1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hết học phần ngữ nghĩa học

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Hết Học Phần Ngữ Nghĩa Học
Tác giả Trần Phương Thúy
Người hướng dẫn TS. Dương Xuân Quang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 400,24 KB

Nội dung

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa tham gia vào việc xác định các quan hệ ngữ nghĩa từ vựng như sau: Trước tiên, quan hệ ngữ nghĩa từ vựng làsự tương tác giữa các nội dung ý nghĩa của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN NGỮ NGHĨA HỌC

Giáo viên hường dẫn: TS Dương Xuân Quang Sinh viên thực hiện: Trần Phương Thuý

MSV: 21031049 Lớp: K66 – Ngôn ngữ học

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2024

Trang 2

ĐỀ BÀI: 

Câu 1: Phân tích thành tố nghĩa tham gia vào việc xác định các quan hệ ngữ nghĩa từ vựng thế nào? Anh/ chị hãy lấy ví dụ để minh họa cho nhận định của anh/chị

Câu 2: Nghĩa tình thái là một loại nghĩa quan trọng trong nghiên cứu ngữ nghĩa học Tuy nhiên có nhiều cách hiểu về nghĩa tình thái rộng hay hẹp khác nhau Anh/ chị ủng hộ cách hiểu nào? Anh/ chị hãy phân tích ngữ liệu để minh họa cho ý kiến của mình

BÀI LÀM Câu 1: Phân tích thành tố nghĩa tham gia vào việc xác định các quan hệ ngữ nghĩa từ vựng thế nào? Anh/ chị hãy lấy ví dụ để minh họa cho nhận định của anh/chị

Phân tích thành tố nghĩa là là phương pháp phân tích nghĩa của từ và câu thành các thành tố nhỏ hơn (được gọi là“nét nghĩa”) cho đến khi không thể phân tích thêm được nữa; ở Việt Nam, những thành tố này được gọi là nét nghĩa, nét khu biệt Có rất nhiều các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học tiến hành nghiên cứu

về phương pháp này tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê,… Phạm vi áp dụng phép phân tích thành tố nghĩa lúc đầu và phổ biến nhất chính là nghĩa từ vựng Phương pháp phân tích thành tố nghĩa gồm các bước:

- Bước 1: So sánh đối chiếu với các từ Rút ra nét khác biệt

- Bước 2: Tấp hợp các nét nghĩa: tinh giản các nét nghĩa căn bản

- Bước 3: Kiểm chứng: Qua người bản ngữ để xác định xem các nét nghĩa

đã đủ để hình dung ra từ chưa, nếu chưa thì tiếp tục so sánh để tìm ra nét nghĩa Việc phân tích theo các bước đều được tiến hành trên cơ sở dựa vào ngữ cảnh; có ngữ cảnh, chúng ta mới dễ dàng phát hiện ra những nét nghĩa khác của

từ Ví dụ như: phân tích thành tố nghĩa của từ “cảm”, thì trước tiên chúng ta có thể xác định ngay nghĩa gốc của“cảm” thường được dùng với “thấy” là sự nhận  biết bằng giác quan bằng cảm tính như cảm thấy đau ở tay, cảm thấy thoải mái như ở nhà, Ngoài ra, để xem xét xem “cảm” còn mang những nét nghĩa nào

Trang 3

khác không thì chúng ta sẽ khảo sát trong các ngữ cảnh khác nhau, cụ thể là: thông qua một số ví dụ: cảm gió, cảm lạnh, bị cảm nhẹ,… chúng ta có thể dễ dàng xác định được“cảm” còn mang nghĩa nữa đó là bị ốm nhẹ do cơ thể chịu tác động đột ngột của thời tiết Không chỉ dựa vào ngữ cảnh, chúng ta cũng có thể dựa vào thủ pháp “so sánh tương ứng” , so sánh đối tượng cần xét với các đối tượng khác để làm nổi bật lên sự khác nhau, giúp thuận lợi trong việc xét các nét nghĩa khu biệt

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa tham gia vào việc xác định các quan

hệ ngữ nghĩa từ vựng như sau:

