1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Tyu Murakami

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Ryu Murakami
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Bích Nhã Trúc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học Nước ngoài
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 48,8 MB

Nội dung

Và đến với Ryu Murakami, tác giả đãgóp thêm một góc nhìn mới về con người và xã hội giai đoạn này thông qua việc thẻ hiện mối liên hệ giữa căn tính cá nhân, dân tộc và hệ quả của việc nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC SU PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGU VAN

CĂN TÍNH VÀ BẠO LỰC TRONG TIỂU THUYET CUA RYU MURAKAMI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Như

CĂN TÍNH VÀ BẠO LỰC

TRONG TIỂU THUYET CUA RYU MURAKAMI

Chuyén nganh : Văn học Nước ngoài

Mã số sinh viên : 4501601094

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

ThS NGUYEN BÍCH NHÃ TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

tôi Mọi kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa từng

được công bố trong bất kì công trình nào khác Kết quả nghiên cứu và

ý tưởng của tác giá khác, nêu có, đều được trính dan có nguồn rõ ràng

và xác thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều tôi đã cam đoan

ở trên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện khoá luận

Nguyễn Thị Quỳnh Như

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận tốt nghiệp ngày hôm nay chính là thành quả tôi có được nhờ những lời giảng dạy, tình yêu thương cũng như sự giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè trong suốt bốn năm học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh Mặc dù hành trình này có không ít chông gai và thử thách, song đó

cũng là một trải nghiệm thú vị, mang lại nhiều kinh nghiệm trên con đường học vấn sau này của tôi.

Với niềm tri ân chân thành và sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Bích Nhã Trúc, người đã thắp cho tôi những ngọn lửa đam mê đầu tiên

trên con đường theo đuôi chuyên ngành Văn học phương Đông này Trong quá

trình thực hiện khoá luận, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình từ những

bước cơ bản trong việc nghiên cứu cho đến những lời nhận xét dé hoàn thành

khoá luận một cách bài bản Dù khả năng của tôi còn nhiều hạn chế nhưng Cô

vẫn luôn kiên nhan chi bảo và đó sẽ là những hành trang quý báu mà tôi mang

trên hành trình tiếp theo.

Với niềm tri ân đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô thuộc

khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh Chính mái nhà Văn Khoa đã cho tôi những nền tảng kiến thức cũng như học hỏi được ở

Thay Cô sự nghiêm túc, liêm chính trong nghiên cứu và giảng day.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên, quan tâm tôi mỗi ngày Xin gửi lời yêu thương đến những người bạn cùng khoá (Tâm

Anh, Phương Duyên Khanh Ninh), người ban nơi phương xa (Van Anh) và các

anh chị tiền bối đã luôn đồng hành, chia sẻ và góp ý cho tôi trong quá trình thực

hiện khoá luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thanh phố Hồ Chi Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện khoá luận

Nguyễn Thị Quỳnh Như

Trang 5

MỤC LỤC

MƠ ĐA ssscasssscsscssscssoccssssssacssssssssssssssssusosss sascasssssasessssssncessssssvsssssesasssssssasssssssssessissioos 1

OD; EâểchạmiRPlssasssaaiabtnioieitioittibiiitdG1603603006006316034600180046038/3680090830 |

2 Lịch sử nghiín cứu co con nhu nhì nhìn ng 0100109 e 2

3 Đối tượng vă phạm Vi nghiín €Ứu .s- 5c se +v+vx+xkeExevxeerserasrssrrsre 11

4 Phương phâp nghiín cứu -eesssesesseeeseesrirrrrrrsrrrrerirsrrsrnrenseesre 12

Š | ae 13

6, (CfnitreclaiRGfiMỆNbssssaaaioioaaaiioioiiooidoititoioitiibidbiititoitiitoiadisoassnd 13CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VĂN ĐỀ CHUNG sisssssssssssssssssssssssssasssssssssssossssssssssssssssssssssse 15

1.1 Về “căn tinh” vă “bao Nuc? ccccccceccssecesscssecesscesecessvcuesssvsussessecussncstsessecaeeessncaees 15

PLE: (GỐI! ÑÑ ltttiitiiiiatii4115515581161516311563155535ê8358188365535556518ê5)551388558858555818611884388338853ê58 15

1.1.3 Mỗi quan hệ giữa căn tính vă bạo HC ccSccsSeeeeeresrexrrrerrreerree 29

1.2 Nước Nhật thời kì hậu chiến - tiền dĩ xê hội của vẫn dĩ “căn tinh” vă “bạo lực”

1.21 Sơ lược lịch sử Nhật Ban thế ki XX Sun, 1.2.2 Truyền thong văn Ïuaâ 5-22225ss2SSe2S32232223E22412242231122112221222112 211 Xe 37

1.3 Ryu Murakami trong dòng văn học hậu chiến Nhật Bản 5- 40

1.3.1 Những chủ đề văn xuôi hậu chiến Nhật Bản 55 c5 ccccserccecscee 40

1.3.2 Giới thiệu về tâc giả Ryu MiurdÔ@Imi 5c E1 Hi c1 xe4I1.3.3 Điểm đặc sắc của Ryu trong giai đoạn năy so với những tâc gia khâc 43

CHƯƠNG 2 CĂN TÍNH NHẬT BAN THỜI HẬU CHIEN

TRONG TIEU THUYET RYU MURAKKÂ MI, 5-55 5< so sssssse 48

2:I.išntnh¡f(Bìnhdiện CAMA ¡sioscoaiiiaoioiiiiioaotooiiiiiiiiitiiiiitistiiittii1i6108511ê8558sê8:a0 48

In NT ri 7n nh ống ad 4§

2.1.2 Sang CRGN WIEN 1 8n ốnố e e<e 55

Trang 6

2:2 ' Can tinh i Dink diện:đân LỘC coeoocoocoooiiciooiiitatiiati0101041053806ãã86ãã8ã3Ẵ 62

2.2.1 Lich sử và trai nghiệm cộng đông l4 11504111142211522114041514151119111511452311541161211314531157 622.2.2 Toàn cau hoá và sự kiên tạo căn tính văn hoá trới - -«<<see<eeess 69

CHƯƠNG 3 BẠO LỰC TRONG MÓI LIÊN HỆ VỚI CĂN TÍNH

TRONG TIỂU THUYET RYU MURAKKAMI, e- 5< 5255 5s<seevsecvee 77

3.1 Bao lực như la hệ quả của việc giản lược hoá sự phân loại căn tính 77

3.1.1 Bao lực thể hiện qua sự tranh đấu cá nhân -:- 2SkVSEE121 212112122212 77

3.1.2 Bao lực thé hiện qua sự xung đột tập thể ©52c5scccccsccsecsccsrree 83

3.2 Bao lực như là phương thức tìm kiếm căn tính con người -‹. 86

3.2.1 Bao lực thể hiện qua khao TAG giải HG : .c-ecceesiesiisgsasisessasasssessessssad 86

3.2.2 Bao lực thé hiện qua IƯỚC muon kháng định chinh mình - c<c5 95

PIR WINING: Fi; case cosscosaseesucasucessssessacsuasseaescatsuahscussaussusssusssssuissuverercusssdsssessisasiecsveatsvssssaurs 124

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bang 1 Những tác pham của Ryu Murakami đã được xuất bản ở Việt Nam.

DANH MỤC CÁC SƠ DO, BIEU DO

Sơ đồ 1.1 Mô hình quá trình hình thành căn tính dan tộc của Phinney (1989).

Sơ đô 1.2 Mỗi quan hệ giữa căn tính và bạo lực

Biêu đồ 1 Tỉ lệ các kiêu bao lực xuất hiện trong sáng tác của Ryu Murakami.

Trang 8

MỞ DAU

1 Lí do chọn đề tài

Triết gia người Án Độ Amartya Sen từng cho rằng: “mét thé giới phân chia theo kiêu

đơn chuan là một thé giới chia rẽ nhiều hơn cả cái vũ trụ đa phức đa căn tính vốn địnhhình nên thé giới chúng ta đang sống” (Amartya Sen, Tran Tién Cao Dang và Lê TuanHuy dịch 2012, tr 17) Thật vậy, căn tính từ trước đến nay vẫn luôn là yếu tố mà conngười trăn trở tìm kiếm dé khang định bản than, khang định cộng đồng mà mình thuộc

về Căn tính còn là đanh dự, là lòng tự tôn mà mỗi cá nhân trong quá trình sông ra sức bảo vệ Tuy nhiên, căn tính đồng thời cũng chính là con dao hai lưỡi, là nguồn gốc sâu

xa của những con người lạc lối của các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc là nguyênnhan tạo ra khoảng cách giữa chính những con người với nhau Nhưng đáng tiếc thay,

đây không phải là điều hiển hiện rõ nét dé con người có thé thấu tỏ Và mỗi cá nhân đều sông trong những nhóm xã hội như thé, họ bị dán nhãn những căn tính nhất định vạch

ra ranh giới giữa căn tính của người này với người khác, đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tác động lên đời sống vật chất và tỉnh thần của con người.

Không nằm ngoài những biến chuyền của thế giới, Nhật Bản cũng là một trong số những

quốc gia sớm tiền hành cái cách, hội nhập và hiện đại hoá theo định hướng tư bản chủ nghĩa Đứng trước những yếu tố ngoại lai có khả năng làm suy giảm văn hoá truyền thông Nhật Bản đã nâng cao hơn nữa chủ nghĩa dân tộc vốn có quy định căn tính cần

có cho mỗi cá nhân, đây họ vào thé “tiến thoái lưỡng nan”, bối rối trước ranh giới hội

nhập và đánh mat chính mình

Văn học Nhật Bản thời hậu chiến đã khang định được vị thé của mình qua các sáng

tác của Natsume Soseki, Haruki Murakami, Và đến với Ryu Murakami, tác giả đãgóp thêm một góc nhìn mới về con người và xã hội giai đoạn này thông qua việc thẻ

hiện mối liên hệ giữa căn tính cá nhân, dân tộc và hệ quả của việc nhìn nhận sai những

yếu tố này sẽ dẫn đến bạo lực Lớn lên trong thời kì hậu chiến, giai đoạn Nhật Bản đang

phục hỏi, hàn gắn và tiếp nhận những yếu tổ mới mẻ, Ryu Murakami đã tận mắt chứng

kiến những xung đột cá nhân và tập thé trong chính xã hội của minh Ryu tiếp xúc với

văn hoá phương Tây từ rất sớm và cũng dành tình cảm cho âm nhạc, triết học và vănchương phương Tây, tuy nhiên sau khi căn cứ Mỹ xuất hiện ở nhiều nơi và phong trào

phản chiến bat đầu bùng nổ, Ryu mới có dip tiếp xúc với văn hóa hippie, và văn hóa này

đã ảnh hưởng sâu sac đên tư tưởng của tác giả trong suôt những năm về sau Các tác

Trang 9

phẩm của Ryu Murakami phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống và con người Nhật

Bản, kế cả những góc khuất sâu kín nhất trong lòng mỗi cá nhân Bang cách đưa ra

những hậu quả tàn bạo của việc xúc định sai lệch hay đơn giản hoá căn tính, Ryu đã mô

phỏng lại quá trình đấu tranh của con người ngay từ lúc còn là một đứa trẻ cho đến khitrưởng thành, gắn với đó là những biến chuyên của xã hội không ngừng tác động quy

định khiến cho các cá nhân lầm đường, lạc lỗi và nặng nề hon là sự cực đoan trong việc

nhìn nhận các dân tộc khác từ góc nhìn dân tộc mình.

Chính vì thé, tìm hiểu các tác pham của Ryu Murakami không chi là dé khám phá

thé giới nghệ thuật, giải mã nội dung mà qua đó còn là những tư tưởng chi phối xã hội

Nhật Bản lúc bay giờ Bên cạnh đó, các tác phẩm của Ryu không chi mang tính phản

ánh mà còn có cả tính dự đoán, bởi lẽ thông qua mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện Ryu

Murakami đều gửi gắm cái nhìn của mình về tương lai Nhật Bản Tuy nhiên, thực tế cho

đến nay, dù đã có rất nhiều những bài nghiên cứu về van dé căn tính, bao lực — và nhiều

bài phỏng van về Ryu Murakami, song những công trình đó vẫn chỉ nhìn nhận van déđưới góc độ xã hội học, chưa có một công trình nào tiền hành khảo sát các tác phâm của

tác giả này trong sự liên hệ với vấn đề căn tính và bạo lực Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các tác phâm của Ryu Murakami thông qua van dé căn tính và bạo lực là một đề tài mới, có khả năng mở ra những góc nhìn khác trong việc nghiên cứu các tác phâm của tác giả này và đồng thời cũng có giá trị thực tiễn trong tình hình thế giới đang có nhiều

xung đột hiện nay Bởi lẽ, con đường hiện đại hoá của quốc gia đi đầu như Nhật Bản

được phản ánh qua tác phầm của Ryu cũng chính lả bai học kinh nghiệm vả cũng là tam

nhìn xa cho các quốc gia giàu văn hoá truyền thống khác trên thế giới Trong bối cảnh

hiện nay, khi các cuộc xung đột bạo lực điển ra căng thăng trên thế giới giữa Ukraine Nga và cuộc nỗi dậy của các phan tử cực đoan khác mà nguồn gốc sâu xa chính từ vẫn

-đẻ căn tính đã khiến cho việc tìm hiểu -đẻ tài này càng mang tính cấp thiết Ngoài ra,

hướng nghiên cứu này cũng có khả năng đóng góp một góc nhìn mới trong việc đọc và

tim hiểu các tác phim văn học nói chung Tựu trung, với những lý do trên, người viết

lựa chọn thực hiện đề tài: Can tinh và bạo lực trong tiéu thuyết Ryu Murakami cho

luận văn tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn của bản thân.

2 Lịch sử nghiên cứu

Van dé vẻ căn tính đã xuất biện từ rất lầu trong tiến trình phát triển của loài người,

tuy nhiên phải đến giai đoạn cuối thé ki XX, vẫn dé này mới thật sự được đem ra bàn

luận sâu rộng và trở thành đề tài của nhiều lý thuyết đến từ các phân ngành khác nhau

Trang 10

Ở Việt Nam, mặc dù “căn tinh” đã được xuất hiện nhiều lần trên mặt báo trong các bài

tuyên truyền, song việc nghiên cứu một cách bài bản vẫn còn tương đối hạn chế Do đó

mà van đẻ về mỗi quan hệ giữa “căn tinh” và “bạo lực” lại càng ít được nhìn nhận Ngoài

ra, mặc đù Ryu Murakami đã cho ra mắt rất nhiều tác phẩm da dang thé loại và dé tài,bản thân tác giả cũng được công nhận bằng các giải thưởng danh giá nhưng do bản dịchcác tác phẩm ở Việt Nam còn hạn ché, lỗi hành văn còn mới lạ khiến cho những dé tàinghiên cứu trong nước về Ryu Murakami gần như là không có Chính vì vậy ở phầnlich sử nghiên cứu van dé sau đây, người viết chủ yếu sẽ chỉ điểm qua một số ít côngtrình trong nước có liên quan trực tiếp đề cung cấp cái nhìn bao quát, cụ thê về van đề

căn tính và bạo lực Nỗi bật hơn sẽ là giới thiệu những bài nghiên cứu về Ryu Murakami đưới góc nhìn của bạn bè quốc tế dé từ đó có thé đưa ra sợi dây kết nối hai van dé trên.

2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề căn tinh

Eli Hirsch — triết gia người Mỹ, tác giả của hơn 70 cudn sách và bài báo đã cống hiển

cho lý thuyết căn tính một nền tang cơ bản quan trọng khi xuất bản cuốn sách Khái niệm

về căn tinh (The concept of Identity) (1982) Ngoài việc đưa ra định nghĩa về căn tính

thông qua việc nghiên cứu về sự ton tai (persistence), Eli Hirsch cũng đồng thời chỉ ra hai quá trình quan trọng liên quan đến sự hình thành căn tỉnh xã hội, đó là quá trình tự phân loại và quá trình so sánh xã hội và mỗi quá trình trên sẽ dan đến những kết quả

khác nhau.

Tiếp nỗi công trình của Eli Hirsch, Peter J Burke cùng với Jan E Stets (1998) đãđưa ra những sự phân loại giữa Lý thuyết căn tính (identity Theory) và Lý thuyết căn

tinh xã hoi (Social Identity Theory) (1998) Theo những nhà nghiên cứu này, có ba vùng

trung tâm có thé kết noi hai lý thuyết trên lại với nhau Đầu tiên là sự khác biệt giữa nhóm tập hợp trong lý thuyết căn tính xã hội va vai trò trong lý thuyết căn tinh Thứ hai

là sự kích hoạt căn tính và khái niệm về xác sưất mà một căn tính sẽ được kích hoạt

trong môi trường nhất định (salience) được sử dụng trong mỗi lý thuyết Cuối cùng là

về các quá trình cốt lõi khi một căn tính được kích hoạt Có thé nói, thông qua bài nghiên

cứu này, các tác giá đã chỉ ra các đặc trưng nhóm — yếu tô quan trọng trong lý thuyết

căn tính xã hội trong sự phân biệt với vai trò của cá nhân khi là một cá thé độc lập với

khi thuộc về một cộng đồng nhất định Sau đó công trình nay tiếp tục được mở rộng

nghiên cứu và kết quả chính là bài luận Sự thay đổi căn tinh (Identity change) (2006)

của Peter J Burke Bằng cách phác hoạ quá trình căn tính hình thành, tác giả đã chỉ racách mà những căn tính đã thành hình này thay đôi theo thời gian Đồng thời, Peter J

Trang 11

Burke cũng khang định rang căn tính con người không phải là yếu tố bat biến và trường

tồn và việc thay đôi tiêu chuẩn căn tinh sẽ tái định nghĩa cá nhân

Được xem là cuốn sách đầu tiên tong hợp thành công nhiều van đề khác nhau liên

quan đến căn tính, Brian Garrett trong công trình Căn tính cá nhân và sự tự nhận thức

(Personal identity and Self — consciousness) (1998) đã nghiên cứu căn tính trong dòng

chảy của thời gian thông qua việc lan lượt trả lời các câu hỏi cơ bản: “Cá nhân là gì?”,

*Điều kiện can đề cá nhân vẫn là chính họ qua thời gian là gì?", “Vi sao căn tính cá nhânlại quan trong?” Sau đó là những quan điềm của tác giả nhằm bảo vệ căn tính khỏi chủnghĩa đa nghỉ trong cuộc sông hiện đại ngày nay Điểm đặc biệt trong công trình này

chính là việc tác gia đã đưa ra tam quan trọng của việc xác định căn tính như là một điều thiết yêu mà mỗi cá nhân khi tôn tại đều cần phải có bởi lẽ nó gắn liên với “quyén và nghĩa vụ và do đó nó xác định một các rõ ràng tam quan trọng cúa dao đức” (Garrett,

1998, tr 29).

Một trong những bài nghiên cứu sâu rộng, đầy đủ về căn tính Nhật Bản phải ké đến

chính là bài nghiên cứu Xét lại van dé căn tính Nhật Ban trong thời hiện đại

(Rethingking Identity in Modern Japan) (2002) của Yumiko lida Công trình này khảo

sat nhimg no lực của người Nhật hiện đại trong việc xác định căn tính dân tộc từ những

năm 1930 Mỗi phần đều cung cấp một bản tường thuật về quá trình phát triển kinh tế,

chính trị, văn hoá trong thời kì được đẻ cập và tác động của những biến chuyên đó đến

việc xác định căn tinh Yumiko lida cho rang: “Cho dù động cơ và mỗi quan tâm của họ

(Nhật Bản và Phương Tây hiện đại) là hoàn toàn khác nhau, song ý thức của người Nhật

về căn tinh văn hoá được đánh thức bởi chính sự gặp gỡ với phương Tây hiện dai” (lida,

2002, tr 23) Có thê thấy, lựa chọn con đường giao lưu văn hoá, mở cửa giao thương

với thé giới trong thời kì hiện đại hoá cua Nhat Ban đã đặt ra không ít thách thức với

chính đân tộc của họ.

Tình hình nghiên cứu về vấn đề căn tính trong nước tuy chưa phô biến song vẫn có một vài đóng góp nhất định Chăng hạn, bài báo Phạm Quỳnh trong hành trình định vị

căn tính Việt dau thé ki XX (2020) của Trần Thị Tươi đã khăng định rằng sự khác biệt

về căn tính “khéng chỉ dừng lại ở thứ tương quan giúp một dân tộc tạo dựng ban sắcriêng của họ nữa mà nó còn là thứ thôi thúc người ta cô kết lại với nhau trong một nỗ

lực duy trì những giá trị văn hóa riêng Ý thức vẻ căn tính góp phan làm nên nội lực của

một cộng đông, đồng thời cũng góp phần hình thành một lực đối kháng mạnh mẽ vớicăn tính của kẻ khác” (Tuoi, 2020, tr 1) Bang cách nghiên cứu sự hình thành căn tính

Trang 12

từ các yêu tô tiên khởi (nòi giống và chủng tộc), đến những tác động của lịch sử và trai

nghiệm cộng đông sau đó là những mặt trái của căn tính Việt dé hướng đến việc xâydựng một tinh thần din tộc mới trong bối cảnh xã hội hiện đại, Tran Thị Tươi đã phác

hoa thành công bức tranh căn tính của người Việt một cách rõ ràng, sắc nét Mặc dù vẫn

còn tồn tại một vài hạn chế khi chưa vạch ra ranh giới giữa căn tính cá nhân và căn tính

din tộc, song, góc nhìn cúa bai báo cũng đã cung cap cho người viết một hướng nghiên

cứu phù hợp cho khoá luận này.

Ngoài công trình trên,

2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực

Bạo lực từ trước đến nay thường được nhìn nhận dưới góc độ của tâm lý học bởi lẽ đây là hành động có tính chất bộc phát sinh ra bởi sự kìm nén cảm xúc quá mức hoặc

được nuôi đưỡng bởi môi trường sống của con người qua thời gian Tuy nhiên, dưới góc

độ mỹ học, bạo lực cũng là một trong những yếu tô thường thấy, đặc biệt là trong các

lĩnh vực như triết học, văn học và xã hội học Những tranh cãi liên quan đến vấn dé bạo

lực thường xoay quanh câu hỏi vì sao những hành vi bạo lực — điều mà đa phan con người đều phản đối khi chứng kiến nó trong thực tế lại có thé trở thành đại điện cho những van dé dao đức chính đáng (morally justifiable) và được đón nhận khi đã được

nhìn qua lăng kính hư cấu (thông qua các tác pham văn học, điện ảnh, ) Đây cũng

chính là van đề xuyên suốt trong công trình nghiên cứu Sự trình hiện và mỹ hoá bạo lực

(The representation and Aestheticisation of violence) (2001) của Allan Campbell

Thompson Bang cách lan lượt giải đáp cho các cau hot: “Bao lực là gì? Bao lực đượcthẻ hiện như thé nào? Sự thé hiện bạo lực được my hoá như thế nào và tác dụng của việc

my hoá nảy là gi? công trình này đã đặt nền tang quan trọng trong việc nghiên cứu bao lực như là một yeu t6 tham my và có khả nang đại điện cho cấu trúc văn hoá — xã hội (representing socio — cultural strutures) Thông qua việc đối sánh giữa văn học và điện anh, Allan cũng cho thấy được những ý nghĩa khác nhau khi mang yếu tổ bạo lực vào

trong những lĩnh vực này.

Nếu Allan Campbell Thompson là người đặt nền tảng cho những vấn dé liên quanđến mỹ hoá bạo lực trong các tác pham hư cấu thi José Vicente Tavares dos Santos làngười đầu tiên gọi tên cho những tiêu thuyết đậm đặc các yếu tố bạo lực như một dòng

tiểu thuyết mới — tiểu thuyết bao lực (the novel of violence) (2001) và từ đó đưa ra

những đặc điểm chung về thé loại này trong thé đối sánh với tiểu thuyết trình thám một thê loại tiêu thuyết có cùng những yếu tố cầu thành với tiểu thuyết bạo lực song lại

Trang 13

mang dụng ý xây dựng khác nhau Trong bài báo khoa học Bao lực trong văn học: sự

lãng mạn của các yếu tô bạo lực trong van học My - Latin (Violence in Literature: The

romance of violence in Latin America), José Vicente Tavares dos Santos cho rằng các

tiêu thuyết loại này thường lấy bói cảnh ở những khu phố nghèo ở những thành phô lớn

và yeu tố bạo lực xuất hiện như một yếu tố bộc lộ chân thực bản chất con người Tất cả

những đặc điểm của thé loại tiêu thuyết bạo lực này đều có điểm chung với các sáng tác

của Ryu Murakami Do đó, công trình trên cũng đã đóng góp một hướng nghiên cứu

mới mẻ dé hoàn thiện dé tài này.

Tuy nhiên, những yếu tô bạo lực không phái là những yếu tố nôi bật của văn học giai

đoạn nửa sau thé ki XX mà thực chat đã từng xuất hiện rat nhiêu trong cả các cầu chuyện

cô tích dành cho trẻ em Trong Chương 3: Bao lực trong văn học — một quan diém tiễn

hod (Violence in Literature: An Evolutionary Perspective), trích từ cuốn sách Sự phát

triển của bạo lực (The Evolution of Violence) (2019), bằng cách phân tích các yeu tố

bạo lực xuất hiện trong Vua Lear của Shakespeare (1606) và 2 phiên bản Cô bé guàng

khăn do (của anh em nhà Grimm năm 1812 và một biến thé khác trích từ Căn phòng

đâm máu (The Bloody Chamber) của nhà văn người Anh — Angela Carter năm 1979),

Joseph Carroll đã đưa ra sự phát triên của yêu tô bạo lực trong văn học qua từng thời kì trải rộng ở các thẻ loại khác nhau Thông qua đó, Joseph Carroll cũng ủng hộ quan điểm cho rằng bạo lực cung cắp cho chúng ta một hướng nhìn sâu sắc về cốt lõi con người và khang định thêm rang: “bao lực trong văn học không có giá trị hay ý nghĩa cô hữu"!

