cực, van đề nay đã được nhiều nhà giáo dục va tâm lí nghiên
cứu vận dụng J.Dewey ( 1859- 1952)- nhà giáo duc người Mỹ đã thành lập “nhà
trường tích cực” và phát triển cách học tập theo nhóm của học sinh Dewey dựa
theo quan điểm triết học thực dụng ( quan điềm dạy học tích cực) Chính ảnh
hướng này mà Dewey và những người thực dụng quan niệm chốn học đường là
nơi chén dé học sinh phát trién.“Phdr triển có nghĩa là có thêm nhiều hoạt động.nhiều vấn nạn đó, và tạo ra một mạng lưới các quan hệ xã hi” Ta đó, Dewey
là Phương thức Tư duy Toàn điện, gồm Š bước sau:
1 Gặp một tình huống “có vấn đề”: Khi sinh hoạt thường xuyên của tagặp một tình huống mới, không giống với những gi ta đã từng kinh nghiệm, vàtình huống mới này lại chặn đứng sinh hoạt thường xuyên của ta
2 Xác định van đề: Trong bước thứ hai nay, ta cần xét thật ky xem “ van
dé ta gap thực sự là gì bằng cách đừng lại, suy xét tình huống Nếu không xác
định đúng vấn đề, chắc chắn sẽ không giải quyết được
3 Nghiên cứu, thăm dò, điều tra vẫn đề: Ta có thê rút từ kinh nghiệm các
bai học quá khứ để xem van dé này có chỗ nao giống với van đề cũ không Nếu
không, ta phải tìm tòi trong sách vớ hay tham khảo vocis bạn bè để nắm ving
Trang 194 Đưa ra một số các giả thuyết và phương thức giải quyết: Sau khi đãnghiên cứu thật cần thận vấn dé cần giải quyết, ta có thẻ dé ra các giả thuyết, và
từ những giả thuyết này, đưa ra những phương thức giải quyết Thí du, khi chiếc
xe ta đi “ đề" không nô ( vấn đẻ) Có thể vì xe của ta hết bình điện, bi ngộp
xăng, vân van; từ những gia thuyết nay, ta có một số phương thức dé giai quyết.
Š Chọn một phương thức và thí nghiệm xem phương thức nay có hiệu
qua không ( thử nghiệm): Sau khi đã chọn xong phương thức „ ta cần phải thí
nghiệm xem phương thức này có mang lại hiệu quả, giải quyết vân đê cho ta hay
không Hy vọng rang hành động của ta giải quyết được van dé, và ta có thê tíchlũy thêm vào kho kinh nghiệm của mình và tiễn bước.Nếu không, ta phải xemlại trong tiến trình đã qua có chỗ nào sơ sót hay không, rồi tiếp tục.Điều cần ghi nhớ là Phương thức này chi được gọi là toàn diện khi bước thứ 5 được thực hiện.
Sau này Kerschensteiner cùng với J Dewey cố gắng thực hiện nhữngnguyên tắc của nhà trường tích cực vào việc cải cách nhà trường trung học vàtiểu học Ngoài phương pháp day học, ông còn muốn thông qua hình thức tựquản của học sinh ma phát trién cá tính của họ Ong chi ra rằng những hoạt độngchung chang những khơi day tinh thần trách nhiệm cá nhân trong lương tâm của
mỗi người, mà còn loại bỏ được tất cả những hành động gây ra có tính chất ích
kỷ, đồng thời hình thành cho con người có thói quen tốt là tỉnh thần xã hội.
Ngoài ra Kerschensteiner còn lưu ý cách tô chức học tập nhóm, nếu sử dụngkhông đúng, đôi khi hình thành nhóm học tập có thể dẫn tới một hình thức đặc
thù của sự ích ky đó là “ ích ky cộng đồng” Sau một thời gian làm việc chung,
nhóm đã trở thành một ca thé và lại vì quyén lợi, vì ganh đua, cá thé đó wo lại
ích kỷ.
Trang 20Ö Pháp, nam 1920, đã hình thành những nha trường mới đặt van dé phat
triển nang lực trí tuệ cho trẻ, khuyến khích các hoạt động do chỉnh học sinh tự
quản Xu hướng này đã ảnh hưởng sang Mỹ va nhiều nước Châu Au Sau chiến
tranh thẻ giới thir 2 ở Pháp đã ra đời những lớp học mới tại một số trường trung
hoe thi điểm Điểm xuất phát của mỗi hoạt động đếu tùy thuộc va sang kiến,
hứng thú, lợi ích, nhu câu của học sinh Giáo viên là người giúp đỡ phối hợp
cùng các hoạt động của học sinh, hướng vào sự phát triển nhân cách của học sinh.Những thi điểm nay chỉ duy tri được 7 năm, tuy có những gợi ¥ rất hay Các thông tư chỉ thị của Bộ giáo dục Pháp trong suốt những nam 70, 80 đều
khuyến khích tăng cường vai trò chủ động của HS, chỉ đạo áp dụng PPDH từ
bậc sơ học, tiêu hoc lên trung học.