Trước tiên, quan hệ ngữ nghĩa từ vựng làsự tương tác giữa các nội dung ý nghĩa của từ với từ trong kho từ vựng, là cách thức mà ý nghĩa của các từ có thể liên hệ với nhau Ý nghĩa của các từ không biệt lập mà có mối liên hệ với nhau theo một hay nhiều tiêu chí nào đó Có các kiểu quan hệ ngữ nghĩa từ vựng tiêu  biểu là: Đồng nghĩa, trái nghĩa và bao nghĩa Việc phân tích thành tố nghĩa là vô cùng quan trọng, tạo cơ sở để xem xét xem một tập hợp các đơn vị ngôn ngữ có mối quan hệ ngữ nghĩa nào với nhau hay không

a Quan hệ ngữ nghĩa từ vựng: Đồng nghĩa

- Dựa vào thực tế khách quan, đồng nghĩa là hiện tượng mà những đơn vị được gọi tên khác nhau nhưng cùng chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng quy chiếu Những đơn vị này có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần đồng nhất với nhau Ví dụ như: mẹ,

má, bầm, mạ… là những từ cùng quy chiếu về người phụ nữ đã sinh con và sinh

ra mình Tuy vậy, giữa mẹ, má, bầm lại không hề đồng nhất với nhau hoàn toàn,

mà vẫn tồn tại những nét khu biệt, những đặc điểm khác để phân biệt giữa các từ như:

+ Sự khác biệt về phạm vi sử dụng (phương ngữ): mẹ, bầm - phương ngữ Bắc Bộ, má - phương ngữ Nam Bộ, mạ - phương ngữ Trung Bộ

+ Sự khác biệt về sắc thái nghĩa: Về quan hệ đồng nghĩa, tập hợp các từ đồng nghĩa sẽ cùng mang một nét nghĩa tổng thể Ví dụ như tập hợp các từ “ăn, xơi, hốc, tọng, xộc,…” cùng mang một ý nghĩa tổng thể là tự cho vào cơ thể thức nuôi sống Tuy vậy, do các từ đồng nghĩa không hoàn toàn đồng nhất về

Trang 4

nghĩa nên giữa các từ tồn tại các nét nghĩa phụ trợ (nét khu biệt) bên cạnh nét nghĩa đặc trưng (nét nghĩa gốc) Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy,“ ăn, xơi, hốc, tọng, xộc” lại mang những nét khu biệt về nghĩa : “ăn” là từ chỉ hoạt động tiếp nhận thức ăn vào cơ thể từ miệng và mang tính trung tính, có thể sử dụng trong mọi ngữ cảnh; “xơi” thì mang tính trang trọng hơn; “hốc, tọng, xộc” mang tính chê bai, coi thường Đối với “hốc, tọng, xộc” thì không thể dùng trong mọi ngữ cảnh được mà phải tùy thuộc vào những ngữ cảnh khác nhau Ví dụ: không nên dùng “hốc” trong: “Cháu mời bác hốc ạ”

Đến đây có một câu hỏi được đặt ra đó là, làm thế nào để biết được hai từ nào đó có quan hệ đồng nghĩa với nhau hay không? Câu trả lời là chúng ta sẽ áp dụng phương pháp phân tích thành tố Có thể nói, phương pháp phân tích thành

tố là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không sử dụng phương pháp này, chúng

ta chắc chắn sẽ không thể nào biết được hết các nét nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ…Việc phân tích thành tố nghĩa giúp chúng ta có đầy đủ các nét nghĩa của đối tượng ngôn ngữ cần xét, có đầy đủ căn cứ để khẳng định các từ ấy có quan

hệ đồng nghĩa hay không hay giữa các từ đồng nghĩa có sự khác nhau như thế nào Để hiểu rõ hơn, chúng ta có ví dụ:

Cho nhóm từ đồng nghĩa “mau, nhanh, chóng”, hãy xác định từ trung tâm

và các từ phái sinh rồi sau đó xác định các nét nghĩa tương đồng (và khác biệt) của các từ phái sinh với từ trung tâm Thoạt nhìn và không sử dụng phương phá  phân tích thành tố nghĩa thì chúng ta không thể chắc chắn rằng đâu là từ trung tâm, đâu là từ phái sinh bởi chúng ta đâu có cơ sở, đâu có các nét nghĩa để căn

cứ vào đó mà xem xét Do đó, để làm được bài tập này, chúng ta bắt buộc phải vận dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa của từ Trên cơ sở thực hiện theo các bước đã nêu trên, chúng ta thu được kết quả như sau:

 Nhanh

- Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường nên chỉ cần tương đối ít thời gian

- Diễn ra trong thời gian ngắn

- Có tốc độ trên mức

Trang 5

để hoạt động đạt kết quả bình thường nên chỉ giờ

sớm hơn so với thời điểm chuẩn

- Có hoạt động kịp thời

- Có khả năng tiếp thu,  phản ứng, hoạt động ngay tức khắc hoặc sau 1 thời gian rất ngắn

Mau

- Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường nên chỉ cần tương đối ít thời gian

để hoạt động đạt kết quả

- Chỉ tốc độ hoàn thành hoạt động: có tốc độ nhanh hơn bình thường

để quá trình kết thúc hoặc hoạt động đạt kết quả

- Chỉ thao tác hoàn thành hoạt động

Chóng

- Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường nên chỉ cần tương đối ít thời gian

để hoạt động đạt kết quả

- Chỉ thời gian hoàn thành công việc: Ít kéo dài thời gian hoặc chỉ đòi hỏi 1 thời gian ngắn hơn người ta nghĩ để quá trình được kết thúc hoặc

sự hoạt động đạt kết quả

 Như vậy, trên cơ sở những nét nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định rằng

“ Nhanh” là từ trung tâm,“mau, chóng” là các từ phái sinh Để xác định tiếp xem

là các từ phái sinh tương đồng hay khác biệt thế nào với từ trung tâm, chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa:

- Xem xét từ “mau”:

+ Nghĩa tương đồng với từ “nhanh”:

Trang 6

 Là 1 từ chỉ tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường

 Chỉ cần tương đối ít thời gian để hoạt động đạt được kết quả

+ Nghĩa khu biệt với “nhanh”:

 Chỉ tốc độ hoàn thành hoạt động: có tốc độ nhanh hơn bình thường

để quá trình kết thúc hoặc hoạt động đạt kết quả

 - Chỉ thao tác hoàn thành hoạt động

- Xem xét từ “chóng”:

+ Nghĩa tương đồng với “nhanh”:

 Là 1 từ chỉ tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường

 Chỉ cần tương đối ít thời gian để hoạt động đạt được kết quả

+ Nghĩa khi biệt với “nhanh”:

 Chỉ thời gian hoàn thành công việc: Ít kéo dài thời gian hoặc chỉ đòi hỏi 1 thời gian ngắn hơn người ta nghĩ để quá trình được kết thúc hoặc sự hoạt động đạt kết quả

 Nhận xét 1: Như vậy, phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định xem các từ có đồng nghĩa với nhau hay không; giúp xác định được những nét khu biệt giữa những từ đồng nghĩa từ

đó góp phần vô cùng lớn trong quá trình hiểu và sử dụng từ sao cho chính xác và  phù hợp

 b Quan hệ ngữ nghĩa từ vựng: Trái nghĩa

Trái nghĩa là hiện tượng mà hai hay nhiều từ có ý nghĩa đối lập nhau Trái nghĩa có 4 kiểu, dựa vào các đặc điểm sau:

+ Dựa vào mối quan hệ logic của nội dung ngữ nghĩa, gồm 2 kiêu trái nghĩa: Trái nghĩa loại trừ và trái nghĩa cấp độ/trái nghĩa đối lập theo cấp độ +Dựa trên quan niệm của ngữ nghĩa học cấu trúc còn có thêm: trái nghĩa nghich đảo/trái nghĩa góc nhìn/trái nghĩa quan hệ và trái nghĩa phương vị/trái nghĩa phương hướng

-Trái nghĩa loại trừ: Là quan hệ ngữ nghĩa của 1 cặp đối lập hoàn toàn Tức

là, nếu có X thì nghĩa là không có Y và ngược lại Nói rõ hơn thì trái nghĩa loại

Trang 7

trừ là loại trái nghĩa chỉ cần dựa vào nghĩa trung tâm của từ là ta có thể khẳng định được chúng có quan hệ trái nghĩa như sống – chết, nóng - lạnh, được – mất,…

+ Trái nghĩa cấp độ là quan hệ ngữ nghĩa thể hiện sự đối lập không nhất thiết là đối cực mà có thể là sự khác biệt ở giữa những đối cực Tức là, nếu không là X thì chắc chắn không phải là Y mà có thể là Z Kiểu trái nghĩa này cần có sự hỗ trợ từ phương pháp phân tích thành tố nghĩa vì đây là kiểu trái nghĩa mà các từ không nhất thiết phải đối cực nhau, ở một số nét nghĩa thì đối lập và một số nét nghĩa khác thì không Do đó, việc xác định các nét nghĩa của

từ là vô cùng quan trọng, giúp chúng ta xác định xem hai hay nhiều từ có nét nghĩa trái nhau không

Ví dụ như để xác định “Già, trẻ và trung niên” có trái nghĩa nhau hay không thì chúng ta bắt buộc phải sử dụng phương pháp phân tích thành tố nghĩa,

để có căn cứ để nhận xét Ta có:

- Sự tương liên: Dùng để chỉ độ tuổi và vẻ ngoài của 1 người

- Sự khác biệt:

- Ở giai đoạn tuổi đã

nhiều, có những hiện

tượng sinh lí yếu dần và

trong giai đoạn cuối cùng

của quá trình sống tự

nhiên

- Chỉ những người có vẻ

ngoài nhiều tuổi hơn so

với độ tuổi thật

- Ở giai đoạn tuổi còn ít,

cơ thể đang phát triển mạnh, đang sung sức

- Chỉ những người có vẻ ngoài trông như ít tuổi hơn so với những người cùng độ tuổi hoặc so với những người khác

- Đã quá tuổi trẻ nhưng chưa đến tuổi già

- Chỉ những người có vẻ ngoài không trẻ nhưng cũng không quá già

 Như vậy, ta có thể thấy, “trẻ” trái nghĩa với “già” ở độ tuổi và trạng thái cơ

Trang 8

thể, trạng thái sinh lí Còn “già” với “trung niên” hay “trẻ” với “trung niên” thì không có sự trái nghĩa vì “trung nguyên” nằm ở độ tuổi giữa “già” và “trẻ” Trạng thái cơ thể, trạng thái sinh lí của “trung niên” cũng như vậy

- Trái nghĩa nghịch đảo: Là quan hệ ngữ nghĩa từ vựng của 1 đối lập mà cái này là tiền đề của cái kia Tức là, có X thì mới có Y Ví dụ: Chồng – Vợ (Có 1 người là chồng thì mới có đối lập là 1 người phối ngẫu, được định danh là vợ), mua – bán (Có hoạt động mua thì mới định danh hoạt động bán và ngược lại) Trong 1 số trường hợp, các từ trái nghĩa nghịch đảo cũng có thể được coi là trái nghĩa loại trừ, nhưng không phải tất cả trường hợp đều như vậy Ví dụ: Chủ - tớ (Nếu là chủ thì không phải tớ)

- Trái nghĩa phương vị: Là quan hệ ngữ nghĩa từ vựng của 1 đối lập mà thể hiện mối sự tương quan ở phương hướng và vị trí Trái nghĩa phương vị cũng là trái nghĩa cấp độ Ví dụ: “Trong – ngoài – giữa”, “lên – xuống – đứng yên”,…

 Nhận xét 2: Như vậy, cũng tương tự với “đồng nghĩa”, phương pháp phân tích thành tố nghĩa của từ đóng vai trò vô cùng quan trọng; nó góp phần vô cùng lớn trong việc xác định xem hai từ có phải là hai từ trái nghĩa hay không và trái nghĩa ở nét nghĩa nào…

c Quan hệ ngữ nghĩa từ vựng: Bao nghĩa

Bao nghĩa là hiện tượng mà một từ biểu thị một trường đặc biệt của cái được biểu thị bằng từ kia Hay nói cách khác là một đơn vị là cấp dưới của một đơn vị khác (quan hệ thượng danh-hạ danh) Ví dụ như: Gia cầm là “thượng danh” của “hạ danh” gà thịt, gà trống, gà mái,…Để xác định xem một từ là thượng danh hay hạ danh thì phương pháp phân tích thành tố nghĩa đóng một vai trò rất lớn Cũng như hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, phương pháp phân tích thành tố nghĩa giúp chúng ta xác định được các nét nghĩa để từ đó có thể xác định được dơn vị nào bao nghĩa đơn vị nào, đơn vị nào là cấp dưới của của đơn

vị nào

 Ngoài ra, phương pháp phân tích thành tố nghĩa còn góp phần làm rõ các nét nghĩa của từ đa nghĩa và xác định được mối quan hệ giữa các nét nghĩa của

từ đa nghĩa Ví dụ: từ đa nghĩa “ăn” trong tiếng Việt có ý nghĩa khá phức tạp khi

Trang 9

có đến tận 13 nét nghĩa:

(1) Tự cho vào cơ thể thức nuôi sống: ăn cơm; ăn có nhai, nói có nghĩ;…

(2) Ăn uống nhân dịp gì đó: ăn cỗ, ăn cưới, ăn tết,

(3) Tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động: Tàu lửa ăn than, máy ăn dầu mỡ, (4) Nhận lấy để hưởng: ăn hoa hồng, lời ăn lỗ chịu, làm công ăn lương,…

(5) Phải nhận lấy, chịu lấy: Ăn tát, ăn đạn, ăn đấm,…

(6) Giành về phần mình nhiều hơn, phần thắng: ăn giải, ăn cơm xe,…

(7) Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân: mật ưn phấn, vải ăn

màu,…

(8) Gắn đính chặt vào nhau, khớp với nhau: phanh ăn, hồ dán không ăn,… (9) Hợp với nhau, tạo nên 1 cái gì hài hòa: ăn ảnh,…

(10) Làm tiêu hao, hủy hoại dần dần từng phần: nước ăn chân,

(11) Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó: sông ăn ra biển, rễ ăn sâu xuống lòng đất,…

(12) là 1 phần ở ngoài phụ vào, thuộc về: Mảnh đất kia ăn về xã bên, khoản chi

đó ăn vào ngân sách nhà nước,…

(13) Có thể đổi ngang giá: 1 ăn 10, 100 ăn 1000,…

 Nhận xét 3: Như vậy, phương pháp phân tích thành tố nghĩa có rất nhiều đóng góp trong ngữ nghĩa học, đặc biệt trong việc xác định các quan hệ ngữ  pháp từ vựng

Câu 2: Nghĩa tình thái là một loại nghĩa quan trọng trong nghiên cứu ngữ nghĩa học Tuy nhiên có nhiều cách hiểu về nghĩa tình thái rộng hay hẹp khác nhau Anh/ chị ủng hộ cách hiểu nào? Anh/ chị hãy phân tích ngữ liệu để minh họa cho ý kiến của mình

 Nghĩa của câu là thứ không thể thiếu đối với mỗi câu Mỗi câu đều mang theo ý nghĩa mà người nói hay người nghe muốn biểu hiện Nghãi của câu thường sẽ được mọi người dễ dàng tự hiểu và cảm nhận được trong quá trình giao tiếp, khi nghe hoặc khi đọc theo thói quen, kinh nghiệm Mỗi câu thường có

2 thành phần nghĩa là nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc) và nghĩa tình thái

Trang 10

 Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với

sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đnahs giá,…) hoặc thể hiện tình cảm, thái độc ủa người nói đối với người nghe (kính cẩn, thân mặt, hách dịch,…)

Việc nghiên cứu nghĩa tình thái từ khoảng giữa thế kỉ XX đến nay, các nhà ngôn ngữ học nước ngoài đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt là trong vấn

đề xây dựng lí luận chung Việc xây dựng khái niệm nghĩa tình thái nổi lên nhờ đóng góp của các nhà nghiên cứu như: Vinogradov, O.B.Xỉotina, Lyons, Gak,… Tác giả Vinogradov xem tình thái như một phạm trù ngữ pháp biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế [12, tr 271- 272] O.B Xirotinina lại cho rằng tình thái tính nằm trong vị tính của câu [13, tr 43- 44] Lyons (1977) cho tình thái là “quan điểm hoặc thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu nói biểu thị hoặc cái tình huống mà mệnh đề miêu tả” [8,

tr 425] Gak thì quan niệm rằng tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn đối với thực tế [5, tr 133] Theo Palmer (1984): tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu [10, tr 14] J.Bybee thì hiểu tình thái theo nghĩa rộng, tình thái là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”

 Như vậy, trên thế giới có quan niệm rộng, hẹp khác nhau về nghĩa tình thái Theo quan niệm hẹp, nghĩa tình thái thường được cho là phần nghĩa phản ánh mối quan hệ, thái độ, ý định của người nói đối với nội dung phát ngôn hoặc quan hệ giữa nội dung phát ngôn đối với thực tế Theo quan niệm rộng, tình thái

- nói theo Bybee - là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”

Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, cơ bản thống nhất với quan niệm

về nghĩa tình thái của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là với quan niệm rộng về tình thái Chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái là bộ phận chỉ ý định, thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra, quan hệ của

Ngày đăng: 07/12/2024, 18:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN