TRONG TIEU THUYET RYU MURAKAMI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Tyu Murakami (Trang 84 - 110)

3.1. Bao lực như là hệ quả của việc gian lược hoá sự phân loại căn tính

Giản lược hoá phân loại căn tính là lỗi quan niệm quy giản hoá cho rằng “ai ai cũng thuộc chỉ về một tập thé duy nhất - không hơn không kém ~ nồi trội nhất nào đó"

(Amartya Sen, 2012, tr. 58). Chính vì thé mà mọi sự tinh vi phức tạp và da dang của việc cùng lúc thuộc về nhiều nhóm sẽ bị xoá sạch va thay vào đó là sự chật hẹp đặc tính công thức bởi con người khing khang cho rằng ai cũng được “dinh vị” vào một và chi một nơi duy nhất. Amartya Sen cũng khang định việc “khuyến khích lờ đi mọi sự gan kết và lòng trung thành nào khác, ép buộc người ta chỉ gắn kết và trung thành với một căn tính hẹp duy nhất thôi, đó có thé là một sự lừa mj sâu xa, đồng thời góp phần vào căng thăng và bạo lực xã hoi” (Amartya Sen, 2012, tr. 59)

3.1.1. Bạo lực thê hiện qua sự tranh đấu cá nhân

Lỗi suy nghĩ về một căn tính hệ thuộc đơn nhất dẫn đến nhiều hệ luy khác nhau

mà trước hết, đối tượng chịu thương tôn lại chính là những con người tự kìm mình trong chiếc hộp này. Bởi lẽ khi ấy cá nhân luôn tự cho rằng bản thân chí có một căn tính duy nhất nên không thé thoát ra được những mặt trái từ căn tính đó mang lại - những mặt trái mà đôi khi họ cần những căn tính khác dé bù dap vào. Đồng thời. họ cũng tự hạn chế khả năng chọn lựa của bản thân — khả năng giúp họ có thé dé dàng thích nghi và linh hoạt khi sống trong những môi trường khác nhau. Việc bó buộc bản thân lâu ngày vào một căn tính sẽ khiến cho cá nhân tách mình ra khỏi những hệ thuộc xã hội khác mà trên thực tế họ cũng có điểm chung nhưng không thừa nhận. Dé rồi từ đỏ, những sự bat an, mệt mỏi, trong rỗng tăng cao và dẫn đến con đường bạo lực.

Trong các sáng tac của Ryu Murakami, các nhân vật của nha văn cũng chọn con

đường bạo lực”* này làm hướng giải thoát cho việc chi mang một căn tinh của minh. Da

phần các nhân vật đều có xu hướng tự ngược đãi bản thân trước khi những căng thắng tăng cao đến mức những vết thương trên cơ thé không còn giúp họ cảm thấy thoải mái mà phát triên thành bạo lực với người khác. Tương ứng với phần lý thuyết đã trình bày ở Chương 1, hành vi bao lực tự thân của các nhan vat trong tác phẩm của Rvu Murakami

cũng có thê được nhìn nhận đưới hai nguyên nhân chủ yếu: (1) do ảnh hưởng từ những

van dé tâm thân, và (2) do các van đề xây ra trong đời sông cá nhân.

** Thông kê các hành vi bạo lực trong sáng tác của Ryu Murakami được trình bảy đây đủ ở Phụ lục 6.

78

Với quá khứ chẳng chịt những kí ức bị bạo hành, bỏ rơi, lạm dụng nên đa phần các nhân vật trung tâm trong tác phẩm của Ryu Murakami đều có dấu hiệu của những chứng bệnh tâm thần?”, Điểm chung của những nhân vật thuộc các dang trên đó chính là họ vẫn ý thức rat rõ về van đề tâm than của bản thân nhưng dưới sự đánh giá từ cộng đồng và những chan thương tâm lý sẵn có, họ có xu hướng tin rang căn tinh nay là ưu trội và chấp nhận nó như căn tính độc nhất của mình.