Ö Nga vẫn dé phát huy tính tích cực nhận thức của các HS cảng được
quan tảm nghiên cứu Nhiễu tác giả như Aristova, L.Babanxki, I.F.Leene, 1.Ia.Makhumtov, M.N.Xcatkin da nghiên cửu con đường phat huy tinh tích cực của HS về hoàn thiện nội dung day học, hoàn thiện các PPDH va hoàn thiện những PP tổ chức day học Một số xu hướng mới trong DH cũng được dé cập tới
11
như “day chương trình hóa”, “day học nêu văn de”, “ dạy học algorit”,
Các nước trên thể giới cũng đã trải qua cuộc cách mạng phương pháp giáo
dục được gọi là cuộc cách mạng Cé- pec- mic trong giáo dục.Phương phản giáo dục nay được gọi là phương pháp giáo dục tích cực.
Vẻ quan lý phương pháp dạy học tích cực
Trong những nam dau của thé ky XXI phương pháp day học tiếp tục phat triển với những hình thức mới Người ta đặt mục đích giáo dục không chỉ là day
10
Trang 21học vẫn ma cén là dao tạo năng lực Từ đỏ xuất phát phương pháp dạy học theo
mục tiêu, với chương trình được thiết kế theo khá năng của cá nhân người học,
với sự nhân mạnh vẻ dao tao về phương phap được coi như mục dich dạy học.
Học sinh được trang bị một cách hệ thống khả nang va công cụ trí tuệ cho nhép
giải quyết thành công những van đề, hoàn thành những mục tiêu dé ra.
Li2 Tai Viet Nam
*Tình hình nghiên cứu về phương pháp day học tích cực
Các cuộc phat động phong trảo thi dua của Bộ giáo dục và Dao tạo những
năm gan đây phan nào cho thay giáo dục dang dẫn chuyên từ truyền thong sang
hiện đại, Với phương cham * thay chủ động, trò chủ dao”, “ dạy học sát đi
tượng” thi các nha giáo dục cũng đã hiểu rõ mục tiêu pido dục và thẻ hiện rõ
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy Những nỗ lực của cả thay và trò trong giáo dục hiện nay cũng đã có những thành tựu đáng kế nhưng sự hạn chế vấn con nhiều vì điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nên giáo dục nước ta
gặp nhiều trở ngại nên dé bất kip bước tiến của xu thé giáo dục hiện đại trên the giới Nền giáo dục ấy phải tiếp cận đây đủ và có hệ thông quan điểm dạy học
theo khoa học tiễn bộ Điều đó giải thích tại sao phương pháp dạy học tích cực chưa trở thành chỗ dựa vững chắc cho giáo viên và học sinh nhằm khắc phục lắi
day truyền thẳng.
Phương pháp dạy học tích cực - phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập
của học sinh trong quá trinh day học cũng được nhiều nha gido dục quan tâm
nghiên cứu như Nguyễn Ngọc bao, Thái Duy Tuyên, Bang Vũ Hoạt
Trong xu thé mo cửa tiễn nhận những thanh tựu mới tử nên giao dục các
nước tiện tiến, nha trưởng nước ta bước vào thực thi những quan điểm day học
11
Trang 22hiện đại, PP tích cực được coi là những nhân 16 mới, có vai trò quan trọng: cải
thiện va thúc day nha trường phát triển, nắn kết nha trường hoà nhập với những
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, tạo nguồn nhân lực, dem lại lợi
ich cho xã hội hiện đại Từ đây, việc xác định mục tiêu dao tạo, nội dung và PP
dao tao được hoạch định khả bai bản va có hệ thang Có thé thay van dé nỗi bat
trong đổi mới hoạt động giáo dục dao tạo la việc xác định vai tro chủ thé của
học sinh: Học sinh được xem 14 nhãn vật trung tam của nhà trường với những
phẩm chất, năng lực: tự giác, chủ động, tích cực tham gia vào quả trình dạy học.
Ở nước ta, phương pháp day học tích cực đã được nhiều nha giáo dục nghiễn cửu như Đặng Vũ Hoạt đã cho ring “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của thấy và trò trong quả trình dạy học, được tién hành dưới vai tro chủ đạo
của thay, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy hạc "[L3] Đặng Vũ Hoại ( 1998), Giáo duc hoc Ti, T2, NXB giáo dục
1986-dù chưa lam rõ vai tro chủ động tích cực của học sinh nhưng ong đã
khẳng định phương pháp day hoc 14 quá trình tương tác giữa thay và trò và nêu
lên chính xác vai trò cud người thay trong quá trình day học.
Nguyễn Cảnh Toản trong “qua trinh day tự học"(2001) đã dé cập đến phương pháp day học phát hiện và giải quyết vẫn dé, day học chương trình hỏa
và dạy học phan hóa.
*Những nghiên cứu về quản i nhương pháp day học tích cực ử nhà trường
Phạm Quang Huan: đã nêu nên thực trạng đổi mới PPDH nhằm phat huy tinh tích cực tự giác, chủ động sáng tạo cua học sinh ở các trưởng pho thông hiện
nay về chất lượng đổi ngũ GV, nội dung chương trìmh, nhương tiện day hac,
12
Trang 23kiêm tra đảnh giá chất lượng DH qua đó để xuất "những giải pháp tô chức,
quan lí nhằm nang cao chất lượng quá trình đổi mới PPDH ở trường pho thông”
[4].
Như vậy, rat nhiều nhà giáo dục thực sự muốn bắt tay thay đối, đổi mới
giao dục điển hình là day va học cũ
1.2 Một số khái niệm liên quan đến dé tai
chính, công nghệ và thiên nhiên.
K Mác: quan ly là loại lao động điều khiển mọi qua trình lao động vàophát triển xã hội K Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặtlịch sử của đời sống xã hội Ong viết: “ Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao
động chung nào mà tiến hành trên quy mô tương đổi lớn thi ít nhiễu cũng can
đến một sự chỉ đạo để điêu hỏa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động chung của toàn bộ cơ chế sản suất
khác với những vận động của những khi quan độc ldp của nó Mot người độc
tau vĩ cẩm tự mình điều khiển lấy minh, còn một dan nhạc thì can có nhạc
13
Trang 24Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm: “Khoa học tả chức và quản ly - một số van dé lý luận và thực tiễn” - Trung tâm nghiên cứu khoa học
tổ chức, quan lý - NXB Thong Kê - Ha Nội - 1999 thi quan lý là “một quá trình tác động pay ảnh hưởng của chủ thể quan lý đến khách thé quản lý nham dat
được mục tiểu chung” [6]:
Theo Tran Kiểm “quan li là những tác động của chủ thé quản lí trang việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tải lực} trong va ngoai tổ chức một cách tôi ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu qua cao nhất"{17].
Một nhóm các nhà khoa học quản ly nước ngoài thì cho rằng: “Quản lý là
thiết kể và duy tri một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau
trong các nhóm, có thé hoàn thành các nhiệm vụ va các mục tiểu đã định”.
Tóm lại, mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng xét trên tong thé, phan
lớn các nha nghiên cứu đã thông nhất: Quan lý là rác động có định hướng, chủ
dich của chu thể quản lý tới đổi tượng thé quản I nhằm làm cho tổ chức dat được mục tiêu, hiệu quả cao nhất Có thé điền tả ngắn gọn qua sơ đỗ sau:
Hình 1.Sơ dé diễn tả khái niệm quản lý giáo dục
1.2.2 Quản lý nhà trưởng
13
Trang 25Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục - đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục - dao tạo, hoạt động của nhà trường rat đa dạng phong phú va phức tạp, nên việc quan lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thong nhất được mọi lực lượng tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, nha trường đang ngày càng phát trién
nhanh và mạnh cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước (số lượng giáo viên, học sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất ngày càng nhiều, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục - dao tạo ngày càng phong phủ, đa dang ) yêu cầu quản lý, lãnh đạo nhà trường ngày càng cao và chặt chẽnhằm tăng sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêuđào tạo đối với ngành giáo dục, với thé hệ trẻ và với từng học sinh”{10]
Mục tiêu của công tác quản lý trường học: Bảo đảm kế hoạch phát triển
giáo dục: Tuyển chọn học sinh vào lớp đầu cấp đúng theo số lượng và chất
lượng của Bộ giáo dục - đào tao qui định, duy tri số lượng học sinh đang học va
hạn chế đến mức thấp nhất học sinh lưu ban, bỏ học
~ Quá trình quản lí nhà trường thực chất là quản lí quá trình lao động sư phạm của thay giáo, quản lí hoạt động học tập - tự học tập của học trò và quản lí
cơ sở vật chat - thiết bị phục vụ dạy và học Trong đó người cán bộ quản lí phảitrực tiếp và ưu tiên đành nhiều thời gian dé quản lí hoạt động của lực lượng trựctiếp dao tạo Tat cả các hoạt động quan lí khác đều nhằm mục đích nâng cao chat lượng hoạt động dạy và học.
15
Trang 26Quản lý trường học là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chit
thê quan ty: đến đổi tượng quản lý trong nhà trường dé vận hành nhà trường
nhằm đạt mục đích giáo duc
1.2.3 Quan lý hoạt động day học
Trong hoạt động sư phạm, hoạt động DH là hoạt động trung tâm và đặctrưng nhất ở trường phô thông Quản lý hoạt động DH phải đặt trong nhiệm vụgan hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện Tạo môi
trường, điều kiện, động lực kích thích lao động sáng tạo cua đội ngũ cán bộ, GV.
Kết hợp phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân với sự quản lý thông nhấtcủa đội ngũ cán bộ quan lý Dam bao chất lượng DH bèn vững xây dựng cơ chế
chính sách phù hợp phát huy tôi đa nội lực đi đôi với tranh thù tiềm lực các lực
lượng giáo dục.
- Quản lý tập trung chủ yếu vào hoạt động dạy của giáo viên, trực tiếp với
GV, gián tiếp với HS, thông qua quản lý hoạt động dạy để quản lý hoạt động
học Quản lí giáo dục là hoạt động có ý thức của nhà quản lí nhằm đạt tới mục
tiêu quản lí Nhà quản lí cùng với đông đảo đội ngũ GV, HS, các lực lượng xã
hội bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực
Quan lý hoạt động dạy học là tác động của chủ thé quan lý vào hoạt động dạy học được tiến hành bởi giáo viên, học sinh và sự hỗ trợ của các lực lượng
giáo dục nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
1.2.4 Quản ý phương pháp day học tích cye
Phương pháp được hiểu một cách chung nhất là cách thức hành động
(hoạt động) hướng tới đạt được những mục tiêu, mục đích đã định.
16
Trang 27“Phương pháp là sự vận động của nội dung” : nên cùng với sự biến đicủa nội dung, PPDH cũng đang được đôi mới theo hướng hiện đại hóa Việc đôimới PPDH đòi hỏi phải tìm kiếm các PPDH mới và cải tạo các PP cô truyền cho
phù hợp với nội dung hiện đại, theo hướng nâng cao tính tích cực độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực nội sinh của người học đổi mới cách điều khién quá trình
day học và dua công nghệ hiện đại vào nhà trường [33].
PPDH được hiểu là cách thức tổ chức các hoạt động của người day (thay)
và người học ( trò) nhằm hình thành và phát triển ở người học các kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp và phát triển nhân cách nghé nghiệp trong quá trình đào tạo
Là một nhân tố câu thành quá trình dạy học, các PPDH góp phần quyết địnhchất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình đào tạo trong thực tế theo các yêu
cầu được xác định trong mục tiêu đào tạo
PPDH Ia cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp tương tác của GV và
HS nhằm đạt được mục đích dạy học
Các PPDH mới nhằm nghiên cứu tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học
sinh, phát huy năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn Trong boi cảnh nên kinh
tế thị trường mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức việc cạnh tranh
trên lĩnh vực “tri tuệ" đang diễn ra gay gắt, cách thức đào tạo con người có trí
tuệ, giàu tính sáng tạo càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
— PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước dé chi
những PP giáo dục, DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học “Tich cực” trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt
động chủ động, trái nghĩa với thụ động.
17
Trang 28PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người hoc, nghia là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học
chứ không phải tập trung vào phát huy tinh tích cực của người dạy, tuy nhiên déday học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
phương pháp thụ động
Quan lí PPDH tích cực chính 1a điêu khién quá trình day học thực hiện
PPDH tích cực trong giảng đạy sao cho quá trình đó vận hành có khoa học có tô
chức theo những quy luật khách quan và được chỉ đạo, giám sát thường xuyên
nhăm thực hiện mục tiêu day học [22].
Đề quản lí PPDH tích cực hiệu quả, người hiệu trường phai dựa trên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn dé điều hành hoạt động: Cơ sở pháp lí hiện nay đó là
Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, chi thị của Bộ trưởng Bộ GD & DT vềthực hiện hiệm vụ năm học ban hành từng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thé giới, của đất nước,
của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của việc thực
hiện PPDH tích cực trong nhà trường: thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng,
cơ sở vật chất của nhà trường cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ - giáo viên — nhân viên hiện có.
1.3 Phương pháp day học tích cực tại các trường THPT
1.3.1 Xu thế đôi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay
1.3.1.1 Cơ sở khoa học đôi mới phương pháp day học
s Những yêu câu của sự phát triển kinh tế- xã hội
18
Trang 29- Giáo dục là một trong các lĩnh vực hoạt động phô quát có tính chất toàn
câu Quá trình phát triển giáo dục ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thé củatừng nước vẻ trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự phát triển toànđiện con người.Trong bồi cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ
và đời sống xã hội, lượng thông tin, kiến thức bùng nễ trong khi thời lượng họctập trong nha trường và của từng cá nhân không thé tăng vô hạn nên đòi hỏi phải xác định rõ và hợp lý các chuẩn mực va một hệ mục tiêu học tập trong từng bậc học, cấp học, loại hình đào tạo và trên cơ sở lực chọn những nội dung giảng dạythích hợp Da đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đôi mới cách dạy
va cách học.
Van dé đặt ra với nhà trường là làm thé nào dé HS có thé làm chủ, tự lựcchiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết nhữngvấn đề nảy sinh trong cuộc sông Đó thực sự là một thử thách lớn đối với ngành
giáo đục nói chung, nhà trường và GV nói riêng GV không chỉ là người mang
kiến thức đến cho HS mà cần dạy cho HS cách tìm kiếm kiến thức để đảm bảo
cho việc tự học suốt đời.
* Kinh tế tri thức và giáo dục trong nên kinh tế tri thức
“Giáo dục là chìa khóa dé tạo ra sự thích nghi và mở rộng kiến thức đối
với các cá nhân và các nước” Nước ta đã và đang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường tiếp cận nền kinh tế tri thức cho nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới trong lĩnh vực giáo duc dé cóthể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất
lượng công việc với hiệu quả cao.
® Đặc điểm tâm — sinh lý của người học
THƯ VIỆN
Trưởng Đại-Hạc Su-Pham
TP HÓ-CHÍ-MINH
19
Trang 30Sống trong một xã hội khi công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ
bao với Internet, máy hinh, điện thoại đang được rất nhiêu ban trẻ tận dụng
triệt để các chức năng và cũng chính vì thế mà sự truyền đạt thông tin ngày nay
cũng bị ảnh hưởng lớn.
HS ngày càng thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin với tốc độkhủng khiếp Việc sử dụng công nghệ mới khiến HS có kha nang giải quyết van
đề và xử lý nhiều thông tin cùng một lúc Đây là điểm khác biệt giữa HS Việt
Nam ngày nay với HS Việt Nam cách đây vài thập ki Những nghiên cứu chưa
thực hiện ở nhiêu quốc gia trong một phan tư thế ki qua chứng minh rang mỗi
HS đều có một cách học theo sở thích riêng hay còn gọi là phong cách học Có
em HS thích học theo cách nghiên cứu tài liệu, phân tích dua trên lý thuyết, có
HS thích học qua trải nghiệm, khám phá làm thứ, có HS thích học qua thực hành
áp dụng, có HS thích học quan sát Nếu như day học không quan tâm đến đặc
điểm của người học, GV truyền thụ một chiều dạy kiến thức thông báo đồng
đồng loạt thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của người học, người học hoàn toànthụ động trong việc lĩnh hội kiến thức đồng thời sẽ thụ động trước những thách thức khó khăn trong cuộc sống Vậy làm thé nào dé thay doi từ dạy học thụ động
sang dạy học tích cực? Một trong những yếu tế quan trọng là cần quan tâm đến
đặc điểm của của người học hay nói cách khác là phong cách học của người học Quan tâm đến phong cách học của người học là yếu tố thúc day sự phát triển
nang lực của người học.
Mục tiêu giáo duc ngày nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới
không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kién thức, kỹ năng đã có của nhân loại mà chú trọng đến vận dụng kiến thức kỹ năng vào cuộc sống đặc biệt quan
Trang 31tâm đến phat triển năng lực sáng tạo nang lực giải quyết van đề phù hợp với
hoản cảnh Việc thay đổi mục tiêu giáo dục cần phải có những phương pháp đểthay đôi mục tiêu đó.
1.3.1.2 Định hướng đôi mới phương pháp dạy học ở trường THPT
Lựa chon, vận dụng phôi hợp, phát huy những yếu tô tích cực của PPDH truyền thống Kết hợp, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo PPDH hiện đại nhù hợp
với thực tiên DH Việt Nam cùng thực hiện phối hợp các PPDH tích cực [15].
Trong luật giáo dục năm 2005 yêu cầu về phương pháp giáo dục nói
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học,
bôi dưỡng cho người học nang lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
Mỗi quan hệ giữa người dạy và người hoc đang có chiều hướng thay đôi,
chuyển từ quan hệ ép buộc - thụ động sang chủ đạo - chủ động Người day là
người thiết kế và cải tiến không ngừng phương pháp dạy học, điều khiển, điều
chính, hướng dẫn, cô vũ cho người học.Người học và các hoạt động tương ứng
với hoạt động đạy sẽ là người thí công, tự điều khiển, tự điều chính, tích cực tự
giác, độc lập.
21
Trang 32Trong quá trình tô chức, điều khiển HS lĩnh hội những tri thức đó, người
GV hình thành cho HS hệ thống kỹ nang, kỹ xảo nhất định, đặc biệt những kỹ
năng kỹ xao có liên quan tới hoạt động học tập, tự học và tập dượt nghiên cứu
khoa học ở mức độ thấp nhằm giúp các em không những nắm vimg tri thức mà
còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau.
Xã hội phát triển, sự tién bộ về khoa học đã ma ra cho chúng ta các cách tiếp cận khoa học khác nhau: tiếp cận hệ thông tiếp cận mô dun vào quá trình
DH tạo hiệu qua cho GV sử dụng tốt, hiệu qua đa kênh truyền thông, kỹ thuật vitính; điều mà PPDH truyền thống khó có khả năng đến với HS
Điều kiện cần thiết đề thúc đây mạnh mẽ sự phát triển của HS là hoạtđộng DH phải luôn luôn đi trước sự phát trién trí tuệ và DH phải xác định mức
độ khó khăn của học sinh, tạo điều kiện dé phát triển tối đa những tiềm nang von
có của trẻ.
