1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hết học phần môn lý thuyết và nghiệp vụ biên phiên dịch

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Hết Học Phần Môn: Lý Thuyết Và Nghiệp Vụ Biên Phiên Dịch
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Trang
Người hướng dẫn GV.TS. Nguyễn Thị Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý Thuyết Và Nghiệp Vụ Biên Phiên Dịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 129,36 KB

Nội dung

Câu 1: Ngành dịch thuật vốn có xuất thân khá lâu đời, trong quá trình hình thành và phát triển, có rất nhiều những tác giả về dịch thuật đã nghiên cứu và đưa ra nhiều những nguyên tắc và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ HÀN QUỐC

-*** -TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN MÔN: LÝ THUYẾT VÀ NGHIỆP VỤ BIÊN PHIÊN DỊCH

HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023-2024

Giáo viên phụ trách : GV.TS.Nguyễn Thị Hà Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kiều Trang

Mã số sinh viên : 21041696 Lớp : 21K7

Trang 2

Câu 1:

Ngành dịch thuật vốn có xuất thân khá lâu đời, trong quá trình hình thành và phát triển, có rất nhiều những tác giả về dịch thuật đã nghiên cứu và đưa ra nhiều những nguyên tắc và quy luật khác nhau để có thể hỗ trợ tốt nhất cho người dịch trong khi dịch thuật Và nổi tiếng trong số đó

là Étienne Dolet – học giả, dịch giả người Pháp và Alexander Fraser Tytler một nhà biện hộ, thẩm phán, nhà văn và nhà sử học người Scotland

Vào năm 1540, sau một quá trình nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm và tham khảo từ những nguyên tắc dịch thuật của các tiền bối đi trước, trong một bản thảo có nhan đề La manière

de bien traduire d’une langue en l’autre (Các dịch tốt từ tiếng này sang tiếng khác – Dolet 1540) Dolet đã đưa ra 5 nguyên tắc dịch thuật có thứ tự quan trọng xếp từ trên xuống dưới như sau:

Thứ nhất, dịch giả phải hiểu thấu đáo ý nghĩa và chất liệu của tác giả nguyên tác, nhưng cũng

nên tự ý làm rõ những chỗ chưa rõ ràng

Thứ hai, dịch giả nên có tri thức hoàn hảo đối với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích để không

làm hư hao vẻ đẹp đường bệ của ngôn ngữ

Thứ ba, dịch giả nên tránh dịch sát từng chữ.

Thứ tư, dịch giả nên tránh Latin hoá và những hình thức ngôn ngữ bất thường.

Thứ năm, dịch giả nên tập hợp và xâu chuỗi từ ngữ cho thật thuyết phục để tránh vụng về.

Sau đó khoảng 2 thế kỉ, Alexander Fraser Tytler đã đưa ra trước giới dịch thuật một bài nghiên cứu được đánh giá là bài nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về dịch thuật sau Dryden trong tiếng Anh là bài “Essay on the principles of translation” (Tiểu luận về các nguyên tắc dịch thuật) viết năm 1797 Ở bài nghiên cứu này, Tytler đã đi theo một hướng khác với tiền bối Dryden của mình thay vì đi theo hướng mô tả lấy tác giả văn bản nguồn làm trọng tâm – tác giả làm ngôn ngữ đích thì Tytler đi theo hướng lấy người đọc làm trọng tâm – người đọc làm ngôn ngữ đích

Và không giống như Dolet đưa ra năm “nguyên tắc” dịch, Tytler chỉ đưa ra 3 “quy luật” về dịch thuật như sau:

Thứ nhất, dịch giả phải truyền đạt trọn vẹn các ý tưởng của nguyên tác.

Thứ hai, văn phong và cách viết phải có cùng một đặc tính như nguyên tác.

Trang 3

Thứ ba, bản dịch phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên dễ dàng trong câu chữ của nguyên tác.

