TRONG TIỂU THUYET RYU MURAKAMI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Tyu Murakami (Trang 55 - 84)

2.1. Căn tính từ bình diện cá nhân

2.1.1. Am ảnh tuổi thơ

Một trong những nơi đầu tiên giúp con người hình thành nhận thức vẻ căn tính của

bản thân chính là gia đình vì trong mỗi gia đình đều chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hoá riêng biệt. Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá Nhật Bản, tầng lớp trí thức đã nhận thức sâu sắc vẻ sự khác biệt trong Việc nhân mạnh tầm quan trọng của

hệ giá trị truyền thông của dân tộc so với Tây phương. Dối với Nhật Bản nói riêng và phương Đông nói chung, những giá trị truyền thống đó được xây đựng dựa trên khái

niệm gia đình — đơn vị xã hội cơ bản, còn của phương Tây dựa trên cá nhân. Do tác động

của quá trình công nghiệp hóa và Tây hóa. sự thay đổi cơ cau gia đình trong xã hội Nhật Bán ngày càng dién ra nhanh nhanh và sâu rộng. Thái độ của cha mẹ đối với con cái có phân tự do hơn, một phan vì họ bận bịu với cuộc sống đô thị đòi hỏi con người phải công hiến hết mình đề tồn tại. một phan vì những ap lực xã hội khiến cho họ khó có thê duy trì mô hình gia đình hạt nhân truyền thống. Hình ảnh gia đình truyền thong Nhật Ban bắt đầu tan rã vào những năm 1970, và đến những năm 1990, sự “sụp đỗ” của hệ thông gia đình thời hậu chiến đã trở thành trọng tâm trong chương trình nghị sự của chính phủ quốc gia. Ngoài việc nỗ lực điều chỉnh sự gia tăng của các hành vi lạm dụng trong gia đình, chính phủ Nhật còn phái đối mặt với tình trạng chống đối xã hội ngày càng phô biến ở giới trẻ. Và phần lớn nguyên nhân của việc chống đối xã hội này cũng xuất phát từ chính những rạn nứt trong mô hình gia đình truyền thống. Đây cũng chính

là một trong những ngudn cảm hứng xuyên suốt các tiểu thuyết của Ryu Murakami.

Trên cái nên chung của một xã hội đang chuyên mình trong việc thay đổi cơ cau, tiêu thuyết Ryu Murakami phơi bày trước mắt người đọc những biéu hiện đa dang của các cá nhân trưởng thành chịu ảnh hưởng từ sự biến chuyển này và tác động của nó lên quá

trình hình thành căn tính của những đứa trẻ Nhật Bản.

Tất cả những đứa trẻ trong các sáng tác của Ryu đều xuất thân từ những gia đình 46 vỡ hoặc từ một gia đình cô gắng xây dựng hạnh phúc giả tạo. Do đó mà những đứa trẻ này có xu hướng trở thành một phần dư thừa trong chính nơi mình sinh ra, chúng bị hat hui, bạo hành, bị bỏ rơi và thậm chí là bỏ mặc cho đến chết. Từ đó, những đứa trẻ này lớn lên với tính cách lệch lạc, méo mó, tìm kiểm bản thân trong những mảng đen của xã hội mà chúng nghĩ rằng đó là nơi mình thuộc vẻ. Có thé thấy nguyên nhân lớn

49

nhất tác động đến việc lựa chọn căn tính cho những nhân vật này chính là bạo lực gia đình thời thơ ấu.

Các hình thức bạo lực này khá đa dạng trong các sáng tác của Ryu Murakami. Có

những nhân vật chịu cảnh bỏ rơi, có nhân vật lại bị lạm dụng, hành hạ thé xác và cũng

có những nhân vật sống trong gia đình đầy đủ cha mẹ nhưng lại có những quy định ki lạ, hà khắc. Điều này trở thành nguyên nhân gây ra sự bó buộc họ về mặt tinh than, lối sông. Kawashima trong Xuyên rhấu là một trong những nhân vật điển hình với tuôi thơ bị bạo hành vô cùng tàn nhãn từ chỉnh người mẹ ruột và những chan thương quá khứ đó đã khiến cho anh không ngừng phải tranh đấu giữa hai loại căn tính: của bản thân và

không phải của bản thân. Là một người trưởng thành mẫu myc, Kawashima luôn giành được sự tin tưởng trong mat mọi người xung quanh. Anh có một công việc ôn định đủ dé chăm lo cho vợ và con thơ, có một căn hộ ấm cúng và cả một tương lai đầy hứa hẹn.

Chính vì vỏ bọc hoàn hảo đó mà ít ai biết rằng Kawashima luôn phải đầu tranh với bản thân mình mỗi giây mỗi phút anh còn tôn tại trên đời. không chi dé sống ma còn dé anh không giết đứa con nhỏ còn nằm trong nôi của mình. Từ sau khi bố qua đời năm anh 4 tuôi, Kawashima bắt đầu sống trong sự ghẻ lạnh của chính mẹ ruột. Có lần, mẹ của

Kawashima dắt em trai đến khu vui chơi ở bách hoá mà lại nhot anh ở nhà, khoá cửa từ bên ngoài và khi anh trốn ra dé đuôi theo thì bị mẹ bắt về và trói đưới vòi tắm đến tối.

Từ đó về sau, những bức tranh mà Kawashima vẽ đều là những bức tranh về con đường

trong bóng đêm cùng ánh sáng le lói của vàng trăng mả anh nhìn thấy lúc nửa tỉnh nửa mé vào hôm đó. Kawashima cảm nhận rõ cái lạnh và sự đau đớn khi ấy đã khiến cho

“dau óc anh không còn tinh táo, bình thường được nữa" (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 49). Lần khác, mẹ của Kawashima còn pha loãng amoniac nguyên chất (dùng đề diệt sâu bọ) rồi đô vào lòng bàn tay khi anh bị dau dé sát trùng. Lần khác, mẹ còn “lay cái bút chì cứng, loại 4H hay SH gì đó đã được gọt rất nhọn dé chọc vảo người tôi, đã đánh tôi bang bình sữa, đã lay dây trói chặt tay và các đầu ngón tay của toi” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 253). Trai qua những lan như thé, Kawashima dan bắt đầu chấp nhận răng anh là con người bị bỏ rơi, bị ghét bỏ và là đứa trẻ yêu đuôi. Những tổn thương đó cũng dan day cho Kawashima con đường duy nhất dé chống chọi — chia bản thân ra thành một bản ngã khác: “C6 một cái gì đó vụt thoát ra khỏi co thé anh và cũng có cả

một cái gi đó vụt nhập vào bên trong người anh, nhờ đó mà anh đã loại bỏ được cái cảm

giác lạnh giá và đau đớn kia ra khỏi cơ thé” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 183).

Bằng cách tự nhủ với bản thân rằng: “Người đang ở đây vào lúc này không phải là mình.

s0

Cảm giác lạnh giá và đau đớn này không phải là cam giác của minh” (Murakami, Xuyên

thâu, 2017, tr. 183), Kawashima đã vô tình tạo ra một “con người” khác thay mình chéng chịu cảm giác đau đớn, "ý thức của anh như tách rời khói thân thé và đứng đợi ở ngay bên cạnh” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 53). Anh dồn hết những ton thương lên con người đó và cũng bắt đầu chấp nhận bên trong đang tồn tại hai con người khác nhau.

Tuy nhiên, kha năng tê liệt với những đau đớn mạnh mẽ bao nhiều, Kawashima lại càng

phải đối mặt với một nỗi sợ lớn bấy nhiêu. Anh sợ rằng “minh sẽ đi quá xa và không thé trở lại cơ thé được nữa” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 53) nên mỗi khi nhân cách khác của anh xuất hiện, anh lại phải đứng ngay gần đó dé chắc chắn răng bản thân sẽ tìm lại được cơ thẻ của mình. Ban đầu, nhân cách khác đó chỉ là hình nhân thể mạng cho những cơn đau, nhưng càng về sau, nó lại càng kiểm soát Kawashima chặt chẽ hon.

Nó thúc giục Kawashima đâm người khác, kéo anh trớ về với khoảng thời gian den tôi

trước khi gặp gỡ và kết hôn với Yoko. Nó không ngừng đòi hỏi, không ngừng nhắc lại

quá khứ day thương tích của Kawashima dé một lần nữa trói anh khỏi những lựa chọn.

Cũng vì quãng thời gian đen tối này của cuộc đời mà Kawashima từ một đứa trẻ khao khát tình yêu thương lại trở thành một người gắn liền với căn tính của một tên sát nhân bao lực đến mức tàn nhẫn, anh thường xuyên bị mat ngủ, mộng du và luôn muốn có thê đâm ai đó dé làm dịu chính mình.

