1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm bệnh nhân Hemophilia có tiểu máu tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả Nguyễn Ngọc Tín
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhi khoa
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Đại cương về bệnh hemophilia (13)
    • 1.2. Tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia (22)
    • 1.3. Tóm lƣợc các nghiên cứu liên quan tới tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia (25)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (32)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (32)
    • 2.3. Đối tƣợng nghiên cứu (32)
    • 2.4. Cỡ mẫu (33)
    • 2.5. Biến số nghiên cứu (33)
    • 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (45)
    • 2.7. Quy trình nghiên cứu (45)
    • 2.8. Sơ đồ nghiên cứu (47)
    • 2.9. Phân tích số liệu (47)
    • 2.10. Vấn đề y đức (48)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Tỉ lệ tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia nhập viện (50)
    • 3.2. Mô tả và so sánh đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nước tiểu ở những bệnh nhân hemophilia có tiểu máu và không tiểu máu (51)
    • 3.3. Đặc điểm điều trị của các đợt tiểu máu đại thể (64)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (68)
    • 4.1. Tỉ lệ tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia nhập viện (68)
    • 4.2. Mô tả và so sánh đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nước tiểu ở những bệnh nhân hemophilia có triệu chứng tiểu máu và không tiểu máu (71)
    • 4.3. Đặc điểm điều trị của các đợt tiểu máu đại thể (83)
    • 4.4. Hạn chế của nghiên cứu (85)
  • KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 (87)
  • PHỤ LỤC (100)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀHemophilia là một rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hiếm gặp, được đặc trưngbởi sự thiếu hụt của các yếu tố đông máu: FVIII hemophilia A, FIX hemophiliaB, FXI hemophilia C.Tiểu má

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

 Thời gian: từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/07/2023.

 Địa điểm: Khoa Sốt xuất huyết-Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Bệnh nhân hemophilia nhập viện điều trị tại khoa Sốt xuất huyết-Huyết học, Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bệnh nhân hemophilia nhập viện và đƣợc thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số tại Khoa Sốt xuất huyết-Huyết học, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/07/2023.

 Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán xác định hemophilia 53 :

 Hemophilia A: nồng độ yếu tố VIII dưới 40% mức bình thường (dưới 0,4 IU/mL).

 Hemophilia B: nồng độ yếu tố IX dưới 40% mức bình thường (dưới 0,4 IU/mL).

 Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

 Cha/Mẹ hoặc người chăm sóc đồng ý cho bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu.

 Bệnh nhân không được thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.

 Bệnh nhân hemophilia mắc phải: giảm yếu tố VIII hoặc IX, kèm sự xuất hiện của chất ức chế và bệnh cảnh lâm sàng phù hợp (chảy máu ở những bệnh nhân không có tiền căn xuất huyết trước đây, hoặc aPTT kéo dài mới khởi phát không kèm chảy máu) 67

 Bệnh nhân hoặc người giám hộ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Cỡ mẫu

 Đối với mục tiêu 1 và 2, cỡ mẫu đƣợc tính theo công thức:

 p là tỉ lệ tiểu máu ở những bệnh nhân hemophilia Theo nghiên cứu của tác giả Trần Diệp Tuấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, tỉ lệ tiểu máu là 6%

 ɛ là sai số biên của ƣớc lƣợng Chọn sai số ɛ = 0,05.

Như vậy, cỡ mẫu N = 87 trường hợp.

 Đối với mục tiêu 3, lấy trọn tất cả những đợt nhập viện có biểu hiện tiểu máu đại thể trong thời gian nghiên cứu.

Biến số nghiên cứu

2.5.1 Liệt kê các biến số

Bảng 2.1.Liệt kê các biến số nghiên cứu

Tên biến số Loại biến Giá trị Thống kê

Tuổi Định lƣợng Năm Trung bình ± ĐLC

Thể hemophilia Định tính, danh định A, B n (%)

Mức độ nặng (dựa vào nồng độ yếu tố đông máu) Định tính, thứ hạng

Tình trạng dinh dƣỡng Định tính, danh định

3 Thừa cân/Béo phì n (%) ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ CHUNG Tiền căn hemophilia của gia đình Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Tiền căn tiểu máu đại thể trước đây Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Vị trí xuất huyết kèm theo Định tính, danh định

Tăng huyết áp Định tính, nhị giá Có/Không n (%) ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RIÊNG CỦA BỆNH NHÂN HEMOPHILIA TIỂU

Sốt Định tính, nhị giá Có/Không n (%) Đau hông lƣng Định tính, nhị giá Có/Không n (%) Đau hạ vị Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Tiểu đau hoặc tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Phù Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Nguyên nhân tiểu máu Định tính, danh định

Kể tên các nguyên nhân gây tiểu máu n (%)

Tiểu máu Định tính, danh định

Tiểu máu đại thể tái diễn Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Tiểu máu vi thể dai dẳng Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Tiểu máu đại thể kèm tiểu máu vi thể Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Số đợt tiểu máu đại thể trong thời gian nghiên cứu Định lƣợng Đợt Trung bình ± ĐLC

Thời gian từ lúc đƣợc chẩn đoán hemophilia tới lần chẩn đoán tiểu máu đầu tiên trong thời gian nghiên cứu Định lƣợng Năm Trung bình ± ĐLC

Trung vị (25 th -75 th ) ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG

Thiếu máu Định tính, thứ bậc

Chất ức chế Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Cấy máu Định tính Dương tính/Âm tính n (%)

Cấy nước tiểu Định tính Dương tính/Âm tính n (%)

Bất thường hệ thận- tiết niệu trên hình ảnh học Định tính, danh định

Kể tên các bất thường trên siêu âm ổ bụng/

CT scan bụng có cản quang/MRI bụng có chất tương phản n (%)

C3 (máu) Định tính, nhị giá Giảm/Không giảm n (%)

C4 (máu) Định tính, nhị giá Giảm/Không giảm n (%)

Natri máu Định lƣợng mmol/L Trung bình ± ĐLC

Kali máu Định lƣợng mmol/L Trung bình ± ĐLC

Calci máu Định lƣợng mmol/L Trung bình ± ĐLC

Clo máu Định lƣợng mmol/L Trung bình ± ĐLC

CRP Định tính, nhị giá

Ure máu Định lƣợng mmol/L Trung bình ± ĐLC

Creatinin mỏu Định lƣợng àmol/l Trung bỡnh ± ĐLC

Trung vị (25 th -75 th ) eGFR Định lƣợng mL/phút/1,73 m 2 da Trung bình ± ĐLC

Albumin máu Định lƣợng g/dL Trung bình ± ĐLC

(ASO) Định tính, nhị giá Dương tính/Âm tính n (%) ĐẶC ĐIỂM NƯỚC TIỂU

Nitrit Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Bạch cầu Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Urobilinogen Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Bilirubin Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Protein Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Glucose Định tính, nhị giá Có/Không n (%)

Ketone Định tính, nhị giá Có/Không n (%) pH Định lƣợng Trung bình ± ĐLC

Tỉ trọng nước tiểu Định lượng Trung bình ± ĐLC

Protein niệu 24h Định tính, nhị giá

Microalbumin niệu Định tính, nhị giá

Tỉ lệ hồng cầu biến dạng Định tính, nhị giá

1 Tỉ lệ hồng cầu biến dạng < 30% n (%)

2 Tỉ lệ hồng cầu biến dạng ≥ 30%

Hình dạng hồng cầu niệu Định tính, danh định

Kể tên các loại hồng cầu biến dạng khi soi cặn lắng n (%) ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ TIỂU MÁU

Số ngày nằm viện Định lƣợng Ngày Trung bình ± ĐLC

Thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng dịch truyền tới lúc hết tiểu máu đại thể Định lƣợng Ngày Trung bình ± ĐLC

Thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu đại thể Định lƣợng Ngày Trung bình ± ĐLC

Tổng thời gian sử dụng dịch truyền trong lúc nằm viện Định lƣợng Ngày Trung bình ± ĐLC

Tổng thời gian sử dụng yếu tố đông máu thay thế Định lƣợng Ngày Trung bình ± ĐLC

Tổng lƣợng yếu tố đông máu thay thế đã sử dụng trong thời gian nằm viện Định lƣợng

IU/kg Trung bình ± ĐLC

Lƣợng yếu tố đông máu thay thế trung Định lƣợng

IU/kg/ngày Trung bình ± ĐLC

Trung vị (25 th -75 th ) bình sử dụng mỗi ngày

Lƣợng yếu tố đông máu thay thế sử dụng cho tới lúc hết tiểu máu đại thể Định lƣợng

IU/kg Trung bình ± ĐLC

Tổng lƣợng dịch truyền sử dụng trong thời gian nằm viện Định lƣợng

Lƣợng dịch truyền trung bình sử dụng mỗi ngày Định lƣợng

L/m 2 da/ngày Trung bình ± ĐLC

Lƣợng dịch truyền sử dụng cho đến khi hết tiểu máu đại thể Định lƣợng

2.5.2 Định nghĩa các biến số

2.5.2.1 Các biến số dịch tễ

 Tuổi (năm): là tuổi của bệnh nhân tính đến lần nhập viện đầu tiên trong khoảng thời gian nghiên cứu đối với những bệnh nhân không tiểu máu và ở lần phát hiện tiểu máu trong khoảng thời gian nghiên cứu đối với những bệnh nhân có tiểu máu.

 Tình trạng dinh dƣỡng lúc nhập viện theo phân loại của WHO 68,69

Bảng 2.2 Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo WHO

Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân/béo phì

≤ 60 tháng (CN/CC) Z-score < -2 SD -2 SD ≤ Z-score ≤ 2 SD Z-score > 2 SD

> 60 tháng (BMI) Z-score < -2 SD -2 SD ≤ Z-score ≤ 1 SD Z-score >1 SD

2.5.2.2 Các biến số lâm sàng

 Tiền căn hemophilia gia đình: Anh trai/em trai ruột hoặc cậu/bác/con trai dì họ ngoại mắc bệnh hemophilia.

 Vị trí xuất huyết kèm theo:

 Xuất huyết khớp: sự chảy máu bên trong khớp, đặc trƣng bởi triệu chứng tăng sƣng nóng, đỏ, đau tại khớp, hạn chế vận động.

 Xuất huyết cơ: tụ máu trong cơ.

 Xuất huyết da, niêm: bầm da, xuất huyết nướu răng.

 Xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, tiêu phân đen, tiêu máu đỏ.

 Xuất huyết nội sọ: xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết nội sọ.

 Sốt: nhiệt độ đo tại nách ≥ 38 o C 70

 Tăng huyết áp: huyết áp của bệnh nhân được người khám đo và ghi nhận trên hồ sơ, phân loại trị số huyết áp của bệnh nhân dựa trên hướng dẫn của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics-AAP) 71 Nếu bệnh nhân đƣợc đo huyết áp mỗi ngày trong thời gian nhập viện, chúng tôi chọn ngày mà bệnh nhân có trị số huyết áp cao nhất làm huyết áp của bệnh nhân.

Bảng 2.3 Định nghĩa tăng huyết áp và các giai đoạn tăng hyết áp

Cho trẻ từ 1-12 tuổi Cho trẻ ≥ 13 tuổi

< BPV 90 th HATT < 120mmHg và

≥ BPV 90 th đến < BPV 95 th hoặc 120/80 mmHg đến < BPV 95 th

(tùy giá trị nào thấp hơn)

HATT từ 120 đến 129 mmHg và HATTr < 80 mmHg

≥ BPV 95 th đến < BPV 95 th + 12 mmHg hoặc 130/80 đến 139/89 mmHg

(tùy giá trị nào thấp hơn)

≥ 140/90 mmHg (tùy giá trị nào thấp hơn)

2.5.2.3 Các biến số liên quan tới tỉ lệ tiểu máu

 Tiểu máu: là sự xuất hiện của hồng cầu trong nước tiểu, được xác định bằng xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu một thời điểm ghi nhận có ≥ 3 tế bào hồng cầu hoặc ≥ 1+ trên vi trường có độ phóng đại lớn với vật kính từ x40 trở lên 72

 Tiểu máu đại thể: là triệu chứng tiểu đỏ trên lâm sàng kèm với sự xuất hiện của hồng cầu khi soi cặn lắng nước tiểu.

 Tiểu máu vi thể: bệnh nhân không có triệu chứng tiểu đỏ trên lâm sàng tuy nhiên có tiểu máu khi thực hiện xét nghiệm soi cặn lắng.

 Tiểu máu vi thể dai dẳng: là tiểu máu vi thể đƣợc phát hiện ở 3 đợt nhập viện khác nhau, không liên quan tới hoạt động thể lực hay chấn thương 73

 Tiểu máu đại thể tái diễn: là bệnh nhân có các đợt tiểu máu đại thể cách nhau trên 30 ngày 16

Tiểu máu đại thể kèm tiểu máu vi thể là tình trạng bệnh nhân đã từng có tiền sử tiểu máu đại thể, sau đó trong những lần nhập viện khác, phát hiện thêm cả tiểu máu vi thể.

30 ngày (có thể trước hoặc sau khi xảy ra tiểu máu đại thể).

 Số lần tiểu máu đại thể trong khoảng thời gian nghiên cứu: là tổng số lần bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tiểu máu đại thể trong khoảng thời gian thu thập số liệu nghiên cứu.

2.5.2.4 Các biến số cận lâm sàng

 Tiểu protein: là sự xuất hiện của protein trong nước tiểu, xác định bằng tổng phân tích nước tiểu 10 thông số có protein dương tính từ 1+ trở lên 74

 Nồng độ CRP bình thường theo Sara M Nehring là < 30 mg/L 75

 Albumin máu: nồng độ bình thường theo tuổi.

Bảng 2.4 Nồng độ albumin máu bình thường theo tuổi

Tuổi Giới hạn bình thường (g/dL)

 Nồng độ C3, C4 đƣợc ghi nhận dựa trên hồ sơ bệnh án và so sánh với giá trị bình thường theo tuổi 76

Bảng 2.5 Giá trị C3, C4 bình thường theo tuổi

C4 (mg/dL) Máu cuống rốn (đủ tháng) 57-116 6,6-23

 Độ lọc cầu thận ƣớc đoán: đƣợc tính toán từ nồng độ creatinin máu của bệnh nhân dựa trên công thức Schwartz 77,78 eGFR bình thường theo tuổi ở trẻ em đƣợc thể hiện ở bảng 2.5 và bảng 2.6 79,80

Hình 2.1 Công thức tính eGFR theo Schwartz

K = 39,8 (trẻ đủ tháng < 1 tuổi); 29,2 (trẻ non tháng < 1 tuổi)

K = 48,6 (trẻ > 1 tuổi, cả nam và nữ)

Bảng 2.6 Giá trị độ lọc cầu thận bình thường theo tuổi (trẻ ≤ 2 tuổi)

GFR trung bình ± SD (mL/phút/1,73 m 2 )

Bảng 2.7 Giá trị độ lọc cầu thận bình thường theo tuổi (trẻ > 2 tuổi)

GFR trung bình ± SD (mL/phút/1,73 m 2 )

 Tỉ lệ hồng cầu biến dạng khi soi cặn lắng nước tiểu > 30% là một dấu hiệu của tiểu máu từ cầu thận theo Hui-Kim Yap 81

 Định nghĩa tiểu protein ngưỡng thận hư ở trẻ em là khi protein trong nước tiểu >

 Bất thường hệ thận-tiết niệu trên hình ảnh học: các bất thường của thận hoặc đường tiết niệu ghi nhận trên siêu âm bụng Nếu bệnh nhân được thực hiện đồng thời siêu âm bụng, CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có chất tương phản thì sẽ ghi nhận các bất thường của thận và đường tiết niệu trên CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng có chất tương phản.

 Chất ức chế: là sự hiện diện của các tự kháng thể trung hòa các yếu tố đông máu trong cơ thể, phát hiện bằng cách thực hiện xét nghiệm aPTT hỗn hợp (trộn huyết tương của bệnh nhân với huyết tương bình thường theo tỉ lệ 1:1 sau đó ủ trong 1-2 giờ ở 37 o C), phát hiện kháng đông lưu hành nội sinh khi chỉ số Rosner

Chỉ số Rosner đƣợc tính theo công thức:

Hình 2.2 Công thức tính chỉ số Rosner

 Tiêu chuẩn thiếu máu theo tuổi 84

Bảng 2.8 Tiêu chuẩn thiếu máu theo tuổi

Tuổi Không thiếu máu Mức độ thiếu máu

Phụ nữ không mang thai (≥ 15 tuổi)

2.5.2.5 Các biến số điều trị

 Tổng lƣợng yếu tố đông máu thay thế đã sử dụng trong thời gian nằm viện:

 Đối với hemophilia A: bằng tổng lƣợng yếu tố VIII đậm đặc và lƣợng yếu tố VIII có trong kết tủa lạnh Theo WFH, lƣợng yếu tố VIII có trong 40 mL kết tủa lạnh là 80 IU 85

 Đối với hemophilia B: bằng tổng lƣợng yếu tố IX đậm đặc và lƣợng yếu tố

IX có trong huyết tương tươi đông lạnh Theo WFH, 1 mL huyết tương tươi đông lạnh chứa 1 IU yếu tố IX 85

 Lƣợng yếu tố đông máu thay thế trung bình sử dụng mỗi ngày: bằng tổng lƣợng yếu tố đông máu thay thế sử dụng trong thời gian nằm viện chia cho tổng số ngày sử dụng yếu tố đông máu.

 Lƣợng dịch truyền trung bình sử dụng mỗi ngày: bằng tổng lƣợng dịch truyền sử dụng trong thời gian nằm viện chia cho tổng số ngày sử dụng dịch truyền trong thời gian nằm viện.

Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tất cả các bệnh nhi thoả các tiêu chí lựa chọn sẽ đƣợc thu thập dữ liệu theo phiếu thu thập dữ liệu.

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu

Dựa trên phiếu thu thập dữ liệu.

Các dữ liệu sau khi thu thập vào mẫu sẽ đƣợc mã hoá, nhập và xử trí bằng phần mềm SPSS 20.

2.6.3.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa Định nghĩa rõ ràng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Chọn mẫu đúng theo tiêu chuẩn đƣa vào và loại ra.

2.6.3.2 Kiểm soát sai lệch thông tin

Các biến số đƣợc định nghĩa rõ ràng, cụ thể.

Người nghiên cứu thu thập thông tin chính xác và trung thực.

Quy trình nghiên cứu

Ở tất cả các đợt nhập viện của tất cả bệnh nhân hemophilia nhập viện tại khoa Sốt xuất huyết-huyết học Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/01/2022 tới ngày 31/07/2023, thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số và sau đó soi cặn lắng nước tiểu để chẩn đoán xác định ở những bệnh nhân có Ery dương tính từ 1+ trở lên Riêng đối với những bệnh nhân tiểu đỏ đại thể, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số kèm soi cặn lắng nước tiểu sẽ được làm cùng lúc (mục tiêu 1).

Đối với những bệnh nhân không tiểu máu, các thông tin về dịch tễ, lâm sàng và đặc điểm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được thu thập ở lần xét nghiệm nước tiểu đầu tiên trong thời gian nghiên cứu (mục tiêu 2).

 Đối với những bệnh nhân tiểu máu (đại thể và vi thể): các số liệu về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm nước tiểu trên tổng phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ đƣợc thu thập ở lần phát hiện tiểu máu đầu tiên trong khoảng thời gian nghiên cứu (mục tiêu 2).