(Carroll, 2014, tr 4) Quan điềm này đã bỗ sung thêm một cách nhìn nhận các yếu tố

bạo lực trong văn học so với công trình của Santos — Violence in Literature: The

romance of violence in Latin America ~ cho rằng bạo lực không chỉ là bản chất mà nó

còn gắn liền với cau trúc xã hội và các mối quan hệ giữa người với người do dé, nêu

các yêu tô nảy thay đổi, tư tưởng, hành vi, hình thức và mục đích bạo lực chắc chăn

cũng sẽ thay đôi theo.

2.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề căn tính trong mối quan hệ với bạo lực

Van dé về căn tính là một trong những van dé xuất hiện thưởng xuyên trong các tác

phẩm văn học, từ những tác phẩm văn xuôi của các dân tộc trên khắp quốc gia cho đếnnhững sáng tác di dân của những người con xa xứ Qua những câu chuyện kẻ về cá nhân,

vẻ din tộc, về manh đất mà mình đã gắn bó, các tác giả đưa người đọc đến muôn noi,

phô bày vẻ đẹp truyền thông của dân tộc mình và khang định sự đặc sắc trong căn tính

' “Violence in literature has no inherent valence or significance".

Trang 14

của họ Tương tự như thế, bạo lực cũng là một yếu tố xuất hiện lâu đời trong các sángtác văn chương, từ những câu chuyện cô tích thần thoại, sử thi khuyết danh cho đếnnhững tác pham trinh thám, viễn tưởng, tiểu thuyết bạo lực Yếu tổ này được sử dụng

nhằm xây dựng nhân vật với những góc khuất sâu kín nhất, là phương tiện dé tim về bản

chất và là cách thức giải thoát con người Có thê thấy, mặc dù cả căn tính và bạo lực đều

là những van đẻ xuyên suốt của văn học, song việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai

vấn đẻ này vẫn còn tương đối hạn chế Một số ít tài liệu có đề cập bao gồm những công

trình sau:

Nhà kinh tế học, triết gia An Độ với giải Nobel cao quý — Amartya Kumar Sen là

một trong những người có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu môi quan hệ giữa căn tính và bạo lực Trong cuốn sách Can tinh và bao lực — Huyễn tưởng về số mệnh (Identity and Violence: The Illusion of Destiny (Issues of Our Time)), Amartya đã chi ra tính chat

cơ bản của căn tinh: “cần nhìn nhận rằng căn tính luôn luôn là ở số nhiều và tam quan

trọng của căn tính này không nhất thiết xóa sạch tầm quan trọng của các căn tính khác"

va “một cá thé phải có nhiều lựa chọn” (Amartva Sen, Trần Tiền Cao Đăng và Lê Tuan Huy dich, 2012, tr 57) Điều đó có nghĩa là Amartya Sen cho rằng mỗi cá nhân không phải chỉ có thể mang hoặc bị gán cho một căn tính duy nhất trọn đời mà thực chất, chúng

ta có nhiêu những căn tính khác nhau và moi người có quyền tự lựa chọn tầm quan trọng

cho các căn tính của mình Do đó, nếu con người gắn chặt mình vào một căn tính nhất

định phân biệt căn tính của bản thân với căn tính của người khác thì hệ quả của việc đó

chắc chắn sẽ dẫn đến bạo lực Bạo lực ấy không chi xảy ra giữa cá nhân với cá nhân mà

còn là giữa những cộng đồng, và ở mức độ nghiêm trọng hơn, sự xung đột này có khả

năng bị lợi dụng cho những mục đích phi đạo đức Tuy nhiên, công trình của Amartya

Sen đa phan chi nhan mạnh ảnh hưởng của căn tinh đến việc hình thành bạo lực mà chưa

có những phân tích chuyên sâu về hướng tác động ngược lại.

Một trong những công trình khác gắn kết hai vẫn đề này với nhau chính là công trình

của Guy Elcheroth va Stephen Reicher — hai nhà nghiên cứu thuộc chuyên ngành Tam

lý học xã hội ở Thuy Sĩ và Anh Quốc - Căn tinh, Bao lực và Quyên lực (Identity,Violence and Power), đã đưa ra ba nguyên nhân dẫn đến bạo lực sắc tộc liên quan đến

Trang 15

thì điều đó cũng có nghĩa là chính họ bị tan công va từ đó, bạo lực xuất hiện như một sự tự vệ và khăng định căn tính dân tộc mình;

e Thứ hai, kẻ tan công kia cũng được xác định dựa trên căn tinh dan tộc Do đó, có

sự phần biệt giữa "nhóm nội” và "nhóm ngoạt" và mọi thành viên của “nhóm

ngoại” đều có khả năng tan công bat cứ người nào của “nhóm nội”:

e Thứ ba, bạo lực xuất phát từ lòng căm thd lâu dai mà các thành viên của “nhóm

ngoạt” đành cho “nhóm noi (Guy Elcheroth, Stephen Reicher, 2017, tr 75).

Có thê thấy, hai công trình trên đã có nhiều điểm gặp gỡ, bê sung trong việc phân

tích và lí giải mỗi quan hệ hai chiều giữa căn tính và bạo lực Dây cũng chính là những

tiền dé then chốt dé tìm hiểu van dé căn tính va bao lực trong sáng tác của Ryu

đó, van đề nảy được ngam an thé hién

e Bài phỏng van

Dé lý giải cho việc chon lựa những yếu t6 bạo lực làm điểm nhấn trong các sáng

tác của minh, Ryu Murakami trong bài báo Ryu Murakami (2013) của tạp chi Financial

Times Magazine đưa ra lí do vì bản thân “can một thứ gì đó mạnh mẽ như tình dục, bạo

lực hoạc chat gây nghiện để xua đuổi tâm lý hướng nội đó`° “Tam lý hướng nội" được

dé cập ở đây chính là việc “có rất nhiều người Nhật cảm thấy bat mãn và mệt mỏi

Nhưng họ không giỏi thé hiện những cảm xúc ay ra ngoài, do đó mà họ có xu hướng che giấu bản thân Và cũng chính vì vậy mà sự tức giận bị dồn nén và họ trở nên bất

ôn”? Có thé thay, Ryu Murakami đã nhận ra một trong những đặc điểm của căn tinhđân tộc Nhật là sự hướng nội, luôn tìm kiểm những giá trị bên trong Chính việc không

the bộc lộ cảm xúc, chính việc chi khang khăng giữ bản than đúng theo căn tinh đã được

định sẵn mà con người rơi vào tinh trạng bức bối và do đó, đối với Ryu, bao lực là một

hình thức thé hiện hiệu quả cho những đôn nén này.

* “I need something powerful like sex, violence or drugs te banish that inward-looking mentality”

> “Many Japanese are dissatisfied andfrustrated But they are not good at expressing those feelings so they tend

fo wall themselves off And because they have this pent-up anger, they are very wistable”.

Trang 16

Bên cạnh đó, trong bài phỏng van Mhận định của Ryu Murakami về tương lai củaNhật Bản: “Nó rất tăm toi” (The future of Japan is “Very dark”, says by Ryu Murakami)

(2013), Ryu Murakami cũng bô sung thêm lý do vì sao “tâm lý hướng nội” lại trở thành

một đặc điểm trong căn tính dân tộc Nhật Bản Theo Ryu: “vấn dé là khi nhìn vào hệ

thông chính trị và xã hội Nhật Ban, chúng ta sẽ thay duoc rang tap thé tat nhiên luôn

được dé cao hon so với thiêu số hoặc cá nhanTM Chính vì thé, những gì không thuộc về

xã hội không phục vụ cho cộng đồng sẽ rất khó được chấp nhận Dan dan, căn tính cánhân bị gạt vào trong góc khuất của mỗi con người, sinh ra cảm giác bức bồi va trườnghợp cực đoan chính là đùng đến bạo lực đề giải toả

Annemarie Luck trong bài viết Cưộc trò chuyện với Ryu Murakami (Luck, 2017)

cho rằng tác phẩm Mau xanh trong suốt — sang tác đầu tiên của Ryu va cũng 1a sáng tác

đã đạt giải thưởng Akutagawa đanh giá — chính là một sự dự báo cho một thẻ loại văn

học mới thé loại của những câu chuyện rùng rợn, có chủ đẻ vẻ tình dục, bạo lực và chất

gây nghiện Có thé thay, van đề xuyên suốt qua mỗi tác phẩm của Ryu đều ít nhiều mang

tính chất bạo lực Qua đó, bài báo cũng cho thấy những suy nghĩ của Ryu Murakami về

xã hội Nhật Bản hiện nay Theo Ryu, mặc dd là một đất nước dé cao truyền thong

(upholds traditions), song chính trong long Nhat Ban cũng có những nét đẹp văn hoa

đang chết dân

e Công trình nghiên cứu

Theo Alexander J.Klemm trong bài viết Khi cái tôi khác sụp đổ: Xuyên thấu của Ryu

Murakami (When the Alter — Ego Breaks Loose: Piercing by Ryu Murakami) (201 L) đã

bước đầu đưa ra mô hình về mối quan hệ giữa căn tinh và bao lực thường được thé hiện

trong các tác phâm của Ryu khi cho rang: “Nhimg tác động lớn hon ở đây không chỉ là

việc người bị ngược dai có thê sẽ phát triển sự thiếu đồng cảm và căn tính bị tôn thương,

mà còn là việc tôn tại một tình huồng tiễn thoái lưỡng nan (người bị ngược dai không thé bước tiếp cũng không thé sống mãi trong những kí ức bạo hành) mỗi khi cha mẹ hành hạ những đứa con vô tội của họ" (Klemm, 2011, tr 5) Có thé thay, mối quan hệ

cơ bản giữa hai yếu tô này chính là: việc chèn ép quá mức căn tính sẽ khiến cho con

* “The problem is that when looking at Japanese politics and social systems, the collective is of course always

mare important than the minority or the individual”.

* “The broader implications here are not only that a mistreated person may develop a lack of empathy and

damaged identity, but also that there exists a common dilemma as parents punish their innocent children”.

Trang 17

người chon cách giải toa cực đoan là bạo lực, song cũng chính bao lực là nguyên nhân

thúc đây việc chèn ép này.

Luận văn Điểm tích cực, tiêu cực và những điểm giữa ranh giới — Nghiên cứu xuyên

quốc gia về Mỹ trong các tác phẩm của Ryu Murakami (The Good, the Bad, and

Everything in Between — Transnational America in the Works of Ryu Murakami) (2018)

của Christian Perwein đã góp phan cung cap cho người đọc một cách nhìn nhận mới về

nước Mỹ từ góc nhìn của Nhật Bản - cụ thể là qua các sáng tác của Ryu Trong số bađiềm quy chiếu được Christian Perwein chọn dé thê hiện bao gồm: điểm tích cực, điểmtiêu cực và những điềm nằm giữa hai cực nay, thì hai điểm quy chiếu sau sẽ cho thấy

những tác động của phương Tây đến với xã hội Nhật Bản giai đoạn hậu chiến Một bài báo khác trình bày sâu sắc hơn vé tác động này chính là công trình Ndi lo lắng về ảnh

hưởng văn hoá: sự tương phản và xung đột giữa các nên văn hoá trong các tác phẩm

của Steve Erickson và Ryu Murakami (The Anxieties of Cultural Influence: Cross —

Cultural Contrasts and Conflicts in Steve Erickson and Ryu Murakami) (2020) của Liam

Randles đã khang định rằng cuộc sống đô thị hoá với những yếu tố mới mẻ được du nhập từ phương Tây không chỉ khiến cá nhân cảm thấy lạc lõng mà cả một dân tộc cũng đang đứng trước nguy cơ đánh mat chính mình: “G đây, không chỉ có cảm giác cô đơn liên kết với cuộc song đô thị được ghi lại mà còn phan ánh sự thay đôi của căn tính đân tộc trong thời đại toàn cau hoa”? (Randles, 2020, tr 2) Ảnh hưởng của văn hoá Mỹ đến

với Nhật Bản là một trong những nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đếnviệc tái định hình căn tính dan tộc Nhật và đó cũng là chủ dé nồi bật trong nhiều sáng

tác của Ryu Murakami.

Bao lực giới cũng là một vấn dé không thê bỏ qua trong các tác pham của Ryu Murakami và ở bài luận Sự phan chiếu của CHỐC sống: sức mạnh và sự tranh đẫu của

giới nữ trong Murakami Ryu (An imitation of life: the Strength and Struggle of Women

in Murakami Ryu) (2020), Joseph Nikolas Erobha đã phân loại cụ thê những kiểu nhân

vật phụ nữ thường xuất hiện trong các tiêu thuyết của Ryu: đa phan họ đều trưởng thành

với một tuôi thơ day bạo lực và cũng chọn bạo lực như cách dé trả thù hoặc giải thoát

chính mình Thông qua những kiều nhân vật, hành vi và lựa chọn của họ ma Joseph

Nikolas Erobha đánh giá được vai trò của nữ giới trong các sáng tác của Ryu: “dé tiêu

thuyết có thẻ khám phá ở mức độ sâu tối hơn của ý thức con người — điều mà ít khi lộ

6 “A sense of the loneliness associated with urban habitation is not only captured, here, but also reflects the

displacement of national identity in a globalised age”.

Trang 18

diện trực tiếp" (Erobha, 2020, tr 9) va đồng thời cũng khái quát được phong cách sáng

tác của tác giả này.

Dù rằng vấn đẻ căn tính và bạo lực còn tương đối mới mẻ và những đóng góp trình

bày trên đây đa phân tìm hiểu đưới một góc nhìn cụ thể, với phạm vi các tác phâm được

giới hạn song Ryu Murakami là một trường hợp không thé không nghiên cứu néu muốn

vẽ một bức tranh toàn cánh về văn học Nhật Bản giai đoạn hậu chiến Chính vì điều này

mà luận văn sẽ tiếp tục kế thừa những công trình đi trước, nỗ lực kết nói chúng lại với

nhau và đồng thời, góp thêm những góc nhìn khác dé đưa Ryu Murakami và các sáng

tác của tác giả đến gần hơn với người đọc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là can tink, bạo lực va mỗi quan hệ giữa hai

yếu tô này thé hiện qua các tiểu thuyết của Ryu Murakami

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu của khóa luận là 6 tiều thuyết của Ryu Murakami đã được dich

và xuất bản ở Việt Nam:

"Novels can explore the darker levels of human consciousness which rarely come to the surface”.

Trang 19

1987 Ryu Murakami (2016) 69 (Hoàng Long dịch) Hà Nội: Lao động.

Ryu Murakami (2017) Xuyên thau (Lê Thị Hồng Nhung dịch).

Hà Nội: Dân trí Ryu Murakami (2017) 3 đêm trước giao thừa (Song Tâm Quyên dich) Hà Nội: Dan trí.

HẠT Ryu Murakami (2009) 7? vai (Tran Thanh Bình dịch) Hà Nội:

Hội nhà văn.

Bảng 1 Những tác phẩm của Ryu Murakami đã được xuất bản ở Việt Nam

1994

1997

4 Phương pháp nghiên cứu

Dé tài Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Ryu Murakami được thực hiện dựa

trên sự kết hợp các phương pháp sau:

¢ Phương pháp tiếp cận liên ngành

Phương pháp này được người viết vận dụng kết quả nghiên cứu từ các ngành khác

nhau để cung cấp thêm những góc nhìn từ khía cạnh, văn hoá — văn học, phân tâm học

~— văn học, cho dé tài Bởi lẽ Ryu Murakami không chi là một nha văn ma còn là một đạo diễn nồi tiếng tác giả còn có một nỗ lực lớn trong việc tìm hiểu các van dé liên quan đến tâm lý/ bệnh lý con người và cũng là một cá nhân luôn có gắng lưu giữ những nét

đẹp văn hoá của dân tộc.

e Phương pháp tiêu sử

Là phương pháp dựa trên những dit kiện tiểu sử có liên quan, ảnh hưởng và tác động

đến cuộc đời và phong cách sáng tác của Ryu Murakami dé lý giải một số van dé trong

đề tài

se Phương pháp xã hội học

Đây là phương pháp được đặc biệt quan tâm trong quá trình kháo sát các tiểu thuyếtcủa Ryu Murakami Giai đoạn lịch sử xã hội những năm 60 — 70 của thé ki XX ở Nhật

Trang 20

Ban là những năm tháng đầy những chuyên biến mới mẻ đã ảnh hưởng sâu sắc không

chỉ đến cuộc đời mà còn là tư tưởng, quan niệm và cảm xúc của tác giả Ryu Murakami.Tất cả những mặt tích cực — tiêu cực của xã hội Nhật Bản (đặc biệt là tầm thức hậu

chiến) trong giai đoạn này đều được thẻ hiện rõ ở từng tác phẩm được khảo sát.

e Phương pháp so sánh - đối chiếu

Phương pháp này được người viết vận dụng để so sánh phong cách sáng tác của Ryu

Murakami với một số nhà văn hiện đại Nhat Ban cùng giải đoạn Bên cạnh đó, còn nhằm

đê làm rõ tính sang tạo trong việc đề cập đến van dé căn tinh va bao lực của Ryu

Murakami so với những tác phẩm ngoai nước.

5 Ý nghĩa đề tài

Thứ nhất, tuy Ryu Murakami là một nha văn có một kho tang sáng tác đồ sộ (hơn

40 sáng tác) với đa dạng các thé loại, song việc nghiên cứu và tác giả này vẫn còn rất

hạn chế Do đó, mong muốn đầu tiên khi thực hiện khoá luận là nhằm mang các tácphâm của Ryu đến gần độc giả hơn

Thứ hai, thông qua kết quả của khoá luận, người viết mong muốn đóng góp một

hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu văn học Nhật Bản nói riêng và văn học nói

chung thông qua các sáng tác của Ryu Murakami.

Cuối cùng, theo khảo sát về tình hình giảng dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện

nay, người viết hy vọng đẻ tài sẽ là một tài liệu tham khảo có tính chất mới mẻ cho các

học viên mở rộng hướng nghiên cứu tìm hiều của mình.

6 Cấu trúc của khoá luận

Khoá luận gồm có ba chương chính ngoài phan mở đâu, kết luận và danh mục tài

liệu tham khảo, với nội dung của từng chương như sau:

CHUONG 1 MOT SO VAN DE CHUNG

Chương | tập trung đưa ra những trọng tâm lý thuyết liên quan đến “can tinh”

và “bao lực” như: khái niệm, phân loại, tính chat, dé từ đó đưa ra mối quan hệ giữa

hai yếu tố này và cho thay sự trình hiện của chúng trong tiều thuyết của Ryu Murakami

Ngoài ra, Chương 1 còn dé cập đến các vấn dé của xã hội Nhật Bản giai đoạn hậu chiến

như một tiên dé cho các yếu tố “căn tinh” và “bạo luc” được bộc lộ Đồng thời, chương

này còn dành một phan dé đánh giá về vai trò vị trí của Ryu Murakami trong dòng chảy văn học Nhật Bản qua những đặc điểm sáng tác truyền thống trong văn học Nhật và cả

những nét đột phá so với những tác giả trước, sau và cùng thời.

Trang 21

CHƯƠNG 2 CĂN TÍNH NHẬT BẢN THỜI HẬU CHIEN

TRONG TIỂU THUYET RYU MURAKAMI

Giai đoạn hậu chiến là giai đoạn Nhật Ban có sự thay đổi mạnh mẽ ở nhiều

phương điện, từ kinh tế, chính trị đến giáo dục, xã hội Không những vậy, sự xâm nhập

của văn hoá Phương Tây cũng là một trong những nguyên nhân đây dân tộc Nhật Bản

đứng trước những thách thức mới, nôi bật trong số đó là việc gìn giữ căn tính truyền

thông của dân tộc Trong hành trình tìm lại và bảo vệ căn tính ay trước những yếu tổ

ngoại lai, con người dần trở nên cô don, lac long, bat định và đôi lúc là bức boi đến cùng

cực Chính những nguyên nhân này đã góp phần hình thành cũng như định hình lại căn

tinh cá nhân và căn tinh dân tộc trong mỗi con người Đây chính là van đẻ nôi bật trong

tiêu thuyết của Ryu Murakami và đồng thời cũng 1a nội dung trọng tâm ma Chương 2

tiễn hành nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 BẠO LỰC TRONG MÓI LIÊN HỆ VỚI CĂN TÍNH

TRONG TIỂU THUYET RYU MURAKAMI

O Chương 3, người viết tiền hành phân tích mối liên hệ hai chiều giữa “can tinh”

và “bao lực”, Cụ thé, bao lực được hình thành dựa trên sự giản lược hoá căn tính từ góc

nhìn cá nhân và tập thé Chính điều này đã hạn chế lựa chọn và cách nhìn nhận vẻ đốiphương của mỗi cá nhân và từ đó, bạo lực xuất hiện như một sự phản kháng chống lạinhững khác biệt Thứ đến, bao lực còn là phương thức con người dùng dé tìm kiếm lại

căn tinh của chính mình Trong tiểu thuyết của Ryu Murakami, có day ray những nhân

vật bắt đầu cuộc đời của mình bằng bạo lực, sau quá trình kiếm tìm và định hình căn

tính, những nhân vật ấy lại một lần nữa chọn bạo lực như cách để giải thoát bản thân Đây chính là những điềm đột phá trong các sáng tác của Ryu mà thông qua Chương 3,

người viết sẽ tiền hành phân tích làm rõ.

Trang 22

CHƯƠNG 1 MỘT SO VAN DE CHUNG

1.1 Về “căn tinh” và “bạo lực”

1.1.1, Can tính

14.1.1 Khái niệm

Căn tính từ lâu đã trở thành một trong những vẫn đề trung tâm trong lịch sử phát

triển tư tưởng, nhận thức của loài người Từ câu cách ngôn của người Hy Lạp cô đại:

hãy tự biết mình (know thyself) được khắc trong tiền cảnh của Đền thờ Apollo ở Delphicho đến những lý thuyết nghiên cứu về bản ngã con người của Pltarch, Socrate, Plato

thì van dé căn tính con người đều được nhìn nhận và nhắc đến theo những kiến giải

riêng.

Từ căn tính (identity) có nguồn gốc từ tiếng Latin, bắt nguồn từ identitas (nghĩa là

“su giống nhau”) Do đó mà thuật ngữ này được sử dụng đẻ diễn tả những sự giống như

nhau, giỗng hệt nhau như là một Cụ thé hơn, căn tính có nghĩa là “sự giống nhau củamột người hay một vật tại mọi thời điểm, trong mọi hoàn cảnh rằng nó là chính nó chứ

không phải là một điều gì khác"Š (Joseph E Trimble, Ryan Dickson, tr 1)

Khái niệm căn tinh ra đời khi con người bắt đầu quan tâm đến ý nghĩa triết học về

sự tồn tại của chính mình Theo Jan E Stets va Peter J Burke (Jan E Stets, Peter J

Burke, 1998, tr 5), cốt lõi của căn tính là việc phân loại ban thân như là người đóng một

vai trò nào đó, kết hợp vào ban thân những ý nghĩa, kỳ vọng liên quan đến vai trò và kết

quả của vai trò đó Chính những kỳ vọng và ý nghĩa khi cá nhân đóng một vai trò mà chính họ phân loại này sẽ tạo ra các tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi.

Như vậy, căn tính con người là một tập hợp các ý nghia (meanings) gắn liền với vai trò mà cá nhân chiếm giữ trong cau trúc xã hội (căn tinh vai — role identity), với các

nhóm mà cá nhân xác định bản thân thuộc về (cắn tinh nhóm — group identity) và những

đặc điểm riêng, nôi bật của cá nhân đó (căn tính cá nhân — personal identity).

Không chỉ các triết gia, học giả, nhà khoa học mà ngay cả những chính trị gia nhàthan học, nghệ sĩ cũng đều đi tìm câu trả lời cho van dé vé căn tính Trong mỗi lĩnh vực,

căn tính được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong những phạm vi khác nhau

và do đó, có nhiều kết quả khác nhau Mặc dù các giả thuyết được đưa ra rất đa dạng và

đôi khi có mẫu thuẫn, song tất cả đều nhằm trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?”, “khi nao thì

5 “TJie sameness of a person or thing at all times in all circumstances; the condition or fact that a person or

thing is itself and not something else”.

Trang 23

tôi là chính tôi", "giữa các phan: cơ thé, suy nghĩ, hành động và cảm nhận phần nào

mới chính 1a tôi?” và “điều gì đã khiến tôi giống với tôi của trước đó và sau d6?”

Đây 1a những câu hỏi minh hoạ nền tảng cho van đề Sự liên tực của căn tính(persistence of identity) mà triết học đã từng dé cập: “Lam sao từng bộ phận của một cái

gì đó được thay thé mà nó vẫn là chủ thé ban đầu?” Con người là tập hợp của những

phan không ngừng thay đi theo thời gian Chúng ta phát triển về cả mặt thẻ chất và tinh

than “T6i” của ngày hôm nay chắc chắn đã thay đỏi rat nhiều so với "tôi" của lúc mới

chỉ 3 tháng tuôi Vậy hai chủ thé “tdi” đó là một hay là hai chủ thê khác nhau?

Dé trả lời cho câu hỏi trên, những nhà nghiên cứu theo trường phái Ly thuyết về sự

liên tực của cơ thé (Bodily continuity/ body theory) lập luận rang cá nhân ở thời điểm

(a) giống với cá nhân đó ở thời điểm (b) khi và chỉ khi cá nhân đó không có sự thay đôi

về mặt cơ the Như vậy, theo lí thuyết nay, cơ thé là yếu tố hình thành và duy trì nên căn

tính khi cho răng căn tính đó không thay đôi và sẽ tôn tại theo thời gian vì cá nhân vẫn

ở trong cùng một cơ thê từ khi sinh ra đến lúc chết đi Tuy nhiên, lập luận này cũng vấp

phải nhiều tranh cãi vì nó chỉ quan tâm đến sự liên tục vé mat thé chất của các bộ phận

cụ thể trong cơ thể mà không chú ý đến những thay đổi bên trong của con người và tác

động từ bên ngoài của môi trường.

