1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường thông qua các hoạt Động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non kỳ phú

42 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Mường Thông Qua Các Hoạt Động Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Tại Trường Mầm Non Kỳ Phú
Tác giả Đinh Thị Chung
Trường học Trường Mầm Non Kỳ Phú
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nho Quan
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 43,89 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Kỳ Phú.”

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHO QUAN

TRƯỜNG MẦM NON KỲ PHÚ - -

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON KỲ PHÚ.

Họ và tên: Đinh Thị Chung Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường mầm non Kỳ Phú

Kỳ phú, tháng 3 năm 2023

Trang 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON KỲ

PHÚ.

Họ và tên: ĐINH THỊ CHUNG

Ngày, tháng, năm sinh: 28/11/1996

Chức vụ: Giáo viên lớp 5 tuổi A2

Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm mầm non

Đơn vị công tác: Trường mầm non Kỳ Phú

I TÊN BIỆN PHÁP, LĨNH VỰC ÁP DỤNG:

1 Tên biện pháp: “Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Kỳ Phú.”

in sâu vào tiềm thức của mỗi con người chúng ta qua các thế hệhình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc Bản sắc văn hóa dântộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọngnhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗidân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưuquốc tế không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội, vănhóa, lối sống…hội nhập tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triểnnhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó nguy cơ mất

đi bản sắc văn hóa dân tộc là cấp bách nhất trước các dòng vănhóa ngoại lai Chính vì vậy, làm thế nào để giữ gìn và phát huy

Trang 3

bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và mở cửa pháthuy được văn hóa truyền thống, là một vấn đề quan trọng phảinghiên cứu để có những định hướng đúng đắn trên con đườngphát triển chung của đất nước.

Đối với lứa tuổi mẫu giáo, các giá trị văn hóa truyền thống,đặc biệt là bản sắc văn hóa địa phương luôn có sức hấp dẫnmạnh mẽ Đến với các hoạt động này chính là trẻ mầm nonđược làm quen với văn hóa truyền thống của dân tộc, được trở

về nguồn cội, với cách đối nhân xử thế, lời ăn, tiếng nói, quan

hệ tình làng nghĩa xóm…Những giá trị văn hóa ấy làm phongphú thêm hành trang cho trẻ mầm non bước vào cuộc sống saunày Tuy nhiên, ở các trường mầm non hiện nay việc giáo dụcbản sắc văn hóa dân tộc cho trẻ chưa thực sự được quan tâm,đặc biệt là vấn đề lựa chọn và sử dụng những giá trị văn hóacủa địa phương giúp trẻ mầm non hiểu thêm về mảnh đất địa lí,truyền thống và phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của quêhương mình còn nhiều vấn đề cần được quan tâm

2 Cơ sở thực tiễn

Khi những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dântộc Mường đang dần bị mai một Với mong muốn khơi gợi trongmỗi bạn nhỏ, mỗi người dân trên mảnh đất Mường những hiểubiết sâu sắc về những giá trị truyền thống của đồng bào dân tộcMường Từ đó, luôn giữ gìn và phát huy lưu truyền những giá trịtruyền thống của đồng bào dân tộc Thường xuyên duy trì trongđời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân gia đình và cảcộng đồng Đồng bào Mường mang trong mình một sức sốngmạnh mẽ, lâu bền và bền bỉ với những nét văn hóa vô cùngmộc mạc và giản dị nhưng không kém phần đặc sắc và ấntượng

Trang 4

Bản thân tôi là một giáo viên đang công tác tại TrườngMầm non Kỳ Phú một ngôi trường đặt tại xã miền núi của huyệnNho Quan, có đến 90% dân số là người dân tộc Mường Năm học

2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 5 Tuổi A2trẻ dân tộc chiếm 100%, bản thân được sinh ra và lớn lên tronggia đình dân tộc Mường tại xã Cúc Phương, nên tôi một phầnnào hiểu được những giá trị truyền thống bản sắc văn hóa cũngnhư phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số nơi tôi sinhsống và công tác Vì vậy, tôi nhận thấy việc giữ gìn và phát huyvăn hóa bản sắc dân tộc Mường là một việc quan trọng và thiếtthực đối với thế hệ mầm non tại nơi đây

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện

pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Kỳ Phú.”

Trong quá trình dạy cho trẻ ở lớp về Bản sắc văn hóa truyềnthống của dân tộc bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khókhăn sau:

* Thuận lợi:

Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưung chuyênmôn, xây dựng chuyên đề lồng ghép các hoạt động mang bảnsắc văn hóa cho trẻ để chị em đồng nghiệp học tập và rút kinhnghiệm

Trong năm học nhà trường xây dụng nội dung giáo dục trẻphù hợp với điều kiện thực tế của địa phương Chú trọng xâydựng các mô hình hoạt động như chợ quê, các trò chơi dân gianđặc trưng; tìm hiểu về trang phục truyền thống, phong tục tậpquán của dân tộc Mường, cùng nhiều hoạt động khác ở tronglớp và không gian sân trường

Trang 5

Bản thân tôi cũng là một người con em dân tộc mường, từkhi sinh ra tôi đã được ông bà, bố mẹ truyền lại những nét vănhóa truyền thống của cha ông lưu truyền từ ngàn xưa để lại

Là một giáo viên công tác nhiều năm trong nghề, có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững phương pháp dạy học,yều nghề mến trẻ, luôn học hỏi và trau dồi kiến thức để nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Luôn nhận được sự quan tâm giúp đu của các bậc cha mẹhọc sinh trong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻđạt hiệu quả cao nhất

* Khó khăn

* Đối với phụ huynh.

Tôi được phân công phụ trách là lớp 5 - 6 tuổi, đa số phụhuynh là dân tộc Mường điều kiện kinh tế còn khó khăn nên bố

mẹ chưa chú ý đến việc học của trẻ Bên cạnh đó, sống ở thônbản nên trình độ nhận thức còn hạn chế, chỉ nghĩ con đếntrường chỉ hát hò và chơi chứ không học tập gì nên rất khó khăntrong việc tuyên truyền, phối hợp với gia đình để làm tốt côngtác giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ

* Đối với trẻ.

Trẻ là con em dân tộc Mường nhưng chưa hiểu biết về bảnsắc văn hóa dân tộc trẻ chưa thể tự kể về một số sản phẩm, đồdùng, trò chơi dân gian, hay trang phục truyền thống…trẻ đềurụt rè chờ đợi sự gợi ý của giáo viên

Nhiều cháu chưa mạnh dạn và chưa tự tin khi tiếp xúc vớimọi người Một số trẻ không chú ý, không hứng thú tập trungvào các hoạt động

* Đối với bản thân:

Trang 6

+ Thiếu tư liệu về văn hóa truyền thống của người Mườngnhư tranh ảnh, băng hình và các thiết bị như tivi, đồ dung, trangphục…nói về bản sắc văn hóa của dân tộc Mường.

+ Chưa chú trọng tìm hiểu cũng như sự hiểu biết về vănhóa truyền thống của người Mường còn hạn chế, đặc biệt là vănhóa Mường

+ Thiếu các sản phẩm văn hóa truyền của người Mường,

sự hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Mường còn hạnchế, đặc biệt là hiểu biết về văn hóa dân gian Mường

+ Kinh phí để tổ chức cho trẻ đi tham quan các di tích lịch

sử, danh lam thắng cảnh liên quan đến văn hóa truyền thốngcủa người Mường còn hạn hẹp

Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dụcvăn hóa truyền thống cho trẻ nên việc thực hiện các biện phápđôi lúc còn gặp khó khăn, không thay đổi hình thức giới thiệunên trẻ không còn chú ý, tham gia hoạt động cùng cô, trẻ cóbiểu hiện thờ ơ, không hứng thú…

Sau khi nghiên cứu thực trạng của lớp, tôi đã khảo sát trẻ đầu năm như sau:

Nội dung

Số luượng trẻ

Đạt Chưa đạt

Trẻ hiểu biết về đời sống sinh hoạt văn

hóa vật chất của người Mường như: ẩm

thực, trang phục, tập quán canh tác,

nhà ở, sản phẩm thủ công mĩ nghệ…

Trẻ hiểu về một số nét sinh hoạt văn

hóa tinh thần tiêu biểu của người

Mường: các sinh hoạt văn hóa lễ hội,

trò chơi dân gian…

Có ý thức góp phần gìn giữ và phát huy

các giá trị VHTT tốt đẹp của người

Trang 7

3 Các biện pháp thực hiện, kết quả đạt được.

Sau khi nghiên cứu tài liệu, và được dự giờ qua các tiết dạycủa đồng nghiệp, nhìn vào thực tế từ kết quả khảo sát trẻ trênlớp, tôi thấy hiểu biết về bản sắc văn hóa truyền thống tại địaphương của trẻ ở lớp tôi còn rất thấp, các giải pháp trước đóchưa mang lại hiệu quả giáo dục cao Vì thế tôi đã lựa chọn và

(Hình ảnh 1: Trang trí góc dân gian tại lớp học)

Ngoài những đồ dùng, đồ chơi nhà trường cấp thì bản thântôi tự tìm tòi những đồ dùng đồ chơi và tranh ảnh sinh động phùhợp với chủ đề để phục vụ cho các hoạt động học Để có những

đồ dung, đồ chơi tự tạo đẹp mắt và sáng tạo than thiện và hấpdẫn tôi sử dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên như các loại

lá, cánh hoa, củ quả, hạt cát, vỏ trứng, vỏ hén, vỏ ốc…để sửdụng làm các sản phẩm Giúp trẻ được thường xuyên tiếp xúcvới các văn hóa truyền thống, một số sản phẩm nghệ thuật tạohình truyền thống, đồ dùng sinh hoạt văn hóa, lễ hội… củangười Mường ở không gian trường, lớp Mở rộng hiểu biết cho trẻ

về văn hóa truyền thống của dân tộc Mường Phát động chogiáo viên, phụ huynh và trẻ sưu tầm các sản phẩm truyền thống

Trang 8

như đồ dùng đan lát, dệt; các đồ dùng sinh hoạt như trangphục, đồ dùng ăn uống, đồ dùng trong sinh hoạt lễ hội như cồngchiêng của dân tộc Mường.

Lựa chọn không gian phù hợp cho việc trưng bày sản

phẩm Ban giám hiệu cùng giáo viên có thể xây dựng góc dân gian chung của nhà trường để trẻ có thể quan sát, tìm hiểu,

khám phá các sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộcMường trong nhiều hoạt động khác nhau Ngoài giáo viên phốihợp với phụ huynh và trẻ có thể xây dựng các góc giới thiệu vănhóa truyền thống của địa phương tại các lớp sao cho phù hợpvới chủ đề đang triển khai thực hiện

(Hình ảnh 2: Đồ dùng từ nguyên vật liệu thiên nhiên)

Nhà trường luôn cố gắng xây dựng môi trường học tậpthân thiện, gần gũi nhất dành cho trẻ Bên cạnh khu vực họctập chung ở sân trường, từng lớp còn xây dựng cho mình một

“Góc địa phương” sinh động, đặc sắc Những mô hình cái cuốc,quả bầu khô hay những chiếc nhảng, nong, nia, giỏ đan, ớp “thunhỏ” được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt Tên gọi mỗi vật dụngđược thể hiện bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Mường để trẻ dễ tiếpcận và nhận biết Đa số vật dụng này đều do giáo viên tự làm

để vừa trang trí, vừa phục vụ cho việc dạy học

(Hình ảnh 3: Gian hàng chợ quê)

Tiến hành phân loại, trưng bày các sản phẩm văn hóatruyền thống sưu tầm được phù hợp với không gian của lớp,trường, và phạm vi hoạt động

Ví dụ: Đối với góc dân gian được các cô trưng bày nhiều

hiện vật theo chủ đề và đều được ghi chú Chẳng hạn, với chủ

đề thời trang là khăn, vải, trang phục truyền thống váy Mường,

Trang 9

đối với chủ đề gia đình gồm mô hình nhà sàn, ớp đựng cơm, cốichày giã gạo, ống Bương đựng nước, đôi quang gánh…

(Hình ảnh 4: Đồ dùng cho chủ đề, dàn cồng chiêng)

Sưu tầm, tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về vănhóa dân tộc của người Mường và một số hoạt động nổi bật củađịa phương Giáo viên tích cực sưu tầm, huy động phụ huynh vàtrẻ cùng tham gia sưu tầm, sử dụng hợp lí và khoa học cáckhoảng không gian trong lớp học và không gian chung của nhàtrường để trưng bày sản phẩm Biết cách sử dụng phim ảnh để

mở rộng kiến thức của trẻ về văn hóa vật chất và văn hóa tinhthần của người Mường

3.2 Biện pháp 2: Giáo dục bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động trong ngày.

Để giúp trẻ cảm nhận sâu sắc được giá trị, nội dung và vẻđẹp đặc trưng của các sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt, các vănhóa bản sắc của người Mường Phát huy cho trẻ khả năng sửdụng ngôn ngữ để nhận xét, đánh giá và miêu tả các đối tượnggần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ Tạo cơ hội cho trẻmạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm của bản thân Bồi dưungnhững xúc cảm, tình cảm, niềm tự hào của trẻ khi khám phá

các giá trị văn hóa bản sắc của quê hương mình Giáo viên sử

dụng lời nói sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc khi giới thiệucác sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt hoặc kể chuyện (Dân gianMường) cho trẻ nghe Biện pháp này giáo viên có thể sử dụng khigiới thiệu về các sản phẩm, đồ dùng sinh hoạt Mường với trẻtrong nhiều hoạt động khác nhau

Giáo viên có thể lựa chọn các thể loại khác nhau trong khotàng văn hóa truyền thống Mường (truyện kể, thơ ca, câu đố,hát dân ca…) tích hợp trong một số hoạt động giáo dục ở trườngmầm non sao cho phù hợp với đặc điểm của hoạt động, nhận

Trang 10

thức của trẻ và nội dung hướng vào mục đích Giữ gìn bản sắcvăn hóa của người Mường

* Hoạt động học:

- Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:

Giáo viên sử dụng lời nói nhẹ nhàng, hấp dẫn tạo cảm xúccho trẻ, đồng thời sử dụng các biện pháp kể chuyện diễn cảm

và tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở giúp trẻ khám phácác hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm, các sự kiện phảnánh giá trị văn hóa truyền của người Mường để trẻ làm quen.Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng tiếng Mường để kể chuyệnhoặc giảng giải những chi tiết, những sự kiện, những đồ dùngđặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của người Mường

Cô kể diễn cảm kết hợp với mô hình nhà sàn

+ Cho trẻ nhắc lại tên câu truyện và kể tên các nhân vậttrong truyện

+ Cô giảng giải nội dung: Ngày xưa con người chưa biếtlàm nhà nên ở trong các hốc đá (hang đá), có một người tênCài, đặt bẫy thú rừng và bẫy được Rùa gầy, Rùa xin tha và chỉcho con người cách làm nhà và đưọc gọi là nhà sàn

Thông qua hoạt động này có thể khám phá tìm hiểu rõnguồn gốc về nhà sàn của người Mường

(Hình ảnh 5: Mô hình Nhà sàn truyền thống)

- Hoạt động Khám phá xã hội:

Trong khi thực hiện chủ đề Nghề nghiệp, có thể lồng ghéptìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm, cô thợ may trang phục truyền

Trang 11

thống để tạo nên những trang phục truyền thống đậm đà bảnsắc dân tộc Mường

Ví dụ: Tìm hiểu về nghề dệt Thổ cẩm Cô mời người thợ dệt

thổ cẩm đến trò truyện trực tiếp cùng với trẻ, cùng với đó trẻđược từ tìm tòi, khám phá, quan sát trực tiếp từ những dụng cụ,nguyên vật liệu mà người thợ dệt mang đến (Sợi màu, khungdệt…)

về trang phục mà nhóm khám phá Trước khi thực hiện giáo viêngợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng của cả nhóm thỏa thuận và thựchiện

Cô khái quát: Trang phục Mường hết sức tinh tế, không thểpha lẫn với các dân tộc khác Nam thường mặc trang phục màunâu, áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, haitúi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái Quần lá ống rộng dùngkhăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần, trên đầu quấn khăntrắng Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường thường chialàm 4 phần: khăn đầu, áo khóm, yếm và váy Khăn đầu làmbằng vải trắng Áo thường của người phụ nữ Mường được gọi là

áo khóm và từ trên ngực xuống bàn chân là chiếc váy

Có thể nhận thấy nét nổi bật nhất trong trang phục nữ là sựduyên dáng, giản dị và có một điểm nhấn đặc biệt đó là nhữngnét hoa văn ở cạp váy

Trang 12

Phần trò chơi, có thể cho trẻ tự thiết kế trang phục dân tộc

từ các nguyên vật liệu tự chọn các theo ý tưởng

(Hình ảnh 7: Trang phục truyền thống dân tộc Mường)

- Trong hoạt động Tạo hình: Ví dụ với các đề tài như Vẽ

bản Mường; vẽ phong cảnh miền núi; vẽ nhà sàn, trang trí váy mường… Giáo viên có thể tích hợp các làn điệu dân ca Mường

hoặc kể ngắn gọn Sự tích nhà sàn của người Mường cho trẻnghe

- Trong các hoạt động giáo dục khác:

+ Trong giờ dạo chơi ngoài trời:

Cho trẻ quan sát cây Bùi Kỳ Lão (Loại cây đặc sản củamường Kỳ Phú), cô trò chuyện cùng trẻ về nguồn gốc và đặcđiểm của cây, lợi ích mà cây mang đến Hướng dẫn trẻ chămsóc và bảo vệ cây

Khi cho trẻ tham quan góc dân gian, giáo viên có thể giớithiệu không gian văn hóa của người Mường bằng lời giới thiệusinh động, thu hút được sự chú ý của trẻ, khuyến khích để trẻ

kể thêm những sản phẩm trẻ biết hoặc sản phẩm có trong giađình trẻ Kết thúc cô và trẻ có thể chơi các trò chơi dân gian củangười Mường Giáo viên cần có những am hiểu nhất định về bảnsắc văn hóa của địa phương có thể sử dụng cả tiếng địa phương

và tích cực trong việc sưu tầm các sản phẩm, các đồ dùng sinhhoạt…của người Mường còn lưu giữ cũng như tồn tại cho đếnnay

(Hình ảnh 8: Cái nôi, khung cửi dệt thổ cẩm và Quay tơ)

- Hoạt động chiều: Giáo viên đọc cho trẻ nghe một số

đoạn các câu chuyện cổ tích thế sự: Hai chị em con Côi; Con côi, dì ghẻ; Trứng Ngựa… và một số chuyện về nhân vật Cuội…

Trang 13

giúp trẻ hiểu về văn hóa ứng xử, những phép tắc cơ bản trong

xã hội Mường truyền thống

3.3 Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức nhiều hoạt động lồng ghép, tích hợp các giá trị bản sắc văn hóa của địa phương vào nội dung hoạt động trải nghiệm để giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường cho trẻ mẫu giáo.

Việc sử dụng bản sắc văn hóa Mường trong các hoạt độnggiáo dục khác giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về các giá trị đặc sắctrong văn hóa truyền thống của người Mường trong một khoảngthời gian dài Nội dung làm quen được thay đổi theo nhiều dạnghoạt động khác nhau giúp cho trẻ luôn thấy mới lạ, hấp dẫn,tránh cảm giác nhàm chán

Thông qua chủ đề năm học "Trường học Xanh – An toàn –Thân thiện”, gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của địaphương nhà trường đã chú trọng xây dựng các mô hình hoạt độngnhư chợ quê, các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Mường,tìm hiểu về trang phục truyền thống, phong tục tập quán của dântộc Mường cùng nhiều hoạt động khác ở trong lớp và không giansân trường

Cụ thể, nhà trường đã chú trọng tổ chức nhiều mô hình đểtrẻ được trải nghiệm qua các góc nhà sàn, chợ quê với các gianhàng, như gian hàng trưng bày các trang phục của các dân tộc,Gian hàng trưng bày các nông sản của địa phương Các mô hìnhnhà sàn dân tộc Mường, khu vực trưng bày đồ dùng, nông cụ dântộc Mường trở thành góc hoạt động trải nghiệm bổ ích, giúp trẻhiểu thêm về đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp Góp phầnbảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảm nhận, lưugiữ sâu sắc về các nét đẹp đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộcMường

Trang 14

(Hình ảnh 9: Trẻ được trải nghiệm thông qua hoạt động thăm quan gian hàng chợ quê)

Góc các trò chơi dân gian đặc trưng của dân tộc Mường ở khônggian sân trường cô cho trẻ tham gia các hoạt động và trò chơinhư: Nhảy sạp, múa Mường, đánh chiêng, làm bánh dân tộc, chơitrò chơi dân gian dân tộc Mường như đánh mảng, ném còn, đi càkheo…

(Hình ảnh 10: Trẻ nhảy sạp)

(Hình ảnh 11: Trẻ chơi trò chơi Nu na nu nống, Ô ăn quan)

(Hình ảnh 12: Trẻ chơi trò chơi Đánh mảng, ném còn)

- Tổ chức cho trẻ đi tham quan thực tế các bản làng của người Mường nơi trẻ sinh sống: Phòng văn hóa xã, không gian văn hoá Mường tại nhà văn hóa thôn bản…

Trẻ được tiếp xúc thực tế với đời sống sinh hoạt của ngườiMường Trẻ có cơ hội được giao lưu, tìm hiểu các giá trị bản sắcvăn hóa của người Mường ngay trong đời sống thực: Trẻ đượcnhìn tận mắt nếp nhà sàn và quan sát cách cấu tạo thực tế, các

đồ dùng gia dụng, trang phục truyền thống, dàn cồng chiêng…được người Mường gìn giữ và sử dụng hàng ngày Từ đó trẻ đượckhắc sâu thêm những tri thức về nguồn gốc, cách thức sáng tạo

ra một số đồ dùng sinh hoạt, lễ hội… của người Mường Trẻ thêmyêu mến, tự hào về những truyền thống văn hóa của dân tộc Cóthái độ gìn giữ, bảo tồn các thành quả lao động cha anh mình đãtạo dựng nên

Khi nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan thực tế tạicác bản làng, Ban giám hiệu, giáo viên chủ động liên hệ trướcvới các cơ sở cũng như lên kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, cơ

Trang 15

sở vật chất để cho trẻ đi tham quan Dự kiến nội dung các hoạtđộng sẽ tổ chức cho trẻ ở nơi đến.

Trong quá trình tham quan, Giáo viên tổ chức trò chuyện,trao đổi, giải thích, hướng sự chú ý của trẻ tới các sản phẩmđược trưng bày Giáo viên kết hợp đặt những câu hỏi kích thíchtrẻ suy nghĩ, nhớ lại những đồ vật, sự kiện có liên quan đến bảnsắc văn hóa dân tộc Mường đã được nghe kể Kết hợp tổ chứcmột số hoạt động trải nghiệm cho trẻ như: Kể truyện diễn cảm,hát dân ca, biểu diễn văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian củangười Mường ví dụ như: Trò chơi đánh mảng, ném còn

(Hình ảnh 13: Cô và trẻ đi tham quan)

- Trong hoạt động thay thế hoạt động góc Trẻ được trải nghiệm về văn hóa ẩm thực của người Mường (Bánh dày, Xôi nếp nương, Quả Bùi, lợn mường, ốc núi, cua đam).

Ví dụ: Trải nghiệm Xôi nương màu sắc

+ Cô giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của lúa nếp nương

và đồ dùng

+ Cô khái quát: Người Mường thường đồ cơm, (rau,bánh…) bằng “cuốp”, loại cây thân mềm không độc, khi đồ cơmkhông bị nứt, như thân cây cọ khoét rỗng, hoặc cây “bương”.Khi đồ cơm nếp bằng “cuốp” thì hương thơm của cơm nếp giữđược giá trị dinh dưung của gạo “Cuốp” được đặt trên “Biếng”lót bằng “Pẹ” (đáy cuốp) được đan bằng nan tre sao cho vừakhít với (đáy cuốp) để cho gạo không lọt, rơi suống (Biếng) + Cô cho trẻ trải nghiệm vo gạo, tạo nước màu ngâm gạo

từ các nguyên vật liệu thiên nhiên Trẻ tự tay cho gạo vào

“cuốp”

(Hình ảnh 14: Chõ xôi của người Mường)

Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm Làm bánh Dày

Trang 16

+ Cô giới thiệu cho trẻ về nguồn gốc và ý nghĩa củabánh dày (Bánh dày, một loại bánh ý nghĩa trong ngày lễ, Tếtcủa người Mường)

+ Cô cho trẻ khám phá nguyên vật liệu, đồ dùng để làmbánh đã có sẵn từng bé bắt tay vào việc nặn bánh sao chothành một hình tròn xinh xắn trẻ cảm thấy vô cùng thích thú,

tò mò vì loại bột cứ mềm mềm mà không hình dung bánh làmxong sẽ như thế nào Sản phẩm hoàn thành, trẻ được các cô góithật cẩn thận và đẹp mắt để làm quà cho bố mẹ

(Hình ảnh 15: Bé trải nghiệm nặn bánh Dày)

- Sử dụng bản sắc văn hóa Mường để tổ chức các hội thi, các hoạt động sân khấu - lễ hội nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường.

Các hội thi, hoạt động sân khấu, lễ hội luôn tạo ra ở trẻnhững ấn tượng và cảm xúc sâu sắc về những gì trẻ được quansát hàng ngày và trải nghiệm thực tế Do đó, để nâng cao hiệuquả việc giáo dục bản sắc văn hóa của người Mường cho trẻmẫu giáo, giáo viên cần thiết kế và tổ chức các hội thi, các hoạtđộng sân khấu có sử dụng bản sắc văn hóa dân tộc Mườngnhằm giúp trẻ củng cố và hiểu sâu sắc hơn về những giá trị bảnsắc văn hóa dân tộc của người Mường Trẻ được củng cố, trảinghiệm những hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc của địaphương thông qua các hoạt động nghệ thuật tạo cho trẻ niềmvui, hứng thú tìm tòi, khám phá về các giá trị bản sắc văn hóadân tộc của dân tộc được phản ánh trong không gian sân khấu, lễhội Giáo viên có thể thiết kế và tổ chức một số hội thi như: Béthi hát làn điệu dân ca và trò chơi dân gian; Bé đọc thơ, kểchuyện diễn cảm Quy mô hội thi có thể trong một lớp học,

Trang 17

hoặc giữa lớp này với lớp khác, giữa các đội chọn ra thi trongtrường, cụm trường

Trong năm học 2022 – 2023 nhà trường cùng với khối 5Tuổi trường Mầm non Kỳ Phú đã tham gia Hội thi Bé với An toàngiao thông mang đậm nét văn hóa bản sắc dân tộc Mường.+ Trong phần thi Chào hỏi Cô và trẻ được hóa thân thành

mẹ con Mế Thi từ trên bản xuống phố huyện tham gia giaothông

(Hình ảnh 16: Mẹ con Mế Thi tham gia giao thông)

+ Trong phần thi Tài năng “Hương sắc bản Mường” Cô vàtrẻ được tái hiện lại khung cảnh đời sống sinh hoạt văn hóa đậmnét bản sắc văn hóa của dân tộc Mường (Hát mường “Ru ún”,Quay tơ, Giã gạo, Ném còn, đi cà kheo, giới thiệu ẩm thực đếnvới khán giả, đánh chiêng, nhảy sạp)

(Hình ảnh 17: Phần tài năng “Hương sắc bản Mường”)

3.4 Biện pháp 4: Giúp trẻ hiểu được văn hóa truyền thống của người Mường bằng tiếng phổ thông và tiếng Mường.

Trẻ được sử dụng tiếng mẹ đẻ để tiếp thu bản sắc văn hóadân tộc của người Mường cùng cô giáo và bạn bè trong lớp.Giúp trẻ cảm nhận được niềm tự hào khi được sử dụng tiếng nóiriêng của dân tộc mình trong giao tiếp và hoạt động

Khi đưa bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong nhiều hoạtđộng khác nhau ở trường mầm non nhằm mục đích giáo dụcbản sắc văn hóa dân tộc của người Mường, giáo viên có thể sửdụng cả tiếng phổ thông và tiếng Mường để tăng hiệu quả giáodục (Thực tế hiện nay, trẻ em hoặc thanh, thiếu niên ngườiMường ít sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp) Trong các thể loại

Trang 18

văn hóa dân gian Mường, những làn điệu dân ca, hát ru… sửdụng tiếng Mường thể hiện có hiệu quả cao hơn khi sử dụngtiếng phổ thông

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát những đồ dùng, dụng cụ đồ xôi

của người Mường, cô có thể cho trẻ phát âm những từ đó bằngtiếng Mường như phát âm là “Biếng, Cuốp” sau đó cô giải thích

và cho trẻ phát âm bằng tiếng phổ thông là “Chõ đồ xôi”

Ví dụ: Dạy trẻ hát tiếng Mường: Lựa chọn bài hát “Ru ún”,

“Đập Bông Bông”, “Đập nàng khọt” …

Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Khi cô cho trẻ dạo chơi sân

trường, vườn hoa cô cho trẻ phát âm tên bông hoa bằng tiếngMường, ví dụ: Hoa Giun (Bông Trăng)

(Hình ảnh 18: Cô cùng trẻ trò chuyện về các loài cây, loài hoa tại vườn hoa của trường)

3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh.

Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhâncách của mình Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ làđầu tiên và sớm nhất Giáo dục con cái trong gia đình khôngphải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạođức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ Đó làmôi trường đầu tiên trẻ học được những kiến thức, kĩ năng đầuđời Ngay từ nhỏ, trẻ được nghe những lời hát ru, bài dân ca của

bà, của mẹ; được sống và lớn lên trong nền giáo dục gia đìnhmang đậm nét văn hóa địa phương Tuy nhiên, đó là phươngthức giáo dục hết sức tự nhiên và trong đa số trường hợp, mụcđích chính không phải để giáo dục trẻ phát triển mặt nào đó Khigia đình hiểu hơn về vai trò của mình đối với giáo dục bản sắcvăn hóa địa phương cho trẻ, họ sẽ thực hiện tốt vấn đề này ở

Trang 19

gia đình, hỗ trợ cho giáo viên về mọi mặt để nâng cao hiệu quảgiáo dục trẻ

Giáo viên cần có những trao đổi thông qua các buổi họpphụ huynh, thời gian đón trẻ, trả trẻ để có thể phối hợp tốt hơnvới gia đình trẻ

Cán bộ quản lí cũng có thể tổ chức cho gia đình trẻ thamgia hội thảo, tập huấn, hội thi liên quan đến bản sắc văn hóadân tộc Mường để nâng cao kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ.Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh hỗ trợ nguyên vậtliệu có sẵn tại địa phương để làm ra được nhiều đồ dùng, đồchơi phục vụ cho học tập và trải nghiệm

Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ với phụ huynh để phụhuynh thấy rõ được tầm quan trọng trong việc học tập của trẻ,

có trách nhiệm đối việc giáo dục trẻ giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa dân địa phương

Ví dụ như: Hôm nay cháu học tiết âm nhạc có học hát bài

“Ru Ún” dân ca Mường cô giáo trao đổi với phụ huynh trong giờtrả trẻ yêu cầu phụ huynh quay lại video trẻ thể hiện bài hát khi

ở nhà và gửi lên Zalo nhóm lớp

Phối hợp cùng với phụ huynh tham gia các hội thi, trảinghiệm tại trường mang đậm nét văn hóa của người Mường

Ví dụ: Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa Mường thông qua Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp trường

+ Cán bộ quản lí: Trong kế hoạch năm học, Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” được đưa ra để triển khai giáo dục bản sắc văn hóa Mường trong trường mầm non Để hoạt động được diễn ra suôn sẻ, cán bộ quản lí xây dựng kế hoạch chi tiết cho hội thi, báo cáo với chính quyền địa phương, thông báo cho giáo viên, Ban Đại diện cha mẹ trẻ, các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Câu lạc bộ hát Sắc Bùa (Mường) ) tuyên

Trang 20

truyền bằng các phương tiện thông tin đến cộng đồng để nhận được sự hỗ trợ và tham gia phối hợp tổ chức

+ Giáo viên: Đóng góp ý kiến và thực hiện theo kế hoạch nhà trường đã được phê duyệt Vai trò quan trọng của giáo viên thể hiện từ khâu chuẩn bị (chọn bài hát dự thi của nhóm/lớp, chọn trẻ tham gia, tập luyện, thuê trang phục, đạp cụ biểu diễn ) đến lúc hội thi diễn ra (bao quát, động viên trẻ) và kết thúc hội thi (đánh giá) Giáo viên cũng là người phối hợp trực tiếp với phụ huynh trẻ trong lớp để cùng chung tay chuẩn bị và tham gia hội thi

- Gia đình: Cùng giáo viên hướng dẫn cho trẻ tập luyện thêm ở gia đình, hỗ trợ giáo viên lúc cần thiết, đóng góp kinh phí để tổ chức hoạt động dưới hình thức tự nguyện Những người thân trong gia đình là người gần gũi, hỗ trợ đắc lực cho trẻ và giáo viên

(Hình ảnh 19: phụ huynh tham gia chuẩn bị trang phục đạo cụ cho trẻ)

(Hình ảnh 20: phụ huynh tham gia biểu diễn cùng cô và trẻ)

3.6 Kết quả đạt được:

Sau thời gian áp dụng các biện pháp, chúng tôi nhận thấymức độ hiểu biết của trẻ về các giá trị văn hóa truyền thống củangười Mường được nâng lên rõ rệt, khả năng lĩnh hội các bản sắcvăn hóa dân tộc Mường được trẻ thể hiện rất tốt Trẻ hứng thúvới các trò chơi dân gian, biểu diễn các làn điệu dân ca, chú ýquan sát và biết cách người Mường sử dụng dàn cồng chiêngtrong các dịp lễ hội như thế nào… Thông qua các hoạt động giáodục tại trường là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ, qua

đó trẻ có ý thức giữ gìn và phát huy được bản sắc văn của địaphương Kết quả thu được đã cho thấy các biện pháp trên đưa ra

có tính khả thi, mang lại hiệu quả giáo dục và dễ dàng triển khaiđối với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Kỳ Phú mà còn có thể

Trang 21

áp dụng với tất cả trường mầm non có trẻ dân tộc Mường trongđịa bàn huyện và nơi khác trong công tác giảng dạy trẻ mầmnon.

* Đối với phụ huynh:

Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh trong việc giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc của người Mường Phụ huynh không còn thờ ơ với văn hóa truyền thống địa phương, dần hiểu ra tầmquan trọng đối với việc giáo dục trẻ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mường, các phương pháp học tập của chương trình giáo dục mầm non tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao

Phụ huynh thường xuyên phối hợp với cô giáo trong việc dạy trẻ về bản sắc văn hóa dân tộc Mường, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức, nhóm lớp Zalo, Facebook, hình ảnh Phụ huynh cho trẻ cùng tham gia các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa tại thôn bản như các lễ hội truyền thống, múa hát, trò chơi dân gian Mường như: Lễ mừng cơm mới, Ngày hội văn hóa dân tộc Các trò chơi như: Đánh mảng, ném còn, đi cà kheo…

Phụ huynh phối hợp cùng với giáo viên và nhà trường làm

đồ dùng, đồ chơi mang đậm nét văn hóa của địa phương, góp tre, gỗ cùng nhà trường hooàn thiện sản phẩm Hoạt động này góp phần tạo sự đoàn kết gắn bó giữ phụ huynh với nhà trường trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộ Mường Tổ chức, hướng dẫn các cháu trò chơi dân gian như: nhảy sạp, ném còn;

tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ làm quả còn… Từ đó, trẻ được rèn kỹ năng sống, giáo dục tình yêu quê hương, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình Không chỉ vậy,

Ngày đăng: 14/01/2025, 15:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 9: Cô và trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham  quan gian hàng chợ quê - Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường thông qua các hoạt Động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non kỳ phú
nh ảnh 9: Cô và trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan gian hàng chợ quê (Trang 33)
Hình ảnh 11: Trẻ cùng cô chơi các trò chơi dân gian Nu na nu - Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường thông qua các hoạt Động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non kỳ phú
nh ảnh 11: Trẻ cùng cô chơi các trò chơi dân gian Nu na nu (Trang 34)
Hình ảnh 12: Trẻ chơi trò chơi Đánh mảng - Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường thông qua các hoạt Động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non kỳ phú
nh ảnh 12: Trẻ chơi trò chơi Đánh mảng (Trang 34)
Hình   ảnh   17:   Hội   thi   Bé   với   an   toàn   Giao   thông   do   Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan tổ chức. - Một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường thông qua các hoạt Động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non kỳ phú
nh ảnh 17: Hội thi Bé với an toàn Giao thông do Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan tổ chức (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN