1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

111 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tác giả Vũ Quốc Minh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 21,26 MB

Nội dung

Với phương thức này, người nhập khẩu được đảm bảo rằng ngân hàng của mình sẽ không trả tiên nếu người bán không cung cấp bộ chứng từ phù hợp L/C, và nhà xuất khẩu về phần mình cũng được

Trang 1

HỌC VIEN NGÂN HÀNG

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGTRUNG TÂM THONG TIN - THU VIENTHU VIỆN

số : LV4%44

VŨ QUỐC MINH

Chuyén nganh: Kinh té tai chinh, ngan hang

Ma so: 60.31.12

LUẬN VAN THAC Si KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN

Hà Nội - 2008

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết quả nêu trong luận văn được trích từ các loại báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề và báo cáo phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của So

giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ năm

2003 đến 2007.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2008

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

ce oman

Vũ Quốc Minh

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT

NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát hoạt động tín dụng Xuất Nhập Khẩu của các ngânhàng thương mại

1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ xuất

nhập khẩu

1.1.2 Hoạt động tín dụng xuât nhập khẩu các ngân hàng thương mại

1.1.3 Các hình thức tin dụng xuất nhập khẩu

1.1.4 Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại

1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Xuất nhập khẩu

của các ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân

hàng thương mại

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của ngân

hàng thương mại

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả tín dụng xuất

nhập khẩu

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NONG THÔN VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Sở giao dịch

2.1.1 Lich sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

26

29

29

30 34

36

40

40

Trang 4

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch thời kỳ 2003 - 20072.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch

2.2.1 Tình hình huy động vốn

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

2.3 Thực trạng hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch

2.3.1 Hiệu quả kinh doanh

2.3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội |

2.4 Đánh giá thành công và những tôn tại đối với hoạt động tíndụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch

2.4.1 Những thành công |

2.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TÍN DỤNG

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NONG

THÔN VIỆT NAM

3.1 Định hướng về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Sở giao

45

45 48 63 63 68

69

69 a

79

tb 79

82 83 83 86 9] 94

Trang 5

3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam 97 3.3.4 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 98

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Máy rút tiền tự động

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Dư nợ xuất nhập khẩu

Doanh sốDoanh số cho vayCác nước trong công đồng chung Châu Âu

Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán

Nguồn vốn viện trợ phát triểnXuất nhập khẩu

Hệ thống thanh toán viên thông liên ngân hàngtoàn cầu

Trang 7

TG Tién gui

TỔ ICET Tiền gửi của Tổ chức kinh tế

TG TCTD Tiền gửi của Tổ chức tín dụng

Tổng LN Tổng lợi nhuận

TPKT Thành phần kinh tế

TT Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện

TTQT-KDNT&BL Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và bảo lãnh

WB Ngân hàng Thế giới

WTO Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 8

Các bảng | Mục lục Nội dung Trang : Kết quả hoạt động của Sở giao dich từ

B ố2.1| 2.1.4 Và»; ‹ 44

gi aubá 2003-2007

Bảng s62.2| 2.2.1 Tình hình huy động vốn cua Sở giao dich 46Bảng số 2.3 | 2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dich 48Bảng số2.4 | 2.2.2.2 Phân tích doanh hey vey tín dung xuất 0

nhập khẩu

Bảng số 2.5 | 2.2.2.2 Phân tích doanh 30/2256 tín dụng xuất 53

nhập khẩu

Bảng số 2.6 | 2.2.2.2 | Phân tích dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu 54

Bảng số 2.8 | 2.2.2.2 | Phân tích nợ xấu tín dụng xuất nhập khẩu 61

Bảng số 2.9 | 2.2.2.2 Phân tích mỹ ae bao lãnh tai | 63

Sở giao dịch

Bảng số2.11| 2.3.1.1 Hoạt động thanh bon vui scan kinh 65

doanh ngoại tệ& báo lánh

Bảng 4212| 2313 Phân tích chỉ tớ tước pete tin dung 66

Trang 9

Các biểu

đô, sơ đỗ Mục lục Nội dung Trang

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tại

Biểu đồ 2.1 pane tấp 6c Sở giao dịch3 | 47Biểu đồ 2.2 | 2.2.2.2 | Doanh số cho vay tín dụng xuất nhập khẩu 51Biểu đồ 2.3 | 2.2.2.2 Dư nợ cho vay tín dụng xuất nhập khẩu 58

Mô hình bộ máy tổ chức của Sở giao dịch

Sơ đồ 2.1 | 2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp 41

và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động XNK hàng hoá, dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng

trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc thù về điều kiện tự nhiên như tài nguyên khí hậu; trình độ chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất, kinh doanh; nhu cầu tiêu dùng theo thu nhập và tập quán của từng quốc gia mà tạo

ra những đặc thù riêng, đồng thời cũng tạo ra những nhu cầu riêng mà nếu chi dựa vào nên sản xuất trong nước thì không thể đáp ứng được day đủ nhu

cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế

Trước tình hình đó, việc XNK hàng hoá, dịch vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, tùy theo quan hệ cung cầu để nhập các mặt hàng cần thiết như

nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước

không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chi phí sản xuất cao hon Ngược lại, trên cơ sở tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, ngoài việc

phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo ra những thặng dư có thể để xuất khẩu sang những nước khác, tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu hàng

hoá, máy móc thiết bị bù đắp thiếu hụt trong nước Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hoá giữa các nước

với nhau Hay nói cách khác, hoạt động XNK là yêu cầu khách quan trong

nền kinh tế

Phần lớn các doanh nghiệp đều hạn hẹp về nguồn vốn Vì vậy, để thực hiện

tốt chức năng XNK hàng hoá, dịch vụ, tạo ra lợi nhuận, các doanh nghiệpngoài việc sử dụng vốn tự có của mình rất cần được tài trợ vốn từ các ngânhàng Mặt khác, đối với các NHTM, việc cung cấp tín dụng XNK cho doanhnghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, không nhữngđem lại hiệu quả kinh doanh từ thu lãi cho vay mà còn thu được phí dịch vụ

Trang 11

ngân hàng đại lý nước ngoài nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, SỞ giao dịch luônquan tâm đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng XNK, bước đầu đãthu được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả

đó, Sở giao dịch cũng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế làm giảm hiệu quảđối với hoạt động tín dụng XNK Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài

“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch

Ngan hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích những lý thuyết cơ bản về tín dụng XNK, hiệu quả tín dụng XNK

- Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng XNK tại Sở giao dịchtrong các năm 2005 đến 2007.

- Dua ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng XNK

tại Sở giao dịch NHNo Viét Nam

-3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động tín dụng

XNK của các NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả tín dụng XNK tại Sở giao dịch NHNo

Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện luận van

là: Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê - phân tích -tổng hợp, phương pháp so sánh

Trang 12

được kết cấu theo 3 chương sau:

Chương 1: Lý luận cơ bẩn về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của các

ngán hàng thương mai.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở Giao dịch

Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Chương 3: Gidi pháp nang cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở

Giao dịch Ngan hang Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn

Việt Nam.

Trang 13

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CUA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ

xuất nhập khẩu

Trong tình hình hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay,

vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động XNK ngày càng trở nên phổ biến và

mở rộng không ngừng Điều này tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp XNK Trong đó, đối với các nhà xuất khẩu, thực tế so với

việc trao đổi hàng hóa nội địa thì thực hiện bán hàng ra thị trường thế giới

mang lại rất nhiều lợi ích Đó là việc các nhà xuất khẩu được lợi nhuận cao

hơn, có điều kiện tiếp cận khách hàng trên một thị trường rộng lớn hơn, có

nguồn ngoại tệ đồi đào hơn Còn đứng trên giác độ nền kinh tế quốc gia thì nguồn thu nhập to lớn từ xuất khẩu dẫn đến thu nhập quốc dân tăng, có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế Cùng với việc phát triển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá cần thiết cho việc sản xuất và tiêu dùng của nên kinh tế cũng cần quan tâm để có thể tập trung vốn vào sản xuất nhữnghàng hoá là thế mạnh của mình

Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mang lại từ hoạt động XNK, các

doanh nghiệp XNK cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gat, đòi hỏi phải tim kiếm một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính, kỹ thuật từ các NHTM để bảo đảm hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng để tiến hành một thương vụ

quốc tế an toàn bởi vì hoạt động XNK luôn chứa an các nguy cơ dan đến rủi

Trang 14

phát từ nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện

giao dịch, khoảng cách địa lý, về loại tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái, về sự

khác biệt về luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các

chính phủ

Hoạt động XNK không chỉ mang lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn

mang lại lợi ích không nhỏ cho các NHTM Thực tế cho thấy, hầu hết các tổ

chức tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọng việc cung ứng hệthống dịch vụ ngân hàng quốc tế hoặc cụ thể hơn nữa là chuyên doanh tài trợngoại thương Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa ngân hàng

và các doanh nghiệp XNK là động lực thúc đẩy hoạt động XNK ngày càng

phát triển

1.1.2 Hoạt động tín dụng xuât nhập khẩu các ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng xuất nhập khẩu

Tín dụng XNK của các NHTM là sự tài trợ về vốn và các trợ giúp liên

quan của NHTM cho khách hàng để thực hiện hoạt động XNK hàng hoá,

dịch vụ của mình.

1.1.2.2 Đặc điểm của tín dụng xuất nhập khẩu

- Tín dụng XNK gắn liền với thương mại quốc tế: Xuất phat từ hoạtđộng XNK là được thực hiện giữa các đối tác ở ít nhất hai quốc gia, nên việc

cho vay để nhập khẩu hay xuất khẩu, các ngân hàng đều phải xem xét đến

khía cạnh mang tính quốc tế Quá trình luân chuyển bộ chứng từ hay hànghoá bằng đường biển, đường sắt hay theo đường hàng không đều phải xemxét đến các đặc điểm của từng loại hàng hoá Trong quá trình đó ngân hàng

sẽ phải tính toán đến các yếu tố như: chí phí vận chuyển, rủi ro trong quátrình vận chuyển hang hoá (mất cap, hao hụt, ), sự phù hợp và kip thời của

Trang 15

hàng và cung cấp tín dụng vừa đảm bảo đáp ứng vốn kip thời cho khách hàng

đồng thời giảm thiểu được rủi ro

- Tín dụng XNK được kết hợp chặt chế với các phương thức thanh toán

quốc tế: Đi đôi với mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều có thể có một

hình thức cấp tín dụng Đây là quan hệ ràng buộc có tính chất tương đối với

nhau Chẳng hạn: Với việc áp dụng phương thức thanh toán T/T các ngânhàng có thể cho khách hàng vay trực tiếp; với phương thức tín dụng chứng từ

thì mở L/C là một cam kết trả nợ của ngân hàng với khách hàng v.v Mởrộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh và đa dạng hoá các phương thức thanh

toán có tác dụng đa dạng hoá được các loại hình tín dụng, đáp ứng nhu cầu

ngày càng nhiều của nền kinh tế Ngược lại, công tác tín dụng XNK được

đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng thì thúc đẩy hoạt

động thanh toán quốc tế sôi động hơn, qua đó các ngân hàng tăng thu nhập từ

hoạt động này.

- Tín dụng XNK với việc hình thành nhiều loại giá cả: Một trongnhững sự khác biệt với hình thức tín dụng thông thường là giá cả tín dụngXNK Sự phong phú, đa dang trong việc cấp tin dụng: cho vay trực tiếp, baolãnh, chiết khấu, bao thanh toán tương ứng là giá cả tín dụng: lãi suất chovay, phí bảo lãnh, lãi suất chiết khấu, giá mua nợ Các ngân hàng trong nền

kinh tế đều cố gắng đa dạng các hình thức cấp tín dụng với mong muốn nângcao khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho ngân hàng.

Như vậy ngoài các nghiệp vụ đơn thuần và truyền thống, đa số các

ngân hàng hiện nay đều có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ dưới

nhiều hình thức, có khi vươn ra khỏi lĩnh vực ngân hàng và cạnh tranh với

các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế

Trang 16

nhiên ở đây sẽ phát sinh sự ràng buộc về quy chế, luật lệ ở mỗi nước, các vấn

dé về giá cả, lãi suất và dẫn đến những vướng mắc trong nghiệp vụ Thông thường các ngân hàng chỉ áp dụng trường hợp này cho các khách hàng có khả

năng tài chính và uy tín trên thị trường quốc tế Đối với những nước đang

phát triển hoặc những nước kém phát triển thì đặc điểm này bị hạn chế,

không rõ nét Song với xu hướng toàn cầu hoá nên kinh tế thế giới như hiệnnay, cùng với việc các quốc gia gia nhập vào các liên minh kinh tế như EU,

APEC, ASEAN thì việc các nhà xuất nhập khẩu được vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài càng trở nên rõ ràng, hiện thực hơn.

1.1.3 Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu

1.1.3.1 Cho vay trực tiếp

Cho vay là hình thức cổ điển nhất và cũng là hình thức cơ sở cho các

hình thức tín dụng khác ra đời và phát triển Cho vay là việc ngân hàng giao vốn cho khách hàng sử dụng trong một thời gian với những điều kiện và nguyên tắc nhất định như: sử dụng vốn vay đúng mục đích; hoàn trả gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thoả thuận; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Khi nhận được yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thẩm định năng lực năng lực pháp luật, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của phương án, dự án xin vay, giá trị và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm tiền vay (trong trường hợp vay có bảo đảm bằng tài sản) để từ đó, tùy theo đốitượng cho vay mà quyết định:

- Phương thức cho vay (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức haycho vay đồng tài trợ ).

- Thời gian cho vay (cho vay ngắn hạn đến | năm, cho vay trung hạn

từ trên | năm đến 5 nam, cho vay đài hạn từ 5 năm trở lên)

Trang 17

nhiệm phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả, đúng mục đích, đảm bảo nghĩa vụ trả

nợ vay đúng hạn, như vậy vốn ngân hàng cho vay được bảo toàn và phát triển.

1.1.3.2 Cho vay trong khuôn khổ tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự cam kết trong đó một ngânhàng (ngân hàng mở thư tín dụng - ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu), mở

thư tín dụng (L/C, Letter of Credit) theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) thông qua ngân hàng của nhà xuất khẩu (ngân hàng thông báo) hoặc chấp nhận hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát trong phạm vi số tiền đã cam kết với điều kiện nhà

xuất khẩu trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những yêu

cầu đề ra trong thư tín dụng

Trong phương thức tín dụng chứng từ có sự tham gia của ít nhất 2 ngân

hàng: Ngân hàng nước người nhập khẩu với tư cách là ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng nước người xuất khẩu với tư cách là ngân hàng thông bdo Với phương thức này, người nhập khẩu được đảm bảo rằng ngân hàng của

mình sẽ không trả tiên nếu người bán không cung cấp bộ chứng từ phù hợp

L/C, và nhà xuất khẩu về phần mình cũng được đảm bảo thanh toán bởi một ngân hàng (ở mức độ đảm bảo cao hơn so với đảm bảo của nhà nhập khẩu).