Các chứng bệnh tâm thần này phát sinh trước hết đều bắt nguồn từ những nỗi sợ hãi và dé có thé tran an bản thân, các nhân vật kê trên đều có chung một sự lựa chọn:

ngược đãi chính mình — sử dụng hành vi bạo lực đề giải toa hệ luy do chính việc bị bạo lực từ trong quá khứ gây ra. Trong số những chứng bệnh tâm thần mà các nhân vật gặp phải thì tâm than phân liệt là chứng bệnh phô biến nhất. Chứng bệnh này khiến cho bệnh nhân cảm thấy ý nghĩ của mình dường như bị người khác biết, thường xuyên xuất hiện những ảo thanh bàn luận, phán xét vẻ chính họ. Day cũng chính là động lực lớn thúc đây Kawashima, Chiaki, Kiku, Hashi thực hiện những hành vi trước hết là ngược đãi ban thân dé tinh táo giữ vững ý thức về mình và sau đó là bạo lực với cá nhân khác đề giải toa những don nén trong quá trình giữ sự tỉnh táo trên.

Nhân vật Kawashima (Xuyên thấu) là người có dau hiệu của chứng tâm than phân liệt ngay từ khi còn rất nhỏ. Việc anh dùng một bản ngã khác đề thay mình chịu những cơn đau từ những làn bạo hành của mẹ càng ngày càng tách biệt anh với sự tồn tại của bản ngã đó. Bản ngã này hiệu rất rõ rằng Kawashima luôn lo sợ bản thân sẽ lại bị bỏ lại một mình ở những nơi tăm tối, chính vì thế ma dé đã bị người phụ nữ lớn hơn 19 tuôi sông cùng bạo hành vô số lan, nó vẫn đứng ra thay Kawashima chịu đựng những nỗi đau thé xác. Và dé giữ chân người đàn bà đó ở lại. bản ngã thứ hai trong anh đã khiến anh tự làm đau chính minh: “Thế thì chắc là phải tự trừng phạt mình thôi... Kawashima đã nghĩ như vậy và rồi tự cho bàn tay phải của mình vào nội nước đang sôi trên bếp”

(Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 50). Từ đó vẻ sau, mỗi khi mat đi ý thức, mỗi khi bị sai khiến bởi bản ngã khác, Kawashima lại ngửi thay mùi protein cháy — cái mùi mà thực chất cũng xuất phát từ chính việc bị điều khién mà có: “Bao giờ cũng vậy, bắt đầu là m6 hôi, rồi cả mùi protein cháy khét, sau đó là một cảm giác mệt mỏi rã rời và cuỗi

cùng là một sự đau đớn không rõ nguyên nhân. Cứ như thê các phân tử trong không khí

đã biến thành các mũi kim châm vao đa thịt gây ra cái cảm giác đau đớn đó vay”

(Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 25). Kawashima dường như vẫn không thé thoát khỏi

7 Vẫn dé này được thông kẻ day đủ & Phụ lục 4.

79

căn tính của một nạn nhân bị bạo hành và chính vì luôn đề sự ưu tiên vào duy nhất căn tỉnh đó nên anh luôn cho rằng những sự trừng phạt thê xác là xứng đáng với bản thân.

Tuy nhiên, câu chuyện mà Xuyên thấu kể cho người đọc nghe không chi đơn tuyến như thế, đó còn là một cuộc tương phùng kỳ lạ giữa người đàn ông có mưu đồ giết người vả người phụ nữ mang ý định tự sát. Bệnh nhân có biêu hiện tâm thần phân liệt trằm

trọng hơn Kawashima chính là Chiaki — cô gái mà anh lựa chọn để đâm đùi đập đá vào

bụng nhằm giải toa căng thang cho chính mình. Một trong những đặc điềm nồi bật đẻ nhận dạng Chiaki chính là chiếc khuyên tự xỏ ở ngực: “Lúc còn trẻ, Chiaki từng nghĩ đến chuyện xâu một cái khuyên tai vào một bên vú xem thé nào và thé là cô đã uống may viên Halcion, làm cho cơ thẻ tê cứng và mất hết cảm giác rồi đâm cho máu từ từ chảy ra” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 106). Chiaki luôn bị những khách hàng của mình xem hành vi đó là “có vấn dé” và nhiều người trong số đó đã bỏ chạy trước khi

kịp cho Chiaki cảm giác an toàn và thoả mãn mà cô vẫn chờ đợi. Tuy nhiên, trên thực

tế, chiếc khuyên này lại chính là thứ níu lại sự tự chủ cá nhân của Chiaki. Nó khiến cô thay đau khi chạm vảo, nhưng vì đó là nỗi đau mà Chiaki có thé kiểm soát được nên so

với những sự căng thăng, hoảng loạn mà Chiaki vẫn thường gặp thì cảm giác này lại có thé an ủi được phan nao trong cô: “Thir ấn nhẹ vào đó một chút, Chiaki bỗng lờ mờ thay lại được cái cam giác dau đau của buôi tối hôm cô xâu cái khuyên tai này vào ngực. “D&

hơn một chút rồi!", Chiaki vừa chạm vào cái khuyên tai vừa lam bảm” (Murakami,

Xuyên thấu. 2017, tr. 120). Theo Karen Aubray, những chiếc khuyên trên cơ thé “tao ra một cơ thé có diện mạo mới” va ngụ ý cho “sự không hài lòng với cái cũ””* (Erobha,

