Tuy nhiên, công tác tài chính, kế toán ở Bệnh viện vẫn có một số hạn chế như tổ chức kế toán theo từng hoạt động, theo từng mục đích hoặc đôi khi theo nguồn kinh phí còn chưa rõ ràng; từ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
7 Bố cục của luận văn 4
8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 8
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 8
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 8
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp 10
1.1.3 Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có gắn kết với công tác kế toán 13
1.2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 16
1.2.1 Cơ sở và nguyên tắc kế toán 16
1.2.2 Nội dung công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÒA VANG 32
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÕA VANG 32
2.1.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang 32
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của bệnh viện 33
Trang 42.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Bệnh viện 35
2.1.4 Tự chủ và phân cấp quản lý ở bệnh viện 40
2.1.5 Công tác quản lý tài chính có liên quan đến công tác kế toán tại bệnh viện Đa Khoa Huyện Hòa Vang 43
2.2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÕA VANG 50
2.2.1 Khái quát tổ chức công tác kế toán ở Bệnh viện 50
2.2.2 Đặc điểm công tác kế toán một số phần hành chủ yếu 55
2.2.3 Lập báo cáo và quyết toán ngân sách 78
2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÕA VANG 80
2.3.1 Những kết quả đạt được 80
2.3.2 Những hạn chế 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 88
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÒA VANG 89
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 89
3.1.1 Định hướng hoàn thiện công tác kế toán trên cơ sở đổi mới tài chính, tuân thủ các quy định của Nhà nước 89
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác kế toán trên cơ sở yêu cầu quản lý của Bệnh viện 90
3.2 ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÕA VANG 91
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập, chấp hành dự toán 92
3.2.2 Hoàn thiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 96
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản 97
Trang 53.3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÕA VANG 98
3.3.1 Hoàn thiện về chứng từ 99 3.3.2 Hoàn thiện sử dụng tài khoản và tổ chức ghi chép phù hợp với tài khoản 100
3.3.3 Hoàn thiện việc vận dụng sổ kế toán 103 3.3.4 Hoàn thiện tổ chức báo cáo quyết toán 104 3.3.5 Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ cho tự chủ và quản trị nội
bộ 105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109
KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số ệu
Trang 9kế toán trong đơn vị SNCL phải đảm bảo được tính thống nhất giữa kế toán
và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị, đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều công văn, chính sách đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ của đơn vị, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN) Với mục tiêu vừa phát triển quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ NSNN và các nguồn thu sự nghiệp đòi hỏi tổ chức kế toán phải phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị
Trang 10Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang là đơn vị SNCL có thu, là một trong những bệnh viện công lập của Thành phố Đà Nẵng Sau khoảng thời gian thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đến nay, Bệnh viện rất chú trọng đến việc đổi mới công tác kế toán, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, tích cực cân đối thu chi nhằm đảm bảo tự chủ (một phần) về tài chính Tuy nhiên, công tác tài chính, kế toán ở Bệnh viện vẫn có một số hạn chế như tổ chức kế toán theo từng hoạt động, theo từng mục đích hoặc đôi khi theo nguồn kinh phí còn chưa rõ ràng; từ đó thông tin kế toán cung cấp chưa thật sự hữu ích cho người quản lý bệnh viện để quản lý, điều hành hiệu quả hơn
Với yêu cầu vừa phát triển, vừa phải đảm bảo chất lượng hoạt động, đồng thời phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp khác đòi hỏi Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang cần tổ chức công tác kế toán tốt hơn, làm sao cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý, điều hành bệnh viện và cho quản lý nhà nước Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình
2 Mụ t êu ng ên ứu
Đề tài tìm hiểu nhằm đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Hòa Vang, từ đó nhận diện những ưu điểm, hạn chế trong công tác kế toán, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện tuân theo quy định hiện hành và tăng cường cung cấp thông tin cho quản trị Bệnh viện
3 Câu ỏ ng ên ứu
Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Hòa Vang như thế nào? Những hạn chế về công tác kế toán tại Bệnh viện?
Trang 11Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện
Đa khoa Huyện Hòa Vang theo hướng cung cấp thông tin hữu ích cho quản trị, điều hành bệnh viện và cho quản lý nhà nước
4 Đố tượng và p ạm v ng ên ứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác
kế toán tại tại đơn vị SNCL Do kế toán trong đơn vị sự nghiệp luôn gắn kết với cơ chế tài chính, nội dung luận văn còn xem xét cả khía cạnh tài chính có gắn với công tác kế toán như lập, sử dụng và quyết toán ngân sách
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Hòa Vang Nội dung công tác kế toán rất rộng, luận văn chỉ đề cập đến các nội dung cốt lõi phản ánh đặc thù của kế toán HCSN nói chung và công tác kế toán ở Bệnh viện nói riêng như khái quát tổ chức công tác kế toán, các phần hành kế toán chủ yếu
Dữ liệu minh họa cho phân tích được thu thập trực tiếp tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Hòa Vang phát sinh trong năm 2016
5 P ương p áp ng ên ứu
Luận văn sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu, khảo sát thực tế, đối sánh, phân tích, tổng hợp Thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, cụ thể như:
Số liệu thứ cấp:
Các chế độ tài chính, các quy định về công tác kế toán liên quan đến đơn vị hành chính sự nghiệp; tình hình đội ngũ của Bệnh viện, các khoản thu chi; hồ sơ, sổ sách chứng từ liên quan đến kế toán của Bệnh viện
Số liệu sơ cấp:
Thông qua việc quan sát, ghi chép lại từ trao đổi với các nhân viên Phòng kế toán, các khoa phòng liên quan đến cơ chế quản lý tài
Trang 12- Về thực tiễn: Thực hiện đề tài cũng góp phần hoàn thiện hơn công tác
kế toán ở Bệnh viện theo hướng tăng cường công tác kế toán theo hoạt động, theo bộ phận nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí Từ đó, hỗ trợ tích cực cho quản trị, điều hành bệnh viện trong bối cảnh cạnh tranh và tự chủ
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Hòa Vang
8 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Trong những năm qua, việc nghiên cứu để hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới các giác độ, khía cạnh, lĩnh vực tiếp cận khác nhau Ở một số nghiên cứu trước đây
về hoàn thiện công tác kế toán, các tác giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức kế toán ở một số loại hình doanh nghiệp đặc thù Riêng lĩnh vực nghiên cứu hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thì chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế
Trang 13Trong lĩnh vực y tế, luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Nguyên Hồng (2010) với đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới”[14] đã tiến hành phân tích đánh giá về công tác kế toán, quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới Tác giả đã nhận diện những mặt hạn chế về vận dụng và sử dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản và sổ kế toán, thời gian lập báo cáo còn chậm Tác giả đã đề ra các giải pháp chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý tài chính và định hướng phát triển của hoạt động tổ chức kế toán
Một đề tài khác với tên gọi: “Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện Mắt – Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Thị Như Minh (2014)[15] cũng mang đến nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hoạt động tài chính kế toán trong lĩnh vực y tế Đề tài đã nêu rõ được đặc điểm công tác tổ chức kế toán
và cơ chế quản lý tài chính của Bệnh viện Bên cạnh những ưu điểm cơ bản
đã đạt được, công tác kế toán ở Bệnh viện còn tồn tại những hạn chế: việc lập chấp hành dự toán chưa đồng bộ, thuyết minh một số khoản chi chưa rõ ràng, khai thác các nguồn ngoài NSNN còn bất cập, chứng từ lưu trữ chưa khoa học, chưa mang tính kịp thời và khách quan Đề tài chú trọng nhiều đến việc
tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện để đáp ứng cung cấp thông tin theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đi sâu phân tích về tổ chức công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ bệnh viện đáp ứng cho mục tiêu và sự phát triển lâu dài của bệnh viện
Luận văn thạc sỹ về “Tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương” của tác giả Đỗ Thị Thành (2015)[17]
đã có những đóng góp trong việc nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, củng cố phương thức chi trả BHYT, quản lý nguồn thu Bệnh viện tốt hơn Tác giả nghiên cứu sâu vào việc quản lý tài chính nhưng chưa có những đánh giá chi tiết về việc phân cấp quản lý và
Trang 14trách nhiệm cho các bộ phận, những giải pháp tăng cường quản lý tài chính đảm bảo cơ chế tự chủ
Luận văn của tác giả Dương Thị Yến Nhi (2016) về “ Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk”[16] cũng đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, công tác kiểm tra kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị Tuy nhiên tác giả cũng chưa nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tại các phần hành cụ thể để từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý và điều hành bệnh viện và cho quản lý nhà nước
Luận văn của tác giả Bùi Mỹ Lý (2016) về “ Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng” [13] đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán và sử dụng kinh phí, một
số giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, một số giải pháp phục vụ cho việc tự chủ
và quản trị tại đơn vị
Các luận văn trên đều đưa ra các vấn đề và giải quyết câu hỏi nghiên cứu theo đặc điểm hoạt động của đơn vị Tuy nhiên, với số lượng nghiên cứu
về các đơn vị công lập trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các đề tài về các bệnh viện công còn hạn chế thì việc nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại các bệnh viện công lập để tìm ra các giải pháp hoàn thiện đặt ra ngày càng lớn Ngoài các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp, đề tài tập trung thêm vào cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp trong điều kiện tự chủ về tài chính và công tác kế toán tại một số phần hành chủ yếu Bên cạnh đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang trong điều kiện đơn
vị đang triển khai thực hiện Nghị định 43[7] và sắp đến hướng theo lộ trình thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL[9]
Trang 15Xuất phát từ quá trình tìm hiểu đề tài đồng thời dựa trên cơ sở pháp lý
là các quy định Nhà nước về công tác kế toán hành chính sự nghiệp như Luật NSNN, Luật kế toán, Chế độ kế toán HCSN, Các Nghị định, Thông tư, Quyết định và các tài liệu nghiên cứu có liên quan và tình hình thực tế tại đơn vị, tác giả đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Hòa Vang” Luận văn sẽ có những đóng góp thực tiễn về công tác kế toán tại bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang như hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, công tác kế toán ở các phần hành chủ yếu
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1 K á n ệm và p ân loạ đơn vị sự ng ệp ông lập
a Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
Nhà nước thiết lập hệ thống đơn vị sự nghiệp để đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực, trong đó, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao chiếm số lượng lớn Đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là bộ phận cấu thành bộ máy cơ quan nhà nước và chịu sự quản lý nhà nước cả về tổ chức cũng như hoạt động Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức (Số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc Hội) quy định, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu
- Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Đặc trưng của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơ quan hành chính
Trang 17nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức khác là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức
cơ quan nhà nước nhưng không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính
b Phân loại đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng, mà còn
đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại
* Theo cơ chế tự chủ tài chính: Tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP chia đơn vị sự nghiệp công lập thành hai loại:
- Đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên
Tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập, xác định 3 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;
+ Đơn vị có thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp
+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
Trang 18Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó đã chia đơn vị sự nghiệp công lập gồm 4 loại:
+ Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
+ Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên
+ Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
+ Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
* Theo phân cấp quản lý tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống
ngành dọc từ trên xuống, đơn vị sự nghiệp bao gồm:
+ Đơn vị dự toán cấp I: là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao Đơn vị dự toán cấp
I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán
và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định
+ Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định
+ Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (nếu có) theo quy định
1.1.2 Đặ đ ểm oạt động ủ đơn vị sự ng ệp
Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập, hoạt động theo mục
Trang 19tiêu, nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập còn tổ chức thêm hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có để tăng nguồn thu phục vụ cho các hoạt động của đơn vị
Hoạt động theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao: Trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ khi thành lập, các đơn vị sự nghiệp tổ chức hoạt động theo quy định Hoạt động này tuân theo nguyên tắc phục vụ xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận Từ đó sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất, giá trị tinh thần xã hội và có thể sử dụng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm vi rộng[13]
Hoạt động theo chức năng của đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Nguồn kinh phí cho hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ là nguồn ngân sách cấp và các khoản có nguồn gốc từ ngân sách như thu sự nghiệp
Đối với bệnh viện, hoạt động theo mục tiêu nhiệm vụ được giao là hoạt động khám chữa bệnh theo kế hoạch, theo nguồn ngân sách được cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (thu viện phí theo quy định)
Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Để tăng nguồn thu đảm bảo
thực hiện chi cho hoạt động theo chức năng, các đơn vị sự nghiệp được phép tận dụng nguồn lực sẵn có để khai thác, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ Tùy theo loại hình hoạt động mà đơn vị sự nghiệp công có các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác nhau Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở đơn vị sự nghiệp công lập cùng với hoạt động theo mục tiêu nhiệm vụ được giao Điểm khác biệt của hoạt động này so với hoạt động theo mục tiêu, nhiệm và là nguồn kinh phí và tính tự chủ về nguồn Nguồn cho hoạt động SXKD, dịch vụ là nguồn tự huy động, và đơn vị tự quản lý thu, chi trên
cơ sở quy định, hướng dẫn chung của cơ chế tài chính Hoạt động này cũng chịu một số loại thuế như trong doanh nghiệp như thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 20Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong bệnh viện có thể là các hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu, các hoạt động ngoài chức năng như hoạt động giữ xe, căng tin
Đặc điểm các bệnh viện công lập: Bệnh viện công lập do cơ quan có
thẩm quyền và do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập Được NSNN đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm một phần hay toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao, được sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động Bệnh viện chịu sự quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bệnh viện đặt trụ sở Bệnh viện công lập có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, có con dấu và tài khoản riêng ở hệ thống Kho bạc Nhà nước và ngân hàng, được bảo đảm trước pháp luật về hoạt động của tổ chức
Bệnh viện công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế theo nguyên tác phục vụ xã hội, khong vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động khám chữa bệnh phục vụ quản lý Nhà nước nhằm thể hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước là cung ứng hàng hóa công cộng cho
xã hội Bệnh viện công lập hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi ích về mặt xã hội thông qua việc các chủ thể trong xã hội khi sử dụng các dịch vụ công được hưởng lợi ích nhiều hơn so với chi phí phải trả
Bệnh viện công lập có nguồn tài chính hợp pháp chủ yếu dưới hai dạng: NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị Căn cứ dự toán được giao, bệnh viện công lập thực hiện chi hoạt động theo các tiêu chuẩn, định mức, chế độ của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Nhiệm vụ của bệnh viện công lập phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển Tổ chức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi chuyên môn trong giáy phép hoạt động của bệnh viện và quy định
Trang 21chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân
1.1.3 Quản lý tà ín trong đơn vị sự ng ệp ó gắn ết vớ ông
tá ế toán
Kế toán trong đơn vị sự nghiệp có gắn kết chặt chẽ với công tác tài chính Mỗi một thay đổi kế toán luôn nằm trong khuôn khổ của luật ngân sách, các cơ chế tài chính (như tự chủ tài chính) Mỗi một giai đoạn của quy trình ngân sách (lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán) đều gắn với các giai đoạn, phần hành kế toán cụ thể Do đó, tìm hiểu về kế toán trong đơn vị
sự nghiệp không thể không tìm hiểu quản lý tài chính của loại hình này
a Các nguyên tắc chủ yếu về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu – chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo Việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến
sự thành công hay thất bại của các đơn vị, tổ chức Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Do vậy, trong quản lý tài chính, các đơn
vị sự nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Chi tiêu sự nghiệp phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức quy định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi này
để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý
+ Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp
+ Phải chi tiết kiệm, chống lãng phí, không chi các khoản chi không cần thiết, phô trương hình thức
Trang 22+ Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu sự nghiệp, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và hoạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, đảm bảo chi tiêu từ các khoản trên phải đúng quy định được duyệt
+ Quản lý các khoản chi tiêu hành chính sự nghiệp phải luôn gắn liền với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, đảm bảo cho các cơ quan đơn vị vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính
+ Lựa chọn hình thức kế toán: Hình thức nhật ký – sổ cái; Hình thức chứng từ ghi sổ; Hình thức nhật ký chung
Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu và trình độ quản
lý, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, mỗi đơn vị kế toán được phép lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế toán có thể thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu (kế toán) kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo
b Lập dự toán thu, chi ngân sách
Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn Hàng năm, các đơn
vị phải lập dự toán thu, chi ngân sách gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt (đơn
vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp) Dự toán sau khi được duyệt, đơn vị sự nghiệp tiến hành giai đoạn tiếp theo là chấp hành dự toán (chi ngân sách) trên cơ sở tuân thủ các nội dung, hạn mức dự toán được duyệt
Từ đó, nguồn kinh phí hình thành từ dự toán được kế toán theo dõi, phản ánh
ở nội dung dự toán kinh phí [4]
Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không [13] Mỗi phương pháp lập dự toán trên có những đặc điểm riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau Tồn tại hai phương pháp lập dự
Trang 23toán sau đây:
- Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước
và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Như vậy phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối
ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động Đây là phương pháp truyền thống, đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị
- Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra Phương pháp lập dự toán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng được chi phí và lợi ích
c Tổ chức chấp hành dự toán thu chi
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có
Trang 24hiệu quả
Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành tổ chức kế toán theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị ở phần hành kế toán nguồn và chi kinh phí
d Quyết toán thu chi
Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo
Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, kế toán các đơn vị phải lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định nộp lên cấp trên hoặc cơ quan tài chính
1.2 CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1.2.1 Cơ sở và nguyên tắ ế toán
Kế toán doanh nghiệp phải dựa vào các cơ sở và nguyên tắc kế toán
được trình bày trong chuẩn mực chung Kế toán trong đơn vị hành chính sự
nghiệp cũng tuân theo các cơ cở và nguyên tắc kế toán nhất định Tuy nhiên,
do mục đích hoạt khác với doanh nghiệp, kế toán đơn vị HSCN hướng vào chi tiêu để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao thay vì phục vụ đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh Các cơ sở và nguyên tắc kế toán sau được nhận diện:
+ Kế toán theo cơ sở dồn tích có điều chỉnh: Các đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh theo cơ sở tiền Các đơn vị hạch toán đầy đủ nợ phải thu, nợ phải trả, tính hao mòn của TSCĐ nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế toán Nguồn thu được hạch toán theo cơ sở tiền Một số khoản chi được hạch toán theo cơ sở tiền như chi mua sắm tài sản trong đó có mua sắm TSCĐ
Trang 25+ Kế toán theo từng nguồn kinh phí: Theo quy định của Luật Ngân sách và cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị phải theo dõi riêng từng nguồn kinh phí như nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án và chi kinh phí cũng phải được thực hiện trong khuôn khổ nguồn kinh phí Đơn vị không thể tự dùng nguồn kinh phí này chi cho mục tiêu khác Từ đó việc tổ chức theo dõi hình thành nguồn, chi kinh phí và quyết toán kinh phí phải luôn tuân thủ theo từng loại nguồn
+ Kế toán chi tiêu: Khác với doanh nghiệp theo đó kế toán theo nguyên tắc chi phí để xác định lợi nhuận, kế toán chi ở đơn vị HCSN bị ràng buộc bởi quy trình ngân sách, theo đó các khoản chi từ nguồn kinh phí được cấp hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách tròn kỳ đều được ghi nhận vào chi trong kỳ đó để quyết toán vào cuối kỳ, không phân biệt kinh phí đó thực sự đã sử dụng hay chưa Ví dụ như chi mua sắm TSCĐ trong kỳ đều được ghi nhận hết giá trị TSCĐ vào chi để quyết toán thay vì khấu hao tính vào chi phí hàng kỳ như trong doanh nghiệp Vật tư mua bằng nguồn kinh phí trong kỳ ở các bệnh viện đến cuối năm chưa dùng vẫn được ghi nhận vào chi (thực tế chưa dùng)
để quyết toán kinh phí
+ Tính tuân thủ: Do đơn vị sự nghiệp được cấp kinh phí, việc sử dụng kinh phí phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước với mỗi nội dung chi, tuân thủ nghiêm mục lục ngân sách nhà nước, quy chế tài chính của ngành Ví dụ như chi công tác phí phải tuân theo tiêu chuẩn, định mức phù hợp
1.2.2 Nộ ung ông tá ế toán ở đơn vị sự ng ệp
a Khái quát quy trình tổ chức công tác kế toán
* Tổ chức chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp tuân theo quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định
Trang 26chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán [8] và Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006[6], thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán HCSN, số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [5]
Tổ chức chứng từ kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình
kế toán và có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán và báo cáo kế toán, đồng thời cung cấp các thông tin kế toán ban đầu về các đối tượng kế toán làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán chính là công việc tổ chức thu nhận thông tin về nội dung các nghiệp vụ, giao dịch kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ và giao dịch đó
Tổ chức chứng từ kế toán ở đơn vị HCSN bao gồm các nội dung sau:
Xây dựng danh mục chứng từ kế toán phù hợp với đơn vị
Lập chứng từ kế toán theo quy định
Tổ chức kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán
Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
Trên cơ sở Chế độ kế toán đơn vị HCSN hiện hành, các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng chọn hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị mình và được xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết các cấp nhằm
cụ thể hóa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phục vụ cho yêu cầu theo dõi và quản
lý của đơn vị
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các đơn vị HCSN phải đảm bảo các yêu cầu: Phản ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh của đơn vị, phù hợp với các quy định thống nhất của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ
Trang 27chủ quản và cơ quan quản lý cấp trên Đồng thời phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, phân cấp tài chính, đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin trên máy tính và đảm bảo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Việc xây dựng và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán tại mỗi đơn vị Danh mục tài khoản chi tiết, cụ thể giúp cho công tác quản lý tài chính của đơn vị được dễ dàng, thuận lợi và phản ánh
chính xác bản chất tài chính của đơn vị đó
* Lựa chọn hình thức sổ kế toán
Sổ kế toán được mở, ghi chép, quản lý, lưu trữ theo quy định của Luật
kế toán, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Tuỳ vào điều kiện, đặc điểm của đơn vị, các đơn vị HCSN có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán sau: hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ Các nội dung tổ chức sổ kế toán như sau:
- Lựa chọn hình thức kế toán
- Xác định hệ thống sổ kế toán phù hợp
- Tổ chức quá trình ghi sổ, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán
* Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và quyết toán ngân sách
Báo cáo tài chính (BCTC) của các đơn vị sự nghiệp phải được lập theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, đúng theo mẫu biểu và phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn và các báo cáo được chuyển đến từng nơi nhận báo cáo một cách đầy đủ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời
BCTC phải lập theo đúng các biểu mẫu quy định của Chế độ kế toán đơn vị HCSN, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời gian và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo
Trang 28* Tổ chức kiểm tra kế toán
Các đơn vị HCSN cần tổ chức công tác kiểm tra kế toán, nhất là cá đơn
vị dự toán cấp trên, qua đó ngăn ngừa, phát hiện những sai sót, gian lận trong công tác kế toán Công tác kiểm tra kế toán ở các đơn vị HCSN đảm bảo hiệu quả thì cần phải tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra việc lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán;
- Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tài khoản kế toán;
- Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, phân tích, nộp và sử dụng báo cáo tài chính;
- Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê tài sản thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Nhà nước, việc thực hiện lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy, phân công công việc, sử dụng cán bộ quan hệ công tác và mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận
b Tổ chức kế toán theo hoạt động và theo nguồn kinh phí
Hoạt động của đơn vị HCSN là hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao và có thể có thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Do kế toán phải tuân theo nguồn kinh phí, kế toán trong đơn vị sự nghiệp phải được
tổ chức theo từng hoạt động, trong mỗi hoạt động phải theo dõi riêng từng nguồn kinh phí
Đối với hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao: Kế toán phải tổ chức theo dõi nguồn, chi theo từng loại nguồn như nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí chương trình, dự án đề tài, nguồn kinh phí xây dựng cơ bản, nguồn nhà nước đặt hàng Tài sản dùng cho hoạt động nào phải được hình thành và theo dõi chi tiết cho nguồn đó Từ đó cần tổ chức tài khoản, sổ kế toán chi tiết phù hợp với mỗi nguồn, chi và tài sản hình thành từ nguồn đó
Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Đây là hoạt động về bản chất phải được theo dõi, hạch toán như hoạt động SXKD của doanh
Trang 29nghiệp Từ đó kế toán phải tổ chức theo dõi riêng cho hoạt động này theo cách theo dõi nguồn vốn, tài sản, lao động, chi sản xuất kinh doanh, thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ Kế toán cũng phải xác định lợi nhuận, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
c Đặc điểm kế toán một số hoạt động và phần hành chủ yếu
* Kế toán nguồn kinh phí và chi kinh phí hoạt động
Nguồn kinh phí hoạt động là nguồn kinh phí cơ bản của đơn vị sự nghiệp, được dùng cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao Nguồn kinh phí này có thể do ngân sách cấp hoặc các khoản thu sự nghiệp, thu SXKD dịch vụ bổ sung
Để theo dõi nguồn kinh phí hoạt động, kế toán sử dụng tài khoản 461, chi tiết theo nội dung kinh phí (thường xuyên, không thường xuyên), theo thời gian (năm nay, năm trước, năm sau) Kế toán cũng phải mở các sổ kế toán theo quy định (như sổ chi tiết nguồn kinh phí hoạt động theo chương, loại, khoản, nhóm mục, mục, tiểu mục quy định trong Mục lục Ngân sách Nhà nước) để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh nguồn và quyết toán nguồn kinh phí
Cuối niên độ kế toán, kế toán thực hiện báo cáo số kinh phí đã sử dụng,
số kinh phí nộp trả hoặc được chuyển sang năm sau để phản ánh theo quy định hạch toán trên tài khoản 461
Về kế toán chi hoạt động, kế toán phải vận dụng tài khoản 661, chi tiết theo nội dung kinh phí, theo thời gian kinh phí để hạch toán các nghiệp vụ chi kinh phí trong kỳ Kế toán cũng phải mở các sổ kế toán của tài khoản 661 phù hợp (như Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo Mục lục Ngân sách Nhà nước) để phản ánh Cuối kỳ, lập báo cáo
chi kinh phí chờ quyết toán và xử lý kết chuyển từ chi phí phí năm nay thành
Trang 30chi kinh phí năm trước
* Kế toán nguồn và chi kinh phí chương trình, dự án đề tài
Nguồn kinh phí dự án là nguồn để tài trợ cho hoạt động dự án, chương trình, đề tài như các chương trình giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được Đảng
và Nhà nước giao
Để theo dõi nguồn kinh phí dự án chương trình, đề tài, kế toán sử dụng tài khoản 462, chi tiết theo tài khoản gồm TK 4621 – Nguồn kinh phí NSNN cấp; TK 4623 – nguồn kinh phí viện trợ và TK 4628 – nguồn khác), theo thời gian (năm nay, năm trước) Kế toán cũng phải mở các sổ kế toán theo quy định, như sổ theo dõi chi tiết nguồn kinh phí, và thuộc năm trước và năm nay trong trường hợp chương trình, dự án được thực hiện trong nhiều năm và trong thời gian chờ xét duyệt báo cáo quyết toán Cuối kỳ hoặc khi kết thúc chương trình, dự án, đơn vị phải làm thủ tục quyết toán tình hình tiếp nhận và
sử dụng nguồn kinh phí chương trình, dự án, đề tài với cơ quan cấp trên, cơ quan Tài chính và nhà tài trợ
Chi dự án là khoản chi được tài trợ từ nguồn kinh phí dự án như nguồn ngân sách cấp, nguồn tài trợ quốc tế Về kế toán chi dự án, chương trình, đề tài, kế toán vận dụng tài khoản 662, chi tiết theo thời gian kinh phí để hạch toán các nghiệp vụ chi kinh phí Kế toán cũng phải mở các sổ theo dõi chi tiết chi phí của từng chương trình, dự án, đề tài và tập hợp chi phí cho việc quản
lý dự án, chi phí thực hiện dự án theo Mục lục Ngân sách Nhà nước và theo nội dung chi trong dự toán được duyệt của từng chương trình, dự án, đề tài Tài khoản 662 được mở theo dõi lũy kế chi dự án từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình, dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng
* Kế toán thu sự nghiệp
Thu sự nghiệp là các khoản thu theo chức năng hoạt động chuyên môn
Trang 31như thu học phí trong các trường, thu viện phí trong bệnh viện…và các khoản không thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Khi thu phí và lệ phí các đơn vị phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chấp thuận cho in
và sử dụng Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi phải theo quy định của Nhà nước
Để theo dõi thu sự nghiệp, kế toán phải sử dụng tài khoản 511 và các sổ
kế toán có liên quan Tất cả các khoản thu của đơn vị hành chính sự nghiệp phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có TK511 “Các khoản thu” Sau
đó căn cứ vào chế độ tài chính hiện hành mà kết chuyển số đã thu từ bên Nợ
TK 511 “Các khoản thu” sang bên Có của các tài khoản liên quan Kế toán phải mở sở chi tiết các khoản thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng ngành để theo dõi các khoản thu của từng loại theo từng hoạt động
* Kế toán tài sản (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, tài sản
cố định)
Nguyên liệu, vật liệu dùng trong công tác chuyên môn ở các đơn vị HCSN là các vật liệu chủ yếu như thuốc dùng để khám chữa bệnh, giấy bút mực dùng cho văn phòng, cho in ấn…
Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình hoạt động của đơn vị như: than, củi, xăng dầu…
Phụ tùng thay thế: Là loại vật liệu dùng để thay thế sửa chữa các chi tiết, bộ phận của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
Công cụ dụng cụ: Là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, dụng cụ thường bao gồm ấm, chén, máy tính cá nhân, bàn ghế, tủ tư liệu, thiết
bị quản lý giá trị đầu tư nhỏ…
Hàng hóa: là sản phẩm do đơn vị sản xuất; là sản phẩm thu hồi được trong nghiên cứu, chế thử, thí nghiệm; là sản phẩm mua về để sản xuất, kinh doanh
Trang 32Tài sản cố định hữu hình: là những tƣ liệu lao động có hình thái vật chất, có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính
Tài sản cố định vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ, chi trả hoặc chi phí nhằm có đƣợc các lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các bản quyền hoặc đặc quyền của đơn vị, nhƣ: giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, quyền tác giả, phần mềm máy tính…
Để theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, tài sản cố định, kế toán phải sử dụng các tài khoản 152, 153, 155, 211, 213, 214
TK 152, 153 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho để sử dụng cho các hoạt động của đơn vị HCSN, nhƣ: hoạt động HCSN, dự án, đầu tƣ XDCB Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phải thực hiện đồng thời ở kho và ở phòng kế toán Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lƣợng nhập, xuất, tồn kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng
cụ Ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết để ghi chép cả về số lƣợng, giá trị từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất tồn kho Định kỳ kế toán
và thủ kho phải đối chiếu về số lƣợng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
TK 155 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa của đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, có sản phẩm tận thu
Tài sản cố định phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động các loại TSCĐ hữu hình và vô hình theo chỉ tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn Gồm
có 3 tài khoản để phản ánh: TK 211 “TSCĐ hữu hình”, TK 213 “TSCĐ vô hình” và TK 214 “Hao mòn tài TSCĐ”
Trang 33* Kế toán hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ là các khoản thu về bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi thu từ bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đơn vị phải sử dụng hóa đơn, chứng từ theo đúng chế độ quản lý, in, phát hành và sử dụng hóa đơn chứng từ
Để theo dõi thu sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán phải sử dụng tài khoản 531 Tất cả cá khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có Tài khoản 531 “Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh” Cuối kỳ kế toán, xác định số chênh lệch thu, chi của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để kết chuyển sang TK 4212
“Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất kinh doanh”
Về kế toán chi sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán phải vận dụng tài khoản 631, phải theo dõi chi tiết cho từng hoạt động sản xuất, kinh doanh và theo từng nội dung chi Kế toán phản ánh các nội dung liên quan đến các khoản chi sản xuất kinh doanh, như: lương và khoản trích theo lương, nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh … Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh vào bên Có của TK 631 và Nợ của TK 531
* Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán phản ánh vào bên Nợ của TK 631 Xác định doanh thu sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán phản ánh vào bên Có của TK 531 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu và chi phí:
Nợ TK 531 Có TK 631 Cuối kỳ, kế toán tính toán và kết chuyển số chênh lệch giữa thu với chi của hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu thu lớn hơn chi, ghi Nợ TK 531, Có TK 421 “Chênh lệch thu chi chưa xử lý”, nếu thu nhỏ hơn
Trang 34chi, ghi Nợ TK 421, Có TK 531
Hình 1.1 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
* Lập và nộp Báo cáo tài chính
+ Các quy định chung về báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kteo, cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình thực trạng của đơn vị, là căn
cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chi tiết đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời gian và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số
dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo
Trang 35quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính
sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản
lý nhà nước Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ
kế toán
+ Trách nhiệm của đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo tài chính: Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều
48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I,
II gọi là đơn vị kế toán cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán dưới đơn vị kế toán cấp III (nếu có) gọi là đơn
vị kế toán trực thuộc Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo tài chính quý, năm của đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau:
- Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm
và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và
cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị
- Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp dưới và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế toán cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc
- Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế và các đơn vị khác
có liên quan, có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý
Trang 36và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính sự nghiệp
+ Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách: Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải đảm bảo
sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được người lập, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai
+ Kỳ hạn lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm Các đơn
vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động
+Thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý
- Đơn vị kế toán trực thuộc (nếu có) nộp báo cáo tài chính quý cho đơn
vị kế toán cấp III, thời hạn nộp báo cáo tài chính do đơn vị kế toán cấp trên III quy định;
- Đơn vị kế toán cấp III nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp II
và cơ quan Tài chính, Kho bạc đồng cấp chậm nhất 10 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;
- Đơn vị kế toán cấp I nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Tài chính,
Trang 37Kho bạc đồng cấp chậm nhất 25 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý
+Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm
Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN: Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi, bổ sung số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật thời hạn nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại tiết 6.2, điểm 6, mục I phần thứ tư của
QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006
Đối với đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan cấp trên và cơ quan Tài chính, Thống kê đồng cấp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
* Lập Báo cáo nội bộ ( phục vụ cho quản trị nội bộ)
Ngoài việc lập báo cáo tài chính theo quy định, tùy theo yêu cầu quản
lý nội bộ, các đơn vị sự nghiệp còn lập các báo cáo nội bộ nhằm cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ Về bản chất là báo cáo kế toán quản trị Các loại báo cáo quản trị nội bộ có thể là:
- Báo cáo các loại tài sản theo hoạt động như:
Báo cáo TSCĐ, vật tư hàng hóa, tiền, dùng cho hoạt đông theo mục tiêu, nhiệm vụ;
Báo cáo TSCĐ, vật tư hàng hóa, tiền dùng cho chương trình, dự án
đề tài, báo cáo TSCĐ, vật tư hàng hóa, tiền dùng cho hoạt động theo đơn đặt hàng của nhà nước;
Báo cáo TSCĐ, vật tư hàng hóa, tiền dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nội dung, hình thức các báo cáo này được lập tùy theo mục tiêu, nhu cầu thông tin của mỗi đơn vị Mục đích là cung cấp thông tin cho quản lý, điều hành của đơn vị để theo dõi việc hình thành, sử dụng của các tài sản theo
Trang 38mỗi hoạt động khác nhau; qua đó có thể khai thác, sử dụng tài sản hiệu quả hơn trên cơ sở tuân theo quy định tài chính hiện hành
- Báo cáo sử dụng vật tƣ, tài sản ở các bộ phận: Nhằm theo dõi, quản
lý tránh thất thoát tài sản ở các bộ phận, phòng ban; qua đó đánh giá bộ phận nào tiêu dùng , đƣợc đầu tƣ nhiều vật tƣ, tài sản trên cơ sở so sánh với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao cho bộ phận đó
- Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh theo bộ phận, theo hoạt động
- Báo cáo thu từ SXKD, dịch vụ theo từng bộ phận, theo từng hoạt động nhƣ hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ, hoạt động giữ xe, hoạt động căng tin ở trong bệnh viện
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về những đặc điểm hoạt động và công tác kế toán tại các đơn vị SNCL, trong đó nêu rõ quy trình tổ chức công tác kế toán từ khâu lập dự toán đến chấp hành dự toán
và quyết toán ngân sách Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu một số nội dung theo
lý thuyết về cách quản lý, hạch toán các nguồn thu chi trong đơn vị SNCL
Xuất phát từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1, luận văn sẽ tiến hành tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tế đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý
và công tác kế toán của Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang Từ đó Luận văn nhận định những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho
tổ chức hạch toán kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và tài chính
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN HÒA VANG
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HUYỆN HÒA VANG
2.1.1 G ớ t ệu về Bện v ện Đ o uyện Hò V ng
Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang nằm trên tuyến quốc lộ 14B, địa bàn thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Khởi công xây dựng vào cuối năm 2011, khánh thành tháng 9 năm
2013 Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, gồm khu phòng khám cấp cứu, khối kỹ thuật nghiệp vụ
Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn, giúp người dân thuận tiện trong quá trình điều trị và khám chữa bệnh, ngoài ra còn tăng cường công tác giám sát tích cực tại cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm, sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra
Những ngày đầu hoạt động bệnh viện có quy mô 5 khoa với 100 giường bệnh, được trang bị các thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến như máy thở người lớn và trẻ em, máy Monitoring theo dõi bệnh nhân, máy X-quang cao tần, máy phân tích huyết học, máy phân tích khí thở, nước tiểu, sinh hóa, chỉnh hình, sản phụ khoa, tai mũi họng…
Bên cạnh đó, Sở Y tế thành phố điều động 15 bác sỹ, 01 dược sỹ đại học, 23 cán bộ chuyên môn khác từ các Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi, Trung tâm y tế Quận Cẩm Lệ, Bệnh viện Mắt về Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang
Giai đoạn hai đã đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2016, với 5 tầng