- Ngày nay, phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh

toán phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế Ngoài những đảm bảo về

giao hàng và thanh toán, qua phương thức này các nhà XNK còn nhận được

sự tài trợ từ ngân hàng của mình

* Đối với LIC trong thanh toán hàng nhập khẩu:

- Khi ngân hàng đồng ý mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nghĩa

Trang 18

vụ thanh toán số tiên của L/C cho phía nước ngoài để đảm bảo uy tín của

mình nếu khách hàng của mình không có khả năng thanh toán Vì rủi ro thanh toán đến từ phía nhà nhập khẩu, khi mở L/C ngân hàng phải kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách hàng đối

với L/C yêu cầu mở

- Ký quỹ mở L/C là điều kiện cần thiết để hạn chế rủi ro ngân hàng phải gánh chịu khi chấp nhận mở L/C cho khách hàng, nhất là đối với những khoản

L/C trả chậm đồng thời để đảm bảo rằng khách hàng có năng lực nhất định về

vốn và ràng buộc việc thanh toán Khoản tiền ký quỹ sau đó sẽ bị phong tỏa tại ngân hàng, điều này gây bất lợi với nhà nhập khẩu vì vốn lưu động bị thu hẹp

và một phần nằm trong tài khoản phong tỏa ở ngân hàng mà không được sử dụng, đặc biệt khi ngân hàng yêu cầu ký quỹ 100% giá trị L/C Trong thực té, các ngân hàng phan loại khách hang theo các tiêu chi liên quan đến khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm Các khách hàng truyền thống được đánh giá là có tín nhiệm mà có thể được xem xét mức ký quỹ thấp khi mở L/C (từ 10 đến 20%) hoặc không phải ký quỹ Với mức kỹ quỹ thấp giúp các doanh nghiệp tự chủ hơn về vốn Đây chính là sự hỗ trợ của ngân hàng đối với khách hàng, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

- Việc cho vay thanh toán bộ chứng từ thường áp dụng khi ngân hàngphát hành đứng ra trả tiền L/C, sau đó ghi nợ tài khoản nhà nhập khẩu và gửi

chứng từ cho nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cấp

tín dụng dưới dạng một khoản cho vay để thanh toán L/C đồng thời đảm bảo

bằng chính lô hàng đó Khi bán xong hàng, nhà nhập khẩu phải hoàn trả

khoản nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng

* Đối với L/C thanh toán hàng xuất:

Căn cứ vào L/C được mở cho nhà xuất khẩu hưởng lợi, ngân hàng nước

Trang 19

người xuất khẩu có thể thực hiện dé cho vay.

- Cho vay trước khi giao hàng (pre-shipment financing): Trước khi

giao dịch ngoại thương không phải lúc nào nhà xuất khẩu cũng có sắn hàng hoá chỉ chờ ký hợp đồng xuất khẩu Thông thường nhà xuất khẩu tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng ngoại thương và trên cơ sở các điều khoản của

hợp đồng tiến hành thu mua, chế biến, sản xuất hàng hoá cho phù hợp với

hợp đồng đã ký kết Vấn đề nảy sinh là chỉ khi xuất hàng, lập bộ chứng từ gửi hàng phù hợp với L/C nhà xuất khẩu mới nhận được tiền thanh toán nếu là L/C trả ngay và phải sau một thời gian mới nhận được tiền nếu là L/C trả chậm, trong khi đó nhà xuất khẩu lại cần vốn để thu mua, chế biến, sản xuất

hàng xuất khẩu |

Để giải quyết nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu có thể xin cấp tín dụng từ

ngân hàng dựa trên cơ sở L/C của nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu.

Khi có thông báo về L/C mở cho nhà xuất khẩu hưởng lợi, nghĩa là nhà xuất

khẩu đã được một ngân hàng đảm bảo thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình

là phù hợp Nhà xuất khẩu sẽ dùng L/C như công cụ đảm bảo xin vay vốn từ

ngân hàng Hình thức tín dụng trước khi giao hàng này chứa đựng nhiều rủi

ro đứng trên giác độ ngân hàng vì vậy ngân hàng chỉ áp dụng đối với nhữngnhà xuất khẩu có tình hình tài chính tốt và có uy tín với ngân hàng

- Tín dụng sau khi giao hàng (post-shipment financing): Nếu trong hợpđồng ngoại thương quy định phương thức thanh toán dùng L/C trả chậm thì

sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải mất một thời gian đúng bằng thời gian trả chậm mới có thể nhận được tiền bán hàng từ phía nhà nhập khẩu Trong khoảng thời gian này, nhà xuất khẩu có thể đem bộ chứng từ gửi hàng đến

xin chiết khấu tại ngân hang.

1.1.3.3 Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó, bên bán (nhà xuất khẩu)

Trang 20

sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụmình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà

nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều

kiện và các điều khoản khác

* Phương thức nhờ thu tron (Clean Collection):

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm

chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ

thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, chứng từ bảo hiểm ) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông

qua ngân hàng.

Hình thức nhờ thu này rất có lợi cho nhà nhập khẩu vì việc nhận hàng

hoá trên cơ sở bộ chứng từ hàng hoá được nhà xuất khẩu chuyển giao cho

mình, độc lập với việc trả tiền Tuy nhiên nhà nhập khẩu cũng có thể gặp bất lợi trong trường hợp hối phiếu đòi tiền đi quá nhanh, buộc họ phải trả tiền

(nếu là At sight Bill) hoặc chấp nhận trả tiền (nếu là After sight Bill), trong

khi đó hàng hoá có thể đến chậm và khi hàng hoá đến có thể không đủ số lượng hoặc không phù hợp về chất lượng Do vậy để sử dụng phương thức này, hai bên phải hoàn toàn tin cậy lẫn nhau và thường là với hợp đồng

thương mại hoặc dịch vụ có giá trị nhỏ

* Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: Hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính; hoặc chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu

của lệnh nhờ thu.

Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu và nhà nhập

khẩu phải thoả thuận cụ thể điều kiện trao chứng từ quy định trong lệnh nhờ

Trang 21

thu như thế nào: Trao chứng từ khi được thanh toán, gọi là điều kiện D/P(Documents against Payment); trao chứng từ khi chấp nhận, gọi là điều kiệnD/A (Documents against Acceptance); trao chứng từ khi chấp nhận các điềukiện thanh toán khác, gọi là điều kiện D/OT (Documents against Other Terms).

Phương thức này ngoài những thuận lợi cơ bản như: Nhà xuất khẩuchắc chắn bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đãthanh toán hay chấp nhận thanh toán, nhà nhập khẩu được sử dụng hàng hoáhay bán hàng hoá mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạnthanh toán (đối với D/A)

Phương thức này còn có những rủi ro như: Nhà nhập khẩu có trách

nhiệm phải trả tiền ngay khi nhận chứng từ (đối với D/P), hoặc xác nhận

thanh toán (đối với D/A) mà không có sự kiểm tra hàng hoá trước Vì vậynhà nhập khẩu gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá không đủ về số lượng

cũng như không đúng quy cách, chủng loại, chất lượng

Nhà xuất khẩu chịu rủi ro khi người mua từ chối bộ chứng từ (tuy vẫngiữ quyền sở hữu hàng hoá), khi đó nhà xuất khẩu sẽ phải chịu các chi phívận chuyển chuyên chở hàng hoá (đối với D/P) và có thể chịu thêm tráchnhiệm gánh chịu rủi ro trong thanh toán hối phiếu, vì ở đây người bán đã từ

bỏ quyền sở hữu hàng hoá của mình ngay từ khi người mua chấp nhận bộchứng từ nhờ thu (đối với D/A).

1.1.3.4 Cho vay trên cơ sở hối phiếu, kỳ phiếu

- H6i phiếu và kỳ phiếu hay còn gọi là thương phiếu, là những phươngtiện thông dụng trong ngoại thương hiện nay Đồng thời đây cũng là phươngtiện tài trợ thương mại quốc tế.

* Chiết khấu hối phiếu, chấp nhận hối phiếu

Hoi phiến (Bill of Exchange) là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện

do một người ký phát cho người khác, yêu câu người này khi nhìn thấy hối

Trang 22

phiếu, hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất

định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người kháchoặc trả cho người cam hối phiếu

- Chiết khấu hối phiếu: Là hình thức ngân hàng mua lại hối phiếu chưa

tới hạn thanh toán của nhà xuất khẩu Với nghiệp vụ này ngân hàng cung ứng một khoản vốn cho nhà xuất khẩu để họ có điều kiện tiếp tục quá trình tái sản

xuất Như vậy nhà xuất khẩu sẽ có tiền ngay thay vì chờ nhà nhập khẩu thanhtoán do đã cung cấp một khoản tín dụng thương mại (bán chịu hàng) Còn thôngqua chiết khấu hối phiếu, ngân hàng sẽ thu được một khoản lãi chiết khấu

Giá trị chiết khấu được tính theo công thức sau:

- Chấp nhận hối phiếu: Thông thường trong giao dịch ngoại thương,

nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu và gửi cho nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán Nhưng có trường hợp nhà xuất khẩu chưa tin tưởng vào khả năng

thanh toán của nhà nhập khẩu do vậy phải có sự đảm bảo từ phía ngân hàng

Khi đó ngân hàng có thể hỗ trợ nhà nhập khẩu bằng cách đứng ra ký chấp nhận hối phiếu Nhà xuất khẩu sẽ chuyền thẳng hối phiếu cho ngân hàng ký chấp nhận chứ không phải chuyển cho nhà nhập khẩu Với hình thức này,

ngân hàng đã cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng gọi là tín dụng chấp

nhận thanh toán.

Khi cấp tín dụng dưới dạng chấp nhận hối phiếu, ngân hàng không

phải xuất vốn của mình mà chỉ phải trả tiền hối phiếu khi hối phiếu đó đến

~ + Ø ` ^ ^ 2 ees >

han, và sau đó ngân hàng đòi lại tiền ở phía nhà nhập khâu O nghiệp vu này,

Trang 23

ngân hàng phải sử dụng vốn của mình, phải chịu mọi rủi ro và tổn thất xảy ra

đối với hối phiếu, do vậy ngân hàng thường thu phí chấp nhận cao Nếu nhà

nhập khẩu chuyển vốn đến cho ngân hàng để trả tiền thì anh ta chỉ phải trảthủ tục phí chấp nhận, còn nếu ngân hàng dùng vốn của mình trả tiền thì nhànhập khẩu phải trả cả lãi vay vốn nữa Tuỳ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu,ngân hàng có thể chấp nhận theo từng chuyến hàng riêng biệt hoặc cũng cóthể chấp nhận bao, tức là chấp nhận một hạn nghạch nhất định Đối với chấpnhận bao, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu trong hạn ngạch quy định là được

ngân hàng chấp nhận thanh toán.

Một hình thức chấp nhận cũng khá phổ biến trong ngoại thương là táichấp nhận (Reimbursement Acceptance), theo đó người xuất khẩu khôngchuyển hối phiếu tới ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mà chuyển tới mộtngân hàng nhất định do hai bên đã thoả thuận yêu cầu chấp nhận

* Cho vay bằng kỳ phiếu của nhà nhập khẩu:

Cũng là một hình thức ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà nhậpkhẩu bên cạnh hình thức chấp nhận hối phiếu Theo yêu cầu của nhà nhậpkhẩu, ngân hàng đứng ra trả tiền những hối phiếu của nhà xuất khẩu với điềukiện nhà nhập khẩu ký phát kỳ phiếu trả tiền cho ngân hàng

Kỳ phiếu là một giấy hứa cam kết trả tién vô điều kiện do một ngườilập phiếu phát ra hứa trả một số tiên nhất định cho người hưởng lợi hoặctheo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó

Việc cho vay bằng kỳ phiếu của nhà nhập khẩu thường phát sinh khinhà nhập khẩu xác định rằng tới thời điểm hối phiếu đòi tiền từ nhà xuấtkhẩu đến hạn thanh toán anh ta vẫn chưa có sẵn vốn để thanh toán, anh ta sẽ

ký hợp đồng tín dụng nhờ ngân hàng trả tiên cho nhà xuất khẩu và ký phát kỳ

phiếu hứa trả tiền cho ngân hàng Thời hạn của kỳ phiếu lớn hơn thời hạn của

hối phiếu, đây là khoảng thời gian nhà nhập khẩu vay ngân hàng, số tiền kỳ

Trang 24

phiếu lớn hơn số tiền hối phiếu, số chênh lệch đó là lợi tức sinh ra trong thờigian nhà nhập khẩu vay tiền ngân hàng.

1.1.3.5 Tạm ứng cho xuất nhập khẩu

Trong trường hợp phải thanh toán cho toàn bộ bộ chứng từ gửi hàngtrong khi hang lại chưa cập bến, nhà nhập khẩu có thể dé nghị ngân hang ứngtrước một khoản tín dụng Sau khi giải phóng hàng hoá và thu hồi vốn, nhànhập khẩu sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng Với nghiệp vụ này, ngân hàng phảichịu rủi ro mất vốn vay, vì vậy ngân hàng yêu cầu phải có tài sản bảo đảmtiền vay cho các khoản ứng trước Các chứng từ về quyền sở hữu hang hoá

như vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading), giấy gửi hàng đường biển

(Seawaybill), vận đơn đường không (Airwaybill hay Aircraft Bill of Lading),hoá don kiêm phiếu nhận hang, biên lai chứng nhận gửi hang (Forwarding

Certificate of Receipt) hay còn gọi là các giấy tờ theo lệnh (Order Papers)

đều có thể dùng làm đảm bảo Các chứng từ này phải được nhập theo dạng có

thể chuyển nhượng được (ký hậu để trắng hoặc ký hậu chuyển nhượng cho ngân hàng) Một khi chứng từ trên là không thể chuyển nhượng được (ví dụ

trong trường hợp vận đơn đích danh) thì nhà nhập khẩu phải sử dụng các hình

thức đảm bảo khác

Với nhà xuất khẩu, ngoài các hình thức tín dụng thông qua các phươngthức thanh toán kèm chứng từ như chiết khấu hối phiếu trong phương thứcnhờ thu hay chiết khấu bộ chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ,ngân hàng cũng có thể cấp tín dụng trong khuôn khổ thanh toán trơn (CleanPayment) Ngân hàng sẽ cấp cho nhà xuất khẩu khoản tạm ứng căn cứ vào

quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá và cung ứng dịch vụ Đối tượng vay có thể là vay hàng trong kho, vay để chuẩn bị hàng

xuất, vay chứng từ hàng đang trên đường đi Thường các khoản tạm ứng này

có hàng hoá làm vật bảo đảm, tuy nhiên ngân hàng cũng không tin tưởnghoàn toàn vào sự bảo đảm này.

Trang 25

Mức độ tam ứng của ngân hàng tất nhiên tuỳ thuộc vào kha năng

thanh toán của khách hàng đồng thời cũng phụ thuộc vào sự nhạy cảm về giá

cả của hàng hoá Ngoài ra ngân hàng còn xét tới các rủi ro khi cấp tạm ứng,đáng kể là các rủi ro kinh tế, chính trị, rủi ro tỷ giá hối đoái

1.1.3.6 Cho vay thấu chi (Overdraft)

Cho vay thấu chi là một hình thức tín dụng ngân hàng dành cho cácnhà XNK có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Theo đó nhà XNK

có thể được tự động rút tiền quá số dư trong tài khoản của mình và tự độnghoàn trả khi có doanh thu trong khoảng thời gian nhất định Đặc điểm củaloại cho vay này khách hàng chỉ được rút tiền trong một hạn mức nhất định.Theo quan điểm của các nhà XNK, vay bằng hình thức thấu chi là khoản vay

rẻ nhất vì ho chỉ phải trả cho những gi ho đã dùng với mức lãi suất thấp Bên

cạnh đó, họ có thể nộp tiền gửi vào tài khoản để giảm số dư nợ hay rút tiền ra

bất cứ lúc nào miễn là không vượt hạn mức Ngân hàng thường áp dụng

nghiệp vụ này với những khách hàng truyền thống và có khả năng tài chínhlãnh mạnh Cho vay thấu chi là một hình thức cho vay khá phổ biến ở cácnước có nên kinh tế phát triển

1.1.3.7 Bao thanh toán (Factoring)

Bao thanh toán tương đối là hình thức tín dụng đặc biệt dành cho nhàxuất khẩu Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ mua lại các khoản nợ chưađến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ nhà nhậpkhẩu nước ngoài Hiện nay các ngân hàng trên thế giới thường thành lập cáccông ty riêng gọi là công ty Factoring chuyên mua lại các khoản nợ, bởi vì

Factoring, về bản chất không phải là một nghiệp vụ ngân hàng Khác với hoạt

động mua lại các chứng từ thanh toán như ở các nghiệp vụ trình bày ở trên,

hoạt động Factoring không sử dụng thư tín dụng cũng như các hối phiếungoại thương, vì hoạt động Factoring chỉ áp dụng cho những hoạt động XNK

Trang 26

thường xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng dài hạn, cho nhiều nhà nhập khẩu

khác nhau trong cùng một thời điểm, trong cùng một nước hoặc nhiều nước.

Do đó đối tượng của Factoring là những tổ hợp kinh tế vừa và lớn với doanh

số hoạt động XNK hàng năm lớn.

Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ này là nhà xuất khẩu bán quyền đòi nợ

với điều kiện miễn truy đòi, các tổ chức bao thanh toán (Factor) sẽ đảm nhậnhoàn toàn việc đòi nợ và chịu mọi rủi ro phát sinh Tuy nhiên Factor chỉ ứngtrả tiền cho nhà xuất khẩu với một tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc với lượng doanhthu, điều kiện thanh toán và tình hình kinh tế, chính trị ở nước người nhập

khẩu Thông thường tổ chức tài trợ Factoring thường trả cho nhà xuất khẩu khoảng từ 75 đến 85% theo giá trị hoá đơn ngay sau khi nhận được hoá đơn.

Phần còn lại sẽ được trả sau một khoảng thời gian nhất định (sau khi đã trừcác chi phí, lãi suất và hoa hồng)

Với nhà xuất khẩu, Factoring có các uu điểm chính sau:

- Giảm bớt các rủi ro thanh toán tới 100% do tổ chức bao thanh toán đã đảm nhận các rủi ro này Tuy nhiên nhà xuất khẩu thường bị khấu trừ một

khoản ngưng động khoảng từ 10 đến 25% giá trị thanh toán

- Không cần thiết phải ký bảo hiểm tín dụng

- Giảm chi phí quản lý do không phải giám sát các khoản phải thu từ

phía nước ngoài.

- Cải thiện được bảng cân đối và quan hệ giữa các hạng mục trong bảng

~ - Tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc dành cho nhà nhập khẩu

nước ngoài một thời hạn thanh toán chậm trả

Với ưu điểm này Factoring tỏ ra là một hình thức tín dụng xuất khẩu

khá ưu việt.

Về nguyên tắc chỉ có ba bên tham gia vào nghiệp vụ Factoring là: Nhà

xuất khẩu - người bán các khoản thanh toán; Nhà nhập khẩu - con nợ và Tổ

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TRUNG TÂM THONG TIN - THU VIỆN

THƯ VIỆN

i: Ee

Trang 27

chức bao thanh toán - người mua các khoản nợ Do đứng từ quan điểm của

Factor, nhà nhập khẩu phải đảm bảo tin cập về tín dụng, vì vậy các Factorthường sử dụng nghiệp vụ Factoring quốc tế (Crossboder Factoring) Nghiệp

vụ này liên quan đến một mạng lưới các Factor ở các nước khác nhau chuyênđánh giá độ tin cậy về tín dụng TỔ chức bao thanh toán nước người xuất

khẩu (Exportfactor) sẽ thông qua một Factor đại lý ở nước người nhập khẩu

để kiểm tra độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu và thu các khoản nợ Do vậy bên cạnh Exportfactor luôn tồn tại Importfactor - tổ chức bao thanh toán tại nước

nhà nhập khẩu

1.1.3.8 Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting)

Nghiệp vụ Forfaiting có thể được định nghĩa là mua không hoàn lại

các thanh toán chưa tới hạn có nguồn gốc từ hoạt động xuất khẩu đã được ngân hàng bảo đảm Nghiệp vụ này nhằm tài trợ cho các nhà xuất khẩu giúp

họ giảm thời gian phải chờ thanh toán từ nước ngoài

Khái niệm nghiệp vụ Forfaiting có vẻ giống với khái niệm nghiệp vuFactoring cùng mua không hoàn lại các khoản nợ chưa tới hạn thanh toán,nhưng có thể nhận thấy nhứng điểm khác nhau cơ bản giữa hai nghiệp vụ:

- Thời hạn bao thanh toán của Factoring tối đa 6 tháng trong khi thời

hạn của Forfaiting từ 6 tháng tới 5 năm, ngoại lệ có thể tới 7 năm Do vậy mà

Factoring được xếp vào loại hình tín dụng ngắn hạn trong khi Forfaiting là tín

dụng trung và dài hạn.

- - Forfaiting chỉ bao những khoản thanh toán cụ thể, riêng lẻ trong toàn bộ

quá trình XNK trong khi Factoring là hoạt động bao thanh toán của nhà xuấtkhẩu cho nhiều đối tượng nhập khẩu cùng một lúc và ở nhiều nước khác nhau

- Factoring phục vụ những hoạt động XNK không sử dụng tới tín dụngchứng từ hay hối phiếu trong khi Forfaiting dựa trên cơ sở tín dụng chứng từ,hối phiếu và bảo đảm của ngân hàng.

Trang 28

Forfaiting duoc hình thành vào đầu những năm 60 ở Thuy Sỹ, sau đó

lan rộng sang Tây Âu, đặc biệt là Tây Đức và Italia với tư cách là công cụ tín

dụng cho ngoại thương giữa các nhà xuất khẩu Tây Âu và các nhà nhập khẩu

Đông Âu Sự phát triển của loại hình tín dụng này có thể giải thích là vì các

nước đang phát triển và các nước ngoại thương do nhà nước quản lý ngoại tệ

để nhập khẩu tư liệu sản xuất đã phải nhập khẩu chịu những máy móc, thiết

bị với hy vọng vào khả năng tự trả được tién mua của chúng (Self

Liquidating) Điều này nghĩa là các nhà xuất khẩu phải dành cho những nước

nhập khẩu đó một thời hạn thanh toán trung và dài hạn Bảng cân đối và khảnăng tín dụng của nhà xuất khẩu nhanh chóng bị quá tải nếu không phát

minh ra Forfaiting Các nhà tài chính phương Tây trao đổi người vay tín dụng Nhà nhập khẩu được sử dụng thay thế cho nhà xuất khẩu Vì thông

thường khả năng thanh toán của họ không đủ cho nên các nhà nhập khẩuphải lo tìm kiếm sự bảo đảm của ngân hàng trong nước mình, và các ngânhàng chỉ mua những khoản nợ có sự bảo đảm của một ngân hàng phía nhànhập khẩu

Các công cụ của nghiệp vụ Forfaiting là hối phiếu, kỳ phiếu của nhànhập khẩu hay trên cơ sở tín dụng chứng từ, trong đó Forfaiting kỳ phiếu tỏ

ra có ưu điểm hơn Trong giao dịch Forfaiting kỳ phiếu, người nhập khẩu ký phát kỳ phiếu nhận nợ cho nhà xuất khẩu hưởng, nhà xuất khẩu bán kỳ phiếu này cho tổ chức Forfaiting (Forfaiter) và nhà xuất khẩu không còn liên quan

gì đến hoạt động thanh toán nữa, mọi rủi ro thanh toán chuyển sang cho

Forfaiter Lệ phí Forfaiting do nha nhập khẩu chịu Day là hình thức đặc

trưng nhất gọi là Forfaiting thuần tuý Nếu là Forfaiting hối phiếu doi nợ thì

đây là Forfaiting chưa triệt để do nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu, bán cho

Forfaiter và theo luật hối phiếu vẫn phải chịu trách nhiệm về việc truy đòi hối

phiếu Trong hình thức này, nhà xuất khẩu phải chịu lệ phí Forfaiting đồng thời vẫn chưa thoát hoàn toàn khỏi rủi ro thanh toán, đó chính là nhược điểm

Trang 29

của Forfaiting hối phiếu Ngoài hai hình thức trên còn có nghiệp vu

Forfaiting bộ chứng từ L/C trả chậm Về nguyên tắc, Forfaiting bộ chứng từL/C trả chậm cũng giống với nghiệp vụ Forfaiting khác nhưng lệ phíForfaiting lớn hơn do rủi ro thanh toán Forfaiter phải chịu lớn hơn

Forfaiting đem lại cho nhà xuất khẩu những tiện ích:

- Tránh 100% rủi ro kinh tế và chính trị mà không cần mua bảo hiểm.

- Chuyển từ hợp đồng thanh toán có kỳ hạn sang thanh toán nhận tiền

ngay mà không ảnh hưởng tới trần hạn mức tín dụng của nhà xuất khẩu.

- Cải thiện được bản tổng kết tài sản và khả năng thanh toán

(Improvement of Balance sheet/liquidity).

- Chi phi tài tro là cố định do đó có thể tinh vào giá của hợp đồng mua bán

- Ngăn trừ rủi ro thay đổi lãi suất, chuyển rủi ro tỷ giá hối đoái sang

cho Forfaiter.

Forfaiting dang là một công cụ tài trợ thương mại hữu hiệu khôngnhững ở Châu Âu mà cả ở Mỹ và các nước Châu á Các giao dịch Forfaiting

có thể ghi bằng các đồng tiền khác nhau và thường với khối lượng lớn

(khoảng hơn 500.000 USD một giao dịch) Đối với một giao dịch giá trị quá

lớn có thể có sự tham gia của một nhóm các ngân hàng, mỗi thành viên sẽđảm nhận bao một phần khoản thanh toán, chịu mức độ rủi ro và nhận một ty

lệ lợi nhuận tương ứng Đây cũng là một hình thức đồng tài trợ cho một hoạtđộng xuất khẩu

1.1.3.9 Tín dụng cap cho người đặt hàng

Với những mặt hàng xuất khẩu là máy móc thiết bị có giá trị cao, xuấtsang các nước đang phát triển mà các nước này lại dựa chủ yếu vào khả năng

tự thanh toán tiền mua hàng của chính hàng nhập khẩu, thông thường các nhàxuất khẩu ở các nước phát triển phải dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài mộtthời hạn thanh toán dai Bên cạnh nghiệp vụ Forfaiting, tín dụng cho người

Trang 30

dat hang cũng là một hình thức ngân hang hỗ trợ nhà xuất khẩu giải quyếtvấn đề phải chờ thanh toán dài hạn từ nước ngoài.

Tín dụng cho người đặt hàng là hình thức ngân hàng theo yêu cầu củanhà xuất khẩu cấp tín dụng cho người nước ngoài đặt mua hàng hoá, dịch vụtrong nước nhằm thanh toán trực tiếp các hàng hoá, dịch vụ này Ngân hàng

nhà xuất khẩu sẽ chỉ đồng ý cấp tín dụng khi nhà nhập khẩu được một ngân hàng có uy tín trong nước đứng ra bảo lãnh thanh toán Đặc điểm của loại hình tín dụng này là ngân hàng không cấp thăng tín dụng cho người vay (bên nhập khẩu) mà chuyển trả trực tiếp cho người xuất khẩu theo tiến độ giao

hàng Như vậy, với nhà xuất khẩu việc bán hàng trở thành bán trả ngay còn

đối với nhà nhập khẩu, việc mua hàng thành mua trả chậm Hình thức này

còn gọi là tín dụng tài chính ràng buộc hoặc tín dụng tài chính ràng buộc

cung ứng.

Trong trường hợp ngân hàng nhận cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, thông thường ngân hàng không bao giờ cho vay 100% thương vụ mà chỉ tài trợ tối đa 85% giá trị hàng, 15% còn lại nhà nhập khẩu nước ngoài phả trả

trước cho nhà xuất khẩu gần như dưới dạng tiên đặt cọc

Để được ngân hàng cấp tín dụng, nhà xuất khẩu phải đáp ứng đượcnhững điều kiện sau:

- Xuất khẩu hàng có giá trị lớn, thường tối thiểu 500.000 USD.

- Phương thức thanh toán như thông lệ trong thương mại quốc tế (ví dụnhu.tién đặt cọc là 15%, thanh toán trả chậm 6 tháng | lần )

- Thời hạn tín dụng phải như thông lệ trong nghiệp vụ ngân hàng (thời

hạn này tuỳ thuộc vào từng loại hàng xuất khẩu nhưng tối đa không quá 7 năm).

- Đã mua bảo hiểm tín dụng tại một công ty bảo hiểm tín dụng Ngoài

ra nhà xuất khẩu cam kết bảo đảm cho những rủi ro chưa được công ty bảohiểm tín dụng bảo hiểm

Trang 31

- Có bao lãnh không huỷ ngang của một ngân hang có uy tin tại nướcngười đặt hàng.

Khi thực hiện nghiệp vụ này, trước đây ngân hàng có thể cùng nhàxuất khẩu tham gia đàm phán với nhà nhập khẩu, còn hiện nay ngân hàngnước nhà xuất khẩu không đàm phán với nhà nhập khẩu mà thường thôngqua mạng lưới ngân hàng đại lý của họ Ngân hàng nước nhà xuất khẩu sẽ kýmột hiệp định khung với ngân hàng nước nhà nhập khẩu quy định các điềukhoản áp dụng cho việc cung cấp tín dụng cho các hợp đồng nhập khẩu

Mục đích của ngân hàng cho vay là giúp tăng cường vốn trung và dài

hạn cho ngân hàng nhận tài trợ để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có nhucầu nhập khẩu hàng từ nước tài trợ mà về bản chất là mở đường cho việc xuấtkhẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nước mình vào thị trường nước

nhận tài trợ.

1.1.3.10 Cấp tín dụng dưới hình thức bao lãnh ngân hàng (Bank Guarantee)

Bảo lãnh ngân hàng là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là ngườiphát hành bảo lãnh, gọi là người bảo lãnh (Guarantor) Thông thường là mộtngân hàng thương mại và một bên là người thụ hưởng bảo lãnh đó

(Beneficiary), trong đó bên bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền cho

người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh (Account Party) viphạm những nghĩa vụ của họ đã được quy định trong chứng thư bảo lãnh

Một đặc điểm quan trọng của bảo lãnh là tính độc lập của nó, nghĩa là

nếu-các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng thì ngân hàngphải thanh toán cho bên thụ hưởng mà không viện dẫn những biện hộ phátsinh từ quan hệ hợp đồng mua bán giữa bên thụ hưởng và bên được bảo lãnh

Do trong thương mại quốc tế rủi ro ngày càng lớn cho nên bảo lãnh

ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng Nhà nhập khẩu không tin cậyhoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu họ sẽ nhờ vào

Trang 32

bảo lãnh ngân hàng Người xuất khẩu nghi nghờ khả năng tài chính của nhànhập khẩu nước ngoài cũng tìm đến bảo lãnh ngân hàng Như vậy, bảo lãnhngân hàng có vai trò ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong hoạt độngngoại thương đồng thời bù đắp những thiệt hại về mặt tài chính cho người thụ

hưởng, giúp các nhà XNK yên tâm hơn khi bước vào kinh doanh Dưới đây là

một số loại bảo lãnh thường gặp trong giao dịch thương mại quốc tế

a Bảo lãnh ngân hàng dành cho nhà xuất khẩu

- Bao lãnh tiền ứng trước (Advance Payment Guarantee):

Thông thường những hop đồng thương mai có giá trị lớn, để giúp nhaxuất khẩu có vốn làm hàng và nhanh chóng giao hàng cho mình, nhà nhập

khẩu có thể cung cấp một khoản tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu Đồng thời

nhà nhập khẩu cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đề nghị ngân hàng của mình pháthành một bảo lãnh về khoản tiền đó gọi là bảo lãnh tiền ứng trước Loại bảolãnh này nhằm đảm bảo cho nhà nhập khẩu được nhận lại số tiền ứng trước,đôi khi kể cả tiền lãi trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng Đối với những loại hàng hoá

có thời gian sản xuất lâu như máy móc thiết bị đòi hỏi giao hàng làm nhiềulần nên quy định rõ trong thư bảo lãnh rằng giá trị thư bảo lãnh sẽ giảm theo

tỷ lệ tương ứng sau mỗi lần giao hàng và để chứng minh hàng đã được giao,nhà xuất khẩu phải trình bộ chứng từ giao hàng cho ngân hàng sau mỗi đợt

giao hang.

- - Bao lãnh thực hiện hop đông (Performance Guarantee):

Loại bảo lãnh này hay được sử dụng nhất Trong bảo lãnh thực hiệnhợp đòng, ngân hàng cam kết trả cho nhà nhập khẩu một số tiền nhất định,thường là từ 5 đến 10% giá trị hợp đồng nếu nhà xuất khẩu không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng Số tiền

này nhằm bồi thường cho những chi phí phát sinh đối với nhà nhập khẩu ví

Trang 33

dụ như chí phí tìm bạn hàng ký hợp đồng bán hàng mới, chi phí bị phạt dogiao hàng muộn Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường có hiệu lực cho tới khinghĩa vụ hợp đồng được hoàn thành và có khi kéo dài tới khi hết thời hạn

khiếu nại của hợp đồng

- Bao lãnh tiền bảo hành (Maintainance Guarantee):

Bảo lãnh bảo hành thường phát sinh kèm theo các hợp đồng xây dựnghay hợp đồng nhập dây chuyên thiết bị cho nhà máy Mục đích của bảo lãnhnhằm bảo đảm rằng nhà xuất khẩu vẫn chịu trách nhiệm về máy móc thiết bịcủa mình cung ứng trong thời gian bảo hành Thông thường các hợp đồngnhập khẩu thiết bị từ nước ngoài bao giờ cũng có điều khoản về bảo hành

nhưng có không ít trường hợp bên mua không có biện pháp buộc bên bán

phải thực hiện hoàn chỉnh nghĩa vụ của mình do những điều kiện khách quan

về khoảng cách địa lý giữa hai bên Bảo lãnh bảo hành đảm bảo người mua sẽ

không bị thiệt hại nhất là khi đặt mua những thiết bị hiện đại, giá tri cao

- Bao lãnh sai sót bộ chứng từ nhờ thu (Discrepancy Guarantee):

Theo đề nghị của nhà xuất khẩu, ngân hàng cam kết với nhà nhập khẩu

bù đắp những thiệt hại phát sinh trong khuôn khổ phương thức thanh toán nhờthu do việc xuất trình chứng từ không phù hợp hoàn toàn với những điều khoản

của hợp đồng mua bán và số lượng chứng từ thiếu không được gửi tiếp theo

- Thu tín dụng dự phòng (Stand - by Letter of Credit):

Thông thường ngân hang nhà nhập khẩu mở L/C thanh toán tiền hàngcho nhà xuất khẩu, nhưng có trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C rồinhưng không có khả năng giao hàng Để đảm bảo quyền lợi cho nhà nhậpkhẩu, ngân hàng của nhà xuất khẩu sẽ mở một thư tín dụng dự phòng trong đócam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà

xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã mở Thư tín dụng

dự phòng là một hình thức bảo lãnh vì nó thể hiện cam kết của ngân hàng phát

hành bồi thường cho bên hưởng lợi khi có vi phạm nghĩa vu hợp đồng

Trang 34

b Bảo lãnh ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu.

- Bao lãnh thanh toán (Payment Guarantee):

Bao lãnh thanh toán là việc ngân hang cam kết thanh toán giá tri hanghoá đã được giao cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) Cụ thể hơn bảo lãnh này nhằm tránh tổn thất cho nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu vì lý do nào đó

mà không thanh toán hay thanh toán chậm tiền hàng Ví dụ như trong hợpđồng mua bán quy định giao hàng nhiều lần và người mua mỗi khi nhận đượchóa đơn phải thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu Nếu sau 30 ngày kể từ ngàylập hoá đơn, nhà nhập khẩu không thực hiện đúng quy định này thì ngânhàng bảo lãnh sẽ thanh toán đây đủ trị giá hoá đơn cho nhà xuất khẩu khi nhà

xuất khẩu yêu cầu bằng việc xuất trình bản sao hoá đơn chưa thanh toán.

- Bao lãnh vận don (Bill of Lading Guarantee):

Một số trường hợp hàng tới cảng nhưng nha nhập khẩu vẫn chưa có

vận đơn để đi nhận hàng Người chuyên trở không thể giao hàng cho nhànhập khẩu khi anh ta không xuất trình được vận đơn Nhằm tránh ách tắc

trong lưu chuyển ngoại thương và bảo vệ người chuyên trở khỏi sự lợi dụng

vận đơn đồng thời tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu nhận hàng, ngân hàngphát hành bảo lãnh vận đơn cho người chuyên trở hưởng lợi Bảo lãnh sẽ

được dùng đến nếu nhà chuyên chở có quyển đòi người nhập khẩu bồi thường Bảo lãnh này có thể ở mức độ 100 - 150% trị giá hàng để bù đắp

những thiệt hại phát sinh.

- Bao lãnh thuế quan (Custom Guarantee):

Đối với một số mặt hang tam nhập tái xuất, hàng du hội chợ triển lãmhoặc các công cụ để lắp đặt máy móc thiết bị, người có hàng phải nộp thuếtại hải quan rồi khi mang hàng ra khỏi đất nước sẽ được hoàn lại thuế đã nộp.Nếu không muốn nộp như trên, người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng

cấp một bảo lãnh thuế quan trong đó ngân hàng cam kết sẽ nộp thuế nhập

Trang 35

khẩu hoặc tiền phạt cho hải quan nếu quá thời hạn đăng ký mà hàng vẫn chưađược tái xuất.

- Bao lãnh tín dung (Credit Guarantee):

Loại bao lãnh này quy định người cho vay sẽ được hoàn tra lại toàn bộ

số tiền cho vay cùng lãi và các chi phí khác ngay khi ngân hàng bên ngườihưởng lợi thông báo là khoản nợ còn lại vẫn chưa được trả như thoả thuận và

yêu cầu ngân hàng bảo lãnh đứng ra thanh toán Hình thức bảo lãnh này nóichung là phức tạp do khối lượng tiên nhà nhập khẩu đi vay thường lớn, rủi rocho ngân hàng nhận bảo lãnh là rất cao Nội dung bảo lãnh thường phải quy

định rõ phạm vi bảo lĩnh có bao gồm phần lãi và chi phí không, nếu có phải quy định những khoản này đã được xác định chưa hay còn phải tính toán tiếp

và tính toán như thế nào Ngoài các hợp đồng bảo lãnh, các ngân hàng còn có

thể bảo lãnh vay vốn bằng hình thức mở L/C trả chậm, ký bảo lãnh trên cáchối phiếu, kỳ phiếu nhận nợ theo yêu cầu của người được bảo lãnh.

1.1.4 Vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất và trao đổi hang hoátrên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển các nghiệp vụ đa năng củacác NHTM Tiền tệ ra đời với chức năng là trung gian trao đổi hàng hoá đặcbiệt, làm vật ngang giá chung của các loại hàng hoá khác Việc xuất hiệnđồng tiền trong lưu thông và trao đổi hàng hoá đã tạo tiên đề và thúc day maudịch quốc tế phát triển Cùng với mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh, XNK

ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Sự không thống nhất về thời gian và

chu kỳ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, hoạt động thanh toán quốc tế - khâu kết thúc của một giao dịch ngoại thương cũng trở nên bức thiết và thường xuyênhơn, yêu cầu phải được xem xét để hoàn thiện nghiệp vụ tín dụng XNK, luật

lệ quốc gia cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của thị trường thương mại hoá toàn cầu là hết sức can thiết.