Lý thuyết về sự liên tục của tâm lý ( Psychological continuity) / Lý thuyết kí ức vàcăn tính cá nhân (Memory theory) bắt nguồn từ công trình của John Locke ® cũng đưa

ra dé xuất riêng cho rằng điều khiến chúng ta là chính chúng ta chính là phan phi vậtchat của mỗi cá nhân, cụ thé hơn 1a phan ý thức của con người Điều đó có nghĩa 1a một

người tại hai thời điểm sẽ là tương đồng nếu cá nhân vẫn có thể nhớ được những gì đã

làm tại một thời điểm nao đó Như vậy theo lý thuyết nay, sở di căn tính của con người tôn tại được theo thời gian bởi vì chúng ta có thé nhớ được những kí ức của mình trong các tình huống khác nhau và những kí ức này có sự liên kết với những kí ức trước đó — chúng ta được liên kết với chúng ta của trước kia bởi cùng một bộ nhớ Ngoài ra, John

Locke cũng cho rằng chỉ có chính bản cá nhân mới là người đã sống qua những kí ức

này nên có thé xem đây là đặc trưng riêng va từ đó, tạo thành căn tính Tranh cãi xảy ra

với lý thuyết này bởi nếu căn tính đòi hỏi sự hồi tưởng thì sẽ không có ai trong chúng ta

là chúng ta của hiện tại cho đến khi chúng ta nhớ lại được kí ức đầu tiên của chính mình

~ ngày mà ban thân được sinh ra Sự kiện nay đường như là bat khả trì bởi lẻ trước năm

*Là một bắc sĩ, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh thé ki 17.

Trang 24

ba tuôi, bộ não của con người vẫn chưa được phát triên day đủ đề có thé tạo thành kí ức

!% Bên cạnh đó, trí nhớ của con người vốn hữu han, có khả năng mắc các bệnh liên quanđến việc suy giảm trí nhớ hoặc cho đù có nhớ được thì cũng không tránh khỏi nguy cơ

kí ức đó đã bị sai lệch.

Dù cho lý thuyết về tâm lý có phân thuyết phục hơn lý thuyết về cơ thê bởi vì phan

ý thức của con người van hoạt động dù cơ thé thay đổi, tuy nhiên, ki ức vẫn là một thành

tố quá mỏng manh, không đủ dé cấu thành căn tính

Thông qua những tranh luận từ hai lý thuyết trên có thé thay rang, căn tính đượchình thành không phải chi dựa vào ban chất của mỗi con người mà trên thực tẾ, còn chịu

tác động từ xã hội Nó là “mot dữ kiện chi môi liên hệ giữa một cá nhân với cuộc đời và the giới" (Anh Ð T., 2015), cũng 1a kết qua của một quá trình va chạm giữa cá nhân này với cá nhân khác và với môi trường sống nói chung Chính vì thé, dựa trên những

quan điểm lý thuyết về căn tính, có thể nhận thấy hai hướng nghiên cứu chính: (1) căn

tính cá nhân — xem xét con người với tư cách là một cá nhân với những đặc trưng riêng

độc đáo và (2) căn tính xã hội — xem xét con người là thành viên của một nhóm xã hội

cùng có các đặc điểm chung.

1.1.1.2 Phân loại

a Căn tính ca nhân

Bài báo Cán tính cá nhân (Personal Identity) (Stanford, 2019) định nghĩa căn tính

cá nhân theo cách hiệu thông thường là những thuộc tính mà chúng ta sở hữu Theo đó,

căn tinh cá nhân sẽ bao gồm những thuộc tính nhằm "xác định cá nhân đó như lả một

người" hoặc “khiến người đó trở thành người mà họ hiện là” và phân biệt cá nhân này

với những cá nhân khác!! Tuy nhiên cách định nghĩa này là chưa day đủ vì vẫn chưa có một ranh giới cụ thé nào dé phân tach căn tinh cá nhân va căn tinh xã hội Đặc điểm lớn nhất dé phân biệt hai loại căn tính này chính là tính độc đáo, riêng biệt: “Can tính cá nhân là những gì có ý nghĩa hoặc đặc điểm đại diện cho một người là cá nhân duy nhất" (Phan Thị Mai Hương Lã Thị Thu Thuỷ 2020) Eli Hirsch cũng đã từng khăng định

điều này trong công trình nghiên cứu của mình khi cho rằng căn tính của một cá nhân

"là sự phân loại bản thân như một thực thê duy nhất, khác biệt với các cá nhân khác” !?

(Hirsch, 1982, tr 4§) Chính vì thế, khi nói đến căn tính cá nhân, có nghĩa là nói về

!9 hups://www scientificamerican convarticle/why-you-cant-remember-being-born-a-look-at-infantile-amnesial

"" “Define her as ‘a person’ or ‘make her the person she is’, and which distinguish her from others”.

lề “Tr is the categorization of the self as a unique entity, distinct from other individuals”.

Trang 25

những đặc trưng cụ thé của một người mà không trực tiếp gắn bó hay chia sẻ với nhữngngười khác trong cau trúc xã hội đó cũng là những chỉ báo riêng về đặc điểm tâm lý

bên trong con người.

Chuyén ngành Tém lý học tính cách (Personality psychology) cũng đã nỗ lực tìm

câu trả lời cho van dé vì sao mỗi người trong chúng ta, ở những khía cạnh nhất định lại

giống với tat cả những người khác, có khi chỉ giống với một nhóm người hay đôi lúc là

khác biệt hin với mọi người Theo Brian Little, điều làm chúng ta khác biệt với nhữngngười khác chính là những điều chúng ta đã, đang và sẽ làm trong cuộc sống Đừng hỏi

ai đó rằng họ thuộc nhóm nào trong số các nhóm căn tính đã được phân chia trên thể

giới mà hãy hỏi họ sẽ làm gì với những van dé liên quan đến cá nhân Bởi vì chỉ khi đặt ban thân vào những van dé như thé, các thuộc tinh đặc trưng của con người mới được bộc lộ Như vậy, trên thực tế, vì mỗi cá nhân đều có dự phần vào xã hội nên xã hội mà

cá nhân ấy sống cũng có những tác động nhất định đến với việc hình thành căn tính cá

nhân Bởi lẽ môi trường sống chính là béi cảnh nền cho căn tính cá nhân được bộc lộ

Burke (Burke, 2006, tr 83) cũng cho rằng căn tính cá nhân thường là căn tinh chủ đạo (master) vì chúng được kích hoạt trong các tình huống xã hội Chăng hạn, tính trung thực của một người sẽ được thê hiện thông qua các tình huéng xã hội cụ thé ở nơi ho

sông và làm việc

Tuy nhiên, căn tính cá nhân cũng như các loại căn tính khác (căn tính vai, nhóm),

đều có khả năng thay đôi Theo Burke (Burke, 2006, tr 81) căn tính cá nhân có nghĩa là

“sự tự nhận thức của bản thân dé xác định chúng ta là ai và khi căn tính thay đôi thì cũng

đồng nghĩa với việc những nhận thức trên thay đôi””° Căn tính cá nhân giúp con người

xây dựng bộ tiêu chuân hành vi, định hướng tương tác dé từ đó phát triển các mỗi quan

hệ xã hội hay khang định vị thé trong cộng đông Chính vì thé mà khi mục tiêu thay đi

căn tính cũng có khả năng thay đổi theo Ngoài ra, vì cau trúc xã hội vốn không bền vững mà dé có thê gọi tên căn tính của cá nhân, xác định xem đó có phải là điểm độc

đáo, nôi bật hay không thì cũng cần phải dựa vào môi trưởng xã hội dé xác định Tức

là, "phải có sự tương tác trong xã hội, cá nhân mới biết mình là ai như một ban nga”

(Phan Thị Mai Hương, La Thị Thu Thuy, 2020, tr 5) Trong công trình nghiên cứu về

sự thay đôi căn tinh, Burke cũng chi ra ba hình thức thay đôi: (1) sự thay đôi tình huỗng dẫn đến sự thay đôi các ý nghĩa của căn tính; (2) nhiều căn tính xung đột với nhau trong

l3 “Self-meanings that define who one is, and identity change as change in these meanings”.

Trang 26

một tình huồng khiến các căn tính đều thay đôi và (3) ý nghĩa của căn tính xung đột với

¥ nghĩa của hành động dẫn dén sự điều chinh cả hai ý nghĩa đó (Phan Thị Mai Hương,

La Thị Thu Thuy, 2020, tr 7) Sự thay đôi này thường không dién ra ngay lập tức (trừ

trường hợp bat thường liên quan đến các van dé tôn giáo hay tù nhân chiến tranh) mà

diễn ra rat từ từ với từng thay đôi nhỏ đề thích nghỉ với tình huéng (Burke, 2006, tr 4) Như vậy, căn tính cá nhân không nhất thiết phải bất biến và trường tồn mà ngược lại vì

nó phụ thuộc vào cách con người định nghĩa chính bản thân nên khi con người thay đôi.

cách định nghĩa khác đi thì căn tinh cá nhân của họ cũng thay đôi theo.

b Căn tính xã hội

b.1 Tương tự với căn tính cá nhân, căn tính xã hội cũng là sự tự định nghĩa bản

thân nhưng không phải dé xác định xem cá nhân đó là ai, ma dé phân loại họ là thành

viên của nhóm xã hội nào Nói cách khác, căn tính xã hội la “sy nhận diện bản thân như

thành viên của một nhóm xã hội; là đại diện cho những người thuộc về một nhóm nhất

định so với những người thuộc nhóm khác có cùng một số ý nghĩa vẻ giá trị cảm xúcgắn kết và giá trị liên quan đến tư cách thành viên nhóm” (Phan Thị Mai Hương, Lã Thị

Thu Thuy, 2020, tr 7) Tuy theo khía cạnh được xem xét ma căn tinh xã hội có thé được

chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với các nhóm mà cá nhân tham gia Trong

đó, có hai căn tính xã hội phô biến nhất là: căn tinh dan tộc (ethnic identity) và căn tinh

quốc gia (nation identity) Cần phân biệt hai loại căn tính này vì có trường hợp chúng

mang cùng một ý nghĩa, chi cùng một đối tượng, song cũng có trường hợp tách biệt hanvới nhau Chăng hạn, nêu quốc gia đó chỉ có một dân tộc thì căn tính quốc gia cũngtương đương với căn tính dan tộc, cùng chia sẻ những đặc điểm chung như nhau Song,

trên thực thé, số lượng các quốc gia đa sắc tộc trên thé giới là vô cùng lớn và do đó,

“công đân của quốc gia có thê chia sẻ những đặc điểm chung của quốc gia nhưng có thê

lại không chia sẻ những đặc điềm chung với tư cách là một din tộc” (Phan Thị Mai Huong, La Thị Thu Thuy, 2020, tr 14) Chang hạn, trường hợp của Kazakhstan - quốc

gia đa sắc tộc đặc biệt của thé giới vi quá trình nhập cư — hiện tại có đến hơn 130 dântộc cùng sinh sông trên lãnh thé của quốc gia này Mỗi dân tộc sẽ có những phong tục,tập quán, ngôn ngữ, riêng, do đó, căn tính quốc gia lúc này không còn trùng khít vớicăn tính dan tộc vì chúng bao hàm những phạm vi khác nhau Tuy nhiên, cũng cần lưu

ý răng căn tính quốc gia không phải phép cộng của những căn tính đân tộc.

O phạm vi của bài nghiên cứu này, người thực hiện chi tìm hiểu trong phạm vi căn

tính dân tộc vì những lí do sau:

Trang 27

(1) Căn tinh dân tộc có tính ôn định hơn so với căn tính quốc gia - cá nhân có thẻ

thay đôi quốc tịch sinh sống ở nhiều quốc gia và chấp nhận chia sẻ những đặcđiểm chung (dù có thể khác nhau) ở những quốc gia đó, song, căn tính dân tộc làyếu tô được thừa kế, quy gan từ khi sinh ra nên về bản chất chúng có tính ồn định

hơn;

(2) Da phần các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng căn tính quốc gia có bao hàm cácác van đẻ về chính trị và do đó, nó trở thành một van dé tương đối nhạy cam,thiếu cơ sở dé bàn luận sâu:

(3) Theo Parehk (Phan Thị Mai Hương, Lã Thị Thu Thuý, 2020, tr 13), “căn tính

quốc gia là bản ngã, nó vẫn ton tại mà không cần tham chiều với quốc gia khác", trong khi những vẫn đề mả Ryu Murakami đẻ cập, đều thê hiện đưới góc nhìn so

sánh — đối chiều

b.2 Căn tính dan tộc (Ethnic identity) là thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp Từ ethnikas trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là một nhóm người sống cùng nhau, những người

cùng chia sẻ và thừa nhận những điểm chung trong hệ thông tập quán Do đó, căn tính

dan tộc có thé được hiểu là "những đặc điểm tương tự nhau của những người có chia sẻ

những diém chung vẻ phong tục truyền thống kinh nghiệm lich sử hay trong một số

trường hợp là cá về mặt địa lý, nơi cư trú” (Joseph E Trimble, Ryan Dickson, 2005, tr

1) Ngoài ra, căn tính din tộc còn được bô sung bởi những đặc điểm di truyền, sinh lý

như màu da, mau mat, Và dé bô sung thêm vào định nghĩa nay, Yuet Cehung chorằng căn tinh dân tộc con là “su gắn bó vẻ mặt tâm ly” (tinh cảm và nhận thức), từ đó

tạo nên sự cam kết gắn bó, thúc đây việc thực hiện các trách nhiệm của thành viên Nhận

định này tập trung hơn vào vấn đề tự nhận thức của mỗi cá nhân hơn là những tác động

được quy định sẵn từ bên ngoài Từ đó có thê khăng định căn tính dân tộc không phải

được hình thành ngay từ khi đân tộc đó xuất hiện mà giống như ngôn ngữ, chúng được

xây dựng theo thời gian, kinh nghiệm và lựa chọn của các cá nhân.

Khi bàn luận đến van dé căn tính dân tộc có hai dòng lý thuyết cơ bản trong tâm

lý học không thé không bàn đến là: (1) lý thuyết tâm lý học xã hội và (2) lý thuyết phát

triển.

(1) Lý thuyết tâm lý học xã hội cho rằng căn tính dan tộc là một cau trúc đa chiều cạnh

và những chiêu hướng này có xu hướng tương quan thuận với nhau Bên cạnh đó,

lý thuyết này cũng khăng định căn tính dân tộc là yếu tổ linh hoạt, nó có khả năng

Trang 28

thay đôi theo thời gian và bối cảnh và chính vi thé khi nghiên cứu chuyên sâu cũngcân phải quan tâm đến sự hình thành và những biên thé của nó

(2) Lý thuyết phát triển, nỗi bật với mô hình hình thành căn tính din tộc của Phinney

(1989) đã xác định ba giai đoạn phát triển như sau:

Có nhôn bớt đầu

Cá nhôn chua có Xỏy ra sau khi

nhu cầu khám » Có nhỏn da » jer A L0 hối)

về căn fth những tình huống là thônh Xu:

dan tộc của minh đónh bột họ ra bài hàn khỏi thé giới cù một dan lộc va

bết đồu thể hiện

sự khóc biệt với cóc nhóm khóc.

Sơ đồ 1.1 Mô hình quá trình hình thành căn tính dân tộc của Phinney (1989)

Giai đoạn thứ 3 trong quá trình này cũng từng được nhắc đến trong các công trình

của nhà xã hội học Fredrik Barth (1969) khi lập luận rằng căn tính dân tộc là một phươngtiện dé tạo ra các ranh giới cho phép các nhóm giữ khoảng cách với nhau Chính ranhgiới nay hình thành trong tư tưởng của cá nhân vẻ các van dé “nhóm nội” — “nhóm

ngoại” và từ đó kéo theo không ít những hệ luy.

1.1.2 Bạo lực

1.1.2.1 Khái niệm

Bao lực (violence) có nguồn gốc từ tiếng Latinh violentus = từ ngữ nhắn mạnh việc

thực hiện một điều gì đó một cách mạnh mẽ, dữ dội va kích động Theo Mark Vorobejđánh giá, thuật ngữ “bạo lực” là một thuật ngữ “rất mơ hồ và võ cùng nhập nhằng”!" bởi

lẽ nó có thé dé cập đến những van đẻ khác nhau, tuỳ thuộc vào cách thuật ngữ này được

sử dụng trong các tình huống khác nhau (Vorobej, 2016, tr 2) Đồng quan điểm với

Mark Vorobej, W Heitmeyer va J Hagan cũng cho răng: “bao lực là một trong những

l3 "Violence is both a highly ambiguous and an extremely vague term”.

Trang 29

khái niệm khó nắm bat nhất trong các ngành khoa học xã hội"! (Wilhelm Heitmeyer,

John Hagan, 2005, tr 13) Chính vi thế, những định nghĩa như: “Bao lực có thê đượcđịnh nghĩa theo nghĩa hẹp, về mặt luật pháp, là việc cá nhân sử dụng vũ lực bất hợp pháp

dé chống lại người khác Cách tiếp cận rộng hơn định nghĩa bạo lực là hành vi gây ton hại cho người khác, hoặc về thé xác, hoặc tinh than” (Jane Pilcher & Imelda Whelehan.

2022, tr.30) vẫn còn thiểu sót khi không xét đến những hành vi bao lực mà cá nhân tự

gây ra cho chính mình.

Theo định nghĩa cia Tô chức Y tế Thế giới (WHO), bạo lực “IA hành vi cô ý sử

dung hoặc de dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực dé hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thê cộng đồng, làm họ bị tôn thương hoặc có nguy

cơ tôn thương, hoặc tử vong hoặc sang chan tâm lý, ảnh hưởng đền sự phát trién của họ

hoặc gây ra các ảnh hướng khác”! (WHO, 2002, tr 5) So với những định nghĩa khác

cùng khái quát van dé bạo lực thì định nghĩa của WHO có phan day đủ hơn bởi những

lý do sau:

© Thứ nhất, định nghĩa này cho phép bạo lực xảy ra không chỉ thông qua việc cỗ

ý sử dụng vũ lực mà còn qua việc sử dụng quyền lực một cách có chủ ý Điều này đã mở rộng cách hiệu thông thường vẻ bao lực khi bao gồm cả những hành

vi, thái độ phớt lờ khi chứng kiến bạo lực hoặc dùng vị thế của bản thân đẻ đe

doa;

e¢ Thứ hai, WHO không dat ra điều kiện cho rằng bạo lực phải liên quan đến ý

định gây thiệt hại hay thương tích cụ thể đến người khác mà chỉ can hành vi str

dụng vũ lực ấy có xác suất cao gây ra tôn hại cho ban thân hoặc đối phương.

Bởi lẽ trên thực tế, có nhiều hình thức bạo lực được thực hiện tinh vi kéo dài

mà không nhất thiết dan đến thương tật hay tử vong, cũng có những hành vi bạo lực được thực hiện bằng lời nói chứ không phải là đụng chạm cụ thể Do đó,

nếu chỉ xác định hành vi bạo lực dựa trên thương tích sẽ hạn chế hiểu biết vềtác động của bạo lực đối với cá nhân, cộng đông và xã hội

'S “Violence is one of the most clasive and most difficult concepts in the social sciences”.

'© “The intentional use of physical force or power, threatened or actual, against oneself, another person, ar against

a group or community, that either results in or has a high likelihood ofresulting in injury, death, psychological harm, maldeyelopment or deprivation”.

Trang 30

1.1.2.2 Phân loại

Trong bao cáo được công bố bởi WHO, bao lực cũng được phân chia làm 3 loại khác nhau tuỳ theo đặc điểm của nguéi/ nhôm người thực hiện hành vi bạo lực:

a Bao lực tự thân (self — directed violence) bao gom những hành vi tự sát hoặc tự

ngược đãi chính minh;

Theo thông kê của WHO, tỉ lệ tự sát ở nam giới cao hơn nữ giới (WHO, 2002, tr.

188) trong khi tỉ lệ hành vi tự tử bất thành (không gây tử vong) ở nữ lại cao hơn namgiới từ 2 — 3 lan Và những hành vi bạo lực dang này xuất hiện phô biến ở những ngườitrẻ dưới 25 tuổi Lý giải nguyên nhân của những hành vi này, Tổ chức Y tế Thể giới

cũng dé cập đến ba yếu tố:

(1) Yếu tổ tâm than (Psychiatric factors): nạn nhân chịu ảnh hưởng từ các bệnh như tram cảm nặng, bệnh rồi loạn lưỡng cực, tâm than phân liệt, rỗi loạn hành vi

và nhân cách, bốc đồng, lạm dụng các chất gây nghiện và cảm giác tuyệt vọng

cùng cực Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có xu hướng lựa

chon tự sát như một hành vi bạo lực với chính bản thân hoàn toàn có những bằng chứng trước đó vé các dấu hiệu tâm thần được thé hiện vài tháng hoặc vải nam trước khi tiền hành thực hiện;

(2) Yếu tổ sinh học và y học (Biological and medical markers): yêu tố này cho rằng

việc tiễn sử gia đình có người tự tử cũng là một dau hiệu tăng nguy cơ tự sát ở nạn

nhân Ngoài ra còn có thé vì nạn nhân mắc phải những căn bệnh thé chất, những

khiếm khuyết khiến họ luôn cảm thay bi quan và dùng hành vi bạo lực này như

một cách để võ hiệu hoá những cơn đau thẻ xác;

(3) Các sự kiện trong đời sống cá nhân (life events): đây là một trong những yêu

tô quan trọng thúc đây nạn nhân trong việc tự tôn hại chính mình Một vài biển cỗ

tác động lớn đến nạn nhân có thé kế đến như: những mat mát cá nhân, xung đột

với người khác, sự tan vỡ các mỗi quan hệ, hiện tượng bị cô lập và các mâu thuần

nơi làm việc Chính những biến cô này khiến nạn nhân xa rời với các môi quan hệ

xã hội và từ đó, không nhận được sự hỗ trợ kịp thời trước những hành vi bạo lực

họ tự gây ra cho chính mình Đây cũng chính là một trong những yếu tổ gây thay

đôi căn tính con người.

b Bao lực giữa các cá nhân (interpersonal violence): bao gom những hành vi bạo

lực vẻ mặt thẻ chất hoặc tính dục được thực hiện đề chống lại một thành viên nào

Trang 31

đó trong gia đình, người có mỗi quan hệ thân thiết hoặc trong một cộng đồng

rộng lớn hon, không có mỗi quan hệ huyết thong, thân thiết

Theo (Hollin, 2016, tr 4), sau khi nghiên cứu hàng loạt các mô hình bạo lực giữa

các cá nhân, Clive R Hollin đã rút ra kết luận cho rằng có ba khía cạnh tác động đến

hành vi bạo lực giữa những cá nhân:

(1) Các yếu tổ hình thành trong quá trình phát triển của một cá nhân có liên quan

đến khả năng xảy ra hành vi bạo lựcSau khi tiền hành các bài thực nghiệm kéo dài hàng thập kỷ các nhà nghiên cứuphát hiện ra rằng những cá nhân chịu ảnh hưởng và có hành vi gây han được bộc lộ

rõ ràng từ thời thơ âu như dam, đá, xô đây , đến tuôi trường thành thường không

có sự ôn định cho các hành vi này Chính vi thé ma Hollin đã đi đến kết luận rang:

“Một trong những phát hiện nhất quán trong nghiên cứu tội phạm học là hành vi gây han là một hành vi tương đối 'ôn định', tự duy trì bắt dau từ rất sớm trong đời"! (Hollin, 2016, tr 6) Tuy nhiên, hành vi hung hang từ thơ au của trẻ không phải là

sự phân bồ ngẫu nhiên trong xã hội mà thực chất có tính chất phát sinh từ gia đình,

đặc biệt là từ những trải nghiệm bị bỏ rơi, lạm dụng đã khiến cho trẻ tăng nguy cơ

phát triển hành vi chống đối xã hội trong tương lai.

(2) Môi trường xảy ra bạo lực

Môi trường xảy ra bạo lực là bất cứ nơi nào mà mọi người tụ tập, có khả năng

xây ra bạo lực giữa các cá nhân Những bối cảnh tiềm ân bạo lực này có thé gan gũinhư gia đình hoặc tách biệt và ít gắn bó như đám đông bên ngoài Môi trường xảy

ra bạo lực bao gôm: người ngoài cuộc/ đám đông, nhiệt độ (mức nhiệt tăng cao dẫn

đến những thay đôi sinh lý làm tang khả nang xảy ra hành vi bạo lực theo tỉ lệ

thuan'*), vũ khí (được sử dụng như một công cụ dé tự vệ đe doa, uy hiếp hoặc gây

những tôn hại có tính toán trước, ngoài ra, còn có thê được xem như biểu tượng của

một nhóm nào đó, mang lại cảm giác mạnh mẽ cho người sử dụng) Một vài công

cụ thường được sử dụng: súng, tuốc nơ vit, lưỡi dao, búa, mảnh vỡ

(3) Quá trình tâm lý điền ra trong khi cá nhân hành động

" “One of the most consistent findings in aggression and criminology research is that aggression is a relatively

‘stable,’ self-perpetuating behavior that begins early in life”.

'S Nhiệt độ cao đến mức bức bỗi ở Tokyo cũng là điều thưởng xuyên được Ryu Murakami nhắc đến trong các tắc

phẩm của minh.

Trang 32

Yếu tổ này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng cá nhân, được xem xét trên bốn khía

cạnh quan trọng:

(3a) Nhận thức xã hoi (social cognition: quá trình con người xử lý, lưu trữ và dp

dụng thông tin về những người khác vào các tình huống xã hội |’): thông tin được

xử lí trong quá trình này bao gồm cả những ký ức đã được lưu trữ từ trước đó cùng

với những thông tin mới mà tình huống mang lại Do đó, nếu trong quá khứ cá

nhân đã từng chứng kiến hoặc xử lí các tình huỗng bằng bạo lực thì khả năng cao

hướng hành xử này sẽ ôn định trong một thời gian dài:

(3b) Cam xúc: sự phan khích tìm kiếm cảm giác mạnh (thường xuất hiện phô biến

ở những người trẻ tuôi, đưới hình thức nhóm và thường đi kèm với việc sử dụng các chất gây nghiện, nhằm vào các nhóm yếu thé hon), sự tức giận (có thé thúc đây

cá nhân hành động đề bảo vệ bản thân và người khác khỏi mỗi đe doa nhưng mặt

khác cũng có thé kích thích những căng thăng đang đồn nén và thúc đây nó thành

hành vi bạo lực) và mong muốn thê hiện, thao túng làm chủ, khiến người khác

phải quy hàng;

(3c) Các chat gây nghiện: đây là yêu tô liên quan đến một số lượng đáng kể các

hành vi bạo lực bao gôm: giết người, bạo lực tình dục bạo lực gia đình, trộm cap sẻ

Theo nghiên cứu của Me Murran (2007) (Hollin, 2016, tr 22), sở di những người

thực hiện hành vi bạo lực chọn những chất gây nghiện này vì họ mong đợi chúng

sẽ có tác dụng làm tăng sự tự tin Ngoài ra các chất gây nghiện này có có khả năng

tập trung sự chú ý vào các tín hiệu giữa những cá nhân, do đó, chỉ những hành

động nhỏ của đối phương cũng có khả năng gây ra xung đột;

(3d) Sức khoẻ tâm thân: tương tự với hành vi tự ngược đãi ban than, bao lực trong

mỗi quan hệ với người khác cũng có khả năng liên quan đến một số rồi loạn tâm thần (chủ yếu là tâm thân phân liệt và rồi loạn nhân cách) Tuy nhiên, những triệu chứng dự báo hành vi bạo lực với người khác có phần phân biệt Chang han, ở xu

hướng bạo lực với cá nhân khác sẽ xuất hiện triệu chứng thích kiểm soát, lắn át,

do tưởng rằng có người đang cô làm hại ban thân và không có biểu hiện của sự hối

hận khi gây ra các tôn hại.

c Bao lực tập thé (collective violence/ intergroup violence) là việc sử dung bạo lực như một công cụ bởi những một nhóm chống lại một nhóm khác để đạt được

!2 hftns;/trangtamly.blog/2019/05/13/đình-nghia-nhan-thuc-xa-hoi-soctal-cognitior/

Trang 33

các mục tiêu chính tri, kinh tế hoặc xã hội Một số hình thức bạo lực tập thé thường

được ghi nhận bao gôm:

(1) Chiến tranh, khủng bố cá các xung đột chính trị xảy ra trong/ giữa các quốc

gia;

(2) Bạo lực do nhà nước gây ra như nạn diệt chúng đàn áp, tra tan và các hành vi

vi phạm nhan quyền;

(3) Tội phạm có tô chức như các băng đảng.

Trên thực tế, con người không sống độc lập hay chỉ thuộc về một nhóm nhỏ cácthành viên chia sẻ cùng những đặc điểm mà chúng ta luôn gắn kết với một t6 chức xã

hội lớn hơn, có cơ cấu hoạt động và cấu trúc rõ ràng - quốc gia Chính vì thế mà con người/ nhóm người luôn giao thoa và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một số lượng lớn các

tác nhân đến từ các nhóm khác Và khi những tác nhân mới này xung đột với những gì

mà nhóm người đó von có thì sẽ càng có khả năng cao dẫn đến bạo lực Tuy nhiên, cũng

không thẻ không kê đến trường hợp các quốc gia sử dụng bạo lực như một công cụ với

mục dich làm gián đoạn hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia khác nhằm thúc

đây lợi ích về nước mình Nhìn chung, khi bạo lực tập thẻ xảy ra, lợi ích của một bên là

mất mát của bên còn lại Và cũng theo WHO, các hành vi bao lực được thực hiện bởi

các nhóm lớn sẽ chất chứa nhiều động cơ hơn những hành vi bạo lực giữa các cá nhân

Tat ca những loại bạo lực trên đều có kha năng gây ra ảnh hưởng ở hai khía cạnh:

thé chat (physical) và tỉnh than (psycological) Tuy nhiên, đây không phải là mỗi quan

hệ một đối một Có những trường hợp hành vi bạo lực khiến nạn nhân chịu đồng thời cả

hai nỗi đau thé xác và tinh thần, có trường hợp chỉ một trong hai hậu quả, và cũng có

trường hợp ảnh hưởng về tinh than dan da ảnh hưởng đến thê xác (hoặc ngược lại, chan

thương tinh than lâu dai cũng có kha năng lam suy giảm thé chat).

1.1.2.3 Tác động

a Ton hai vé mặt thé xác là hậu quả của Bao lực thể xác (hành vi “str dụng vũ lực

gây ton hại thê xác trái với đạo đức” (Vorobel, 2016, tr 174) Hình thức bạo lực này luôn để lại hậu qua một cách rõ ràng, thẻ hiện trên chính cơ thé của nạn nhân Điều đáng

lo ngại là bạo lực thể chất là một lựa chọn hành vi có thể sử dụng bất cứ lúc nào Hậuquả dé lại có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ như vết thương ngoài da đến nghiêm trọng

hơn như gãy xương, tôn thương cơ quan nội tạng hoặc thậm chí là gây tử vong Những tôn hại về thé xác đa phan sẽ kéo theo cả những ám ảnh về mặt tinh than và ảnh hưởng

đến sự hình thành và phát triển nhân cách Chang hạn một đứa trẻ thường xuyên bị cha

Trang 34

mẹ sử dụng đòn roi đề giáo dục, tạo áp lực học tập sẽ để trở nên sợ hãi, thu mình và

không đám chủ động thực hiện bất cứ điều gì nêu không thông qua sự đồng ý của phụ

huynh.

b Tổn hại về mặt tỉnh thân là hậu quả của Bao lực tâm lý (hành vi bạo lực dựa trên

lời nói, cử chỉ, hình ảnh hoặc biêu tượng dé gây tôn hại đến tinh thần của người khác,

buộc họ phải khuất phục) Mặc dù tinh than gan liền với thé chat trong sự ton tại của

con người, nhưng bạo lực tỉnh thần không chỉ khó phát hiện hơn mà còn đề lại nhữnghậu quả lâu dài hơn đáng kẻ so với bạo lực thê xác Chan thương tinh than nay thường

được gây ra bằng việc sử dụng lời nói, hành vi nhằm xúc phạm đến danh dự và nhân

phẩm, tạo nên sự khủng hoảng về mặt tâm sinh lý, khiến ý thức của nạn nhân và bản thân và thé giới xung quanh dan trở nên méo mó Trong khi phần lớn hậu quả do bạo

lực thé xác gây ra là có thé dự đoán được thì tác động từ bao lực tinh thần đường như

khó có thé lường trước vì sau đó, nạn nhân có thê chọn cách trốn tránh, quy hàng hoặc

dan áp trở lại Thông thường mức độ chan thương của bạo lực tinh than chỉ bộc lộ đầy

đủ sau một thời gian nhất định, thậm chí có trường hợp chi thê hiện ra ngoài khi đã trở

nên tram trọng Nếu tình trạng chắn thương cứ liên tục dai dang sẽ khiến cho nạn nhân gặp phải rất nhiều các van đề sức khỏe tâm than như mat ngủ, rỗi loạn lo âu tram cảm rối loạn căng thăng sau sang chan và dan bị suy nhược về thé chất.

1.1.2.3 Bạo lực trong văn học

Joseph Carroll (Carroll, 2014) cho rằng: “Van học chứa nhiều yếu tổ bạo lực vìbạo lực bộc lộ những xung đột cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội”?U, Chính vì

vậy, dé có thé giải thích tam quan trọng của yếu tô này trong các tác phẩm văn học cụ thê, chúng ta cần phải phân tích mối tương quan giữa lịch sử, các giá trị văn hoá với cuộc song của các nhân vật và xem xét sự khác biệt giữa những cá nhân.

Theo Joseph Carroll, sở dĩ yêu tô bạo lực phô biến trong các tác phẩm văn học là

vì tác giả muốn “cham đến cốt lõi bên trong bản chất con người"?! (Carroll, 2014, tr 1)

Trên nên tảng khắc hoa chân thực những xung đột vốn có của đời sông, yếu tố bạo lực

góp phan day những mâu thuẫn lên đỉnh điểm đẻ từ đó bộc lộ những an ức chi phối cuộcsông của cá nhân Mâu thuẫn thường là kết quả của việc xung đột lợi ích giữa người này

với người khác, khi những khác biệt giữa các cá nhân trở nên quá lớn đên mức không

” “Literature contains much violence because violence reveals the underlying conflicts in all sovial relationships `"

2! tra pet at the inner core of human nature".

Trang 35

thé dung hoa Bao lực hiện hữu như một phương điện của cái ác — mặt đối lập không thé

thiếu dé hiéu rõ giá trị của cái thiện Do đó, cái ác (ma bạo lực là một phan của nó) được

mang vào tác phẩm không chỉ đẻ vạch tran, dé lên án hay bài trừ mà còn là một phương tiện cho thay hiện thực đời sống, dé khang định giá trị của những điều thiện: “Cai có ý

nghĩa sâu kin nhất trong cuộc sống của mọi người nằm ở chính “phan tôi tệ” của con

người” (Geogres Bataille (Ngân Xuyên dịch), 2016, tr 45).

Tuy nhiên, “bao lực trong văn học không có giá trị hay ý nghĩa có hữu"?° (Carroll,

2014, tr 4) Điều này có nghĩa là giá trị của yếu tô bạo lực trong tác phẩm này không

hoàn toàn phải trùng nhất với giá trị của yếu tố bạo lực trong tác phẩm khác, mặc cho chúng được cùng một tác giả chap bút Thực chất, yêu tô này phụ thuộc từng trường hợp hoàn cảnh nhân vật là người thực hiện hành động và nạn nhân mà yếu tô bạo lực

đó được đặt vào Chính vì thế, yếu tố bạo lực có thẻ bộc lộ bản chất, có thẻ thẻ hiện

những ám ảnh vô thức, những căng thăng tính thần đồn nén và cũng có thẻ là công cụ

dé nhân vật đạt được quyên luc, vật chất hoặc cũng có khi là dé trải nghiệm ý nghĩa của

sống bằng phương điện đen tối.

Ngoài ra, việc tiếp nhận yếu tổ bạo lực còn là vì chúng ta có nhu cầu hiểu những trải nghiệm của chính mình và trải nghiệm của người khác Bạo lực không phải là yếu

tô hiểm hoi mà thực chat, chúng xuất hiện với tần suất cao mỗi ngày, đưới nhiều hình

thức khác nhau Những hành vi như đánh đập, la hét, xúc phạm, thờ ơ, là những hành

vi mà mỗi cá nhân song trên đời đều đã từng trực tiếp trải nghiệm hoặc quan sát thay

Tuy nhiên, không phải ai cũng có kha năng dién đạt hoặc miêu tả chính xác những gi

mà bản thân đã trải nghiệm, cũng khó có thẻ cam nhận rõ nét những chan thương mà

nạn nhân của những hành vi bạo lực phải trải qua Chính vì thế những tác phẩm văn

học chứa các yếu tô bạo lực xuất hiện như một kênh giao tiếp dé con người có thé hiểu

hơn những tôn thương của chính mình cũng như của người khác.

Vậy vì sao độc giả lại sẵn sàng chịu đựng những mô phỏng đau đớn trong các tác

phâm có yếu tô bao lực? Joseph Carroll (Carroll, 2014) cho rang đó là vì dé phục vụ cho chức năng thích ứng (adaptively functional) — chức năng giúp cho con người tô chức lại cảm xúc dé từ đó định hướng hành vi.

Trên thực tế, yêu tố bạo lực đã xuất hiện từ rất lâu trong các tác pham nghé thuat.

Từ những câu chuyện cỏ tích khuyết danh gỗi đầu giường như: Cô bé quảng khăn đỏ,

* “Wiolenee in literature has no inherent valence or significance”.

Trang 36

Tam Cám, đến những vở kịch kinh điền của các tác giả lừng danh trên thé giới như

Macbeth, Vua Lear Không chỉ văn học ma điêu khắc, hội hoạ, điện anh cũng chon

yếu (6 này như một gam mau tram điểm tô thêm cho bức tranh hiện thực cuộc sông Tuy

nhiên, có lẽ phải đến công trình nghiên cứu Bao lực trong văn học: sự lãng mạn của các

yếu tô bạo lực trong van học My - Latinh (Violence in Literature: The romance of

violence in Latin America), José Vicente Tavares dos Santos mới dé xuất những đặc

điểm co bản của dong riểu thưyết bao lực (the novel of violenee)?° trong sự phân biệt

với tiêu thuyết trinh thám.