Trong quá trình DH, GV là chủ thé tổ chức, điều khiển và HS là chủ thé
hoạt động học tập tích cực chủ động sáng tạo GV phải cai tiến không ngừng
PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học
Điều khiển, tổ chức HS nắm ving hệ thống tri thức khoa học phô thông,
cơ bán, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam về tự nhiên- xã hội, nhân văn,
dong thời rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
Tẻ chức, điều khiển HS hình thành phát triển năng lực và những phẩm
chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Tẻ chức, điều khiển HS hình thành cơ sở thế giới quan, những phẩm chat
đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung
22
Trang 33Ba nhiệm vụ trên có quan hệ mật thiết với nhau, tác động hé trợ lẫn nhau
dé thực hiện mục dich giáo đục có hiệu quả Thiếu tri thức,kỹ năng, kỹ xảotương ứng, thiếu phương pháp nhận thức thi không thé tạo điều kiện cho sự pháttriển trí tuệ và thiêu cơ sở cho sự hình thành thế giới quan khoa học Phát triển
trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm vững trí thức, kỹ năng, kỹ
xảo và là cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chat đạo
đức.Phải có trình độ phát trién nhận thức nhất định mới giúp học sinh có cái
nhìn, có thái độ và hảnh động đúng.
1.3.2 Hệ thống phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
1.3.2.1 Những PPDH truyền thống
a Phương pháp thuyết trình nêu vấn dé
Thuyết trình nêu vấn đề là một kiểu thuyết trình chứ không phải là sự phốihợp thuyết trình với nêu van đề Thuyết trình nêu van đề không thay đổi bảnchất, cấu trúc của phương pháp thuyết trình, song nó phát triển theo một hướngkhác tích cực hơn - trình bày của nó mang tính “ nêu van dé” Thuyết trình nêuvấn đề là phương pháp GV trình bày hệ thống tri thức theo một trình tự logic
hợp lý dưới dang nêu van dé gợi mở, * tính nêu van dé” thé hiện ở chỗ “ van đề"
được nêu ra không nhất thiết phải là một giai đoạn, một bước hay một chu ki
như day học nêu van đẻ Việc “ nêu van đề" ở đây mang tính định hướng cho tư
duy của HS và định hướng cho sự trình bày của GV Việc “ nêu vấn dé” không
làm thay đôi bản chat của phương pháp mà lại có khả năng kích thích được tư
duy của HS [24].
23
Trang 34Như vậy, thuyết trình nêu vấn dé đã hướng vào chỗ yếu nhất, khắc phục
nhược điểm cơ bản nhất cua phương pháp thuyết trình Nó chính là sự phát triển
theo một hướng mới của phương pháp thuyết trình truyền thống
._ Phương pháp đàm thoại nêu vấn dé
Phương pháp này giúp HS làm việc tích cực độc lập và tiếp thu tốt bài
giáng: HS không những lĩnh hội được cả nội đung kiến thức mà còn học được cả
phương pháp nhận thức và cách dién đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói Hệ thống
câu hói của thầy là kim chỉ nam hướng dẫn tư duy của trò Nó kích thích cả tínhtích cực tim tòi, sự tò mò khoa học và cả sự ham muốn giai đáp Do đó, câu hỏi
của GV có tính chất quyết định đối với sự lĩnh hội kiến thức của HS Thay hỏi,trò đáp và tạo nên điều kiện cho trò có thể hỏi ngược lại thầy, như vậy thông tin
sẽ được tiếp nhận hai chiều.Khi trả lời câu hỏi của GV, HS tự mình tìm ra vấn
dé cần giải quyết và chính điều này tạo cho HS niềm vui khi nhận thức được van
dé và càng hứng thú hơn trong bài học Sau đó, GV nhận xét và kết luận dựa vào
ngôn từ và ý kiến, nhận xét của chính HS và bố sung thé thống kiến thức cô để
có thể chính xác, xúc tích và hợp lý
Phương pháp dạy học trực quan
Là phương pháp sử dụng nhừng phương tiện trực quan, phương tiện ky
thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, cúng có,
hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xáo Phương pháp trình bay trực
quan thế hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bảy [3].
Ưu điểm va hạn chế của nhóm PPDH trực quan:
24
Trang 35Các PPDH trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương
tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật DH tạo nên nguôn tri thức.Chức năng đỏ
của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện vớiphương pháp nhận thức quy nạp.Chúng cũng là phương tiện minh họa dé khangđịnh những tình huéng van đề và giải thích van dé.Vi vậy PPDH trực quan góp
phần phát huy tính tích cực nhận thức của HS Với PPDH trực quan sẽ giúp HS
huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, để nhớ vả nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sat, óc 16
mò khoa học của họ Tuy vậy, nếu không ý thức rd phương tiện trực quan chỉ là
một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho HS phân tán chú
ý, thiểu tập trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chỉ còn làm hạn chế sự
phát triển năng lực tư duy trừu tượng của trẻ.