Trong tác phẩm Xuyên thấu, ngoài Kawashima, Ryu Murakami còn cho người đọc

thay hành trình thay đôi căn tính qua một nhân vật nữ — Chiaki. Chiaki sống trong một gia đình đầy đủ cha và mẹ, ai ai cũng đánh giá đó là một gia đình hạnh phúc với một người cha kĩ tính, thích sạch sẽ. Tuy nhiên, đó chi là vỏ bọc hoàn hảo bên ngoài đề tránh những việc làm dơ bản của ông ta đối với con gái mình. Ngay từ khi Chiaki chỉ mới là một học sinh tiêu học, ông ta đã vô số lần lạm dung Chiaki: “Chiaki, đừng có đi tắm làm gì! Bồ thực sự rất thích Chiaki day! Vì thé, tat cả những chỗ ban trên người cứ đẻ bố liếm hết di cho, nhé!” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 139). Đến khi Chiaki tiết lộ chuyện này ra thì ông ta lại dùng cái niềm tin mà bản thân đã xây dựng ở mọi người dé chối bỏ. Từ đó trở đi, ông ta dé trở nên tức giận hơn còn Chiaki thì phải chịu những chan thương tâm lý mãi về sau: chỉ cần có ai đó lớn tiếng trước mặt thì cô sẽ rơi vào trạng thái hoảng loan, tất ca những kí ức cũ đó tràn vẻ, hay mỗi lần quan hệ cô đều có cảm giác như ai đó đang nhìn chăm cham mình từ trên tran nhà. Thật ra, người đang nhìn đó chính là một bản ngã khác của Chiaki, cô ta xuất hiện và nhìn Chiaki với cái nhìn đầy

phán xét và mỗi khi cô kêu lên: “Đừng có nhìn tôi”, lập tức “người đó” lại cười lên một

51

cách mia mai. Bản ngã đó xuất hiện dé nhắc cho Chiaki nhớ rang cô không xứng đáng với sự thoả mãn trong tình dục bởi lẽ cô đã tự mình khước từ nó khi còn nhó. Điều đó đã khiến cho Chiaki mat hưng phan mỗi khi quan hệ, các cơ quan cảm giác cũng trở nên đông cứng mỗi lần cô rơi vào sợ hãi và tần suất của chuyện này xảy ra ngày càng dày

đặc hơn.

Nếu tuổi thơ bị bạo hành của Kawashima khiến anh chia tách cơ thé ra làm hai, thì

tuôi thơ bị lạm dung cua Chiaki lại tạo ra nhiều nhân cách hơn thé: “Một ban thân đã bị bồ liém vào chỗ đó; một bản thân đã ở trên tran nha nhìn mình đang làm chuyện đó: một ban thân đã ra lệnh cho chính mình chết di; một ban thân đã luôn miệng thì thầm với bố là thích thật khi bố liễm vào chỗ đó; một bản thân đã tự tay lay chiếc kéo từ bộ dao Thụy Sĩ ra cắt tay minh” (Murakami, Xuyên thấu, 2017, tr. 194). Tat cả các nhân cách này cùng thay phiên nhau tổn tai, đôi lúc dan đến sự rỗi loạn và khiến cho Chiaki không thé xác định rõ được căn tính của chính mình. Cách duy nhất dé cô thoát khỏi nó, dé phan ứng lại với những chuyện nay đó chính là tự làm đau bản thân, vừa dé gọi bản thân ra khỏi những ám anh, vừa dé kích thích lại những cơ quan đã mat cám giác. Ngoài đa nhân cách, những ám ảnh này cũng khiến Chiaki có những dấu hiệu của chứng rồi loạn

ám ảnh cưỡng chế (OCD) khi đồ dùng trong nhà luôn được sắp xếp theo quy tắc, trật tự nhất định, tuyệt đối sạch sé, khoảng cách giữa các vật cũng được căn chính hoàn hảo đến mức Kawashima cho rang: “Khéng hề cam nhận được một chút không khí gì của cuộc sông ở đây”: cô còn có ám ảnh với những con số, luôn dùng chúng dé xác định mọi việc: “124 ngày từ sinh nhật 19 tuôi”. “71 ngày” sau khi xỏ khuyên ngực đầu tiên,

"cách lỗi ra vào chỗ đó 163 bước là một cửa hiệu của những người bị hội chứng thích hành hạ bản than”, “mua một chiếc cốc vai với giá 8.935 yên", “Chiaki vừa bước đúng năm bước đến trước cái tủ lạnh”, “cái cảm giác mà một ông khách lang chơi đã dem lại

cho cô đúng một trăm bảy mươi mốt ngày trước”, ... Một dau hiệu khác đó chính là việc

cô luôn kì vọng vào sự đảm bảo. Mỗi khi quan hệ với một người nào đó Chiaki lại đặt hy vọng rằng họ sẽ là người mang lại khoái cảm đã mat trong cô và do đó, Chiaki đã đặt niềm tin mạnh mẽ nhất vào Kawashima. Cô có gần cho bản thân căn tính của một con

người bình thường, dùng mọi nỗ lực dé chứng minh điều đó thay vì sắp xếp thứ tự ưu tiên các căn tinh còn đang hỗn loạn bên trong mình. Tất cả những ảnh hưởng trên đang có chiều hướng tăng dan ở Chiaki đã cho thấy hậu quả tinh than, thé xác lên những đứa

trẻ từng bị lạm dụng là vô cùng tôi tệ, đặc biệt khi nó xuất phát từ trong chính gia đình.

52

Tương tự như Kawashima, Asami trong tác pham Thir vai cũng là một nhân vật

lớn lên trong những lần bạo hành gia đình. Gây ấn tượng ngay từ lần đầu tiên với những nhà tuyên chọn dién viên chi bằng quan điểm “việc ta đang sống tức là ta đang ngày ngày tiền dần đến cái chết” (Murakami, 2009, tr. 60), Asami khiến cho mọi người lầm tưởng rằng cô gái này rất mỏng manh và cần được che chớ. Nhưng trên thực tế, cuộc sống gia đình thiếu vắng bóng đáng người cha, phải chấp nhận “sự bù dap” từ bố đượng bạo lực cùng một người mẹ nhu nhược không bảo vệ được con cái đã khiến cô từ một đứa trẻ yêu đuối buộc phải đứng lên phản kháng đề bảo vệ chính mình. Trước khi ở với

gia đình mới, Asami từng được gửi nhờ nhà người cậu và luôn bị ngược đãi: dim vào

bồn nước giữa mùa đông đến mức bị viêm phôi, bị đập đầu vào cửa kính, bị cậu dùng mảnh vỡ cứa cô và thậm chí là đây ngã cầu thang. Đến khi được đoàn tụ với me, thì cô luôn phải chịu sự ghẻ lạnh của bố đượng, ông ta luôn miệng nói ghét Asami vì cô có thể chạy nhanh hơn ông ấy (trong khi ông ta là người bị tật ở chân), đánh cô khi cô mới 5 tuôi ở ngay trước thi hài của bố ruột. khiến cô luôn phải trỗn trong phòng riêng mỗi khi đi học vẻ. Chính những tôn thương trên, cùng với sự nhu nhược của người mẹ đã khiến Asami buộc phải tự cứu lấy chính mình: “Việc mẹ không nói lời xin lỗi chính là mẹ đã cứu vớt em. Chính nhờ điều đó mà, thế nào nhỉ, em đã mạnh mẽ hơn, em phải trở nên

mạnh mẽ hơn” (Murakami, 2009, tr. 124). Từ một cô bé hoạt bát, yêu thích ballet với

vẻ ngoài mỏng manh, thuần khiết, căn tính của Asami chuyển dan về căn tính của một kẻ sát nhân máu lạnh. Và với những ảnh hưởng từ những cơn chân động thân kinh do

những trận don, những lời chửi rua đã lam lệch đi cách tự vệ cua Asami, từ việc bảo vệ

chính mình sang việc khiến người khác không thể làm hại bản thân cô.