So với tiểu thuyết trinh thám là một thê loại cũng đậm đặc các yếu tố bạo lực thì

tiêu thuyết bạo lực lại có phần khác biệt Nếu trong tiêu thuyết trinh thám, việc truy tim hung thủ, lý giải cách thức gây án trí tuệ của thám tử là những điềm thu hút độc giả dé thông qua đó thé hiện những góc khuất của xã hội thì ở tiêu thuyết bao lực, người gây

bạo lực hay cách thức họ chọn dé thực hiện không phải là chính yếu Điều trọng tâm

chính là trước trong và sau khi thực hiện hành vi đó, nhân vật đã có những suy nghĩ gì,

lý do nào thúc day họ va thông qua quá trình đấu tranh tâm lý đó, chúng ta hiểu thêm

được gì vé những tôn thương mà con người ở xã hội đương thời phải chịu đựng

1.1.3 Mỗi quan hệ giữa căn tính và bạo lựcNhững sự kiện bạo lực và những hành vi mang tính chất tàn ác trong thời gian gầnđây đã là hồi chuông báo hiệu cho những xung đột tăng cao sẽ xảy ra ở tương lai Từnhững quốc gia tiên tiến và hiện đại bậc nhất, cho đến những đất nước còn kém pháttriển, đâu đâu trên thé giới cũng tôn tại bạo lực Con người sử dụng bạo lực dé giải quyết

vấn dé, dé thé hiện bản thân, dé chống lại môi trường xung quanh, dé bảo vệ người khác

hoặc dé giải thoát cho chính mình Tuy nhiên, theo Amartya Sen, một trong những căn

nguyên mà con người ít thay dé lý giải cho những xung đột bạo lực chính là van dé vẻ

căn tính Thế giới ngày nay thường được nhìn nhận như một liên hiệp của các tôn giáohay các nền văn minh Chính cách nhìn nhận này đã phớt lờ đi tat cả những phương cách

khác đề con người nhìn nhận bản thân với những đặc điểm cúa riêng họ và do đó dẫn

đến việc “hiéu sai gần như mọi người trên thé giới” (Amartya Sen, 2012, tr 15)

Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa căn tính và bạo lực, Amartya Sen đã

trình hiện trước mắt chúng ta một thể giới nơi ma con người ngày càng bị phân loại và định đạng bởi những căn tính sẵn có Đồng thời, học giả cũng đã chỉ ra sai lầm của cách

nhìn nhận này và khăng định hậu quả của nó chỉ có thê là bạo lực.

? Nội dung chỉ tiết cúa vẫn đề nảy được trình bảy đây đủ ở Phụ lục 1.

Trang 37

Mỗi quan hệ giữa căn tính và bạo lực là mỗi quan hệ hai chiều, có thé được hình

dung theo sơ đồ sau:

Tóc động

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa căn tính và bạo lực

a Xu hướng giản lược hoá phân loại căn tính dan đến bạo lực

Con người luôn có nhu cầu khám phá và định danh cho chính mình cũng như cầnphải xác lập căn tính dé có thé an toàn tôn tại trong một tập thé, tránh việc bị loại bỏ hay

cô lập vì không có những điểm chung với mọi người Tuy nhiên, van dé phân loại căn

tính chưa bao giờ là dé dang và càng nỗ lực tách biệt các loại căn tính, các nhà nghiên

cứu càng dé rơi vào xu hướng “giản lược hoá” Xu hướng này xuất phát từ “chu nghĩa

đơn thê"?! cho rằng mỗi một cá nhân sẽ chỉ thuộc về một tập thé nhất định và họ sẽ mang cũng như thé hiện căn tính đặc trưng của tập thê đó.

Có thẻ thấy, chúng ta chịu ảnh hưởng lớn từ những người mà ta nghĩ là có chungcăn tính và đôi lúc sẵn sàng gạt bỏ những căn tính chung giống với các nhóm bên ngoài

Cá nhân thường sống theo tư tưởng, tư duy, thói quen văn hoá của cộng đồng đó và đôilúc xem việc khăng định những điều ấy là quan trọng hơn cả Chính vì thế mà lâu dân,

đa phần mọi người chỉ cho phép bản thân có một căn tính ưu trội và sẵn sàng nhân chìm

các căn tính khác Đây chính là những nhận thức dẫn đến nhiều sai lầm Bởi lẽ, conngười có nhiều môi hệ thuộc với các nhóm khác nhau và chúng có thê tương tác vớinhau theo rất nhiều cách Ngay cả khi có thẻ phân định rõ lịch sử và quá trình hình thành

của các nên văn minh, con người cũng không thê phủ nhận những ảnh hưởng tương tác

lẫn nhau về: nghệ thuật, khoa học, thê thao, thương mại, chính trị giữa các quốc giatrên thế giới

* Xem con người như thành viên của chỉ một nhóm (có thé xác định theo nén văn minh, tôn giáo, dan tộc hoặc

sắc tộc}

Trang 38

Một mặt, “viée chú trọng đến các căn tính cụ thé có thé làm phong phú các quan

hệ của chúng ta và khiến ta làm được nhiều việc cho nhau, cũng có thê giúp ta vượt rangoài cuộc sông lấy cái tôi làm trung tâm của minh” (Amartya Sen, 2012, tr 31) nhưng

mặt khác, nếu cá nhân gắn chặt mình với một căn tính nào đó đến mức xem nó là duy nhất thì đó chính là “huyén tưởng”: “Căn tinh cũng có thé gây ra giết chóc — và giết chóc một cách vô tội va Một cám thức mạnh mẽ và việc thuộc về một nhóm — và chi một

nhóm ấy thôi - trong nhiều trường hợp có thé mang theo nó cả một nhận thức tự phát

về sự cách biệt và phân cách giữa mình với các nhóm khác” (Amartya Sen, 2012, tr 30).

Chính cái tiền giả định cho rằng con người chỉ có thê được phân loại theo một cách độc

nhất sẽ khién chúng ta trở nên để bị kích động Bởi lẽ khi chúng ta khuôn mình vào căn tính của một nhóm mà ban thân cho rằng đó là nơi mình thuộc về, là tập thê có các điểm

tương đồng đa số dé tìm cám giác an toản thì đó cũng chính là lúc chúng ta vun bồi

những cách biệt Càng khăng định căn tính nhóm, càng chứng minh sự trung thành và

phù hợp của mình với tập thé, cá nhân càng dé dang chấp nhận những luận điệu công kích các tập thé khác Khi đó, sự đoàn kết bên trong lại là thứ nuôi đưỡng mỗi bat hoa bền ngoài Những luận điệu này phát triển lên trở thành những lời công kích thúc day

bạo lực và càng bạo lực thì con người lại càng kì thị, xa lánh lẫn nhau Hậu quả sẽ trở

nên tram trọng hơn khi ý thức về căn tính chung của một nhóm có thê bị lợi dụng đềbiến thành thứ vũ khí mạnh mẽ gây ra xung đột với một nhóm khác, Đây cũng chính lànguyên nhân thường thay của những cuộc đối đầu phe phái, xung đột chiến tranh trênthé giới

Bên cạnh đó, còn có một van dé khác cản trở con người trong việc loại bỏ nhận

thức sai lầm về một căn tinh cố hữu nhằm tránh gây xung đột chính là việc thuyết phục người khác Trên thực tế, rat khó dé cá nhân nhận biết đầy đủ việc người khác định vi căn tính cho ta ra sao vả nhiều trường hợp nó không đồng nhất với những gì chúng ta tự nhận thức về chính mình Điều này dẫn đến “hai sự méo mó khác biệt nhưng có tương

quan với nhau: mô tả sai lạc về tập thê những người thuộc một loại bị đưa vào tam ngắm

và khang khang bảo rằng những đặc điểm bị mô tả sai lạc này chính là đặc trưng đuy

nhất" (Amartya Sen, 2012, tr 38) và sự cố sức kháng cự của tập thé đang trong tamngắm bang cách nhắn mạnh vào những căn tính khác ma mình có Điêu nảy có nghĩa 1a,

một bên gây han có gắng khuôn bên bị gây han vào một cái vô căn tính mà họ tự đặt ra

dé dễ bề công kích, áp chế, trong khi bên bị gây han lại phủ nhận bằng cách khang địnhmột căn tính độc nhất khác của mình đã khiến cho việc dung hoà ngày càng trở nên bất

Trang 39

e Thứ nhất, cần quyết định đâu là những căn tính thích hợp của cá nhân mà

không đựa trên những định kiến sẵn có và cũng không đẻ cao duy nhất một

căn tính nào Bởi vì cần phải hiểu rõ hơn về tính đa nguyên trong căn tính

dé từ đó con người mới ý thức được sự đa dạng bên trong và hành động dé

tránh sự chia cắt thô bạo giữa người với người.

© Thir hai, cần cân nhắc vẻ tam quan trọng tương đối của những căn tính khác

nhau bởi lẽ “tầm quan trọng của một căn tính cụ thê sẽ tuỳ thuộc vào bối

cảnh xã hội” (Amartya Sen, 2012, tr 67) và không phải mọi căn tính đều can có tầm quan trọng lâu ben.

b Bao lực giới hạn việc xác định căn tinh và la một trong những phương thức giải

toa việc bị kim ham

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, mối quan hệ giữa căn tinh và bạo lực trên thực

tế là môi quan hệ hai chiêu Nếu như việc xác định sai căn tính có nguy cơ dẫn đến hành

vi bao lực thì cũng có những trường hợp sự sai lam đó xuất phát từ chính việc bị bạo

lực Chẳng hạn, có không ít những đứa trẻ với tuổi thơ day ton thương bởi những kí ức

về bao lực gia đình, dan dan chúng trở nên khép minh và cũng tự cho rang bản thân chi

có thê thuộc về những tập thé bị bỏ rơi như thế, Những nhóm nay thường có xu hướng

sử dụng bạo lực như cách đẻ thê hiện và bảo vệ cho căn tính nhóm Có thê thấy, chính những hành vi ngược đãi ban đầu đã khiến cho không ít cá nhân bị lệch lạc trong việc

xác định và lựa chọn căn tính Không chỉ sé lượng căn tinh của cá nhân bị han chế, thu

hẹp lại mà họ còn có thé bị áp đặt bởi người khác Và việc áp đặt căn tính, tước đi quyền

tự do lựa chọn này thực chất cũng là một hành vi bạo lực Dé minh chứng cho điều này,

Amartya Sen đã đưa ra dẫn chứng vẻ hệ thông giáo dục phân chia theo tôn giáo từ xưa

ở Bắc Ireland (Anh) nơi mà chính quyền khuyến khích sự phát triển các trường công

đành cho người Hồi giáo, người Hindu, người Sikh, bên cạnh các trường Thiên Chúa

giáo, và chính sự thiết lập này đã khiến cho “trẻ nhỏ bị người lớn dùng sức mạnh áp đặt

vào lãnh địa của những mối hệ thuộc đơn thẻ từ rất lâu trước khi chúng có đủ năng lực

lí trí” (Amartya Sen, 2012, tr 48) Có thé thay, việc dùng sức ép, quyền lực cỗ buộc cá

Trang 40

nhân vào những căn tính “được định san” cho họ chỉ dang làm gia tăng thêm khoảng

cách giữa người với người.

Bên cạnh đó cũng có những hành vi bạo lực sở di tồn tại được 1a do con người chấp nhận vô điều kiện những niềm tin sẵn có Chang hạn, trong tác phẩm Va công (The

dancer), Ahmad Tohari đã khắc hoa chân thực những nghi lễ day tinh bao luc dé mộtngười nữ có thé trở thành vũ công đại điện cho cộng đồng (ronggeng) Srintil — một cd

bé ngay từ năm mười một tudi đã được dân làng định sẵn sẽ trở thang ronggeng tiếptheo chỉ vì thay em nhảy múa dưới gốc cây Va dé nhận lãnh trách nhiệm, em phải trảiqua ba giai đoạn bị một sé người coi là điều cam ky và vi phạm chuẩn mực đạo đức,

nhưng ở làng Dukuh Paruk, họ vẫn kiên quyết giữ những truyền thông này Một trong

25

số những nghỉ lễ phan nhân văn đó chính là “bukak klambu"?Ý, nghỉ lễ đánh dau việc tat

cả những gì trên cơ thé của một ronggeng đều sẽ trở thành sở hữu chung của cộng đồng

Thậm chí, ngay ca sau khi chỉ sống vì căn tính của tập thé như thé, ronggeng cũng bị

tước đoạt khả năng làm mẹ vì quy định ở Paruk cho rằng sự nghiệp của ronggeng sẽ kếtthúc khi nữ vũ công mang thai Niềm tin vào việc không thê thay đôi những đặc tính của

cộng đồng vi chúng đã ton tại trong thời gian đài (dù mang tính chất bạo lực) đã khiến cho con người không thoát ra được khỏi quan niệm về một căn tính duy nhất.

Bao lực không chi là khởi nguyên ma đôi khi còn là con đường giải thoát Một khi

con người bị áp đặt phải sống với một căn tính nhất định nào đó mà người khác gán cho

họ - nhưng thực chat lại không phù hop, khi cá nhân buộc phải khuôn mình vào những

chiếc hộp không phải do mình lựa chọn thì việc tìm kiếm một con đường giải thoát làtat yếu xảy ra Một trong số những con đường được cá nhân lựa chon pho biến nhất

chính là bạo lực Có người làm đau chính mình, có người chọn cách tự sát và cũng có

người trút những dôn nén lên người khác Tuy nhiên, đa phần sau khi đã đi theo con đường giải thoát này, cá nhân vẫn bối rối trong việc lựa chọn căn tính cho chính minh.

Có thê thấy, bạo lực vừa có thê là nguyên nhân gây ra sự rỗi loạn trong việc lựa chọn

căn tinh, vừa có thé lả con đường giải thoát nhưng đồng thời cũng lại day con người

vào tình trạng vô định.

*5 Một phong tục truyền thông ở lang Paruk (Indonesia) ngưởi đàn ông chiến thang cuộc thi được té chức theo

quy định của làng sẽ có quyền tước đoạt sự trong tring cla vù công được chọn.

Ngày đăng: 12/01/2025, 05:32