 Đối với những bệnh nhân tiểu máu đại thể: các số liệu về điều trị sẽ đƣợc thu thập ở tất cả những đợt tiểu máu đại thể trong khoảng thời gian nghiên cứu (mục tiêu 3).

 Những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tiểu máu và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ đƣợc thực hiện các xét nghiệm C3, C4, ure máu, creatinin máu, albumin máu, ASO máu, microalbumin nước tiểu, hình ảnh học bụng (siêu âm ổ bụng ở tất cả các bệnh nhân, CT scan và/hoặc MRI ổ bụng nếu có chỉ định) Thu thập số liệu theo phiếu thu thập số liệu sau khi bệnh nhân đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm(mục tiêu 2).

Sơ đồ nghiên cứu

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Phân tích số liệu

Số liệu đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 20.

Biến số định tính: Mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm.

Biến số định lƣợng: tính trung bình và độ lệch chuẩn với các biến định lƣợng có phân phối chuẩn Giá trị trung vị và khoảng tứ phân vị 25 th -75 th với các biến định lƣợng không phân phối chuẩn Giá trị trung vị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi số mẫu (n) < 4.

Kiểm định mối tương quan giữa các biến số định tính: dùng kiểm định Chi bình phương hoặc kiểm định Fisher khi bất cứ ô nào trong bảng có vọng trị < 1 hoặc có 20% vọng trị < 5 Kiểm định mối tương quan giữa các biến định lượng của 2 nhóm độc lập bằng phép kiểm T-test và Mann-Whitney.

Kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc là biến định tính và biến độc lập là biến định lƣợng bằng mô hình hồi quy logistic.

Các phân tích có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 với khoảng tin cậy 95%.

Vấn đề y đức

Việc xét nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân là không xâm lấn, không ảnh hưởng tới sức khỏe và quyền lợi của bệnh nhân Các xét nghiệm máu thực hiện ở các bệnh nhân tiểu máu theo đúng hướng dẫn của phác đồ bệnh viện Bệnh nhân không mất phí tổn cho nghiên cứu và được xác định mức độ tổn thương chính xác để hỗ trợ cho kế hoạch điều trị thích hợp kịp thời Các thông tin của bệnh nhân đƣợc bảo mật hoàn toàn và sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu khoa học Chúng tôi cho cha/mẹ hay người giám hộ bệnh nhi kí giấy đồng thuận tham gia nghiên cứu Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Hội đồng Y đức của Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tỉ lệ tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia nhập viện

Trong số 98 bệnh nhân trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 22 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tiểu máu Nhƣ vậy tỉ lệ tiểu máu trong dân số chung của chúng tôi là 22,4%.

Bảng 3.1 Tỉ lệ tiểu máu, số đợt tiểu máu và thời gian chẩn đoán Đặc điểm n (%) Trung vị (25 th -75 th ) Trung bình ± ĐLC

Tiểu máu đại thể kèm tiểu máu vi thể 2 (9)

Tiểu máu đại thể tái diễn 3 (13,6)

Tiểu máu vi thể dai dẳng 1 (4,5)

Số đợt tiểu máu đại thể trong thời gian nghiên cứu 1 (1-1)

Thời gian từ lúc đƣợc chẩn đoán hemophilia tới lần chẩn đoán tiểu máu đầu tiên trong thời gian nghiên cứu (năm) 9,1 ± 3,6

 Đa số các trường hợp tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi là tiểu máu đại thể với tỉ lệ 73%.

 Có 2 trường hợp tiểu máu đại thể phát hiện tiểu máu vi thể ở những lần nhập viện sau đó.

 Số đợt tiểu máu đại thể trong thời gian nghiên cứu có trung vị là 1, trong đó thấp nhất là 1 đợt, cao nhất là 4 đợt.

 Tất cả những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi đều ≥ 5 tuổi.

Mô tả và so sánh đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nước tiểu ở những bệnh nhân hemophilia có tiểu máu và không tiểu máu

100% bệnh nhân trong dân số chung của nghiên cứu đều là nam.

3.2.1.1 Đặc điểm về dịch tễ của dân số chung

Bảng 3.2 Đặc điểm dịch tễ của dân số chung Đặc điểm dịch tễ n (%)

 Bệnh nhân mắc hemophilia A trong dân số nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số với tỉ lệ là 82,7%.

 Gần ắ số bệnh nhõn hemophilia trong nghiờn cứu của chỳng tụi cú mức độ bệnh là trung bình.

 Đa phần các bệnh nhân hemophilia có tình trạng dinh dưỡng bình thường với tỉ lệ là 56,1%.

3.2.1.2 Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ với tiểu máu

Bảng 3.3 Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ với tiểu máu

(95% CI) p n (%) Trung vị (25 th -75 th ) Tuổi 11,5 (8,8-14) 7 (4-10) 1,3 (1,1-1,5) 0,001*

*: hồi quy logistic đơn biến

 Thể bệnh, mức độ nặng và tình trạng dinh dƣỡng không có mối liên quan tới triệu chứng tiểu máu.

 Khi tuổi càng tăng, khả năng tiểu máu của bệnh nhân hemophilia càng cao với p

< 0,05 Trung bình khi tuổi tăng 1 đơn vị thì số chênh tiểu máu tăng 30%.

3.2.1.3 Mối liên quan giữa các tuổi và tiền căn tiểu máu với triệu chứng tiểu máu đại thể

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa tuổi, tiền căn tiểu máu với tiểu máu đại thể

Không tiểu máu đại thể (n = 82)

OR (95% CI) p n (%) Trung vị (25 th -75 th ) Tuổi 12 (10,3-14) 7,5 (4,0-10,3) 1,3 (1,1-1,6) 0,001*

Tiền căn tiểu máu đại thể

*: hồi quy logistic đơn biến

 Trung bình khi tuổi tăng 1 đơn vị thì số chênh tiểu máu đại thể tăng 30%.

 Khả năng tiểu máu đại thể tái phát cao hơn ở những bệnh nhân đã từng có tiền căn tiểu máu đại thể với p < 0,001.

3.2.2.1 Đặc điểm lâm sàng của dân số chung và so sánh các đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm tiểu máu và không tiểu máu

Bảng 3.5 Đặc điểm lâm sàng của dân số chung và so sánh một vài đặc điểm giữa nhóm tiểu máu và không tiểu máu Đặc điểm

Không tiểu máu (n = 76) p n (%) Trung vị (25 th -75 th )

Xuất huyết cơ 20 (20,4) 6 (27,3) 14 (18,4) 0,378 b xuất huyết kèm theo

Tiền căn hemophilia gia đình

0,564 c a: kiểm định Chi bình phương, b: kiểm định Fisher’s Exact, c: kiểm định Mann- Whitney.

 Vị trí xuất huyết thường thấy nhất trong dân số chung là xuất huyết khớp với 44,9%.

 Vị trí xuất huyết đi kèm thường gặp nhất ở những bệnh nhân có tiểu máu là xuất huyết cơ và khớp với tỉ lệ đều là 27,3%.

 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm vị trí xuất huyết kèm theo, tiền căn hemophilia gia đình và số ngày nằm viện giữa nhóm có tiểu máu và không tiểu máu.

 Tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân tiểu máu cao hơn tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm bệnh nhân không tiểu máu có ý nghĩa thống kê.

 Trong số 5 bệnh nhân tăng huyết áp, có 4 bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu kèm tâm trương và 1 bệnh nhân chỉ tăng huyết áp tâm thu Tất cả những bệnh nhân này đều có huyết áp trở về mức bình thường < 90 th ở những lần nhập viện kế tiếp.

3.2.2.2 Đặc điểm lâm sàng riêng của bệnh nhân hemophilia có tiểu máu

Bảng 3.6 Đặc điểm lâm sàng riêng của bệnh nhân hemophilia có tiểu máu Đặc điểm n (%) Trung bình ± ĐLC Trung vị (25 th -75 th )

Sốt 4 (18,2) Đau hông lƣng 5 (22,7) Đau hạ vị 3 (13,6)

Không xác định đƣợc nguyên nhân 21 (95,5)

 Các triệu chứng sốt, đau hông lƣng, đau hạ vị và tiểu gắt buốt đều chỉ xuất hiện ở những đợt tiểu máu đại thể Không ghi nhận hình ảnh sỏi hệ niệu ở những bệnh nhân đau hông lƣng.

 Đau hông lưng là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở những bệnh nhân hemophilia có tiểu máu với 6/22 (22,7%).

 Đa số các trường hợp tiểu máu đều không xác định được nguyên nhân cụ thể.

 Chỉ duy nhất 1 trường hợp tiểu máu có thể xác định được nguyên nhân là Henoch-Schonlein Bệnh nhân có tiểu protein ngƣỡng thận hƣ kèm với tiểu máu vi thể, tuy nhiên không đƣợc sinh thiết thận và đã đƣợc điều trị với steroid Ở những lần nhập viện sau đó, bệnh nhân không còn biểu hiện tiểu protein và tiểu máu vi thể.

3.2.3 Đặc điểm cận lâm sàng

3.2.3.1 Đặc điểm về mức độ thiếu máu

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về mức độ thiếu máu

 Có 65/98 (66,4%) trường hợp trong dân số chung ghi nhận có thiếu máu, trong đó đa phần các trường hợp là thiếu máu ở mức độ trung bình với 37/65 (56,9%).

Dân số chung (n) Tiểu máu đại thể

Không thiếu máu Thiếu máu nhẹThiếu máu trung bình Thiếu máu nặng

 Trong nhóm tiểu máu đại thể, chỉ có 37,5% không thiếu máu, đa phần các trường hợp đều có thiếu máu ở các mức độ khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là thiếu máu mức độ trung bình.

 Trường hợp tiểu máu đại thể có thiếu máu nặng cần truyền hồng cầu lắng, bệnh nhân có kèm xuất huyết tại phổi và xuất huyết cơ thắt lƣng chậu.

 Ở trường hợp bệnh nhân tiểu máu vi thể có thiếu máu nặng, bệnh nhân có hematoma trong cơ bụng.

3.2.3.2 Đặc điểm sinh hóa máu

Bảng 3.7 Đặc điểm sinh hóa máu Đặc điểm (số bệnh nhân đƣợc thực hiện xét nghiệm) n (%) Trung vị (25 th -75 th ) Trung bình ± ĐLC p

Creatinin huyết thanh (àmol/L) (n = 19) 49,61 (46,3-58,5) eGFR (mL/phút/1,73 m 2 da) (n = 9) 142,3 ± 28,5

CRP < 30 mg/L 1 (16,7) b: kiểm định Fisher – Exact, d: Kiểm định t không bắt cặp

 Không có trường hợp nào trong số 19/22 trường hợp được thực hiện xét nghiệm creatinine huyết thanh có eGFR giảm.

 Albumin máu ở nhóm tiểu máu đại thể thấp hơn albumin máu ở nhóm vi thể có ý nghĩa thống kê.

 Điện giải đồ 4 thông số natri, kali, clo và canxi máu đƣợc thực hiện ở 16/22 trường hợp đều nằm trong giới hạn bình thường, không ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

Có hai trường hợp giảm nồng độ C3 máu được đề cập trong bài viết Cả hai bệnh nhân này đều có biểu hiện tiểu máu đại thể Trong số hai trường hợp này, một trường hợp có biểu hiện suy gan cấp Bệnh nhân này sau đó đã ổn định trở lại mức bình thường.

 Trong số 5 trường hợp có CRP ≥ 30 mg/L, có 4 trường hợp có sốt.

3.2.3.3 Đặc điểm về chất ức chế và vi sinh

Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào được thực hiện cấy nước tiểu.

Bảng 3.8 Đặc điểm về chất ức chế và vi sinh Đặc điểm (Số trường hợp được thực hiện xét nghiệm) n (%)

 Có 32 trường hợp được thực hiện xét nghiệm aPTT hỗn hợp trong tổng số 98 bệnh nhân hemophilia tham gia nhiên cứu, ghi nhận xuất hiện chất ức chế ở 21/32 trường hợp Ở nhóm bệnh nhân có tiểu máu, số trường hợp được thực hiện aPTT hỗn hợp là 11, xuất hiện chất ức chế ở 7/11 trường hợp.

 Có 1 trường hợp cấy máu dương tính với Staphylococcus coagulase negative.

3.2.3.4 Đặc điểm về hình ảnh học

Có 18/22 trường hợp được thực hiện các xét nghiệm hình ảnh học, trong đó có 15 trường hợp siêu âm bụng và 3 trường hợp chụp CT scan bụng có cản quang Kết quả hình ảnh học cho thấy bất thường ở 6/18 trường hợp Các đặc điểm bất thường này được tóm tắt trong bảng dưới đây.

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm bất thường trên hình ảnh học ở bệnh nhân tiểu máu

 3 trường hợp thay đổi cấu trúc chủ mô thận trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: 1 trường hợp giảm đậm độ rải rác nhu mô thận và 1 trường hợp chủ mô thận trái mỏng kèm chức năng bài tiết kém trên CT scan bụng có cản quang, 1 trường hợp thay đổi cấu trúc chủ mô thận trên siêu âm bụng.

Dãn bể thận Thay đổi cấu trúc nhu mô thận

Dãn niệu quản Cục máu đông

 3 trường hợp được siêu âm kiểm tra ở các đợt nhập viện sau đó và kết quả hoàn toàn bình thường Cả 3 trường hợp này đều có giãn bể thận trước đó và đều tiểu máu đại thể.

3.2.4.1 Đặc điểm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

Bảng 3.9 Đặc điểm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

Không tiểu máu (n = 76) p n (%) Trung vị (25 th -75 th )

0,330 c pH 6,5 (6,0-8,0) 6 (5,5-8,0) 6,5 (6-7,9) 0,524 c b: kiểm định Fisher-Exact, c: kiểm định Mann-Whitney.

 Đối với dân số chung, bất thường nước tiểu thường gặp nhất là xuất hiện urobilinogen (18,4%), 12/18 bệnh nhân này đã đƣợc thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số ở những lần nhập viện sau đó và kết quả urobilinogen âm tính.

 Có 11 bệnh nhân hemophilia trong dân số chung xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu, chúng tôi chỉ ghi nhận đƣợc 1 bệnh nhân có triệu chứng đau hạ vị, còn lại tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng tiểu.

 10/13 bệnh nhân tiểu protein được kiểm tra lại tổng phân tích nước tiểu 10 thông số ở những đợt nhập viện sau đó và không ghi nhận có protein trong nước tiểu.

Đặc điểm điều trị của các đợt tiểu máu đại thể

Trong số 240 đợt nhập viện của 98 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận có 23 đợt nhập viện có tiểu máu đại thể Trong đó, có 3 đợt tiểu máu đại thể ở bệnh nhân hemophilia B, còn lại đều là hemophilia A Tất cả 23 đợt tiểu máu đại thể đều đƣợc điều trị bằng yếu tố đông máu thay thế và truyền dịch.

3.3.1 Đặc điểm về lƣợng dịch và thời gian điều trị

Bảng 3.11 Đặc điểm về lƣợng dịch và thời gian điều trị Đặc điểm Trung vị (25 th -75 th )

Trung bình ± ĐLC (n = 23) Tổng lƣợng dịch truyền sử dụng trong thời gian nằm viện (L/m 2 da)

Lƣợng dịch truyền trung bình sử dụng mỗi ngày (L/m 2 da/ngày)

Lƣợng dịch truyền sử dụng cho đến khi hết tiểu máu đại thể (L/m 2 da)

Thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng dịch truyền tới lúc hết tiểu máu đại thể

Thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu đại thể

Tổng thời gian sử dụng dịch truyền trong lúc nằm viện 3 (2-3)

Tổng thời gian sử dụng yếu tố đông máu thay thế 5 (3-8)

 Trung vị thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu mỏu đại thể chỉ bằng ẵ so với tổng thời gian sử dụng yếu tố đụng mỏu thay thế.

 Thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng dịch truyền tới lúc hết tiểu máu đại thể và thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu có trung vị tương đương nhau.

3.3.2 Đặc điểm về lƣợng yếu tố đông máu thay thế

Bảng 3.12 Đặc điểm về lƣợng yếu tố đông máu thay thế

Yếu tố VIII (n = 20) Yếu tố IX (n = 3)

Trung vị (Min-Max) Trung bình ± ĐLC Tổng lƣợng yếu tố đông máu thay thế đã sử dụng trong thời gian nằm viện (IU/kg) 122 (45-462) 230 (50-1118)

Lƣợng yếu tố đông máu thay thế trung bình sử dụng mỗi ngày (IU/kg/ngày)

Lƣợng yếu tố đông máu thay thế sử dụng cho tới lúc hết tiểu máu đại thể (IU/kg)

 Lƣợng yếu tố IX sử dụng cho tới lúc hết tiểu máu có trung vị là 229,6 IU/kg, gần tương đương với trung vị của tổng lượng yếu tố IX sử dụng trong thời gian nằm viện là 230 IU/kg.

 Lƣợng yếu tố VIII sử dụng cho tới lúc hết tiểu máu có trung vị là 35,1 IU/kg,thấp hơn so với trung vị của tổng lƣợng yếu tố VIII sử dụng trong thời gian nằm viện là 122 IU/kg.

3.3.3 So sánh đặc điểm về lƣợng dịch và thời gian điều trị giữa những đợt tiểu máu đại thể của bệnh nhân hemophilia A và B

3.3.3.1 So sánh đặc điểm về lƣợng dịch

Bảng 3.13 So sánh đặc điểm lƣợng dịch giữa nhóm hemophilia A và B

Trung bình ± ĐLC Tổng lƣợng dịch truyền đã sử dụng trong thời gian nằm viện (L/m 2 da)

Lƣợng dịch truyền trung bình sử dụng mỗi ngày

Lƣợng dịch truyền đến hết tiểu máu đại thể (L/m 2 da) 2,2 (0,6-22,1) 28,2 (2,6-33,8) 0,055 c c: kiểm định Mann-Whitney, d: kiểm định t không bắt cặp.

 Tổng lƣợng dịch truyền đã sử dụng trong thời gian nằm viện ở các đợt tiểu máu đại thể ở bệnh nhân hemophilia A có trung vị là 3,4 L/m 2 da, thấp hơn trung vị của tổng lƣợng dịch truyền đã sử dụng trong thời gian nằm viện ở các đợt tiểu máu đại thể ở bệnh nhân hemophilia B là 28,2 L/m 2 da, có ý nghĩa thống kê.

 Lƣợng dịch truyền trung bình sử dụng mỗi ngày và lƣợng dịch truyền đến hết tiểu máu đại thể trong thời gian nằm viện ở 2 nhóm hemophilia A và B không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

3.3.3.2 So sánh đặc điểm về thời gian điều trị

Bảng 3.14 So sánh đặc điểm thời gian điều trị giữa nhóm hemophilia A và B

Trung bình ± ĐLC Tổng số ngày nằm viện 5,5 (3-16) 31 (9-34) 0,014 c Thời gian từ lúc sử dụng dịch truyền tới lúc hết tiểu máu đại thể

Thời gian từ lúc sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu đại thể

Tổng thời gian sử dụng dịch truyền

Tổng thời gian sử dụng yếu tố đông máu thay thế

 Tổng số ngày nằm viện ở những đợt tiểu máu đại thể của bệnh nhân hemophilia

A có trung vị là 5,5 ngày, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với trung vị của tổng số ngày nằm viện ở các đợt tiểu máu đại thể của bệnh nhân hemophilia B là 31 ngày.

Theo nghiên cứu, thời gian trung bình từ khi truyền dịch đến khi hết tiểu máu đại thể và từ khi sử dụng yếu tố đông máu thay thế đến khi hết tiểu máu đại thể ở các đợt tiểu máu đại thể của bệnh nhân hemophilia A đều ngắn hơn đáng kể so với thời gian trung bình ở nhóm bệnh nhân hemophilia B.

BÀN LUẬN

Tỉ lệ tiểu máu ở bệnh nhân hemophilia nhập viện

Tỉ lệ tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,4% Con số này cao hơn so với các dữ liệu được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây của các tác giả Trần Diệp Tuấn 62 năm 1992 (5,7%), Trần Văn Bình 63 năm 1993 (9,52%), Ngô Thị Hồng Đào 66 năm 2011 (2,7%), Trần Thị Thúy Minh 65 năm 2004 (1,28%) Khi so sánh với các nghiên cứu nước ngoài về tiểu máu ở những trẻ hemophilia, tỉ lệ này cao hơn so với kết quả 17,5% của tác giả M.Benedik-Dolnicar 61 công bố năm 2007 tại Slovenia, tuy nhiên lại thấp hơn các kết quả của các tác giả Ahmed Alsaeed Hamed 10 năm 2017 tại Ai Cập với 34%, Kyle A Davis 16 năm 2019 tại Mỹ với 45% và tác giả Gurlek Gokcebay 17 năm 2020 tại Thổ Nhĩ Kỳ với 28% Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn khi so sánh với tỉ lệ tiểu máu từ những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên những bệnh nhân hemophilia người lớn, như Siqueira 86 tại Brazil năm 2021 (39%), Sun 57 năm 2016 tại Canada (34%), Fransen 87 năm 2012 tại

Hà Lan (33%) Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn nhiều khi so sánh với tỉ lệ tiểu máu từ những nghiên cứu ở những trẻ khỏe mạnh nhƣ nghiên cứu của Suthar 88 tại Ấn Độ (2,46%), nghiên cứu của Hajar 89 tại Lebanon (1,5%), nghiên cứu của Murakami 90 tại Nhật Bản (0,54% ở những trẻ độ tuổi tiểu học và 0,94% ở những học sinh trung học) Lý giải vì sao kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với những nghiên cứu về hemophilia trong nước có thể là vì chúng tôi tiến hành tầm soát tất cả những bệnh nhân nhập viện kể cả những bệnh nhân không có triệu chứng tiểu máu đại thể Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với đa số những công bố từ các tác giả nước ngoài ở cả trẻ em lẫn người lớn là vì cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn và thời gian nghiên cứu của chúng tôi khá ngắn (17 tháng) so với các nghiên cứu từ nước ngoài. Đa số những bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi là tiểu máu đại thể (73%), cao hơn so với tỉ lệ tiểu máu đại thể từ các nghiên cứu từ các nghiên cứu từ các tác giả nước ngoài như Siqueira 86 năm 2021 ghi nhận chỉ có một nửa số bệnh nhân tiểu máu đại thể, tác giả Sun 57 tại Canada 2016 và tác giả Kyle A.Davis 16 tại

Mỹ năm 2019 ghi nhận chỉ 24% trong tổng số bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu có tiểu máu đại thể, tác giả Gurlek Gokcebay 17 tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2020 ghi nhận chỉ có 1/3 bệnh nhân tiểu máu có biểu hiện tiểu máu đại thể, còn trong nghiên cứu của tác giả Ahmed Alsaeed Hamed 10 tại Ai Cập năm 2017 ghi nhận chỉ có 21,4% số bệnh nhân tiểu máu biểu hiện tiểu máu đại thể Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu trong dân số của chúng tôi chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn cũng như số lần tầm soát tiểu máu ở những bệnh nhân hemophilia nhập viện là không đồng đều có thể dẫn tới khả năng phát hiện tiểu máu vi thể trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với đa phần các nghiên cứu khác trên thế giới.

Bảng 4.1 Tỉ lệ tiểu máu trong một số nghiên cứu về hemophilia trên thế giới

Dân số hemophilia nghiên cứu

Tỉ lệ tiểu máu đại thể/ tiểu máu

Siqueira và cộng sự Brazil

Sun và cộng sự Canada

Fransen và cộng sự Hà Lan

M.Benedik-Dolnicar và cộng sự

Gurlek Gokcebay và cộng sự

Kyle A Davis và cộng sự

Năm 1971, nghiên cứu của tác giả Prentice cũng đã ghi nhận việc những bệnh nhân tiểu máu đại thể sẽ có khuynh hướng tái diễn Và cũng theo Prentice, việc bệnh nhân hemophilia tiểu máu tái diễn hoặc tiểu máu dai dẳng có thể là do nồng độ urokinase cao sản sinh từ các tế bào thận, làm hoạt hóa plasminogen tạo ra plasmin- là một chất chống đông trong cơ thể Mặt khác, bệnh nhân hemophilia đã tồn tại sẵn có sự khiếm khuyết bẩm sinh trong cơ chế đông máu do thiếu hụt yếu tố đông máuVIII/IX 2 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chỉ có 3 bệnh nhân hemophilia có tiểu máu đại thể tái diễn trong khoảng thời gian nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 13,6% Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Kyle A Davis 16 với tỉ lệ bệnh nhân hemophilia có trên 1 đợt tiểu máu lên tới 52% Trong nghiên cứu của M Benedik-Dolnicar, 61 tác giả ghi nhận có tới 38% trong tổng số 29 bệnh nhân hemophilia tiểu máu có trên 1 đợt tiểu máu đại thể trong khoảng thời gian nghiên cứu là 12 năm.Nghiên cứu của Holme cùng cộng sự 58 cũng ghi nhận có tới 28% số bệnh nhân hemophilia tiểu máu có trên 3 đợt tiểu máu Còn trong nghiên cứu của ChristianQvigstad cùng cộng sự, 11 số bệnh nhân có trên 3 đợt tiểu máu lên tới 54% tổng số bệnh nhân hemophilia có tiểu máu Sự khác biệt đáng kể giữa kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi so với những nghiên cứu khác trên thế giới có thể là vì khoảng thời gian nghiên cứu của chúng tôi chỉ kéo dài 17 tháng và những nghiên cứu nước ngoài đa phần là ở người lớn vì vậy số lần tiểu máu sẽ tăng lên khi bệnh nhân càng lớn tuổi Nếu bao gồm cả những bệnh nhân đã có tiền căn tiểu máu trước khoảng thời gian nghiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân tiểu máu đại thể tái diễn trong nghiên cứu của chúng tôi có thể lên tới 8/22 (36%) Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp tiểu máu đại thể nhưng có biểu hiện tiểu máu vi thể ở những đợt nhập viện sau đó và 1 trong 2 bệnh nhân đó có biểu hiện tiểu máu vi thể dai dẳng Đồng thời trong khoảng thời gian nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy rằng đối với những bệnh nhân đã từng có tiền căn tiểu máu đại thể trước đây thì sẽ có số chênh tiểu máu đại thể cao gấp 25,7 lần (có ý nghĩa thống kê) so với những bệnh nhân chƣa từng có tiền căn tiểu máu đại thể Nhƣ vậy, những bệnh nhân tiểu máu, đặc biệt là tiểu máu đại thể, sẽ có khả năng rất cao tiếp tục xuất hiện những đợt tiểu máu đại thể trong tương lai, do đó cần có những nghiên cứu với khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn để theo dõi những bệnh nhân này.

Mô tả và so sánh đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nước tiểu ở những bệnh nhân hemophilia có triệu chứng tiểu máu và không tiểu máu

4.2.1 Đặc điểm dịch tễ học

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều là nam Kết quả này phù hợp với đặc điểm di truyền của bệnh lý hemophilia A và B, là bệnh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trung vị tuổi lúc nhập viện là 8, kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu của Ngô Hoàng Lam Giang 91 năm 2022 với tuổi trung bình là 8,2 tuổi và nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Đào 66 năm 2011 với tuổi trung bình là 7,2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Còn trong nghiên cứu của Ahmed Alsaeed Hamed 10 tại Ai Cập năm 2017 ghi nhận tuổi trung bình là 10,2.

Hơn 80% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đƣợc chẩn đoán là thể hemophilia A, kết quả này tương tự với các nghiên cứu trong nước và thế giới.16,17,66,91

Về độ nặng của bệnh, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất với 74,5%, thấp nhất là mức độ nhẹ với 11,2% Nếu xét riêng nhóm hemophilia A, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,6% và hemophilia A mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 11,1% Tương tự đối với nhóm hemophilia B, mức độ trung bình vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 88,2%, không có bệnh nhân nào đƣợc chẩn đoán hemophilia B mức độ nặng Các kết quả này tương tự với số liệu từ nghiên cứu của tác giả Ngô Hoàng Lam Giang 91 năm 2022 và tác giả Ngô Thị Hồng Đào 66 năm

Theo nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011, tỉ lệ bệnh nhân mắc huyết hữu tình mức độ nặng chiếm đa số, tương tự như các nghiên cứu của Ngô Thị Hường (54,7%) và Trương Vũ Trung (50,9%) Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn so với báo cáo của các nghiên cứu quốc tế, thường ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân mức độ nặng chiếm ưu thế.

Fransen 87 (49%), Holme 58 (58,9%), Gurlek Gokcebay 17 (59,5%), Kassar 93 (65%), Siqueira 86 (66%), Kyle A Davis 16 (70%), M Benedik-Dolnicar 61 (84,4%).

Phần lớn bệnh nhân hemophilia trong nghiên cứu đều có tình trạng dinh dƣỡng bình thường, tỉ lệ béo phì chỉ chiếm 29,6% Tỉ lệ béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả Ngô Hoàng Lam Giang 91 (46,3%) và tác giả Wang cùng các cộng sự 94 tại Mỹ với 44% Kết quả của chúng tôi tương đương với tác giả Moretti 95 tại Đức với 28,8% và tác giả Chang 96 tại Đài Loan với 25,6% Kết quả từ nghiên cứu cao hơn so với những số liệu từ dân số chung tại Việt Nam với tỉ lệ béo phì chiếm khoảng 7,4% ở trẻ dưới 5 tuổi và 19% ở lứa tuổi học đường 97 Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng dinh dưỡng và tiểu máu trong nghiên cứu, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kyle

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận khả năng xuất hiện tiểu máu sẽ tăng lên khi tuổi bệnh nhân càng lớn, cụ thể khi bệnh nhân hemophilia tăng 1 tuổi thì số chênh tiểu máu và tiểu máu đại thể của bệnh nhân đều sẽ tăng 30% Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Kyle A Davis 16 với số chênh tiểu máu sẽ tăng 10,6% khi bệnh nhân hemophilia tăng 1 tuổi Mối quan hệ giữa tiểu máu và tuổi cho thấy bệnh nhân hemophilia có sự tích lũy nguy cơ tiểu máu trong suốt quãng đời 16 Chúng tôi cũng nhận thấy rằng toàn bộ những bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu của chúng tôi đều có độ tuổi từ 5 trở lên và thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân đƣợc chẩn đoán hemophilia tới lúc đƣợc chẩn đoán tiểu máu lần đầu tiên trong khoảng thời gian nghiên cứu là 9,14 năm Một số nghiên cứu ở nước ngoài như nghiên cứu của M Gonzalez 98 tại Tây Ban Nha năm 1984 và nghiên cứu của Karadas 99 tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2022 cũng ghi nhận toàn bộ bệnh nhân hemophilia có tiểu máu trong nghiên cứu đều có độ tuổi trên 5 Nghiên cứu của Karadas 99 cũng đã báo cáo độ tuổi trung bình ở lần tiểu máu đầu tiên của những bệnh nhân rối loạn đông máu bẩm sinh (bao gồm hemophilia A và B, bệnh von Willebrand, thiếu yếu tố đông máu khác) là 15,5 ± 6,9 Nhƣ vậy, bên cạnh vấn đề tim mạch, bệnh khớp mạn và chất ức chế, bệnh nhân hemophilia lớn tuổi còn phải đối mặt với tiểu máu vì nguy cơ xảy ra sẽ đƣợc tích lũy theo thời gian Nghiên cứu của Kulkarni 9 và cộng sự năm 2003 đã chỉ ra rằng những bệnh nhân hemophilia lớn tuổi sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn Giả thuyết đặt ra cho rằng việc xuất huyết thận tái diễn do rối loạn đông máu bẩm sinh ở những bệnh nhân hemophilia đƣa đến những bất thường trong cấu trúc thận có thể là nguyên nhân gây ra gia tăng tỉ lệ mắc bệnh thận mạn ở dân số này 14,15 Tuy nhiên, để có thể đƣa ra một kết luận xác đáng rằng liệu tiểu máu và bệnh thận mạn có thật sự liên quan với nhau không cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn.

Không có mối liên hệ đáng kể nào giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh máu khó đông và biểu hiện tiểu máu Nghiên cứu của Kyle A Davis cũng chỉ ra điều này, đồng thời cho biết thêm rằng bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông A có nguy cơ bị tiểu máu cao hơn so với bệnh máu khó đông B Ngược lại, nghiên cứu của Karadas và nghiên cứu của nhóm tác giả không tìm thấy sự khác biệt trong tỷ lệ tiểu máu giữa bệnh nhân máu khó đông A và B Sự khác biệt có thể là do tỷ lệ bệnh nhân máu khó đông B cao (47%) trong nghiên cứu của Kyle.

A Davis 16 đƣợc điều trị dự phòng, còn những bệnh nhân hemophilia B tại trung tâm của chúng tôi chƣa đƣợc chính thức áp dụng phác đồ điều trị dự phòng.

Vị trí xuất huyết thường gặp nhất ở dân số chung trong nghiên cứu của chúng tôi là xuất huyết khớp với tỉ lệ là 44,9% Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của tác giả Ngô Hoàng Lam Giang 91 với tỉ lệ xuất huyết khớp là 53,7%, Ngô Thị Hường 100 (56,7%), nhưng cao hơn kết quả của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan 101 (37%) Nghiên cứu tại Tunisia của Kassar 93 ghi nhận xuất huyết khớp cũng là dạng xuất huyết thường gặp nhất ở trong nghiên cứu với tỉ lệ là 73% Theo thống kê của liên đoàn Hemophilia thế giới, xuất huyết khớp là chiếm tỉ lệ 70-80% trong các dạng xuất huyết ở bệnh nhân hemophilia 41 Với tỉ lệ tiểu máu chiếm tới 22,4% tổng số bệnh nhân hemophilia tham gia nghiên cứu, có thể nói đây là dạng xuất huyết thường gặp thứ hai trong nghiên cứu của chúng tôi Một số nghiên cứu trước đây của Prentice 2 và Dholakia 8 cũng đã ghi nhận tiểu máu là dạng xuất huyết thường gặp thứ hai sau xuất huyết khớp.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn hemophilia gia đình là 42,9%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tiểu máu và không tiểu máu Về mặt di truyền, hemophilia là bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, do đó con trai sẽ nhận đột biến gen gây bệnh từ mẹ Tuy nhiên, một số trường hợp có đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử, nên bệnh nhân sẽ không có tiền căn gia đình Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của các tác giả khác như Ngô Thị Hường 100 (48,6%), Ngô Thị Hồng Đào 66 (47,3%), Nguyễn Thị Mai Lan 101 (47%), và Ngô Hoàng Lam Giang 91 (42,6%) Tuy nhiên, kết quả này khác với nghiên cứu của Hassan và cộng sự 102 tại Hà Lan với hơn 1000 bệnh nhân hemophilia công bố năm 2021, tỉ lệ bệnh nhân hemophilia có tiền căn gia đình là từ 75-82% Nghiên cứu của Kassar 93 tại Nam Tusinia công bố năm 2022 ghi nhận tỉ lệ có tiền căn hemophilia gia đình là 70%.

Chúng tôi ghi nhận thời gian nằm viện trung vị của dân số chung, nhóm bệnh nhân hemophilia có tiểu máu lẫn nhóm bệnh nhân hemophilia không có tiểu máu đều là 6,5 ngày Với trung vị thời gian nằm viện của dân số chung là 6,5 ngày, kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Ngô Hoàng LamGiang 91 với thời gian nằm viện trung vị là 4 ngày và tác giả Ngô Thị Hường 100 với thời gian nằm viện trung bình là 5,5 ngày Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại thấp hơn so với kết quả của tác giả Ngô Thị Hồng Đào 66 với số ngày nhập viện trung bình là 9 ngày ở bệnh nhân không có chất ức chế và 14 ngày ở bệnh nhân có chất ức chế Tại Hà Lan, tác giả Hassan 102 đã báo cáo thời gian nằm viện trung vị của bệnh nhân hemophilia vào năm 2019 là 7 ngày đối với hemophilia thể nặng, 6 ngày ở nhóm hemophilia thể trung bình, 5 ngày ở nhóm hemophilia thể nhẹ Có thể thấy kết quả của chúng tôi gần giống với thời nằm viện trung vị của nhóm hemophilia thể trung bình trong nghiên cứu của tác giả Hassan, 102 có thể là vì tỉ lệ bệnh nhân hemophilia thể trung bình chiếm phần lớn trong nghiên cứu của chúng tôi (74,5%).

Chỉ 22,7% trong tổng số 22 bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu có biểu hiện đau hông lƣng và tất cả những bệnh nhân này đều có biểu hiện tiểu máu đại thể, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy sỏi ở thận hay niệu quản ở những bệnh nhân này. Nghiên cứu của Kyle A Davis 16 ghi nhận chỉ có 3 bệnh nhân tiểu máu đại thể xuất hiện triệu chứng đau vùng hông lưng và đều không ghi nhận bất thường khi thực hiện khảo sát hình ảnh học hệ tiết niệu Trong nghiên cứu về vấn đề tiểu máu của những bệnh nhân hemophilia và von Willebrand của Karadas 99 tại Thổ Nhĩ Kỳ năm

2022, tác giả ghi nhận không có triệu chứng đau hông lƣng trong đa số các đợt tiểu máu, ngoài trừ 9 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán có sỏi vùng bể thận-niệu quản (trong đó có 8 bệnh nhân hemophilia, 1 bệnh nhân mắc von Willebrand) Nghiên cứu của M. Benedik-Dolnicar 61 ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân có sỏi thận-niệu quản là 10,3%.

Tương tự triệu trứng đau hông lưng, các triệu chứng sốt, đau hạ vị, tiểu gắt buốt xuất hiện với tần suất tương đối thấp, lần lượt là 18,2%, 13,6%, 9,1% và chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu máu đại thể Không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tiểu hoặc đƣợc thực hiện cấy nước tiểu Những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau hạ vị, hoặc tiểu gắt buốt khi được khảo sát nước tiểu bằng soi cặn lắng và tổng phân tích nước tiểu 10 thông số không phát hiện thấy bạch cầu và/hoặc nitrit Kết quả nghiên từ nghiên cứu Karadas 99 cũng ghi nhận không có bệnh nhân hemophilia tiểu máu nào có tình trạng nhiễm trùng tiểu, chỉ có có duy nhất 1 trường hợp nhiễm trùng tiểu ghi nhận ở bệnh nhân von Willebrand Còn trong nghiên cứu của Beck và Evans 1 vào năm 1972, chỉ có duy nhất 1 trường hợp được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu trong tổng số 26 bệnh nhân hemophilia tham gia nghiên cứu.

Tỉ lệ tăng huyết áp trong dân số chung của chúng tôi là 5,1%, thấp hơn so với kết quả từ các nghiên cứu ở trẻ em của Ahmed Alsaeed Hamed 10 với 12,5%, Kyle A.Davis 16 với 13% và các nghiên cứu ở người lớn của Qvigstad 11 với 39,8%, Holme 58 với 45,2%, Sun 57 với 44,4% Đối với nhóm bệnh nhân hemophilia có tiểu máu,chúng tôi ghi nhận đƣợc tỉ lệ tăng huyết áp là 18,2%, thấp hơn so với các nghiên cứu của các tác giả Kyle A Davis 16 (17%), M Benedik-Dolnicar 61 (27,6%), Ahmed

Alsaeed Hamed 10 (28,6%), Qvigstad 11 (43,9%), Sun 57 (52%) Theo báo cáo từ Chương trình Giáo dục Tăng huyết áp Quốc gia tại Mỹ công bố năm 2004, tỉ lệ tăng huyết áp của những trẻ không mắc hemophilia là từ 1-3%, thấp hơn so với tỉ lệ tăng huyết áp từ nghiên cứu của chúng tôi 103 Dễ thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở những nghiên cứu ở người lớn cao hơn so với tỉ lệ tăng huyết áp từ những nghiên cứu ở trẻ em. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm hemophilia có tiểu máu cao hơn có ý nghĩa thông kê so với tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm hemophilia không tiểu máu Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Ahmed Alseed Hamed 10 , cùng 2 nghiên cứu ở người lớn của Qvigstad 11 và Kulkarni, 9 tuy nhiên nghiên cứu của Kyle A Davis 16 lại không ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tăng huyết áp giữa 2 nhóm tiểu máu và không tiểu máu Tương tự với nghiên cứu của Kyle A Davis, 16 2 nghiên cứu ở những bệnh nhân hemophilia người lớn của Sun 57 và Holme 58 cũng cho thấy không có mối liên quan giữa tăng huyết áp và tiểu máu Chúng tôi cho rằng lí do khiến cho tỉ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với đa phần những nghiên cứu trên thế giới có thể là vì cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn và việc chúng tôi chỉ ghi nhận số liệu huyết áp tại một thời điểm khiến cho khả năng phát hiện tăng huyết áp giảm đi. Mối liên quan giữa tiểu máu và tăng huyết áp ở những bệnh nhân hemophilia hiện tại vẫn còn chƣa rõ ràng với những kết quả không thống nhất từ nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới.

4.2.3 Đặc điểm cận lâm sàng

Tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu trong dân số chung là 66,4%, cao hơn so với kết quả của tác giả Trần Thị Thúy Minh 65 với tỉ lệ thiếu máu là 53,85% Đa phần các bệnh nhân tiểu máu đại thể trong nghiên cứu của chúng tôi có thiếu máu ở các mức độ khác nhau với tỉ lệ là 62,5%, chiếm phần lớn là thiếu máu ở mức độ trung bình-nhẹ và không cần phải truyền hồng cầu lắng Chỉ 1 bệnh nhân tiểu máu đại thể thiếu máu mức độ nặng phải truyền hồng cầu lắng vì có xuất huyết phổi cùng xuất huyết cơ thắt lƣng chậu đi kèm và 1 bệnh nhân tiểu máu vi thể phải truyền máu vì hematoma trong cơ bụng Nghiên cứu của tác giả M Benedik-Dolnicar 61

Đặc điểm điều trị của các đợt tiểu máu đại thể

Tất cả bệnh nhân tiểu máu trong nghiên cứu đều đƣợc điều trị bằng đa dịch truyền và truyền yếu tố đông máu thiếu hụt Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ của Karadas 99 báo cáo 81,4% đƣợc sử dụng cả hai biện pháp điều trị ngay từ đầu và có tới 13,6% chỉ điều trị bằng biện pháp truyền dịch Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận lƣợng dịch truyền sử dụng mỗi ngày là 1,6 ± 0,5 L/m 2 da/ngày, kết quả này chỉ bằng một nửa so với khuyến cáo đa dịch truyền từ Liên Đoàn Hemophilia Thế giới (WFH) với lƣợng dịch khuyến cáo lên tới 3 L/m 2 da/ngày trong 48 giờ Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận thời gian từ lúc truyền dịch tới lúc bệnh nhân hết tiểu máu đại thể có trung vị là 2 ngày, phù hợp với khuyến cáo từ WFH đã đƣa ra Bên cạnh đó, tổng thời gian sử dụng yếu tố đông máu thay thế có trung vị là 5 ngày, kết quả tương đương với thời gian khuyến cáo cho điều trị tiểu máu đại thể từ WFH là 3-5 ngày (cho cả hemophilia A và B), thế nhƣng thời gian từ lúc bắt đầu sử dụng các chế phẩm bổ sung yếu tố đông máu thiếu hụt cho tới khi bệnh nhân không còn biểu hiện tiểu máu đại thể lại ngắn hơn so với khuyến cáo với thời gian trung vị là 2 ngày Lý giải vì sao lƣợng dịch truyền và thời gian hết tiểu máu sau truyền yếu tố đông máu thay thế của những bệnh nhân trong nghiên cứu đều thấp hơn so với những hướng dẫn từ WFH, chúng tôi cho rằng có thể là vì tất các bệnh nhân tiểu máu đại thể trong nghiên cứu đã đƣợc sử dụng cùng lúc biện pháp đa dịch truyền kết hợp với sử dụng yếu tố đông máu thay thế ngay tại thời điểm nhập viện Còn theo WFH, nếu những bệnh nhân tiểu máu đại thể đơn thuần, có thể trì hoãn việc sử dụng yếu tố đông máu thay thế, thay vào đó là đa dịch truyền kèm với nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trong 48 giờ 41

Lƣợng yếu tố VIII và IX trung bình mỗi ngày dùng để điều trị tiểu máu đại thể mà nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đƣợc lần lƣợt là 25,4 IU/kg/ngày và 21,67 IU/kg/ngày Lượng yếu tố VIII sử dụng tương đương với lượng yếu tố VIII ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Hồng Đào 66 (24,8 IU/kg/ngày đối với nhóm có kháng đông lưu hành và 24,5 IU/kg/ngày đối với nhóm có kháng đông lưu hành) Lƣợng yếu tố VIII trung bình trong nghiên cứu phù hợp với những khuyến cáo của WFH với mục tiêu là nâng nồng độ yếu tố VIII trong máu lên ít nhất 50% để ngăn tiểu máu Tuy nhiên, lƣợng yếu tố IX ghi nhận đƣợc lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu nâng nồng độ yếu tố IX lên ít nhất 40% của WFH 41 Chúng tôi nghĩ rằng việc tuân thủ khuyến cáo về liều lƣợng yếu tố VIII đã khiến thời gian từ lúc sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu ở nhóm hemophilia A thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm hemophilia B

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổng lƣợng yếu tố VIII đã sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi có trung vị là 122 IU/kg Kết quả của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu về xuất huyết khớp tại Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Ngô Hoàng Lam Giang ghi nhận tổng lƣợng yếu tố VIII sử dụng cho xuất huyết khớp có trung vị là 74,5 IU/kg (đối với những bệnh nhân sử dụng kết tủa lạnh) và 79,5 IU/kg (đối với những bệnh nhân sử dụng yếu tố VIII đậm đặc) 91 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan 101 ghi nhận tổng lƣợng yếu tố VIII dùng cho bệnh nhân hemophilia tại Nhi Đồng 2 là 96,7 IU/kg Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận lƣợng yếu tố VIII đƣợc sử dụng tới thời điểm kết thúc tiểu máu đại thể có trung vị chỉ là 35,1 IU/kg, thấp hơn nhiều so với tổng lƣợng yếu tố VIII sử dụng Chúng tôi cho rằng việc những bệnh nhân tiểu máu đại thể vẫn đƣợc sử dụng yếu tố đông máu thay thế đủ thời gian theo khuyến cáo của WFH sau khi hết tiểu máu đại thể là lí do khiến cho lƣợng yếu tố VIII sử dụng tới lúc hết tiểu máu thấp hơn nhiều so với tổng lƣợng yếu tố VIII sử dụng 41 Thời gian sử dụng dài hơn kèm theo lƣợng yếu tố VIII sử dụng nhiều hơn so với xuất huyết khớp, khiến cho tổng lƣợng yếu tố VIII trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả từ những nghiên cứu khác trong nước về xuất huyết khớp

Khi so sánh giữa 2 nhóm hemophilia A và B, tổng lƣợng dịch ở nhóm hemophilia A thấp hơn tổng lƣợng dịch ở nhóm hemophilia B có ý nghĩa thống kê Tương tự, chúng tôi cũng ghi nhận được thời gian nằm viện, thời gian từ lúc sử dụng dịch tới lúc hết tiểu máu và thời gian từ lúc sử dụng yếu tố đông máu thay thế tới lúc hết tiểu máu của nhóm hemophilia A đều thấp hơn nhóm hemophilia B Chúng tôi nghĩ rằng có sự khác biệt này có thể là vì cỡ mẫu ở nhóm hemophilia B tương đối nhỏ, vì vậy cần những nghiên cứu trong tương lai có cỡ mẫu bệnh nhân hemophilia B lớn hơn.

Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu có những hạn chế nhất định: cỡ mẫu nhỏ, thực hiện tại một trung tâm duy nhất và chỉ trên bệnh nhi, do đó không đại diện cho toàn bộ bệnh nhân hemophilia Thời gian nghiên cứu ngắn, chỉ mô tả tình trạng chức năng thận, bất thường sinh hóa máu, bất thường xét nghiệm nước tiểu và bất thường hình ảnh học tại một thời điểm nhất định, không đánh giá được tiên lượng lâu dài Tỉ lệ tiểu máu có thể cao hơn ước tính do tầm soát bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số với số lần không đồng đều Không thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, hình ảnh học và sinh hóa nước tiểu ở tất cả bệnh nhân tiểu máu gây khó khăn trong thống kê và so sánh giữa các nhóm tiểu máu đại thể và vi thể.

Ngày đăng: 03/06/2024, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Beck P, Evans KT. Renal abnormalities in patients with haemophilia and Christmas disease. Clinical radiology. Jul 1972;23(3):349-54. doi:10.1016/s0009- 9260(72)80064-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical radiology
2. Prentice CR, Lindsay RM, Barr RD, et al. Renal complications in haemophilia and Christmas disease. The Quarterly journal of medicine. Jan 1971;40(157):47-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Quarterly journal of medicine
3. Lokeshwar M, Sachdeva A, Shah NK, Manglani MV, Agarwal BR. Diagnosis and Management of Hemophilia Patients. Textbook of pediatric hematology &amp;hemato-oncology. Jaypee Brothers Medical Publishers; 2016:285-320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of pediatric hematology & "hemato-oncology
4. Kaushansky K, T. Prchal J, W. Press O, et al. Hemophilia A and Hemophilia B. William's Hematology. 9th ed. McGraw-Hill Education LLC; 2016:2113-2132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: William's Hematology
5. Quon DV, Konkle BA. How we treat: haematuria in adults with haemophilia. Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia. Jul 1 2010;16(4):683-5. doi:10.1111/j.1365-2516.2009.02171.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia
6. Small S, Rose PE, McMillan N, et al. Haemophilia and the kidney: assessment after 11-year follow-up. British medical journal (Clinical research ed). Dec 4 1982;285(6355):1609-11. doi:10.1136/bmj.285.6355.1609 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British medical journal (Clinical research ed)
7. Forbes CD, Prentice CR. Renal disorders in haemophilia A and B. Scandinavian journal of haematology Supplementum. 1977;30:43-50. doi:10.1111/j.1600- 0609.1977.tb01517.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scandinavian journal of haematology Supplementum
8. Dholakia AM, Howarth FH. The urinary tract in haemophilia. Clinical radiology. Sep 1979;30(5):533-8. doi:10.1016/s0009-9260(79)80189-0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical radiology
9. Kulkarni R, Soucie JM, Evatt B. Renal disease among males with haemophilia. Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia. Nov 2003;9(6):703-10. doi:10.1046/j.1351-8216.2003.00821.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia
10. Hamed AA, Shalaby MH, El-Kinawy NS, Elamawy AA, Abd El-Ghany SM. Renal Abnormalities Among Egyptian Children With Hemophilia A Using Renal Scintigraphy: Relation to Risk Factors and Disease Severity. Clinical and applied thrombosis/hemostasis : official journal of the International Academy of Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis. Jul 2017;23(5):478-486.doi:10.1177/1076029615619484 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical and applied thrombosis/hemostasis : official journal of the International Academy of Clinical and Applied Thrombosis/Hemostasis
11. Qvigstad C, Sứrensen LQ, Tait RC, de Moerloose P, Holme PA. Macroscopic hematuria as a risk factor for hypertension in ageing people with hemophilia and a family history of hypertension. Medicine (Baltimore). Feb 2020;99(9):e19339.doi:10.1097/md.0000000000019339 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Medicine (Baltimore)
12. Mannucci PM, Schutgens RE, Santagostino E, Mauser-Bunschoten EP. How I treat age-related morbidities in elderly persons with hemophilia. Blood. Dec 17 2009;114(26):5256-63. doi:10.1182/blood-2009-07-215665 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blood
13. Barnes RF, Cramer TJ, Sait AS, Kruse-Jarres R, Quon DV, von Drygalski A. The Hypertension of Hemophilia Is Not Explained by the Usual Cardiovascular Risk Factors: Results of a Cohort Study. International journal of hypertension.2016;2016:2014201. doi:10.1155/2016/2014201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of hypertension
14. Franchini M, Tagliaferri A, Mannucci PM. The management of hemophilia in elderly patients. Clinical interventions in aging. 2007;2(3):361-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical interventions in aging
15. Esposito P, Rampino T, Gregorini M, Fasoli G, Gamba G, Dal Canton A. Renal diseases in haemophilic patients: pathogenesis and clinical management. European journal of haematology. Oct 2013;91(4):287-94. doi:10.1111/ejh.12134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European journal of haematology
16. Davis KA, Stanek JR, Dunn AL. Screening urinalysis demonstrates that haematuria is a frequent finding in persons with haemophilia treated at a paediatric haemophilia treatment centre. Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia. Sep 2019;25(5):782-788. doi:10.1111/hae.13815 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Haemophilia : the official journal of the World Federation of Hemophilia
17. Gurlek Gokcebay D, Culha V, Kose V, Yarali N, Ozbek N. Screening of Hematuria in Children with Hemophilia: A Preliminary Report. Res Pract Thromb Haemost 2020; 4 (Suppl 1). 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Res Pract Thromb Haemost 2020; 4 (Suppl 1)
26. Mannucci PM, Zanetti AR, Colombo M. Prospective study of hepatitis after factor VIII concentrate exposed to hot vapour. 1988;68(4):427-430.doi:https://doi.org/10.1111/j.1365-2141.1988.tb04230.x Link
53. Hoots WK, Shapiro AD. Clinical manifestations and diagnosis of hemophilia. Wolters Kluwer. Updated 05/01/2022. Accessed 16/06, 2022.https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-hemophilia Link
67. James P. Acquired hemophilia A (and other acquired coagulation factor inhibitors). Wolters Kluwer. Updated 28/9/2023. Accessed 13/10, 2023.https://www.uptodate.com/contents/acquired-hemophilia-a-and-other-acquired-coagulation-factor-inhibitors Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Nồng độ yếu tố đông máu mục tiêu và thời gian điều trị - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 1.1 Nồng độ yếu tố đông máu mục tiêu và thời gian điều trị (Trang 21)
Hình 1.1 Hình dạng hồng cầu bất thường khi soi cặn lắng nước tiểu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Hình 1.1 Hình dạng hồng cầu bất thường khi soi cặn lắng nước tiểu (Trang 24)
Bảng 2.1.Liệt kê các biến số nghiên cứu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 2.1. Liệt kê các biến số nghiên cứu (Trang 33)
Hình dạng hồng cầu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Hình d ạng hồng cầu (Trang 38)
Bảng 2.2 Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo WHO - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 2.2 Phân loại tình trạng dinh dƣỡng theo WHO (Trang 39)
Bảng 2.5 Giá trị C3, C4 bình thường theo tuổi - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 2.5 Giá trị C3, C4 bình thường theo tuổi (Trang 42)
Bảng 2.6 Giá trị độ lọc cầu thận bình thường theo tuổi (trẻ ≤ 2 tuổi) - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 2.6 Giá trị độ lọc cầu thận bình thường theo tuổi (trẻ ≤ 2 tuổi) (Trang 43)
Hình 2.2 Công thức tính chỉ số Rosner - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Hình 2.2 Công thức tính chỉ số Rosner (Trang 44)
2.8. Sơ đồ nghiên cứu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
2.8. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 47)
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô tả kết quả nghiên cứu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mô tả kết quả nghiên cứu (Trang 49)
Bảng 3.1. Tỉ lệ tiểu máu, số đợt tiểu máu và thời gian chẩn đoán - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.1. Tỉ lệ tiểu máu, số đợt tiểu máu và thời gian chẩn đoán (Trang 50)
Bảng 3.2. Đặc điểm dịch tễ của dân số chung - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.2. Đặc điểm dịch tễ của dân số chung (Trang 51)
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ với tiểu máu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ với tiểu máu (Trang 52)
Bảng 3.5. Đặc điểm lâm sàng của dân số chung và so sánh một vài đặc điểm giữa - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.5. Đặc điểm lâm sàng của dân số chung và so sánh một vài đặc điểm giữa (Trang 53)
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hóa máu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hóa máu (Trang 57)
Bảng 3.8. Đặc điểm về chất ức chế và vi sinh - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.8. Đặc điểm về chất ức chế và vi sinh (Trang 59)
Bảng 3.10. Đặc điểm sinh hóa nước tiểu - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.10. Đặc điểm sinh hóa nước tiểu (Trang 62)
Bảng 3.11. Đặc điểm về lƣợng dịch và thời gian điều trị - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.11. Đặc điểm về lƣợng dịch và thời gian điều trị (Trang 64)
Bảng 3.12. Đặc điểm về lƣợng yếu tố đông máu thay thế - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.12. Đặc điểm về lƣợng yếu tố đông máu thay thế (Trang 65)
Bảng 3.13. So sánh đặc điểm lƣợng dịch giữa nhóm hemophilia A và B - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.13. So sánh đặc điểm lƣợng dịch giữa nhóm hemophilia A và B (Trang 66)
Bảng 3.14. So sánh đặc điểm thời gian điều trị giữa nhóm hemophilia A và B - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 3.14. So sánh đặc điểm thời gian điều trị giữa nhóm hemophilia A và B (Trang 67)
Bảng 4.1. Tỉ lệ tiểu máu trong một số nghiên cứu về hemophilia trên thế giới - đặc điểm bệnh nhân hemophialia có tiểu máu tại bệnh viện nhi đồng 1
Bảng 4.1. Tỉ lệ tiểu máu trong một số nghiên cứu về hemophilia trên thế giới (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w