Các nguyên tắc và quy luật trên của hai tác giả đều được đưa ra sau một quá trình quan sát, nghiên cứu, thử nghiệm và rút kinh nghiệm cũng như sửa đổi, khắc phục một số điểm còn thiếu sót từ những bản nghiên cứu trước đó, vì vậy nên những nguyên tắc và quy luật này đã được rất nhiều các dịch giả trong giới dịch thuật áp dụng và nó đã giúp ích rất nhiều cho họ trong quá trình dịch thuật Những điểm hữu ích đó cụ thể như sau:

Điểm thứ nhất là, giúp cho bản dịch thuật của người dịch của độ chính xác cao hơn Nguyên

tắc thứ nhất của Dolet đòi hỏi dịch giả phải hiểu rõ ý nghĩa và chất liệu của văn bản gốc Một khi

đã hiểu sâu sắc về ý nghĩa hay thậm chí cả chất liệu làm nên văn bản đó thì họ có thể dễ dàng chuyển đổi và diễn đạt nó trong ngôn ngữ đích một cách chính xác Đồng thời, cùng với quy luật thứ nhất và thứ hai của Tytler đòi hỏi dịch giả phải diễn đạt được đầy đủ và trọn vẹn được ý tưởng mà tác giả của văn bản muốn truyền đạt cũng như phải sử dụng văn phong và cách viết cùng đặc tính như nguyên tác để bảo toàn được sự chính xác khi dịch văn bản gốc sang ngôn ngữđích Dựa vào những nguyên tắc và quy luật trên, người dịch sẽ có thể bám sát và truyền đạt đúng ý của tác giả và cũng giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu được bản dịch gốc Vì khi chúng ta đã hiểu được cốt lõi bên trong của văn bản gốc rồi thì việc truyền đạt nó ra một cáchchính xác không còn là một việc quá khó khăn nữa

Điều thứ hai là, các nguyên tắc và quy luật của Dolet và Tytler giúp cho người dịch phát huy

được tính linh hoạt và khả năng sáng tạo của mình Bên cạnh việc phải đảm bảo tính chính xác cho bản dịch thì Dolet và Tytler cũng mở ra cho người dịch một môi trường sáng tạo riêng, để tạo nên dấu ấn cá nhân qua mỗi bản dịch Người dịch phải bám sát và đảm bảo truyền đạt đủ ý tưởng của tác giả văn bản gốc, nhưng không có nghĩa là người dịch phải dịch sát từng chữ một phải đúng theo từng câu văn diễn đạt của tác giả gốc Mà người dịch hoàn toàn có thể dùng những lối diễn đạt, văn phong của bản thân, trong quá trình dịch, miễn sao không làm mất đi ý

đồ của tác giả muốn truyền đạt là được Đã có rất nhiều dịch giả thành công tạo nên dấu ấn riêng cho bản thân, để khi đọc 1 tiểu thuyết hay 1 cuốn sách nào đó, bên cạnh việc nhớ đến tên tác giả, người ta còn nhớ đến người dịch là ai, và văn phong của người dịch đó là như nào

Điều thứ ba là, giúp cho bản dịch của người dịch có tính truyền đạt cao hơn Nhờ và các

nguyên tắc và quy luật của Dolet và Tytler, người dịch đã có thể tiến đến gần hơn với người đọc, người nghe thông qua những bản dịch với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu và phù hợp với thuần phong

Trang 4

mỹ tục nước sở tại Cụ thể, ở nguyên tắc thứ năm, Dolet đã đưa ra rằng “Dịch giả nên tránh Latinhoá và những hình thức ngôn ngữ bất thường” điều này giúp cho người dịch cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn từ ngữ khi dịch, phải lựa chọn những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi và phổ thông để tất

cả mọi người khi đọc bản dịch đều có thể hiểu được Còn ở quy luật thứ ba do Tytler đưa ra:

“Bản dịch phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên dễ dàng trong câu chữ của nguyên tác” quy luật này đưa ra cho người dịch nhằm để người dịch đảm bảo được trong quá trình dịch sẽ cần phải linh hoạt trong sử dụng từ ngữ, văn phong làm sao để vừa không làm mất đi giá trị gốc của nguyên tác mà còn có thể khiến cho người đọc, người nghe dễ hiểu

Điều thứ tư là, duy trì được tính tích cực và phong cách của nguyên tác Ở nguyên tắc thứ hai

của Dolet “Dịch giả nên có tri thức hoàn hảo đối với cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích để không làm hư hao vẻ đẹp đường bệ của ngôn ngữ.” và quy luật thứ ba của Tytler “Bản dịch phải mang đầy đủ phong vị tự nhiên dễ dàng trong câu chữ của nguyên tác” đều đã đề cập đến việc cần phải giữ gìn được vẻ đẹp, giá trí tích cực và phong cách vốn có của ngôn ngữ gốc Ví dụ nhưmột số những từ ngữ mang tính biểu tượng văn hoá hay tương tự như vậy, thì không nên dịch sang hẳn một ngôn ngữ khác mới hoàn toàn, mà nên giữ nguyên từ vựng đó hoặc phiên âm từ đó sang cách phát âm của ngôn ngữ đích “Áo dài” biểu tượng văn hóa, trang phục truyền thống củaViệt Nam khi dịch sang tiếng Hàn sẽ không dịch là “장옷” mà nên dịch theo cách phát âm tiếng Hàn đó là “아오자이” để vẫn giữ được nét văn hoá của Việt Nam

Cuối cùng là, giúp cho người dịch trong việc hoàn thiện bản dịch trong điều kiện tốt nhất Tất

cả 5 nguyên tắc và 3 quy luật trên đã giúp cho người dịch đáp ứng đủ hầu như tất cả các yếu tố cần thiết của một bản dịch hoàn chỉnh, đó là bản dịch có độ chính xác cao, bám sát ý tưởng của tác giả nguyên tác nhưng cũng linh hoạt, sáng tạo để giúp cho những câu văn được trau chuốt hơn, và là bản dịch có tính truyền đạt cao, với những văn phong, từ ngữ gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng mang đậm những nét đặc trưng của ngôn ngữ nguồn khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng tiếp cận với bản dịch

Trang 5

오준호, “평등 - 헤아리는 마음의 이름” (2019:21)

(1) Bản dịch:

Tử Cống – đệ tử của Khổng Tử đã hỏi ông rằng:

“Nếu thầy chỉ dùng một từ để dạy con một điều mà con phải thực hiện suốt cả cuộc đời, thì đó sẽ

là gì ạ?”

Khổng Tử trả lời:

“Ta nghĩ đó sẽ là chữ ‘Thứ’ Nếu con không muốn điều đó xảy ra với mình thì con đừng làm điều đó với người khác (“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”/ Đối xử với người khác như cách mình muốn họ đối xử với mình)”

Oh Jun-ho, “Bình đẳng – Cái tên của một tấm lòng trắc ẩn” (2019:21)

(2) Phân tích quá trình bản thân lựa chọn những yếu tố tương đương dịch thuật của hai ngôn ngữ cho bản dịch

Trong câu đầu tiên, từ “공자” khi em tra cứu nghĩa trên từ điển Naver thì nó có nghĩa là công

tử hoăc có một nghĩa khác đó là Khổng Tử Xét trong ngữ cảnh của câu văn có từ “제자” đệ tử

và tên của đệ tử là “자공” ( tra cứu trên Google thì tên này chính là Tử Cống – học trò của Khổng Tử ) vậy nên em đã lựa chọn nghĩa của từ “공자” trong trường hợp này là Khổng Tử -> Tương đương ngữ dụng trong dịch thuật

Trang 6

Tiếp đến ở trong câu thứ hai, từ “제가” vốn chỉ tôi, mình, con, chỉ bản thân, và trong hoàn cảnh này, là ở vị trí một người học trò hỏi thầy của mình nên em lựa chọn dịch với nghĩa là

“con”, tuy không có danh từ nhân xưng nào để chỉ Khổng Tử nhưng vì là câu hỏi dành cho Khổng Tử nên em đã thêm yếu tố đại từ “thầy” vào trong câu hỏi để câu được đầy đủ bộ phận hơn Còn từ “말” vốn có rất nhiều nghĩa trong tiếng việt như nghĩa từ , lời nói, cuối, con ngựa,

và ở trong câu văn này vì trước đó Tử Cống đề cập đến việc hỏi rằng 1 chữ Khổng Tử có thể dạycho Tử Cống, nên từ “말” ở đây em dịch với nghĩa là từ Còn lại các cấu trúc ngữ pháp và các từ vựng còn lại khá rõ nghĩa nên em dịch tương đương theo nghĩa tiếng việt tra cứu được

Câu cuối cùng có khá nhiều chữ cần suy xét Đầu tiên là từ “서” có nghĩa tra cứu ở từ điền Naver là chỉ hướng tây, từ, ở, sở, đều không phù hợp để sử dụng ở trong câu văn Nhưng vì ở trong ngoặc đơn giải thích cho từ này là một từ tiếng Hán, nên em tra cứu theo tiếng Hàn thì từ này tương đương với nghĩa tiếng Việt sẽ là chữ “Thứ” Tiếp đến là câu trong ngoặc đơn ở cuối đoạn “ 기소불욕 물시어인” nếu dịch thẳng sang tiếng việt thì nghĩa sẽ rất tối “Người hỏi thăm không muốn khởi tố” – hoàn toàn không liên quan gì đến đoạn dịch và câu văn khá vô nghĩa nên

em đã tìm theo câu tiếng Hán thì nghĩa tương đương ở tiếng việt sẽ là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” tức là “Đối xử với người khác như cách mình muốn họ đối xử với mình”

Ở trong câu trích nguồn, có cụm từ “헤아리는 마음” – trong đó từ “헤아리다” có rất nhiều như do đếm, suy đoán, dò xét, thấu hiểu qua cả đoạn văn hướng đến một bài học nhân văn nên

là em thấy nghĩ thấu hiểu là hợp lý nhất, không thể là “Bình đẳng – Cái tên của lòng suy

đoán/lòng dó xét/ “được, nghĩa không hợp lý và không đúng với ngữ cảnh với đoạn văn Nên nghĩa “lòng thấu hiểu” là lựa chọn tốt nhất ở đây và tương đương ở tiếng việt nó được gọi là

“lòng trắc ẩn”

<B> Không gian mở, không gian xanh, các hệ thống công viên, vườn hoa sẽ được bảo tồn cũng như các giá trị cảnh quan thiên nhiên như đồi, núi, đất nông nghiệp, sông, hồ, cây xanh để đảm bảo môi trường sống tốt và bền vững cho người dân Hà Nội Bảo tồn các làng hiện hữu, phát triển các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa, lịch sử Khu vực nội đô được bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và là khu vực hạn chế phát triển.

Trích từ clip “Ý tưởng quy hoạch Hà Nội năm 2030”

Trang 7

(1) Bản dịch

개방된 공간, 녹색 공간, 공원 및 화원 시스템은 하노이 사람들의 지속적이고 좋은 주거 환경을 보장하기 위해 언덕, 산, 농경지, 강, 호수, 나무 등을 자연 경관 가치처럼 보존될 것이다 기존 마을을 보존하며 전통 공예 마을, 문화 유적과 역사 유적지을 개발한다

Câu tiếp theo, ở có từ “phát triển” vốn có rất nhiều biểu hiện trong tiếng Hàn như là “

발달하다”, 발전하다”, “개발하다”, tuy nhiên từ “발달하다” thường sẽ chỉ sự phát đạt trong một lĩnh vực gì đó, hay từ “발전하다” thường dùng như là phát triển kinh tế, nhưng trong cụm

“phát triển các làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa, lịch sử” từ “phát triển” dược dùng theo hướng là khai phá và phát triên, tức là có tác động cụ thể, hữu hình vào nó để phát triển nó lên nên là theo em dùng từ “개발하다” là lựa chọn tối ưu

Tương tự ở câu cuối cũng có từ “phát triển” trong cụm “ là khu vực hạn chế phát triển”, phát triển này không đề cập cụ thể là phát triển về cái gì, phát triển những thứ vô hình hay tác động vàphát triển những thứ hữu hình, em không biết rõ khá là chung chung nên em tiếp tục chọn từ “개발하다” ở đây vì nó có thể chỉ được cả phát triển những thứ hữu hình và cả những thứ vô hình, nghĩa của nó khá là rộng

Trang 8

có khả năng xóa bỏ được nạn nghèo đói trên thế giới – điều mà cách đây vài thập kỉ là không tưởng, nhưng hiện nay lại là điều hoàn toàn khả thi.”

(Ha-Joon Chang, 2014:39)

a Bản dịch máy (công cụ Google Translation)

“새로운 국제 거버넌스 기관, 일반적으로 WTO (세계 무역 기구)의 탄생과 함께 국가 차원의 정책 변화로 인해 새로운 세계 경제 시스템이 탄생했습니다 이 체제의 잠재적인 번영은 자유주의의 "황금기" (1879-1914)에 비견될 수 있습니다 WTO 의 초대

사무총장인 레나토 루지에로(Renato Ruggiero)는 이 새로운 세계 덕분에 "다음 세기에 들어서게 됩니다 21 세기] 우리는 세계의 빈곤을 퇴치할 수 있을 것입니다 이는 수십

Trang 9

Một bản dịch tốt có khả năng phân biệt ngôn từ ẩn dụ và ngôn ngữ

văn chương

x

Một bản dịch tốt là một bản dịch có thể dựng lại bối cảnh văn

hoá/lịch sử của văn bản gốc

x

Một bản dịch tốt dịch rõ ràng những chữ viết tắt, và các từ, cụm từ

phiếm chỉ, bài hát, vần điệu

x

Một bản dịch tốt là bản dịch truyền tải càng nhiều càng tốt các ý

nghĩa của văn bản gốc

x

Qua phần đánh giá bản dịch máy theo các tiêu chí đánh giá trên, thì bản dịch này theo em thấy đãđạt được 5/7 tiêu chí, tức là đây là một bản dịch khá tốt

c, Phân tích và chỉnh sửa bổ sung những phần chưa hài lòng

Câu gốc tiếng Việt Câu dịch tiếng Hàn Phân tích Sửa đổi, bổ sung

Cùng với sự ra đời

của các thiết chế quản

trị quốc tế mới, tiêu

인해 새로운 세계

경제 시스템이 탄생했습니다 이 체제의 잠재적인 번영은 자유주의의

"황금기" (1879-1914)

에 비견될 수 있습니다

- Ở câu gốc trong tiếng Việt, người viết

sử dụng “tiêu biểu là WTO” để nhấn mạnh

sự nổi trội và mang tính tối ưu của tổ chứcWTO lúc đó nhưng trong câu dịch máy,

đã làm giảm sự nhất mạnh và mức độ quantrọng của WTO bằng việc sử sụng biểu hiện

là “일반적으로”

nghĩa là thông thường

là chỉ cái gì đó bình thường, đại loại, mất

đi ý nghĩa nhấn mạnh

- Sửa “일반적으로” thành “대표적으로” tức là tiêu biểu là, nói

về gì đó mang tính biểu tượng, làm nổi bật đối tượng được hướng đến (đạt được

ý đồ muốn nhấn mạnhcủa người viết và sát với nghĩa của cụm

“tiêu biểu là” hơn)

Trang 10

của người viết nguyêntác.

- Ở câu gốc, người viết sử dụng cụm từ

“thời kì vàng son” để chỉ giai đoạn phát triển vượt bậc của chủnghĩa tự do (1879 – 1914) Nhưng ở câu dịch máy đã dịch là

"황금기" – “thời kì hoàng kim” dù thời kì vàng son đồng nghĩa với thời kì hoàng kim nhưng để đảm bảo tính chính xác, bảo toàn nguyên tác thì nên dùng cụm từ có nghĩa đúng “thời kì vàng son” trong tiếng Hàn

- Sửa “황금기” thành

“전성기” (thời kỳ vàng son) – theo từ điển Hàn – Việt Naver

năng xóa bỏ được nạn

nghèo đói trên thế

사무총장인 레나토 루지에로(Renato Ruggiero)는 이 새로운 세계 덕분에

"다음 세기에 들어서게 됩니다 21세기] 우리는 세계의

- Ở câu gốc, người viết đã viết là “trật tự thế giới mới” nhưng ởbản dịch máy chỉ dịch

là “새로운 세계” (thếgiới mới), tức là máy

đã dịch thiếu từ “trật tự” làm khác đi so vớibản gốc, không đảm bảo về lượng từ và độ

- Bổ sung thêm từ “질서” (trật tự ) vào đểthành “새로운 세계 질서” (trật tự thế giới mới) hoặc có thể diễn đạt thành “신세계 질서” cũng có nghĩa tương tự

Trang 11

giới – điều mà cách

đây vài thập kỉ là

không tưởng, nhưng

hiện nay lại là điều

hoàn toàn khả thi.”

빈곤을 퇴치할 수

있을 것입니다 이는

수십 년 전에는 상상할 수도 없었지만 지금은 가능합니다.”

chính xác

- Ở trong ngoặc kép, đoạn “bước sang thế

kỉ tiếp theo [thế kỉ XXI] chúng ta sẽ có khả năng xóa bỏ đượcnạn nghèo đói trên thếgiới” đã được máy dịch không đúng cấu trúc với bản gốc Máy

đã dịch là “다음 세기에 들어서게 됩니다 21 세기]

우리는 세계의 빈곤을 퇴치할 수

있을 것입니다”

(bước vào thế kỉ tiếp theo Thế kỉ 21 chúng

ta có thể đẩy lùi nạn nghèo đói trên thế giới” Thay vì để thế

kỉ 21 là cụm từ giải thích trong ngoặc đơn cho thế kỉ tiếp theo, thì máy đã tách thành hai câu riêng biệt, câu

“bước vào thế kỉ tiếp theo” rất cụt và không

có diễn tả được ý nghĩa nào cả

- Sửa “다음 세기에 들어서게 됩니다 21세기] 우리는 세계의빈곤을 퇴치할 수

있을 것입니다” thành “다음 세계 (21세기) 들어신 후

빈곤을 퇴치할 수

있을 것입니다.”

Ngày đăng: 08/01/2025, 19:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w