Ngoài những tôn thương trực tiếp lên tinh than và thể xác của đứa trẻ. các tác phâm của Ryu Murakami còn phản ánh một loại tôn thương khác chỉ diễn ra một lần nhưng ảnh hướng lại kéo đài cả một đời đó chính là những mat mát đến từ việc bị bỏ rơi. Điều này được Ryu trình hiện một cách toàn diện nhất ở tác phẩm Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ gửi dé với hai đứa trẻ duy nhất sông sót trong số 68 đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ ở sân ga được tìm thay giai đoạn 1969 — 1975 là Kiku và Hashi. Mọi người thường bảo với chúng rang đó là kì tích, là may mắn nhưng ít ai thay được rằng đó cũng chính là điều thiệt thòi mà chúng bị đây cho từ khi mới chỉ biết khóc. Sau khi được tìm thấy trong tình trạng thoi thóp thở ở tủ gửi đồ trong sân ga Yokohama, cả Kiku và Hashi

đều có những biêu hiện bất thường so với những đứa trẻ cùng tudi ở Cô nhi viện. Kiku

không thé chịu nôi khi phải đứng yên một chỗ. cậu thường bỏ trồn lên các loại tàu. xe,

53

luôn cảm giác ban thân đã bỏ lỡ điều gi đó nên cứ cô sức tìm kiếm. Đó chính là cách mà Kiku “thử đi vào trong bản ngã của minh” (Murakami, 2010, tr. 8). Còn Hashi, với thê trạng ốm yếu, gây còm, luôn toa ra mùi thuốc thì khép mình với tất cả mọi người xung

quanh, thường tự dùng các vật dụng sẵn có dé xây một khu công trình của riêng mình

và tuyệt đối không cho bất cứ ai chạm vào. Hashi còn rất sợ hãi khi đối mặt với những người dan ông, cậu liên tục khóc và run ray nói xin lỗi. Tất cả những triệu chứng trên được bác si chân đoán là dấu hiệu của tâm than phân liệt và tự ki dạng phong phú.

Phương pháp tốt nhất được đưa ra cho hai cậu bé thời gian đó chính là cho chủng nghe âm thanh nhịp tim trong trạng thái vô thức dé bù đắp sự thiếu thôn tình thương từ người mẹ mà đáng ra chúng phải có: “2 đứa trẻ này đặc biệt là vì chúng không chịu nôi sự chia lìa với mẹ mà phát bệnh. Từ khi được sinh ra đến sau 6 tháng, khi chúng phân biệt được mình với người khác, đứa trẻ mới mat cám giác gắn liền với cơ thể me” (Murakami,

2010, tr. 8).

Khác với những đứa trẻ khác cùng bị bỏ trong tủ gửi đồ, Kiku va Hashi là hai đứa duy nhất vượt qua cửa tử chỉ sau khí chảo đời vài chục tiếng đồng hỏ, chính vì thé, chúng

vẫn nhớ được và “nỗi sợ hãi vô thức cùng với việc cơ thé đã chống chọi quyết liệt để

chiến thắng cái chết và sông sót đã được gắn vào trong vòng quay của kí ức ở đâu đó trong bộ não chúng. Thứ năng lượng không 16 đã làm cho 2 cậu bé này sông sót đã được gắn vào đâu đó, rồi đến một lúc, nó cản trở lại hoạt động tong hop của đại não. Tức là năng lượng của 2 đứa bé này mạnh đến mức mà chính chúng cũng không kìm chế nôi"

(Murakami, 2010, tr. 9). Chính vì thé mà nguồn năng lượng này tìm cách thoát ra qua

những hành động vô thức kì lạ của hai đứa trẻ, tách biệt chúng ra khỏi số đông mọi người xung quanh, tao cho chúng một thé giới riêng và giới hạn căn tính của chúng bên trong đó. Cảng tìm về nguôn cội của mình bao nhiêu, hai đứa trẻ lại càng chán ghét thé giới thực tế quanh chúng bấy nhiêu. Cả Kiku và Hashi đều giới hạn mình trong căn tính của một người bị bỏ rơi dé trả thù lên cái xã hội đã đối xử bất công với chúng, thay vì căn tính của một vận động viên hay một ca sĩ mà thực chất chúng có khả năng lựa chọn

sông cùng.

Frank (3 đêm trước giao thừa), Anemone và Ngài D (Những đứa trẻ bị bỏ rơi

trong tủ gửi đồ) là những nhân vật làm cho người đọc có cái nhìn trọn vẹn, toàn cảnh hơn về những tôn thương bắt nguồn từ gia đình. Đây là ba nhân vật không phải chịu cảnh bạo hành, bỏ rơi mà lại có những quá khứ kì lạ với những ton thương riêng biệt.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Căn tính và bạo lực trong tiểu thuyết của Tyu Murakami (Trang 55 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)