4.1.1. Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc sản phẩm
Tỷ lệ thuốc hóa được chiếm 98,45% số khoản mục và 99,49% doanh số bán ra của HTNTBV. Điều này cho thấy thuốc hóa dược gần như chiếm toàn bộ số lượng và doanh số thuốc bán ra tại HTNTBV.
4.1.2. Thực trạng cung ứng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
Nhóm Hormon, Nội tiết tố, Thuốc tránh thụ thai trong nội viện có 31 khoản mục với giá trị sử dụng 8.528 triệu đồng, HT NTBV có 141 khoản mục với doanh số bán ra 11.783 triệu đồng; thuốc đường tiêu hóa trong nội viện có 39 khoản mục với giá trị sử dụng 8.528 triệu đồng, HT NTBV có 90 khoản mục với doanh số bán ra 12.271 triệu đồng; thuốc tim mạch trong nội viện có 85 khoản mục với giá trị sử dụng 20.393 triệu đồng, HT NTBV có 114 khoản mục với doanh số bán ra 6.105 triệu đồng; thuốc ngoài da trong nội viện có 07 khoản mục với giá trị sử dụng 2.628 triệu đồng, HT NTBV có tới 69 khoản mục với doanh số bán ra 1.171 triệu đồng; thuốc điều trị đau nửa đầu trong nội viện có 14 khoản mục tương ứng giá trị sử dụng là 374 triệu đồng, HT NTBV có 48 khoản mục với doanh số bán ra đạt 2.157 triệu đồng.
Có sự khác biệt giữa DMT trong bệnh viện với DMT của HTNT: Một số mặt hàng trong nội viện đã được cung ứng đủ thì HTNT sẽ bán ít và HTNTBV sẽ tập trung phục vụ những mặt hàng thuốc trong nội viện thiếu mà bảo hiểm y tế chưa chi trả (bù đắp khoảng trống). Sự khác biệt giữa DMT của HTNTBV và DMT trong nội viện phản ánh vấn đề: HTNTBV đang tập trung phục vụ những mặt hàng trong nội viện còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị của người bệnh.
4.1.3. Thực trạng cung ứng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
DMT của bệnh viện có tỷ lệ thuốc nhập khẩu thấp hơn so với DMT tại Nhà thuốc Bệnh viện. Điều này cho thấy NTBV đang bổ sung các DMT nhập
khẩu nhằm phục vụ tốt hơn cho người bệnh, bổ sung cho phần thiếu của DMT trong bệnh viện. Trong nội viện có thể sẽ sử dụng nhiều thuốc sản xuất trong nước nhưng tại HTNTBV sẽ cung ứng nhiều mặt hàng ngoại nhập phục vụ cho nhu cầu kê đơn của bác sĩ và nhu cầu sử dụng của người bệnh. Cụ thể: Thuốc nhập khẩu trong DMT của nội viện có 312 khoản mục (chiếm 51,32% về số khoản mục), trong khi đó thuốc nhập khẩu trong DMT của HT NTBV có 504 khoản mục (chiếm 60% về số lượng khoản mục).
Nghiên cứu tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 cho thấy tỷ lệ thuốc nhập khẩu được sử dụng chiếm tới 75,8% số khoản mục, tương ứng 92,6% về doanh số bán ra [19]. Trong khi đó, các nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Cao Bằng cho thấy tỷ lệ thuốc nhập khẩu được sử dụng chỉ chiếm 38,74%
số khoản mục, tương ứng 47,73% GTSD [14]; tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, tỷ lệ này là 49,36% số khoản mục, 60,92% GTSD [15]; tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai tỷ lệ này là 49,66% số khoản mục, 55,18% GTSD [16].
4.1.4. Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo tiêu chí kỹ thuật
Số khoản mục thuốc BDG trong nội viện là 51 loại với giá trị sử dụng đạt 1.606 triệu đồng, trong khi HT NTBV có tới 250 loại với doanh số bán ra đạt 34.402 triệu đồng. DMT của bệnh viện cho thấy số lượng và giá trị sử dụng của thuốc generic chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi DMT của HTNTBV thì thuốc generic có số lượng khoản mục và doanh số bán ra chỉ cao hơn thuốc BDG hơn 02 lần.
Trong nội viện có xu hướng sử dụng nhiều thuốc generic nhóm 3 (với 113 khoản mục, GTSD 248.309 triệu đồng), thuốc generic nhóm 4 (với 148 khoản mục, GTSD 90.338 triệu đồng); trong khi đó thì HTNTBV sử dụng nhiều thuốc BDG (với 250 khoản mục, doanh số bán ra 34.402 triệu đồng) và generic nhóm 1 (với 127 khoản mục, doanh số bán ra 23.531 triệu đồng), nhóm 2 (153 khoản mục, doanh số bán ra 18.405 triệu đồng).
Trong DMT nội viện do bị hạn chế sử dụng về số lượng BDG nên tăng cường việc sử dụng các lượng thuốc generic nhóm 3, nhóm 4; còn HTNTBV sử dụng nhiều BDG, thuốc generic nhóm 1 do nhu cầu điều trị của cả bác sĩ và
người bệnh, có những trường hợp trong nội viện thì chỉ được cấp phát thuốc nhóm 3, nhóm 4 theo quy định, nhưng người bệnh có tâm lý e ngại, muốn sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc BDG nên chấp nhận đề nghị bác sĩ kê đơn để mua tại HT NTBV để sử dụng.
Trong các nhóm tác dụng dược lý của thuốc BDG, nhóm chế phẩm máu - dung dịch cao phân tử chiếm tỷ trọng cao nhất với doanh số bán ra chiếm 37,85% doanh số bán ra của thuốc BDG; nhóm dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base có 06 khoản mục, chiếm 2,4% số khoản mục và chiếm 16,83% doanh số bán ra của thuốc BDG; nhóm thuốc đường tiêu hóa có 29 khoản mục, chiếm 11,6% số khoản mục và chiếm 10,83% doanh số bán ra của thuốc BDG; nhóm Hormon, Nội tiết tố, Thuốc tránh thụ thai có 49 khoản mục, chiếm tới 19,6% số khoản mục và chiếm 5,51% doanh số bán ra của thuốc BDG ; nhóm thuốc tim mạch với 41 khoản mục, chiếm 16,4% số khoản mục và chiếm 8,92% doanh số bán ra của thuốc BDG và Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch có 15 khoản mục, chiếm 6% số khoản mục và chiếm 5,07% doanh số bán ra của thuốc BDG.
Trong khi đó, tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 cung ứng thuốc generic chiếm tới 94,39% về số khoản mục, tương ứng 98,93% doanh số bán ra, thuốc BDG chỉ chiếm 5,61% về số khoản mục và 1,07% về doanh số bán ra [19].
4.1.5. Thực trạng cung ứng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
Các thuốc kê đơn chiếm 70,75% về số lượng khoản mục, doanh số đạt 88.710 triệu đồng tương ứng với 84,07% doanh số thuốc bán ra; thuốc không kê đơn chiếm 29,25% về số lượng khoản mục, doanh số đạt 16.808 triệu đồng tương ứng với 15,93% doanh số thuốc bán ra.
Trong khi đó, nghiên cứu tại Nhà thuốc Tú Lệ, thuốc kê đơn chiếm 45,06%
doanh số thuốc bán ra [21]; nghiên cứu tại Nhà thuốc Bích Thảo, thuốc kê đơn chiếm 39,56% doanh số thuốc bán ra [22]; Chuỗi nhà thuốc Mỹ Đạt năm 2021, thuốc kê đơn chỉ chiếm 22,61% doanh số thuốc bán ra [23].
Có thể thấy, các nhà thuốc ngoài bệnh viện chủ yếu bán ra thuốc không kê đơn nhiều hơn, nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng của họ phần lớn là khách hàng tự đến mua thuốc không có đơn thuốc nên họ sẽ cung ứng nhiều thuốc không kê đơn. Còn khách hàng của HTNTBV phần lớn là bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại BVHNVT, sau khi được thăm khám, chẩn đoán và được kê đơn thuốc dịch vụ thì hầu hết số bệnh nhân sẽ mua tại HTNTBV.
4.1.6. Phân tích mức độ đáp ứng đơn thuốc
Hiện tại ở BVHNVT, các bác sĩ điều trị chủ yếu kê đơn trên phần mềm, số lượng đơn thuốc kê từ phần mềm đạt 170.069 đơn chiếm 93,36% tổng số đơn, doanh số bán ra từ các đơn thuốc kê trên phần mềm đạt 94,62% tổng doanh số thuốc bán ra.
Tổng số: 12.105 đơn thuốc viết tay, trong đó 10.293 đơn đã đáp ứng đủ đơn thuốc, chiếm 85,03% tổng số đơn viết tay; còn lại 1.812 đơn thuốc viết tay chưa đáp ứng được nhu cầu kê đơn của bác sĩ và sử dụng của người bệnh.
Trong các đơn thuốc viết tay không đáp ứng được, nhóm thuốc đường tiêu hóa có tần suất kê nhiều nhất với 513 đơn, chiếm tỷ trọng 28,31%, tập trung vào 11 loại thuốc; nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tần suất kê 452 đơn viết tay, chiếm tỷ trọng 24,94%, tập trung vào 7 loại thuốc; nhóm Hormon, Nội tiết tố, Thuốc tránh thụ thai có tần suất kê 164 đơn, chiếm tỷ trọng 9,05% đơn viết tay không đáp ứng, tập trung vào 4 loại thuốc.
Về chi tiết theo từng loại thuốc, có 55 loại thuốc không đáp ứng đủ đơn thuốc viết tay, nhu cầu kê đơn và sử dụng: Amoxiciclin 500mg có 205 đơn thuốc, Metronidazol 250mg có 125 đơn, Clorpheniramin 4mg có 124 đơn,…
4.1.7. Vấn đề thiếu thuốc trong danh mục thuốc cung ứng
Trong 55 loại thuốc thiếu của danh mục cung ứng, thì tập trung vào các nguyên nhân chính: bác sĩ có kê nhiều nhưng thuốc không trúng thầu tại các cơ sở y tế đủ điều kiện, thuốc chỉ trúng thầu tại các cơ sở y tế không đủ điều kiện, thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế đủ điều kiện nhưng nhà cung cấp không đồng
ý bán cho HTNTBV theo giá trúng thầu, có một số thuốc bác sĩ kê là thuốc không có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Cụ thể:
+ Thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế đủ điều kiện nhưng NCC không đồng ý bán cho HT NTBV theo giá trúng thầu: 702 lượt đơn.
+ Thuốc không trúng thầu tại các cơ sở y tế đủ điều kiện: 374 lượt đơn.
+ Thuốc chỉ trúng thầu tại các cơ sở y tế không đủ điều kiện: 337 lượt đơn.
+ Thuốc bác sĩ kê là thuốc không có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam:
149 lượt đơn.
+ NCC hết hàng: 193 lượt đơn.
+ Nguyên nhân khác: 57 lượt đơn.
4.1.8. Thực trạng cung ứng thuốc hóa dược theo thành phần
Thuốc đơn thành phần cung ứng tại HTNTBV gồm 733 khoản mục, chiếm 88,53% về số lượng và 82,68% doanh số bán ra; thuốc đa thành phần chiếm 11,47% về số lượng và 17,32% doanh số bán ra.
Trong khi đó, nghiên cứu tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 cung ứng thuốc đơn thành phần chiếm 84,3% về số khoản mục, tương ứng 90,5% doanh số thuốc bán ra [19]; còn tại các Bệnh viện thì cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thành phần, thuốc đơn thành phần đều chiếm tỷ trọng lớn:
tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2021, thuốc đơn thành phần chiếm 87,96% về số khoản mục, tương ứng 84,37% về GTSD [15], tại Bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2020, thuốc đơn thành phần chiếm 85,68% về số khoản mục, tương ứng 80% về GTSD [14].
4.1.9. Thực trạng cung ứng thuốc theo đường dùng
Thuốc dùng đường uống chiếm tỷ trọng 59,57% về số lượng khoản mục và 40,85% về doanh số bán ra; Thuốc dùng đường tiêm truyền chiếm tỷ trọng 16,17% về số lượng khoản mục và chiếm tới 52,92% về doanh số bán ra.
Tại Nhà thuốc Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7 thuốc đường uống chiếm 60,7% về số khoản mục, tương ứng 55,8% doanh số thuốc bán ra, thuốc đường tiêm truyền chiếm 33,1% số khoản múc và 41,2% doanh số thuốc bán ra [19].
Có thể thấy được tại các NTBV sử dụng thuốc đường uống chiếm tỷ trọng lớn nhất về số khoản mục.
Trong khi đó, cơ cấu thuốc theo đường dùng tại một số bệnh viện, Thuốc tiêm truyền chiếm tỷ trọng khá lớn: Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Cao Bằng năm 2020 cho thấy thuốc tiêm truyền chiếm 34,89% về số khoản mục với 172 thuốc - chiếm tỷ trọng 52,86% về GTSD [14]; tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2021, thuốc tiêm truyền chiếm 42,46% về số khoản mục với 265 thuốc - chiếm tỷ trọng 62,95% về GTSD [15]; tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2019, thuốc tiêm truyền chiếm 37,93% về số khoản mục với 220 thuốc - chiếm tỷ trọng 54,34% về GTSD [16].
4.1.10. Vấn đề đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ và người bệnh
Để làm cơ sở cho việc tìm hiểu nguyên nhân các thuốc trong danh mục thuốc của NTBV là biệt dược gốc và có trong DMT của Bệnh viện, tác giả tổng hợp bảng dữ liệu các thuốc BDG, thuốc Generic nhóm 1 trong DMT của bệnh viện và DMT của NTBV đều cung ứng, vậy tại sao thuốc BDG ở NTBV lại sử dụng nhiều.
Các thuốc BDG trong DMT sử dụng tại NTBV hầu hết có tỷ trọng về giá trị cao hơn so với trong DMT của Bệnh viện. Cụ thể: Tagrisso 80mg trong DMT của BV không có nhưng tại HTNTBV doanh số bán ra là 841 triệu đồng, chiếm 0,54% tổng doanh số bán ra, Augmentin 1g trong DMT của BV không có nhưng tại HTNTBV doanh số bán ra là 46 triệu đồng, chiếm 0,3% tổng doanh số bán ra; Nexium Mups 40mg có tỷ trọng giá trị sử dụng trong DMT của BV là 0,01% (tương ứng với doanh số 33 triệu đồng) trong khi tại HTNTBV là 0,09% (tương ứng với doanh số 143 triệu đồng); Nexium 40mg inj có tỷ trọng giá trị sử dụng trong DMT của BV là 0,01% (tương ứng với doanh số 47 triệu đồng) trong khi tại HTNTBV là 0,07% (tương ứng với doanh số 112 triệu đồng),…
Bệnh nhân muốn sử dụng BDG nhưng giới hạn thanh toán của bảo hiểm chưa đáp ứng được số đông người bệnh dẫn tới người bệnh phải tự chi trả cho
thuốc BDG được bác sĩ kê đơn theo nhu cầu của người bệnh thông qua HTNTBV.
4.1.11. Thực trạng cung ứng thuốc theo phương thức áp thầu
Thuốc áp KQTT tập trung chiếm tỷ lệ 62,10% về số lượng và 67,29% về doanh số bán ra, đây là các thuốc có thời gian được mua áp theo giá trúng thầu theo thời gian của gói thầu tập trung (thông thường là 02 năm); thuốc áp KQTT của các BV tuyến tỉnh chiếm tỉ lệ 36,26% về số lượng và 32,71% về doanh số bán ra, đây là các thuốc có thời gian được mua trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm trúng thầu (đôi khi có những gói thầu thời hạn chỉ 03 tháng đến dưới 12 tháng, nhưng vẫn được phép mua trong vòng 12 tháng); thuốc áp KQTT tại các cơ sở y tế đủ điều kiện nhưng NCC không cung cấp được cho HTNTBV gồm 14 loại, chiếm 1,64% về số lượng.
4.1.12. Vấn đề còn tồn tại trong thực hiện áp thầu
Có nhiều thuốc HTNTBV cần để phục vụ cho công tác điều trị của người bệnh, khi lên danh mục, HTNTBV đã lên danh mục, nhưng khi áp KQTT của các thuốc này thì các NCC không đồng ý bán cho HTNTBV với giá trúng thầu mà bán theo giá cao hơn khá nhiều. Cụ thể: thuốc Basethyrox trúng thầu tại SYT Hải Phòng với giá trúng 735 đồng/viên, nhưng NCC chỉ đồng ý bán cho HTNTBV với giá 900 đồng/viên, thuốc này có 78 đơn của bác sĩ kê; thuốc Amoxicilin 500mg trúng thầu tại SYT Cần Thơ với giá trúng 476 đồng/viên, nhưng NCC chỉ đồng ý bán cho HTNTBV với giá 700 đồng/viên, thuốc này có tới 205 đơn của bác sĩ kê; thuốc Metronidazol 250mg trúng thầu tại SYT Ninh Bình với giá trúng 113 đồng/viên, nhưng NCC chỉ đồng ý bán cho HTNTBV với giá 200 đồng/viên, thuốc này có tới 125 đơn của bác sĩ kê;…
Có một số thuốc mà HTNTBV cần như: Bivigas 5ml có tần suất kê đơn thuốc là 85 đơn, nhưng qua tra cứu thì thuốc này chỉ trúng thầu tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm (là Bệnh viện hạng II tuyến huyện), hay thuốc Clorpheniramin 4mg bác sĩ kê tới 124 đơn và thuốc này là thuốc thông thường, nhu cầu của người bệnh cũng rất lớn vì không phải là thuốc kê đơn nhưng cũng
chỉ trúng thầu tại TTYT huyện Bến Lức - Long An (TTYT hạng II tuyến huyện), thuốc Panadol viên sủi cũng là thuốc mà nhiều người bệnh cần để sử dụng nhưng cũng chỉ trúng thầu tại Bệnh viện ĐKQT Hải Phòng (đây là bệnh viện tư nhân, hạng III). Đối chiếu theo quy định hiện hành tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP [5] thì kết quả trúng thầu tại các cơ sở y tế này không đủ điều kiện để HTNTBV có thể được mua thuốc, mặc dù về bản chất đều là tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu công khai theo quy định.