2020, tr. 29). Chiếc khuyên đầu tiên trên ngực được Chiaki xỏ sau những cuộc tình một đêm day thất vọng, do đó nó tượng trưng cho việc rũ bỏ han “những ông khách tam thường kém coi” va bắt đầu đặt hi vọng vào Kawashima: “Biết đâu cái ông khách trẻ tuôi, lịch lãm đang đợi mình ở tầng hai mươi chín của khách sạn này lại có thẻ kích thích được sự hưng phan đã mắt đi, lại có thé đánh thức một cái gì đó đang ngủ vùi trong con người mình và làm cho một cái gì đó bị quên lãng đi thi sao!” (Murakami, Xuyên thâu, 2017, tr. 121). Nhưng khi nhận ra Kawashima vẫn không phái là người đàn ông có thé vực đậy những khoái cảm đã mất, nhận ra rằng thực chất anh chỉ muốn giết cô dé cứu lấy chính mình mà không phải là bù đắp lại những thương tôn thì Chiaki lại một lần nữa

“tạo ra một điện mạo mới” bằng cách xỏ thêm chiếc khuyên ở phía còn lại. Đối với Chiaki, tìm đến nỗi đau từ chiếc khuyên thứ hai này còn giúp cô đũng cảm hơn trong

h ‘create a new body appearance’ and imply a ‘dissatisfaction with the old’ ”.

80

việc từ bo Kawashima: “néu nhu bây giờ mình có thê tự lựa chọn và gây cho mình một nỗi đau đớn nào đó rồi sau dé trên cơ thé mình sẽ còn lại một cát gì đó thật đẹp thì chắc là mình sẽ có thé trở nên mạnh mẽ hon” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 265). Những

hành vi ngược đãi bản thân của Chiaki không hè giảm đi theo thời gian mà trái lại, có

xu hướng diễn ra với tần suất day đặc và mức độ nghiêm trọng hơn. Khoảnh khắc khi moi ki ức cũ thoát ra bên ngoài va nói tiếp nhau xuất hiện như một đoạn phim vây lấy

Chiaki và cơn đau khi chạm vào nơi xo khuyên không còn tác dụng nữa thi Chiaki đã

dùng bộ dao Thuy Sỹ mà cô vẫn luôn trân quý mang theo bên minh dé cửa vào dai. Vết thương bật ra và máu chảy lênh láng đọng lại thành vũng trên sản nhả tắm, ân hiện xung quanh đó là những vét bam tím của những vết thương chưa lành cũ. Chiaki đường như cần một cảm giác nao đó đủ mãnh liệt dé cô đừng bị chìm dam quá sâu vào nỗi bat an

và hoảng loạn mà những kí ức quá khứ gây ra, và cảm giác đáp ứng được tiêu chí này

là những cơn đau thê xác. Sự ám ảnh càng tăng cao thì mức độ đau đớn phải càng lớn

mạnh. Có như thé, Chiaki mới lay lại được bình tinh đề nhận ra cô đang sống ở một hiện thực khác với hiện thực đã dẫn vặt cô khi còn bé. Tất cả những hành vi trên của Chiaki đều chịu sự điều khiển của vô thức — thứ mà một khi nó vượt thoát khỏi sự kiểm soát của ý thức thi sẽ bùng lên mãnh liệt và rất khó dé có thé kiểm soát - đặc biệt là với những cá nhân đã luôn phải dùng cái 76i (Ego) dé tran giữ cái Nó (Id) trong một thời

gian đài như Chiaki. Và cũng chính do sự điều khiến của vô thức này mà Chiaki cũng

chỉ tin vào căn tính của con người bat toàn cân phải tìm kiếm dé hoàn thiện minh, và nếu không thé tìm được điều minh can ở những người dan ông thì Chiaki sẽ chuyên sang tìm kiếm ở những cơn đau thể xác.

Những biéu hiện của chứng tâm thần phân liệt ở Hashi (Những đứa trẻ bị bả rơi trong tu gui dé) bat dau xuất hiện sau khi cậu trở thành một ca sĩ nỗi tiếng đã thông lĩnh hàng ngàn thính giả và dẫn dat ban nhạc trong suốt nhiều giờ liền. Hashi nhận ra từ khi đứng ở đỉnh cao danh vọng đó, một con người khác trong cậu đang dan dan thành hình.

Một con người với nụ cười trước hang tram cú chớp dén flash, một con người nói liên tục, phải chăm chăm chú ý đến sắc mặt của người khác, một con người phải giấu những cơn thịnh nộ. bat mãn vào trong và tat ca cứ theo chi dao mà thực hiện: "Chuyện ấy bat dau từ khi nao ta cũng không nhớ rõ nữa nhưng ta đã nuôi dưỡng một sinh thê khác ngay trong chính cơ thể mình để đành cho những lúc khiến cho người khác phải chú ý đến ta”

(Murakami, 2010, tr. 210). Hashi nhớ đến câu chuyện từ được nghe trong cô nhí viện về một người dan ông kí giao kèo với quỷ bằng cách nuốt một Quả trứng ác dé đôi lay

81

thành công trong sự nghiệp. Quả trứng này sẽ trở thành con nhộng trong cô con người và đưa ra lời khuyên dé giúp họ thành đạt. Do đó mà khi đã néi danh, Hashi đã luôn nghĩ rằng bản thân cũng đã trưởng dưỡng một con nhộng ngạo mạn như thé và bị nó điều khiển: “Khi đó lần đầu tiên cái con vật sống trong cơ thé của ta đã ra mệnh lệnh.

Nó nói hãy cắt lưỡi mình đi... Nó lúc nao cũng lăng mạ ta. Nó nói rằng "nha ngươi là một con sâu yếu ớt và ta sẽ giúp cho nhà ngươi mạnh lên" (Murakami, 2010, tr. 210).

Và Hashi đã thực sự cắt một phần lưỡi của mình. Có thể thấy, điểm chung của việc các nhân vật khi tìm đến những cơn dau thé xác chính là dé giúp họ mạnh mẽ hơn trước khi đối mặt với một thực tế khắc nghiệt gấp nhiều lan. Đối với Hashi, chỉ có căn tính của

một ca sĩ mới giúp nhân vật tìm lại được âm thanh ngày nhỏ. Do đó, dù ánh hào quang

đòi hỏi cái giá đất đến mức phải hi sinh một phan cơ thé, hi sinh cả người thân cận thì Hashi vẫn chấp nhận đánh đôi.

Tuy nhiên, một khi những cơn đau thé xác đã không còn khả năng cung cấp cho

con người sự đũng cảm hay níu giữ họ lại với thế giới, khi con người đã chịu căng thăng và đồn nén đến mức bị tê liệt hoàn toan thì con đường tiếp theo mà họ chọn chính là tự sát. Khác với các nhân vật của Haruki Murakami, khi đa phần những nỗ lực tự sát đều thành toại và họ “lua chọn cách sống tiếp đến là cái chết" (Nhật Chiêu, 2006). thi các nhân vật của Ryu Murakami tìm đến cái chết như một nỗ lực “tìm đến cái đau hơn nữa"

nhằm tiếp tục sống. Frank (3 đêm trước giao thừa), Ryu và Yoshiyama (Màu xanh trong

suét) chính là những nhân vật như thé. Ngay từ khi chi mới bốn tuôi và trong suốt 2 năm sau đó, Frank đã tự cắt cỏ tay mình trên khoảng mười lan. Tuy nhiên, Frank lại không h có mong muốn bản thân sẽ chết đi mà chỉ thích nhìn những đòng máu đang chảy dần

dan ra từ cơ thé. Những vết rach tuôi thơ đó vẫn còn in hẳn trên cỗ tay trái của Frank, và dù đã hơn 20 năm trôi qua, nó vẫn khiến Ken cảm thấy “simg sốt”, “nôi da ga”:

“Không thẻ tưởng tượng ring lại có người có những vét rach chang chịt như Frank.

Trong phạm vi khoảng 2 centimét, tức chỉ khoảng nửa vòng cô tay, có đến may chục vết rạch như thế không dém xuê. Như kiêu vết rạch trên cô tay vừa mới liền xong đã lại bị rạch tiếp, cứ thé lặp đi lặp lại rất nhiều lần” (Murakami, 3 đêm trước giao thừa, 2017, tr. 152). Nếu Frank rạch tay để thoả mãn những ám ảnh với máu của mình thì Yoshiyama lại dùng nó như một phương cách dé níu giữ lý do tôn tại cuối cùng — tình yêu với Kei.

Sau khi chịu trận đòn từ Yoshiyama, Kei quyết định sẽ buông bỏ cuộc sống có anh và sông một cuộc đời khác. Nhưng trái với Kei, Yoshiyama ton tại được đến hiện tại là vì còn những lời hứa sẽ thực hiện cùng Kei. Do đó, việc cô một mực bỏ đi khiến Yoshiyama

82

phải chọn cách cắt cô tay dé ép buộc cô tiếp tục gắn bó và cùng nhau thực hiện những

ước mơ họ từng có trước khi va chạm với thực tế cuộc sống. Nhân vật trung tâm của tác

phẩm này — Ryu, cũng chọn cách cắt vào cô tay dé tìm cam giác sống sau khi đã quá đắm chìm vào những chất kích thích đến mức sinh ra hoang tưởng và tê liệt cả thần kinh lẫn thé xác: “Tôi nhặt một mảnh thủy tình vỡ trên thảm, năm chặt và đâm mạnh vào cánh tay đang run rấy của mình” (Murakami, 2022, tr. 177). Tương tự với những nhân vật khác trong tác pham, Ryu cũng loay hoay với việc xác định căn tính của chính mình.

Tuy nhiên, mọi thứ xung quanh nhân vật ngày càng trở nên rồi ren hơn khi từng người từng người một bắt đầu rời đi dé lai Ryu với một mớ tơ vò. Thêm vào đó là những anh hưởng thé lý từ việc thiêu đốt đời mình trong ảo ảnh của rượu, bia, thuốc lá, ma túy, chất kích thích, tình dục vô tội va dé tìm quên thân phan, dé khoả lấp những sự trông trải, cô đơn trong tâm hồn: “tôi cảm thay chi có cánh tay trái đang chảy máu là phần duy

nhất còn sông của tôi" (Murakami, 2022, tr. 179).

Có thê thấy, Ryu Murakami đã nhìn nhận một cách trực diện vào nỗi đau của những

con người ở thời đại này và cá cái cách ho đùng một nỗi đau khác dé khoả lap. Các nhân

vật của Ryu không tim đến cái chết dé thật sự chết, mà tìm đến dé được sống, để cảm nhận rõ hơn là họ đang thực sự sống. Như Hoàng Long đã từng nhận định: “Nhat Bản

với vị trí địa lý đặc thù của mình vừa dữ đội tàn bạo vừa nhẹ nhàng quyền rũ nên từ rất

xa xưa con người Nhật Ban đã cảm nhận được cuộc sống vốn mong manh. Ảnh hưởng

sâu nặng của Phật giáo làm cho người Nhật thấu hiểu được cảm giác vô thường và giòn mỏng cua đời người. Vì thé ma người Nhật bên cạnh việc tìm cho mình một ¥ nghĩa sông của cuộc đời thì vẫn sẵn sàng hủy hoại mạng sống của mình khi ý nghĩa đó không

còn nữa"?* (Murakami, 2016, tr. 269). Sự hoà hợp tưởng chừng như đối nghịch này đã

từng được nhắc đến trong các lý thuyết của Freud: giữa xưng năng sống (Eros) và xưng năng chết (Thanatos). Xung năng sống là loại bản năng sinh tôn của con người, hướng đến việc thoả mãn nhưng ham muốn dục vọng và sự sống còn. Đối lập với nó là xung năng chết, là một trạng thái tâm lý muốn phá huỷ mọi thứ đề giải quyết những kìm nén trong cuộc sông. Hai loại xung năng nảy cùng ton tại với nhau và đo đó, đôi khi xảy ra những mâu thuẫn khiến cá nhân phải đấu tranh dé cân bằng hai yếu tố này. Sự đấu tranh đó trong các tác phẩm của Ryu Murakami được thé hiện qua những hành vi bạo lực mà nhân vật gây ra cho chính họ, sử dụng xung năng chết để hướng đến xung năng sống.

* Hoàng Long. (2008). Sự biển đổi giá trị văn hoá thể hiện trong văn hoc Nhật Ban hiện đại (trích Phụ lục 69

Ryu Murakami}

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Tyu Murakami (Trang 84 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)