Trang 36

Sự trỗi dậy một cách nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế ở một

số nước trên thế giới trong thập kỷ cuối thế kỷ 20 đã chứng minh rằng kinh tếcủa một nước không thể phát triển với một chính sách đóng cửa, trông vàotích lũy và trao đổi trong nước mà phải biết phát huy mặt mạnh trong nước,tận dụng khả năng có lợi từ bên ngoài, biết phát huy lợi thế so sánh để thực

hiện tốt hợp tác thương mại quốc tế Tín dụng XNK phản ánh sự vận động cótính chất độc lập tương đối của vốn ngân hàng (hữu hình và vô hình) trong

quá trình chu chuyển hàng hoá và tư bản giữa các quốc gia Như vậy, nếuhoạt động tín dụng XNK được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác

thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảmbớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khảnăng thanh toán của con nợ, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng hoạtđộng ngoại thương của mỗi nước VỊ trí và tầm quan trọng của hoạt động tíndụng XNK ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nóichung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng Đặc biệt trong bối cảnh hiệnnay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động XNK lên hàng đầu, coi hoạt độngXNK là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của nước mình

Với nhu cầu phát triển, trong thương mại quốc tế các doanh nghiệp

không phải lúc nào cũng có đủ vốn cho hoạt động của mình Do vậy, tín dụng

XNK mà các ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như đối với sựphát triển kinh tế nói chung

_ Tín dụng là khâu cần thiết tất yếu đầu tiên để đảm bảo một chu trình

mua bán hàng hoá hay trao đổi dịch vụ Nếu việc tổ chức cho vay được tiến

hành nhanh chóng, an toàn và chính xác là dam bảo giải quyết được mối

quan hệ lưu thông tiền tệ giữa người mua và người bán về mặt kinh doanh.Trả nợ tiền vay đầy đủ thể hiện chất lượng kinh doanh, nói lên hiệu quả kinh

tế về tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp Trong điều kiện tiền tệ

Trang 37

thường xuyên biến động, kha nang thanh toán của người vay là rất bap bênh, rủi ro trong việc thực hiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp XNK càng cao,

vi tri, vai trò của hoạt động tín dụng cho các giao dịch quốc tế vì thế mà được

khẳng định hơn Trong đó yếu tố về tiền tệ, về phương thức tài trợ, biện phápđảm bảo hối đoái và dam bao cho khoản tín dung đã cấp cần được xem Xét,nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn áp dụng cho linh hoạt với mỗi trường hợp

Đối với hoạt động ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động

tín dụng XNK có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một

hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ thuần tuý mà nó được coi là một mặtkhông thể thiếu, bổ xung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinh doanh khác

đó khai thác được nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, tín dụng trong

nước, ngoài nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn vay của khách hàng

Hoạt động tín dụng XNK giúp tăng thu nhập và tang kha năng cạnh

tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho hoạt động

ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ thống tài chính quốc tế.

Như vậy, tín dụng XNK trong hoạt động thương mai nói riêng và kinh

tế đối ngoại nói chung có một vị trí hết sức quan trọng Nó là một mắt xích

không thể thiếu trong toàn bộ sợi dây chuyên, mà lại là mắt xích đầu tiênquan trọng nhất chuẩn bị các điều kiện cần thiết tất yếu để sản xuất ra hàng

Trang 38

hoá đến khi đàm phán ký kết hợp đồng, đến khi bán được hàng hoá và đồngtiền thu về tay người xuất khẩu Nghiên cứu nội dung công tác tín dụng, lựachọn và xử lý các yếu tố trong nội dung của nó, đổi mới các quy trình nghiệp

vụ kỹ thuật sao cho phù hợp với những đặc điểm, tính chất của nên kinh tếcủa mỗi quốc gia, đáp ứng được yêu cầu mục đích tăng trưởng kinh tế Lấyhoạt động kinh tế đối ngoại làm nòng cốt trước hết là nhiệm vụ của nhà nước,sau đó là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, của hệ thông

ngân hàng - những người trực tiếp vận hành nghiệp vụ tín dụng XNK vào

guồng máy sản xuất kinh doanh hàng hoá để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế

12 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của các ngân

hàng thương mại

Trước tiên chúng ta cần hiểu rằng hiệu quả của một hoạt động nào đóchính là những kết quả tích cực đã đạt được sau khi kết thúc công việc, thỏamãn được những mong đợi của người thực hiện, nó muốn nói đến những mặttốt của kết quả hoạt động, còn kết quả nói chung là nói đến cả mặt tốt lẫnmặt xấu của hoạt động khi kết thúc công việc, đó chính là điểm khác biệt lớn

nhất của hai khái niệm “Kết quả” và “Hiệu quả”

Cũng như bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng nói chung và các hoạtđộng tín dụng nói riêng Khi thực hiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK, cácNHTM phải quan tâm đến hiệu quả của hoạt động đó.

Nói đến hiệu quả là nói đến hai nội dung:

- Hiệu quả kinh doanh, tức là hiệu quả đối với ngân hàng

- Hiệu quả kinh tế xã hội, tức là những lợi ích vĩ mô của toàn bộ nềnkinh tế.

Đối với các NHTM, vì là một chủ thể của nền kinh tế nên các ngân

Trang 39

hàng quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh doanh, đó cũng chính là mục tiêu

quan trọng nhất của các NHTM, hiệu quả kinh doanh tài trợ tín dụng XNK

được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập của ngânhàng trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK.

Tuy nhiên, các ngân hàng ngoài việc quan tâm đến hiệu quả kinhdoanh thì còn phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế xã hội Hoạt động tín dụngXNK sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Như vậy, khi nói đến hiệu quả tín dụng XNK chúng ta hiểu đó không

chỉ là hiệu quả đối với doanh nghiệp mà còn là hiệu quả đối với xã hội vàtoàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu của ngân

hàng thương mại

Khi hoạt động, điều các NHTM quan tâm là hiệu quả của hoạt động

đó, tuy nhiên, để biết được một cách chính xác hiệu quả đạt được, đó khôngphải là vấn dé dé dang Dé đo lường hiệu quả của hoạt động tín dụng tài trợ

XNK, các ngân hàng đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sau:

1.2.2.1 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh: (H)

Hiệu quả kinh doanh của tín dụng XNK của ngân hàng được thể hiện

bằng hệ thống chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập, sự tăng trưởng của ngân hàng

về nguồn vốn, sử dụng vốn, về chất lượng tín dụng

_ 4) Chi tiêu về loi nhuận va thu nhập:

- Lợi nhuận của hoạt động tín dụng XNK được xác định dựa trên cơ sở

thu nhập và chi phí.

+ Chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

+ Chỉ tiêu lợi nhuận tương đối

Trang 40

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK

Dư nợ tín dụng XNK

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng tài trợ XNKcủa ngân hang, cho biết 1 đồng dư nợ tin dụng tài trợ XNK mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng

lớn Tức là hiệu quả của hoạt động tín dụng XNK càng cao

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK

Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đóng góp của hoạt động tín dụng tài trợXNK trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao cho biết lợinhuận của hoạt động tín dụng có được hầu hết là từ hoạt động tín dụng XNK

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK

Tổng lợi nhuận của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng tài trợXNK đối với ngân hàng, nếu tỷ lệ nay cao cho biết lợi nhuận của ngân hang

có được hầu hết là từ hoạt động tín dụng XNK.

Ngày đăng: 09/01/2025, 15:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 | 2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp 41 - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Sơ đồ 2.1 | 2.1.2 Ngân hàng Nông nghiệp 41 (Trang 9)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch (Trang 57)
Bảng 2.5: Phân tích doanh số thu nợ tín dụng xuất nhập khẩu - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.5 Phân tích doanh số thu nợ tín dụng xuất nhập khẩu (Trang 62)
Bảng 2.7: Phan tích nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.7 Phan tích nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu (Trang 68)
Bảng 2.14: Kết qua kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.14 Kết qua kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w