Những yêu câu cơ bản việc sử dụng phân nhóm PPDH trực quan:
- Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật DH
sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học
- Giải thích rõ mục đích trình bay những phương tiện trực quan, phươngtiện kỹ thuật DHtheo một trình tự nhất định tùy theo nội dung bài giảng
- _ Các phương tiện trực quan phải có tinh chất khoa học
- Đảm bao phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh
- Chi sử dụng những phương tiện day học khi cần thiết
d Phương pháp dạy học thực hành
Phân nhóm PPDH thực hành bao gồm phương pháp luyện tập, phương
pháp thực hành thí nghiệm:
25
Trang 36k Phương pháp luyện tập: Luyện tập với tư cách là PPDH là sự chí dẫn của
GV, HS lặp di lap lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàncảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển những kỹ nang, kỹ xảo
* Phuong pháp thực hành thí nghiệm: Là PPDH giáo viên hướng dẫn học
sinh sử dung thiết bị va tiễn hành thi nghiệm nhằm kiểm chứng lại những van de
lý thuyết ma GV đã trinh bay, qua đó cùng cố hay vận dụng ti thức hình thành
kỹ nang, kỹ xảo
e Nhóm phương pháp kiêm tra, đánh giá, tự kiêm tra, tự đánh giá
Kiểm tra, đánh giá, tự kiêm tra, tự đánh giá tri thức, kỹ nang, kỹ xào của
HS là một khâu quan trọng trong quá trình DH Phương pháp kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- _ Câu hỏi kiểm tra không đơn thuần là mức độ tái hiện tri thức mà kiểm tra
mức độ hiểu và vận dụng tri thức, kỹ năng
- — Kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ thường được lấy làm tiêu chí để đánhgiá kết qua học tập của học sinh Trên thực tế việc kiểm tra này có nhiều hạn chế
như: nội dung kiểm tra chỉ bó hẹp trong một phạm vỉ nhỏ trong những nội dungđược học, khó có thé kiểm tra được năng lực giải quyết van của học sinh Dé
đánh giá năng lực HS hiệu quả hơn GV thường ra những đẻ kiểm tra theo hướngvận dụng kiến thức dé giải quyết những van dé của thực tiễn, những loại đề như
vậy vừa giúp HS tái hiện lại tri thức vừa được tiếp cận với van đề thực tiễn valựa chọn cách giải quyết phù hợp
PPDH truyền thống áp dụng trong DH có tác dụng hình thành khái niệm,phương pháp học tập, phương pháp tư duy ở HS dé HS có kha năng chuyên sang
Trang 37tình huống học tập mang tính độc lập cao hơn : “tinh hướng DH gợi mớ và áp
dung các PPDH tương ứng `.
1.3.3 Một số phương pháp dạy học mới
“Phuong pháp day học tích cực” là một thuật ngữ đang được ding ở nhiều
nước đê chi những Phương pháp giáo dục — day học theo hướng phát huy tinh
tích cực, tự giác, chủ động, sảng tạo của người học “ Phương pháp dạy học tích
cực” hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động, nhận thức của người
học, chồng lại thói quen học tập thụ động.
1.3.3.1 Những đặc trưng của PPDH tích cực mới: [3]
Dạy học thông qua tô chức hoạt động học tập của học sinh
Người học- HS được cuốn hút vào các hoạt động học tập do người thây tô
chức, chỉ đạo thông qua các hoạt động đó mà tự mình khám phá, chiếm lĩnh tri
thức cần thiết HS được đặt vào các tình huống cụ thể có thể là trong thực tiễncuộc sống, được trực tiếp quan sát, thực hành, lam thí nghiệm, giải quyết van détheo cách nghĩ của minh để từ đó phát hiện ra các kiến thức, kỹ nang mới cầnthiết mà bản thân mình cần chiếm lĩnh, HS vừa nắm được kiến thức, kỹ năngvừa bộc lộ được khả năng sáng tạo của bản thân Người thầy không chỉ là ngườitruyền dat tri thức mà còn là người tô chức, hướng dẫn hành động
Day học chú trọng phương pháp rèn luyện tự học
Khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bão cùng với
sự bùng nô thông tin.Người thầy không thể nhồi nhét hết số kiến thức ngày cảng
ting cho HS.Như vậy, nếu không rèn luyện PP học tập thích hợp cho HS thìkhông thé nào đạt được các mục tiêu DH như mong muốn.
27
Trang 38PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập là một biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học đồng thời cũng là mục tiêu DH Việc rèn luyện cho
HS PP, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học sẽ tạo cho người học lòng say mê học
tap, khơi đậy được tiềm năng trong bản thân của mỗi HS, giúp cho HS có thé datđược kết quả học tập cao như mong muốn
Tăng cường học tập cá thê với học tập hợp tác
Trong quá trình học tập, vai trò cá nhân chiếm vị trí quan trọng trong việc
tiếp thu tri thức, sự phân hoa về khả năng mức độ, kết quả khi thực hiện một
nhiệm vụ học tập của mỗi HS trong một lớp học là tất yếu Việc ứng dụng công
nghệ thông tin, các trang thiết bị DH hiện đại vào DH giúp cho cá nhân người
học có thể thực hiện hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của bản thân
Tuy vậy, không phải tat ca các kiến thức, kỹ năng, thái độ nào cũng được
hình thành bằng các hoạt động độc lập của cá nhân.Trong một lớp học, các
tương tác thay- trò, trò- trò điễn ra tạo nên mỗi quan hệ hợp tác cùng chiếm lĩnh
tri thức Thông qua trao đổi, thảo luận, tranh luận trong các nhóm học tập, ý kiến
cá nhân sẽ được bộc lộ, điều này sẽ giúp cho HS tự tin hơn khi trình bày quan
điểm của mình; cũng thông qua trao đôi, thảo luận, tranh luận trong lớp HS cũngtiếp thu được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy Học tập hợp tác sẽlàm tăng hiệu quả học tập, đặc biệt đối với những vấn đề khó khăn cần sự phốihợp giữa các cá nhân dé hoàn thành Thông qua việc hợp tác trong học tập năng
lực của mỗi cá nhân sẽ được bộc lộ, tỉnh thần tương trợ, ý thức trách nhiệm, ýthức tô chức, tình bạn giữa các cá nhân cũng được củng cô và phát triển
Kết hợp đánh giá của thây với tự đánh giá của trò
28
Trang 39Trong DH, việc đánh giá HS nhằm mục đích nhận định thực trạng và
đồng thời điều chỉnh hoạt động giảng day của thay và hoạt động học tập của trò.Trước đây, người thay giữ độc quyền đánh giá học sinh.Trong PPDH tích cực,
điều chỉnh cách học Tự đánh giá đúng và điều chỉnh kịp thời là một nang lực mànhả trường cần trang bị cho học sinh Việc kiểm tra đánh giá không dừng lại ở
yêu câu ghi nhớ, tái hiện kiến thức, kỹ năng đã học mà phải hướng đến yêu cầu
của chuân kiến thức kỹ nang đồng thời khuyến khích tôi đa sự sáng tạo, trí thôngminh trong việc giai quyết các vấn đề, các tình huống thực tế
Các phương pháp dạy học tích cực cần được chú trọng vận dụng tại
trường trưng học phô thông:
1 Phương pháp DH giải quyết van dé
Phương pháp DH giải quyết van đề có đặc trưng chủ yếu là lĩnh hội trithức diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động đặt và giải quyết vấn đề.Sau khi giải quyết van dé HS sẽ thu nhận được kiến thức mới, kỳ năng hoặc thái
độ thích hợp.Phương pháp này không mới nó đã xuất hiện từ những nam 60 củathế kỷ XX
Dạy học giải quyết vấn đề có khá năng thâm nhập vào các phương phápdạy hoc khác như thuyết trình nêu van đề, đảm thoại oristic hay trực quan mang
tính nêu vấn đề Phương pháp này giúp HS nắm tri thức và phát triển hoạt động
trí tuệ một cách sâu sắc và vững chắc, đặc biệt là phát triển tư duy độc lập sáng
tao.
29
Trang 40Day học giải quyết van dé tạo hứng thi cho HS biết tìm kiếm, phát hiện
van đẻ, phân tích, xử lí thông tin, biết giải quyết van dé
Nêu vấn dé và giải quyết van dé, dat van dé và giải quyết van dé, giảiquyết van dé, phát hiện và giải quyết vấn đẻ là những thuật ngữ được dùng
trong lý luận DH trong các môn khoa học khác nhau, tuy thuật ngữ có khác nhau
nhưng đều có đặc điểm chung của phương pháp là đặt và giải quyết được vấn
dé, kết luận van dé kết luận van dé dé rút ra kiến thức cần lĩnh hội hoặc áp dụng
kiến thức vào thực tiễn
2 Phương pháp dạy học theo dự án
Là phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phứchợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hanh.Ngudi học thực hiệnnhiệm vụ với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác địnhmục dich, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dy án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giáquá trình và kết quả thực hiện
Day học theo dy án ( DHDA) được hiểu như một kiểu phương pháp dạy
học hướng học sinh đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giảiquyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án ( project) mô phỏng môitrường các em đang sống và sinh hoạt [28]
Dạy học theo dự án phải gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành
động, nhà trường và xã hội Kích thích động cơ, hứng thú của người học, phát
triển khả năng sáng tạo Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải
quyết vấn đề đòi hòi sự tự lực cao, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá.
* PPDH theo dự án có đặc điểm: