1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vai Trò Của Hệ Thống Nhà Thuốc Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Tiệp Trong Hoạt Động Cung Ứng Thuốc Tại Bệnh Viện
Tác giả Nguyễn Quốc Hùng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Thắng
Trường học Trường Đại Học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Tổ Chức Quản Lý Dược
Thể loại Luận Văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích: phân tích, đánh giá DMT cung ứng dịch vụ tại HTNTBV để có cái nhìn tổng thể về hoạt động cung ứng thuốc, đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC HÙNG

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG

CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC HÙNG

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ : CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học : TS Đỗ Xuân Thắng

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Nhà thuốc Bệnh viện 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò cung ứng phục vụ thuốc đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh 3

1.1.3 Phương pháp phân tích DMT cung ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện 4

1.1.4 Một số văn bản liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của NTBV 5

1.1.5 Hiệu quả phục vụ của Nhà thuốc Bệnh viện 7

1.1.6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 7

1.2 Thực trạng cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ thuốc 9

1.2.1 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm 9

1.2.2 Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 10

1.2.3 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 11

1.2.4 Thực trạng cung ứng thuốc theo tiêu chí kỹ thuật 12

1.2.5 Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, không kê đơn 13

1.2.6 Thực trạng cung ứng thuốc theo thành phần 13

1.2.7 Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng 14

1.3 Một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Nhà thuốc Bệnh viện 15

1.3.1 Hiệu quả phục vụ tại Nhà thuốc 15

1.3.2 Hiệu quả cung ứng thuốc theo phân tích ABC 17

1.3.3 Doanh số bán ra, doanh số mua vào 18

1.3.4 Chi phí 19

1.3.5 Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 19

1.3.6 Một số kết quả về hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ thuốc 20

1.4 Một vài nét về Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 21

1.4.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 21

1.4.2 Giới thiệu chung về Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 21

1.5 Tính cấp thiết của đề tài 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 25

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25

2.2.2 Mẫu nghiên cứu 25

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 25

Trang 4

2.2.4 Biến số nghiên cứu 26

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Phân tích vai trò cung ứng thuốc dịch vụ phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 32

3.1.1 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm 32

3.1.2 Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 32

3.1.3 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 35

3.1.4 Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo tiêu chí kỹ thuật 35

3.1.5 Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn 37

3.1.6 Phân tích mức độ đáp ứng đơn thuốc 38

3.1.7 Vấn đề thiếu thuốc trong danh mục thuốc cung ứng 40

3.1.8 Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo thành phần 41

3.1.9 Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng 41

3.1.10 Vấn đề đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ và người bệnh 42

3.1.11 Thực trạng cung ứng thuốc theo phương thức áp thầu 43

3.1.12 Vấn đề còn tồn tại trong thực hiện áp thầu 44

3.2 Phân tích một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022 47

3.2.1 Hiệu quả phục vụ của hoạt động cung ứng thuốc dịch vụ tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022 47

3.2.2 Hiệu quả cung ứng thuốc theo phân tích ABC 51

3.2.3 Doanh số bán ra 56

3.2.4 Doanh số bán ra, doanh số mua vào, lợi nhuận gộp theo tháng của năm 2022 57

3.2.5 Cơ cấu chi phí của Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022 58

3.2.6 Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/doanh số bán ra 60

Chương 4: BÀN LUẬN 63

4.1 Vai trò cung ứng thuốc dịch vụ phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 63

4.1.1 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm 63

4.1.2 Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 63

4.1.3 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 63

4.1.4 Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo tiêu chí kỹ thuật 64

4.1.5 Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn 65

4.1.6 Phân tích mức độ đáp ứng đơn thuốc 66

4.1.7 Vấn đề thiếu thuốc trong danh mục thuốc cung ứng 66

4.1.8 Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo thành phần 67

4.1.9 Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng 67

4.1.10 Vấn đề đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ và người bệnh 68

Trang 5

4.1.12 Vấn đề còn tồn tại trong thực hiện áp thầu 69

4.2 Một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022 70

4.2.1 Hiệu quả phục vụ 70

4.2.2 Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC 73

4.2.3 Doanh số bán ra 74

4.2.4 Doanh số bán ra, doanh số mua vào, lợi nhuận gộp theo tháng của năm 2022 75

4.2.5 Cơ cấu chi phí của Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022 75

4.2.6 Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/doanh số bán ra 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 KẾT LUẬN 78

2 KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ABC Phân bổ chi phí theo hoạt động

BHYT Bảo hiểm y tế

HĐT và ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

ICD International Classification Disease (Hệ thống phân loại

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Một số văn bản liên quan đến danh mục thuốc nhà thuốc bệnh viện 5

Bảng 1.2: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm tại một số cơ sở điều trị 9

Bảng 1.3: Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý tại một số cơ sở điều trị 10

Bảng 1.4: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ 11

Bảng 1.5: Thực trạng cung ứng thuốc BDG, thuốc generic tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ 12

Bảng 1.6: Thực trạng sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn tại cơ sở bán lẻ 13

Bảng 1.7: Thực trạng cung ứng thuốc theo thành phần tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ 14

Bảng 1.8: Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ 14

Bảng 1.9: Số lượng bệnh nhân đã phục vụ tại một số cơ sở điều trị 15

Bảng 1.10: Số lượng khách hàng đã phục vụ tại một số cơ sở bán lẻ 16

Bảng 1.11: Số đơn thuốc đã phục vụ tại một số cơ sở bán lẻ 16

Bảng 1.12: Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ 17

Bảng 1.13: Doanh số bán ra, doanh số mua vào tại một số cơ sở bán lẻ 18

Bảng 1.14: Chi phí tại một số cơ sở bán lẻ 19

Bảng 1.15: Bảng khảo sát tình hình kinh doanh tại cơ sở bán lẻ 20

Bảng 1.16: Số lượng bệnh nhân khám, điều trị tại bệnh viện 21

Bảng 2.17: Các biến số cần thu thập 26

Bảng 3.18: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm tại HTNT BVHNVT năm 2022 32

Bảng 3.19: Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý tại BVHNVT và HTNT BVHNVT 33

Bảng 3.20: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại BVHNVT và HTNT BVHNVT năm 2022 35

Bảng 3.21: Thực trạng cung ứng thuốc theo tiêu chí kỹ thuật tại BVHNVT và HTNT BVHNVT năm 2022 35

Bảng 3.22: Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc BDG tại HTNT BVHNVT năm 2022 36

Bảng 3.23: Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn tại HTNT BVHNVT năm 2022 37

Bảng 3.24: Tỷ lệ loại đơn thuốc tại HTNT BVHNVT 38

Trang 8

Bảng 3.25: Mức độ đáp ứng đơn thuốc viết tay 38Bảng 3.26: Cơ cấu theo Nhóm tác dụng dược lý các thuốc không đáp ứng đủ đơn thuốc viết tay 39Bảng 3.27: Danh mục các thuốc không đáp ứng đủ đơn thuốc viết tay 40Bảng 3.28: Các thuốc thiếu trong danh mục thuốc dịch vụ cung ứng tại HTNT BVHNVT năm 2022 và nguyên nhân 40Bảng 3.29: Thống kê nguyên nhân thiếu thuốc trong DMT cung ứng tại HTNT BVHNVT năm 2022 40Bảng 3.30: Thực trạng cung ứng thuốc theo đơn thành phần, đa thành phần tại HTNT BVHNVT 41Bảng 3.31: Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng tại HTNT BVHNVT 41Bảng 3.32: Bảng dữ liệu thuốc BDG trong DMT của bệnh viện và DMT của HTNTBV đều cung ứng 42Bảng 3.33: Thực trạng cung ứng thuốc theo phương thức áp thầu tại HTNT BVHNVT 43Bảng 3.34: Bảng định lượng dữ liệu các thuốc NTBV cần năm 2022, trúng thầu tại các CSYT đủ điều kiện, nhưng Nhà cung cấp không bán cho NTBV theo giá trúng thầu 44Bảng 3.35: Bảng định lượng dữ liệu các thuốc mà HTNT BVHNVT cần năm

2022 nhưng không trúng thầu tại các CSYT đủ điều kiện cho phép áp thầu 46Bảng 3.36: Số lượt khách hàng mua thuốc theo từng tháng năm 2022 47Bảng 3.37: Số đơn thuốc đã phục vụ theo từng tháng năm 2022 48Bảng 3.38: Các thuốc BDG cung ứng cho người bệnh khó mua trên thị trường tại HTNT BVHNVT năm 2022 49Bảng 3.39: Các thuốc điều trị ung thư không còn số lượng thầu trong BV được HTNT BVHNVT cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị năm 2022 49Bảng 3.40: Bảng định lượng dữ liệu danh mục các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại HTNT BVHNVT năm 2022 50Bảng 3.41: Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC tại HTNT BVHNVT 51Bảng 3.42: Thực trạng cung ứng thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý tại HTNT BVHNVT 52Bảng 3.43: Cơ cấu DMT hạng A theo nguồn gốc xuất xứ 53Bảng 3.44: Cơ cấu DMT hạng A theo theo tiêu chí kỹ thuật 53Bảng 3.45: Bảng định lượng dữ liệu các thuốc có doanh số cao tại HTNT

BVHNVT năm 2022 54Bảng 3.46: Kết quả Các nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận tốt tại HTNT

BVHNVT năm 2022 55

Trang 9

Bảng 3.47: Kết quả Các nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận trung bình tại HTNT BVHNVT năm 2022 56Bảng 3.48: Doanh số bán ra của các mặt hàng tại HTNT BVHNVT năm 2022 56Bảng 3.49: Doanh số bán ra tại HTNT BVHNVT năm 2022 57Bảng 3.50: Cơ cấu chi phí của HTNT BVHNVT năm 2022 58Bảng 3.51: Cơ cấu chi phí cố định (chi phí cơ sở vật chất, trang thiết bị) của HTNT BVHNVT năm 2022 58Bảng 3.52: Chi phí lương, thưởng, phụ cấp của HTNT BVHNVT năm 2022 59Bảng 3.53: Chi phí khác của HTNT BVHNVT năm 2022 59Bảng 3.54: Kết quả, lợi nhuận trước thuế của HTNT BVHNVT qua các tháng năm 2022 60Bảng 3.55: Hệ số ROS của HTNT BVHNVT năm 2022 60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 22

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà thuốc, quầy thuốc là một trong những mắt xích quan trọng để đưa thuốc đến tay người tiêu dùng Hoạt động của nhà thuốc đã đáp ứng một phần lớn nhu cầu về thuốc của người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Y tế Các nhà thuốc, quầy thuốc bao gồm hai nhánh chính, đó là các nhà thuốc quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các nhà thuốc, quầy thuốc ngoài bệnh viện Nếu như mục tiêu chính của các nhà thuốc, quầy thuốc ngoài bệnh viện là hướng tới lợi nhuận, mở rộng mạng lưới,… thì mục tiêu của các nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh là hướng tới đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, sử dụng thuốc hợp

lý, an toàn, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân

Tổ chức hoạt động nhà thuốc bệnh viện hiệu quả là một vấn đề cần phân tích để người dược sĩ kinh doanh có tầm nhìn tổng quát về lĩnh vực đầu tư kinh doanh Từ đó người dược sĩ có những định hướng, các khó khăn, thách thức và nắm bắt cơ hội tại nhà thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp là bệnh viện hạng I, tuyến cuối cùng trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân của thành phố Hải Phòng Nhà thuốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp được Ban Giám đốc Bệnh viện thành lập với mục tiêu cung ứng các thuốc dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của các y bác

sĩ và người bệnh đối với các thuốc người bệnh tự chi trả (không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế thanh toán) Trong bối cảnh tình hình hiện tại như: tình trạng thiếu thuốc trong bệnh viện, đứt gãy chuỗi cung cung ứng thì yêu cầu về có đầy

đủ các thuốc để phục vụ cho nhu cầu điều trị được đặt lên hàng đầu Việc quản

lý và xây dựng DMT dịch vụ đáp ứng được nhu cầu là rất quan trọng, do đó cần thường xuyên phân tích DMT dịch vụ giúp lựa chọn thuốc phù hợp và xác định vấn đề sử dụng thuốc Vậy DMT cung ứng dịch vụ tại HTNT BVHNVT hiện nay như thế nào? Nhóm thuốc nào được phục vụ nhiều nhất tại HTNT BVHNVT? Tỷ lệ thuốc nhập khẩu, thuốc BDG chiếm tỷ trọng như thế nào?

Trang 12

Đường dùng nào có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu DMT sử dụng? Việc đáp ứng được đơn thuốc, nhu cầu điều trị của bác sĩ, người bệnh như thế nào? Vấn

đề thiếu thuốc trong DMT cung ứng dịch vụ, vấn đề quản lý thuốc KSĐB tại HTNTBV hiện nay? Có những bất cập gì trong DMT cung ứng dịch vụ tại HTNTBV? Việc xây dựng danh mục thuốc theo phương thức áp kết quả trúng thầu tại HTNTBV có khó khăn gì không? Một số nguyên nhân dẫn tới bất cập trong DMT cung ứng dịch vụ tại HTNT BVHNVT? Kết quả kinh doanh của HTNTBV đạt hiệu quả như thế nào và đóng góp được gì cho Bệnh viện? Vấn

đề về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận? Để trả lời các câu hỏi trên, tôi đã nghiên cứu đề tài “Phân tích vai trò của Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp trong hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện” với 2 mục tiêu:

1 Phân tích vai trò cung ứng thuốc dịch vụ phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

2 Phân tích một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích: phân tích, đánh giá DMT cung ứng dịch vụ tại HTNTBV để có cái nhìn tổng thể về hoạt động cung ứng thuốc, đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình cung ứng thuốc dịch vụ tại nhà thuốc bệnh viện nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo duy trì hoạt động của HTNT BVHNVT; phân tích, đánh giá hiệu quả phục vụ và kinh tế của hoạt động cung ứng thuốc dịch vụ tại HTNTBV, đóng góp cho bệnh viện, cho xã hội; đảm bảo DMT cung ứng dịch

vụ tại HTNTBV sát với nhu cầu sử dụng, tối ưu trong lựa chọn thuốc, nâng cao hiệu quả kinh tế, đưa ra các đề xuất, giải pháp phù hợp, giải quyết các vấn đề tồn tại để xây dựng một DMT cung ứng dịch vụ hợp lý, phù hợp với các quy định của pháp luật, an toàn và có hiệu quả về kinh tế

Trang 13

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Nhà thuốc Bệnh viện

1.1.1 Khái niệm

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện [1] thì: Cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện là cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện được tổ chức theo các hình thức: nhà thuốc, quầy thuốc hoặc cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Tại Điều 3 của Thông tư quy định: Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) trừ các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh: Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về hoạt động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí) của cơ sở bán lẻ thuốc

1.1.2.1 Danh mục thuốc cung ứng dịch vụ tại nhà thuốc bệnh viện

Danh mục thuốc (DMT) là một danh sách các thuốc được sử dụng trong

hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này Điểm khác nhau giữa DMT của NTBV và DMT sử dụng tại bệnh viện: + Danh mục thuốc bệnh viện: Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước, chú trọng yếu tố giá, đối tượng phục vụ chủ yếu là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế + Danh mục thuốc dịch vụ cung ứng tại nhà thuốc: Đề cao hiệu quả điều trị, yêu cầu của bệnh nhân, không chú trọng yếu tố giá, đối tượng phục vụ chủ yếu là người bệnh tự nguyện, cung cấp cả những thuốc ngoài phạm vi thanh toán của quỹ BHYT

1.1.2.2 Xây dựng danh mục thuốc dịch vụ cung ứng tại nhà thuốc bệnh viện Việc xây dựng danh mục thuốc dịch vụ cung ứng tại nhà thuốc bệnh viện không có quy định rõ ràng, mà tùy theo hoạt động của cơ sở y tế Có thể là một phần của danh mục thuốc bệnh viện, bệnh viện đưa vào kế hoạch đấu thầu,

Trang 14

thường xuất hiện ở bệnh viện hạng 2 trở xuống; Có thể tách rời khỏi danh mục thuốc bệnh viện thường xuất hiện ở những bệnh viện lớn

1.1.2.3 Vai trò kinh tế của hoạt động cung ứng thuốc

Bên cạnh việc cung ứng thuốc đảm bảo đầy đủ chất lượng, an toàn cho công tác khám chữa bệnh thì hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện phải mang lại lợi ích về kinh tế đảm bảo đủ bù đắp chi phí hoạt động của Nhà thuốc, duy trì

ổn định hoạt động của Nhà thuốc Vai trò kinh tế của hoạt động cung ứng thuốc góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực được đầu tư cho NTBV, đóng góp một phần nguồn thu cho Bệnh viện để tái đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nâng cao hình hảnh của Bệnh viện và nhà thuốc Bệnh viện Đồng thời, góp phần tạo nguồn thu nhập cho người lao động tại Bệnh viện 1.1.3 Phương pháp phân tích DMT cung ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện

1.1.3.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị

Khái niệm: Là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị

1.1.3.2 Phương pháp phân tích ABC

Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách [2]

Trang 15

Tác dụng:

- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để:

+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn

+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật

- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện

Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên

1 năm hoặc ngắn hơn Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu

Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm chính: giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào

+ Nhược điểm chính: không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau [2]

1.1.4 Một số văn bản liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc của NTBV Bảng 1.1: Một số văn bản liên quan đến danh mục thuốc nhà thuốc bệnh viện

lý thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Chương XIII quy định về quản lý giá thuốc

Trang 16

TT Tên văn bản Nội dung liên quan đến hoạt động cung

ứng thuốc của NTBV

2

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của

Chính phủ quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành Luật

dược [4]

Điều 136 Quy định về thặng số bán lẻ của cơ

sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Trong đó, quy định về thặng số bán lẻ và quy định về giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

3

Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số

quy định liên quan đến điều kiện

đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi

quản lý nhà nước của bộ y tế [5]

Khoản 76, Điều 5 sửa đổi khoản 2 Điều 136 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP Trong đó, sửa đổi bổ sung quy định về giá thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ

động của khoa dược bệnh viện [6]

Trách nhiệm của khoa dược trong quản lý, quản lý chuyên môn, hoạt động của nhà thuốc bệnh viện

6

Thông tư số 20/2017/TT-BYT của

Bộ Y tế quy định chi tiết một số

điều của Luật dược và Nghị định số

54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017

của Chính phủ về thuốc và nguyên

liệu làm thuốc phải KSĐB [7]

bán lẻ thuốc [8] và Thông tư số

12/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung

Thông tư 02/2018/TT-BYT [9]

Nhà thuốc phải đáp ứng đầy đủ quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

8

Thông tư số 19/2018/TT-BYT của

Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc

thiết yếu [10]

Căn cứ để phân loại danh mục thuốc tại nhà thuốc theo các nhóm chính

9

Thông tư số 78/2014/TT-BTC của

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của

Chính phủ quy định và hướng dẫn

thi hành Luật thuế TNDN [11]

Căn cứ để nộp thuế cho NSNN đối với hoạt động bán lẻ thuốc

Trang 17

TT Tên văn bản Nội dung liên quan đến hoạt động cung

ứng thuốc của NTBV

10

Thông tư số 219/2013/TT-BTC của

Bộ tài chính hướng dẫn thi hành

Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị

định số 209/2013/NĐ-CP của

Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều

Luật thuế GTGT [12]

Căn cứ để nộp thuế cho NSNN đối với hoạt động bán lẻ thuốc

1.1.5 Hiệu quả phục vụ của Nhà thuốc Bệnh viện

Do Nhà thuốc Bệnh viện được thành lập và hoạt động nhằm mục đích chính là cung ứng dịch vụ các mặt hàng thuốc, các hoạt động này mục đích chính là phục vụ nhu cầu điều trị của bác sĩ và người bệnh

Hiệu quả phục vụ được thể hiện ở các chỉ tiêu chính như:

+ Số lượng khách hàng đã phục vụ

+ Số lượng đơn thuốc đã phục vụ

+ Hoạt động phục vụ khác: cung ứng cho người bệnh không may bị ung thư các thuốc BDG điều trị khó mua trên thị trường, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần với giá theo đúng quy định; hỗ trợ người bệnh trong việc tìm kiếm

và cung ứng các thuốc hiếm, trong nội trú bị nhỡ hàng để đảm bảo cho quá trình điều trị của người bệnh được diễn ra theo đúng phác đồ

1.1.6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh tại cơ sở, nhằm làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cơ sở và các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các phương

án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh [13]

Những yêu cầu trong phân tích hiệu quả kinh doanh

Tính chính xác: Để đảm bảo chính xác thông tin để phục vụ cho công tác phân tích số liệu phụ thuộc vào:

 Phương pháp phân tích số liệu;

 Nguồn số liệu được cung cấp;

Trang 18

 Chỉ tiêu dùng để phân tích;

 Kỹ năng, kinh nghiệm của người phân tích

Tính đầy đủ thông tin: Nội dung đưa ra phân tích phụ thuộc nguồn tài liệu cung cấp có đầy đủ thông tin, đa chiều đảm bảo tính khách quan của số liệu và tính cần thiết của thông tin

Tính khách quan: Là yếu tố rất quan trọng trong công tác nhận và phân tích thông tin đa chiều nhằm có cái nhìn đúng bản chất của sự việc

Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ kinh doanh cần phải kịp thời tổ chức đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích những điểm mạnh, điểm còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục kinh doanh Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại cơ sở nhà quản lý cần tính toán rất nhiều chỉ tiêu, một số chỉ tiêu cơ bản:

Doanh số mua vào và doanh số bán ra:

Doanh số mua vào: thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của cơ sở Nghiên cứu cơ cấu nhóm sản phẩm mua, xác định được nhóm sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận và thể hiện tầm nhìn của người quản lý kinh doanh

Doanh số bánh ra: mang ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở Xem xét doanh số bán ra của các nhóm sản phẩm để đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những chiến lược, giải pháp để đảm bảo lợi nhuận và tăng doanh số bán ra

 Chi phí biến đổi: là các khoản chi phí thường tăng lên cùng với mức

độ hoạt động Nó là khoản tiền trả cho các đầu nhân tố biến đổi như nguyên

Trang 19

liệu, lao động Đối với nhà thuốc, nó gồm các nhân tố như tiền lương, tiền công, chi phí khác,…

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí mà

cơ sở kinh doanh đã bỏ ra Lợi nhuận là nguồn tích lũy để cơ sở kinh doanh mở rộng và phát triển kinh doanh

Công thức xác định lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Công thức xác định lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước

thuế (EBIT) =

Doanh thu -

Giá vốn hàng bán -

Chi phí bán hàng -

Chi phí quản lý Công thức xác định lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau

1.2 Thực trạng cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại các

cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ thuốc

1.2.1 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm

Nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị cho thấy cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc sản phẩm như sau:

Bảng 1.2: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm

tại một số cơ sở điều trị

TT Bệnh viện/ năm nghiên cứu Số KM Thuốc hóa dược Thuốc YHCT

% KM %GT %KM %GT

1 Bệnh viện đa khoa Cao Bằng

năm 2020 [14] 493 92,09 88,91 7,91 11,09

Trang 20

TT Bệnh viện/ năm nghiên cứu Số KM Thuốc hóa dược Thuốc YHCT

1.2.2 Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Kết quả nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị cho thấy DMT sử dụng đa dạng về nhóm TDDL, chỉ ra 05 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất chiếm hơn 80% tiền thuốc sử dụng Trong đó, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số KM cũng như GTSD trong cơ cấu thuốc sử dụng của các bệnh viện Thông tin được trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.3: Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

tại một số cơ sở điều trị

TT Bệnh viện/năm

nghiên cứu

Số nhóm

Số

KM

Nhóm chống nhiễm khuẩn

10 nhóm thuốc

có GT lớn Nhóm chiếm

tỷ trọng nhiều nhất về giá trị

Trang 21

Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý tại một số bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa chỉ ra 10 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất chiếm tới hơn 90% tiền thuốc sử dụng Nhìn chung có sự mất cân bằng giữa các nhóm thuốc đặc biệt nhóm chống nhiễm khuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất về cả số khoản mục và giá trị sử dụng trong cơ cấu DMT của các bệnh viện

Theo kết quả nghiên cứu, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều có tỷ lệ nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng và giá trị sử dụng lớn nhất 1.2.3 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

Với mong muốn tăng dần tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các cơ sở y tế, năm

2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, năm 2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BYT ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp [18] Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài

Nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc SXTN/NK như sau:

Bảng 1.4: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở điều

trị và cơ sở bán lẻ STT Bệnh viện/Cơ sở bán lẻ/

năm nghiên cứu

Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A

- Quân khu 7 (Quận 5 - thành phố

Trang 22

Các kết quả nghiên cứu trên đều cho thấy:

+ Tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 năm 2017 cung ứng thuốc NK chiếm 75,8% về số khoản mục, tương ứng 92,6% doanh số bán ra, thuốc SXTN chỉ chiếm 24,4% về số khoản mục và 7,4% doanh số bán ra + Thuốc SXTN trong DMT sử dụng tại các bệnh viện có xu hướng chiếm trên 50% về số lượng khoản mục Tuy nhiên, theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2020 và Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2019 cho thấy giá trị sử dụng thuốc Nhập khẩu còn cao (chiếm 60,92% và 55,18% GTSD) Như vậy đặt ra vấn đề gánh nặng chi phí sử dụng thuốc nhập khẩu đối với bệnh nhân và ngân sách BHYT chi trả Hơn thế nữa, mục tiêu giai đoạn 2 của Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đặt ra đến năm

2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện [20] Như vậy cần phải tìm những biện pháp tích cực hơn, đặc biệt trong công tác xây dựng DMT phù hợp mới có thể thực hiện được mục tiêu trên

1.2.4 Thực trạng cung ứng thuốc theo tiêu chí kỹ thuật

Nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

Bảng 1.5: Thực trạng cung ứng thuốc BDG, thuốc generic tại một số cơ sở

điều trị và cơ sở bán lẻ STT Bệnh viện/Cơ sở điều trị/

năm nghiên cứu

Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A

- Quân khu 7 (Quận 5 - thành phố

Trang 23

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 năm 2017 cung ứng thuốc generic chiếm tới 94,39% về số khoản mục, tương ứng 98,93% doanh số bán ra, thuốc BDG chỉ chiếm 5,61% về số khoản mục và 1,07% về doanh số bán ra Còn tại các Bệnh viện, nhìn chung các bệnh viện đều ưu tiên sử dụng thuốc generic, số khoản mục BDG rất ít tuy nhiên giá trị sử dụng lớn do thuốc BDG tham gia đấu thầu theo gói BDG hoặc tương đương điều trị, do đó không có các thuốc cạnh tranh trong đấu thầu nên hầu hết đều trúng thầu với giá cao

1.2.5 Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, không kê đơn

Nghiên cứu tại một số cơ sở bán lẻ cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn như sau:

Bảng 1.6: Thực trạng sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn tại cơ sở bán lẻ

STT Nhà thuốc/năm nghiên cứu

Thuốc kê đơn Thuốc không kê đơn Doanh

Nhà thuốc Bích Thảo (phường Đội

Cấn, thành phố Tuyên Quang) năm

2019 [22]

811 39,56 1.239 60,44

3 Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt (thành phố Hà Nội) năm 2021 [23] 1.165 22,61 3.988 77,39 Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu tại Nhà thuốc Tú Lệ năm 2016, thuốc kê đơn chiếm 45,06% doanh số thuốc bán ra; nghiên cứu tại Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019, thuốc kê đơn chiếm 39,56% doanh số thuốc bán ra; Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021, thuốc kê đơn chỉ chiếm 22,61% doanh số thuốc bán ra

1.2.6 Thực trạng cung ứng thuốc theo thành phần

Nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc theo thành phần như sau:

Trang 24

Bảng 1.7: Thực trạng cung ứng thuốc theo thành phần tại một số cơ sở điều trị

và cơ sở bán lẻ STT Bệnh viện/Cơ sở bán lẻ/ năm nghiên cứu KM Số

Thuốc đơn thành phần

Thuốc đa thành phần

%KM %GT %KM %GT

1

Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A -

Quân khu 7 (Quận 5 - thành phố

Hồ Chí Minh) năm 2017 [19]

2 Bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2020 [14] 454 85,68 80,00 14,32 20,00

3 Bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2021 [15] 621 87,96 84,37 12,98 15,64

4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2019 [16] 551 79,48 77,4 20,52 22,6 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 năm 2017 cung ứng thuốc đơn thành phần chiếm tới 84,3% về số khoản mục, tương ứng 90,5% doanh số thuốc bán ra; còn tại các Bệnh viện thì cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thành phần, thuốc đơn thành phần đều chiếm tỷ trọng lớn: tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2021, thuốc đơn thành phần chiếm 87,96% về số khoản mục, tương ứng 84,37% về giá trị sử dụng, tại Bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2020, thuốc đơn thành phần chiếm 85,68% về số khoản mục, tương ứng 80% về giá trị sử dụng

1.2.7 Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng

Nghiên cứu tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ cho thấy cơ cấu sử dụng thuốc theo đường dùng như sau:

Bảng 1.8: Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng tại một số cơ sở điều

1 NTBV Quân y 7A - Quân khu 7 2017 [19] 517 60,7 55,8 33,1 41,2 6,2 3

2 Bệnh viện ĐK Cao Bằng năm 2020 [14] 493 57,61 44,56 34,89 52,86 7,51 2,58

3 Bệnh viện ĐK Bắc

Giang năm 2021 [15] 624 44,23 29,40 42,46 62,95 13,31 7,65

Trang 25

1.3 Một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Nhà thuốc Bệnh viện 1.3.1 Hiệu quả phục vụ tại Nhà thuốc

1.3.1.1 Số lượng khách hàng phục vụ

Thống kê số lượng bệnh nhân mà một số cơ sở điều trị đã phục vụ được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 1.9: Số lượng bệnh nhân đã phục vụ tại một số cơ sở điều trị

1 Bệnh viện Phổi Hải Dương năm 2017 23.922

2 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2016 [24] 372.016

3 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 57.063 Qua nghiên cứu, ta thấy được: số lượt bệnh nhân đã phục vụ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2016 là 372.016 lượt, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 là 57.063 lượt, tại Bệnh viện Phổi Hải Dương năm

2017 là 23.922 lượt

Trang 26

Có thể thấy lượng khách hàng chính của nhà thuốc trong bệnh viện đều đến từ những bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nên phải thường xuyên cập nhật tình hình lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện

để có hướng duy trì và phát triển nhà thuốc bệnh viện

Thống kê số lượng khách hàng mà một số cơ sở bán lẻ đã phục vụ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.10: Số lượng khách hàng đã phục vụ tại một số cơ sở bán lẻ STT Nhà thuốc/năm nghiên cứu Số khách hàng

1 Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019 [22] 33.598

2 Nhà thuốc Tú Lệ năm 2016 [21] 52.430

3 Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021 [23] 87.934

Tăng số khách hàng là yếu tố quan trọng để nhà thuốc duy trì hoạt động

và phát triển Ngoài việc lượng bệnh nhân đến bệnh viện khám chữa bệnh, thì Nhà thuốc cũng cần duy trì lượng khách hàng cũ, để lần sau họ có thể quay trở lại mua hàng tại Nhà thuốc đối với những thuốc không cần kê đơn, và tư vấn hướng dẫn người bệnh nên tái khám định kỳ đối với những bệnh cần sử dụng thuốc kê đơn Điều này có ý nghĩa rất lớn, vừa góp phần tạo cho người bệnh thói quen đi khám định kỳ, vừa có thể bán hàng phục vụ người bệnh

1.3.1.2 Số lượng đơn thuốc đã phục vụ

Việc phân tích số lượng đơn thuốc đã phục vụ để làm rõ về số lượng đơn thuốc đã phục vụ theo các tháng, giá trị bình quân của mỗi đơn thuốc

Thống kê số lượng khách hàng và doanh số bán ra mà một số cơ sở bán lẻ

đã phục vụ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.11: Số đơn thuốc đã phục vụ tại một số cơ sở bán lẻ

nghiên cứu

Số lượt khách hàng

Doanh số bán ra (tr.đ)

Giá trị bình quân mỗi đơn thuốc (tr.đ)

Trang 27

Qua nghiên cứu tại Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đa ̣t năm 2021 có 87.934 lượt khách đến mua hàng, đa ̣t doanh thu 18.366 triê ̣u đồng, trung bình mỗi lươ ̣t khách mua hàng với số tiền chi trả 606 nghìn đồng/lượt mua hàng; tại Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019, mỗi lượt khách mua hàng với số tiền chi trả chỉ 85 nghìn đồng/lượt khách hàng; tại Nhà thuốc Tú Lệ năm 2016, mỗi lượt khách mua hàng với số tiền chi trả chỉ 120 nghìn đồng/lượt khách hàng

1.3.1.3 Hoạt động phục vụ khác

Hoạt động phục vụ khác tại bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh Ngoài ra, công tác xã hội, cộng đồng trong bệnh viện còn có nhiệm vụ giúp đỡ

và tìm nguồn tài trợ cho các người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, công tác truyền thông, quan hệ công chúng và tham gia công tác đào tạo tại bệnh viện… Công tác xã hội, cộng đồng trong bệnh viện thực sự có vai trò rất quan trọng, góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 1.3.2 Hiệu quả cung ứng thuốc theo phân tích ABC

Những năm gần đây, phương pháp phân tích ABC được sử dụng nhiều, với ưu điểm thực hiện dễ dàng, tương đối chính xác

Thống kê kết quả phân tích ABC tại một số cơ sở điều trị và cơ sở bán lẻ được thể hiện trong các bảng sau:

Bảng 1.12: Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC tại một số cơ sở

Trang 28

TT Bệnh viện/Cơ sở bán

lẻ/năm nghiên cứu

KM %KM %GT %KM %GT %KM %GT

4 Bệnh viện đa khoa tỉnh

Lào Cai năm 2019 [16] 121 20,86 79,48 23,28 14,56 55,86 5,95 Qua bảng trên cho thấy:

+ Tại nhà thuốc Bệnh viện quân y 7A: thuốc hạng A được sử dụng gồm

103 khoản mục , nhưng là thuốc dịch vụ, như vậy danh mục hạng A về cơ bản

là phù hợp (chiếm 19.92% số khoản mục) với giá trị sử dụng 7.094.284.867 đồng (74.57%); Thuốc hạng B gồm 105 khoản mục (20.31%) với giá trị sử dụng 1.452.205.339 đồng (15.27%); Thuốc hạng C gồm 309 khoản mục (59.77%) với giá trị sử dụng 966.620.931 đồng (10.16%)

+ Tại các Bệnh viện, các thuốc Hạng A đều có GTSD chiếm khoảng 80% GTSD của toàn bộ thuốc, thuốc Hạng B có GTSD chiếm từ 14,56% - 15,06% GTSD, thuốc Hạng C chiếm từ 5% - 5,95% GTSD

1.3.3 Doanh số bán ra, doanh số mua vào

Doanh số bán ra là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của đơn

vị được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định

Doanh số mua vào là giá trị mua vào (nhập vào) của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định

Nghiên cứu doanh số bán ra, doanh số mua vào của một một số cơ sở bán

lẻ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.13: Doanh số bán ra, doanh số mua vào tại một số cơ sở bán lẻ

TT Nhà thuốc/năm nghiên cứu Doanh số

bán ra (tr.đ)

Doanh số mua vào (tr.đ)

1 Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019 [22] 2.856 2.220

2 Nhà thuốc Tú Lệ năm 2016 [21] 6.311 5.450

3 Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021 [23] 18.366 14.946

Qua nghiên cứu, Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021 đạt doanh số bán ra 18.366 triệu đồng, doanh số mua vào 14.946 triệu đồng; Nhà thuốc Tú Lệ năm

2016 đạt doanh số bán ra 6.311 triệu đồng, doanh số mua vào 5.450 triệu đồng;

Trang 29

Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019 đạt doanh số bán ra 2.856 triệu đồng, doanh số mua vào 2.220 triệu đồng

1.3.4 Chi phí

Chi phí là chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Chi phí bao gồm:

+ Chi phí cố định: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị

+ Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất của đơn vị

Nghiên cứu về chi phí của một một số cơ sở bán lẻ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.14: Chi phí tại một số cơ sở bán lẻ

ĐVT: triệu đồng

TT Nhà thuốc/năm nghiên cứu Tổng

chi phí

Trong đó Chi phí

cố định

Chi phí biến đổi

1 Nhà thuốc Bích Thảo năm 2019 [22] 249,4 21,6 227,8

2 Nhà thuốc Tú Lệ năm 2016 [21] 344,4 19,9 324,5

3 Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021 [23] 1.240 56 1.284 Qua nghiên cứu, ta thấy được cơ cấu chi phí của một số cơ sở bán lẻ chủ yếu tập trung vào chi phí biến đổi, chi phí cố định chỉ chiếm phần nhỏ

1.3.5 Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và phần chi phí mà đơn vị

đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận gộp là là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán sản phẩm/ dịch vụ từ nguồn doanh thu của đơn vị Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh số bán ra trừ đi doanh số mua vào Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi là thu nhập trước thuế (có tên tiếng Anh

là Earnings Before Interest and Taxes, viết tắt là EBIT), là số liệu cụ thể để đo

Trang 30

lường lợi nhuận mà các doanh nghiệp hay nhà đầu tư thực hiện trước thời điểm thanh toán khoản thuế và lãi vay (nếu có)

Lợi nhuận sau thuế chính là khoản lợi nhuận cuối cùng của đơn vị Lợi nhuận sau thuế có được khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp nhà nước Lợi nhuận sau thuế còn được gọi với tên khác là lợi nhuận ròng ROS (Return On Sales) là chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của doanh nghiệp Cho số này cho biết trên mỗi đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác, lợi nhuận đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu

1.3.6 Một số kết quả về hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ thuốc Đối với thị trường bán lẻ thuốc, một vài kết quả khảo sát tình hình kinh doanh tại cơ sở bán lẻ thuốc trong các năm trước như sau:

Bảng 1.15: Bảng khảo sát tình hình kinh doanh tại cơ sở bán lẻ

3 Nhà thuốc Ánh Hoàng Gia [26] Bắc Giang 2016 1.106 triệu đồng 8,05%

4 Nhà thuốc Đức Hưng [27] Ninh Thuận 2017 6.189 triệu đồng 7,71%

5 Nhà thuốc Gia Nguyên [28] TP HCM 2017 4.217 triệu đồng 7,35% Qua bảng trên, ta thấy:

Trong đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà thuốc Thu tại thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai trong năm 2015” - tác giả Lý Tuấn Nghiệp: doanh thu 4.715 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên 10,2%

Trong đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Nhà thuốc Tú Lệ tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2016” - tác giả Bùi Thị

Tú Lệ: doanh thu 6.311 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận 11,5%

Trong đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà thuốc Ánh Hoàng Gia năm 2016” - tác giả Nguyễn Ngọc Ánh: doanh thu 1.106.315.240 đồng, tỷ suất lợi nhuận 8,05%

Trang 31

1.4 Một vài nét về Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

1.4.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là bệnh viện đa khoa tuyến cuối cùng của thành phố Hải phòng, với 1.400 giường kế hoạch và 2.223 giường thực kê, được

tổ chức thành 62 phòng, ban chức năng, khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng, trung tâm Bệnh viện là tuyến cao nhất có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận Ngoài 7 chức năng, nhiệm vụ chính của bệnh viện hạng I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đồng thời là cơ sở thực hành chính của Trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Kỹ thuật

Y tế Hải Dương, Trường Cao đẳng Y Hải Phòng và sinh viên nước Cộng hòa Pháp… Bên cạnh đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cũng là đơn vị đi đầu trong thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh của ngành Y tế, hiện bệnh viện là vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E Hà Nội Theo đó, đơn vị đã công

bố là bệnh viện thực hành theo Nghị định 111/2017/NĐ-CP; ký kết hợp đồng nguyên tắc với ĐH Y dược Hải Phòng, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Cao đẳng Y tế Hải Phòng [29]

Bảng 1.16: Số lượng bệnh nhân khám, điều trị tại bệnh viện

Đơn vị tính: số lượt bệnh nhân

Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp được Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thành lập theo Quyết định số 1372A/QĐ-BVVT-TCCB ngày 01/9/2016 Hệ thống Nhà thuốc hiện tại bao gồm 05 Nhà thuốc bệnh viện, trong đó: 04 Nhà thuốc nằm trong khuôn viên Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Cơ sở 1 và 01 Nhà thuốc nằm trong khuôn viên Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Cơ sở An Đồng Các Nhà thuốc trong hệ thống đều được Sở Y tế

Trang 32

thành phố Hải Phòng cấp giấy Chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Hình 1.1: Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Hiện tại, Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp hiện có 33 nhân sự đều là nhân viên của Khoa Dược được Ban Giám đốc Bệnh viện phân công ra công tác tại các Nhà thuốc Bệnh viện, trong đó:

+ 05 nhân sự công tác tại Kho cấp phát cho các Nhà thuốc Bệnh viện để thực hiện công tác tài chính kế toán, kho, cấp phát cho các Nhà thuốc: 02 nhân

sự phụ trách quản lý kho hàng, cấp phát cho Nhà thuốc đều có trình độ Dược

sĩ Đại học, 03 nhân sự thực hiện công tác tài chính kế toán có trình độ chuyên môn Cử nhân kế toán

+ 28 nhân sự công tác trực tiếp tại các Nhà thuốc Bệnh viện Xét theo trình

độ chuyên môn: có 08 người có trình độ Dược sĩ Đại học, 14 người có trình độ Dược sĩ Trung học, 06 người có trình độ Dược sĩ Trung học

Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện có đội ngũ nhân viên y tế có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, được đào tạo chuẩn và có kỹ năng giao tiếp tốt, tận tình chu đáo với người bệnh, luôn tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành; chấp hành đúng quy chế của Bệnh viện và các quy định của Hệ thống Nhà thuốc, luôn lấy người bệnh làm trung tâm hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình với

Trang 33

người bệnh Mặc dù luôn làm việc trong tình trạng căng thẳng, quá tải nhưng y đức luôn được đề cao, thái độ, kỹ năng giao tiếp đối với người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân thường xuyên được đào tạo và thực hành Hướng dẫn, giải thích chu đáo cho người bệnh, cố gắng giải quyết một cách nhanh nhất, các nhu cầu của người bệnh Do vậy, sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân với Hệ thống nhà thuốc ngày càng tăng

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện và Khoa Dược, Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện tổ chức học hỏi trao đổi thông tin dược trong nước

và trên thế giới, nắm bắt được nhu cầu điều trị theo từng thời kỳ để cùng Khoa Dược cung ứng dịch vụ tốt nhất về thuốc men đảm bảo chất lượng, giá cả hợp

lý phục vụ bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện

Tuy nhiên, hiện nay các Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh công lập chỉ được mua thuốc trúng thầu theo quy định tại Điều 136 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và khoản 76 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ đang còn khá nhiều tồn tại, bất cập trong công tác mua sắm, cung ứng thuốc Đây là một thực trạng không chỉ tồn tại ở Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp mà còn là thực trạng chung của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh công lập trên toàn quốc

1.5 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về nhà thuốc như: nghiên cứu về danh mục thuốc, hiệu quả kinh doanh của nhà thuốc chủ yếu mới được thực hiện đối với các nhà thuốc ngoài bệnh viện Tại các các cơ sở y tế ở Việt Nam nói chung và các bệnh viện công nói riêng, mới chỉ có các nghiên cứu về DMT được sử dụng trong nội viện (được quỹ bảo hiểm chi trả), vai trò cung ứng thuốc của khoa dược; gần như chưa có nghiên cứu về vai trò của Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện trong hoạt động cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập Mặt khác, từ năm 2017 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp bắt đầu thực hiện

tự chủ về tài chính và đến năm 2018 phải tự chủ hoàn toàn; công tác khám, chữa bệnh phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả điều trị Việc đảm bảo

Trang 34

cung ứng đủ thuốc dịch vụ có chất lượng cho nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện; cung ứng thuốc dịch vụ tại các nhà thuốc bệnh viện cũng phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả điều trị Việc phân tích, đề xuất và xây dựng DMT hợp lý giúp tối ưu hóa trong việc lựa chọn thuốc, nâng cao hiệu quả kinh

tế cho hệ thống nhà thuốc bệnh viện nói riêng và cho bệnh viện nói chung Đồng thời, chúng ta sẽ thấy được vai trò và tầm quan trọng của Hệ thống Nhà thuốc bệnh viện đối với hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động cung ứng thuốc của khoa dược Chính vì vậy, phân tích vai trò của Hệ thống Nhà thuốc bệnh viện là hoạt động xuất phát từ thực trạng và nhu cầu tất yếu trong thời gian này, giúp tìm ra những hiệu quả phục vụ người bệnh và hiệu quả kinh tế, cùng với những khó khăn và tồn tại Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động của

Hệ thống Nhà thuốc bệnh viện, đảm bảo cung ứng thuốc dịch vụ an toàn, đầy

đủ, hợp lý, hài hòa lợi ích kinh tế và bền vững

Do đó, tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu giải quyết các vấn đề trên; đồng thời dự kiến sẽ có đóng góp cho khoa học, cho chuyên ngành để góp phần đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa

Trang 35

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Danh mục thuốc cung ứng dịch vụ, nhóm hàng, khách hàng tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022

- Kết quả kinh doanh của hoạt động cung ứng thuốc dịch vụ tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp:

+ Cơ sở 1: Số 1 Nhà Thương, P Cát Dài, Q Lê Chân, TP Hải Phòng + Cơ sở 2: Thôn Cái Tắt, X An Đồng, H An Dương, TP Hải Phòng 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, theo phương thức hồi cứu: Hồi cứu lại kết quả bán hàng trong phần báo cáo bán hàng

2.2.2 Mẫu nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

Toàn bộ 841 loại thuốc đang cung ứng dịch vụ tại hệ thống nhà thuốc bệnh viện từ 01/01/2022 - 31/12/2022;

- Cỡ mẫu: Là toàn bộ 841 loại thuốc đang cung ứng dịch vụ tại hệ thống nhà thuốc bệnh viện từ 01/01/2022 - 31/12/2022, 182.174 đơn thuốc dịch vụ được kê từ 01/01/2022 - 31/12/2022

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1 Nguồn thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ nguồn tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến DMT đã sử dụng trong HTNTBV

Trang 36

+ Báo cáo thống kê sử dụng thuốc (nhập, xuất, tồn) từ 01/01/2022 - 31/12/2022;

+ Danh mục thuốc sử dụng tại Hệ thống nhà thuốc bệnh viện năm 2022; + Danh mục thuốc thiết yếu ban hành theo Thông tư số 19/2018/TT-BYT + Các đơn thuốc dịch vụ được kê từ 01/01/2022 - 31/12/2022

2.2.3.2 Biểu mẫu thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện biểu mẫu thu thập số liệu gồm các thông tin: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng, giá trị sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng,…

Biểu mẫu thu thập số liệu xây dựng dựa theo mục tiêu và các chỉ số, biến

số nghiên cứu Bộ công cụ này được thử nghiệm, chỉnh sửa phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Thuốc hóa dược

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Biến phân loại

- Thuốc hóa dược dựa vào TT30

và “Guidelines for ATC classification and DDD assignment” của WHO năm 2022

để đưa vào 27 nhóm tác dụng dược lý theo TT30

Biến phân loại

Tài liệu sẵn

Trang 37

TT Tên biến Giải thích biến Phân

loại

Cách thức thu thập

- So sánh cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý giữa DMT của

BV với DMT của NTBV để tìm ra điểm khác biệt trong công tác cung ứng thuốc

Căn cứ nơi sản xuất của thuốc:

+ Thuốc sản xuất trong nước: thuốc sản xuất trong lãnh thổ Việt Nam + Thuốc nhập khẩu: thuốc sản xuất ngoài Việt Nam

- So sánh cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ giữa DMT của BV với DMT của NTBV để tìm ra điểm khác biệt trong công tác cung ứng thuốc

Biến phân loại

So sánh cơ cấu thuốc theo tiêu chí kỹ thuật giữa DMT của BV với DMT của NTBV để tìm ra điểm khác biệt trong công tác cung ứng thuốc

Biến phân loại

Biến phân loại

Nghiên cứu tài liệu

Trang 38

TT Tên biến Giải thích biến Phân

loại

Cách thức thu thập

- Tiêm: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp,…

- Uống: Uống, ngậm, nhai, …

- Khác: xịt, khí dung, dùng ngoài,…

Biến phân loại

Đa thành phần: có từ 2 hoạt chất chính trở lên có tác dụng rõ ràng khác nhau

Biến phân loại

Biến phân loại

Nghiên cứu tài liệu

11 Phương thức

áp thầu

- Áp thầu KQTT tập trung

- Áp thầu KQTT các BV cùng hạng, cùng tuyến

Biến phân loại

Xác định các thuốc áp thầu được

và không áp thầu được tại NTBV, các thuốc trúng thầu đủ điều kiện nhưng NTBV không mua sắm được

Áp thầu tại nhà thuốc thuộc các trường hợp: áp KQTT tập trung hay áp KQTT các BV tuyến tỉnh, tuyến TW? Tại sao áp KQTT BV tuyến huyện, các BV tư nhân lại không được

Biến phân loại

Nghiên cứu tài liệu

Mục tiêu 2: Phân tích một số kết quả của hoạt động kinh doanh tại Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2022

Trang 39

TT Tên biến Giải thích biến Phân

loại

Cách thức thu thập 1.2 Số đơn thuốc

phục vụ

Số lượng đơn thuốc đã phục vụ theo tháng, giá trị bình quân mỗi đơn thuốc theo tháng

Phần mềm bán hàng

Biến số Biểu mẫu

5 Lợi nhuận

- Lợi nhuận trước thuế

- Lợi nhuận sau thuế

- Tỷ suất lợi nhuận/Doanh số

Biến số Biểu mẫu

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

2.2.5.1 Xử lý số liệu

- Số liệu sau khi thu thập được làm sạch (những thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng, đường dùng, thì có thể gộp các thuốc đó lại với nhau bằng cách cộng số lượng sử dụng, tính đơn giá bình quân), xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016

- Insert thêm các trường cần thiết như: Nhóm TDDL, đơn/đa thành phần, BDG/generic, SXTN/NK, ABC,

- Để đảm bảo chất lượng của số liệu sau khi nhập, số liệu sẽ được kiểm

Trang 40

tra đối chiếu chéo so sánh số khoản, tổng tiền giữa file nhập số liệu và file gốc của Bảng dữ liệu với nguồn thông tin từ phần mềm quản lý thuốc

- Các số liệu trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2016 dưới dạng bảng biểu, đồ thị

Tỷ lệ % GTSD = Tổng GT thuốc (nhóm) x 100%

Tổng GT của DMT

* Phương pháp phân tích nhóm điều trị

* Phương pháp phân tích ABC

Các bước của phân tích ABC:

- B1: Liệt kê các sản phẩm

- B2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu

SP có giá thay đổi theo thời gian)

- B5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự % giá trị giảm dần

- B6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Ngày đăng: 14/01/2025, 15:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.3: Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 1.3 Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 20)
Bảng 1.4: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở điều - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 1.4 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở điều (Trang 21)
Bảng 1.5: Thực trạng cung ứng thuốc BDG, thuốc generic tại một số cơ sở - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 1.5 Thực trạng cung ứng thuốc BDG, thuốc generic tại một số cơ sở (Trang 22)
Bảng 1.12: Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC tại một số cơ sở - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 1.12 Thực trạng cung ứng thuốc theo phân tích ABC tại một số cơ sở (Trang 27)
Hình 1.1: Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Hình 1.1 Hệ thống Nhà thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Trang 32)
Bảng 2.17: Các biến số cần thu thập - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 2.17 Các biến số cần thu thập (Trang 36)
Bảng 3.18: Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm tại HTNT - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.18 Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm tại HTNT (Trang 42)
Bảng 3.23: Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn tại HTNT - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.23 Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn tại HTNT (Trang 47)
Bảng 3.30: Thực trạng cung ứng thuốc theo đơn thành phần, đa thành phần tại - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.30 Thực trạng cung ứng thuốc theo đơn thành phần, đa thành phần tại (Trang 51)
Bảng 3.35: Bảng định lượng dữ liệu các thuốc mà HTNT BVHNVT cần năm - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.35 Bảng định lượng dữ liệu các thuốc mà HTNT BVHNVT cần năm (Trang 56)
Bảng 3.36: Số lượt khách hàng mua thuốc theo từng tháng năm 2022 - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.36 Số lượt khách hàng mua thuốc theo từng tháng năm 2022 (Trang 57)
Bảng 3.38: Các thuốc BDG cung ứng cho người bệnh khó mua trên thị trường - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.38 Các thuốc BDG cung ứng cho người bệnh khó mua trên thị trường (Trang 59)
Bảng 3.40: Bảng định lượng dữ liệu danh mục các thuốc gây nghiện, thuốc - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.40 Bảng định lượng dữ liệu danh mục các thuốc gây nghiện, thuốc (Trang 60)
Bảng 3.45: Bảng định lượng dữ liệu các thuốc có doanh số cao tại HTNT - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.45 Bảng định lượng dữ liệu các thuốc có doanh số cao tại HTNT (Trang 64)
Bảng 3.47: Kết quả Các nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận trung bình tại HTNT - Phân tích vai trò của hệ thống nhà thuốc bệnh viện hữu nghị việt tiệp trong hoạt Động cung Ứng thuốc tại bệnh viện
Bảng 3.47 Kết quả Các nhóm thuốc có tỷ suất lợi nhuận trung bình tại HTNT (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w