1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận hết học phần môn đánh giá trong giáo dục anh chị hãy nêu khái niệm và vai trò của các loại hình đánh giá trong giáo dục

22 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Và Vai Trò Của Các Loại Hình Đánh Giá Trong Giáo Dục
Tác giả Tôn Nguyễn Quỳnh Hoa
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội Trường Đại Học Giáo Dục
Chuyên ngành Đánh Giá Trong Giáo Dục
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 166,29 KB

Nội dung

Đánh giá tổng kết summative assessment Đánh giá tổng kết còn gọi là đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả là loại hình đánh giá do giáo viên thực hiện, có tính tổng hợp nhằm cung cấp thông

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Ngày sinh: 08/ 05/ 2001 Nơi sinh: Hà Nội

Lớp: Tiếng Anh THCS

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Ngày sinh: 08/ 05/ 2001 Nơi sinh: Hà Nội

Lớp: Tiếng Anh THCS

Trang 3

ĐỀ BÀI ĐÁNH GIÁ: ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Câu 1: Anh/Chị hãy nêu khái niệm và vai trò của các loại hình đánh giá trong giáo

dục

Câu 2: Anh/Chị hãy trình bày loại hình đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình, đánh

giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

Câu 3: Anh/Chị hãy nêu thực trạng đổi mới đánh giá trong giáo dục hiện nay và

những đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá tại nơi các anh chị đang công tác

Trang 5

Câu 2: Anh/Chị hãy trình bày loại hình đánh giá tổng kết và đánh giá quá

trình, đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.……… 15

1 Đánh giá tổng kết và đánh giá quá

Câu 3: Anh/Chị hãy nêu thực trạng đổi mới đánh giá trong giáo dục hiện

nay và những đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học thông qua hoạt động

kiểm tra đánh giá tại nơi các anh chị đang công tác.………

Trang 6

2 Đề xuất nâng cao chất lượng dạy học thông qua hoạt động kiểm tra đánh

1 Khái niệm của các loại hình đánh giá trong giáo dục

Trang 7

1.1 Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá thì đánh giá trong giáo dục thường đượcchia thành đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

1.1.1.Đánh giá quá trình (formative assessment)

Đánh giá quá trình (còn gọi là đánh giá thường xuyên, đánh giá hình thành) là một bộphận không thể thiếu của quá trình dạy học; đóng góp cho việc học tập bằng cách đưa

ra những phản hồi kịp thời, chủ yếu bằng nhận xét: chỉ ra cái gì học sinh làm được vàchưa làm được Giáo viên thực hiện đánh giá quá trình ngay trong quá trình dạy học, ởhầu hết các hoạt động học tập hằng ngày (tìm hiểu, lĩnh hội tri thức mới; luyện tập,củng cố và vận dụng kiến thức) nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên

và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập một cách liên tục, có hệthống, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Việc đánh giá trở nên ýnghĩa và phù hợp hơn khi người học cùng tham gia đánh giá chính bản thân mìnhtrong quá trình học tập

1.1.2 Đánh giá tổng kết (summative assessment)

Đánh giá tổng kết (còn gọi là đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả) là loại hình đánh giá

do giáo viên thực hiện, có tính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin, chủ yếu bằng điểm

số về sự đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi kết thúc một giai đoạnhọc tập (một chủ đề, một học kỳ học tập môn học hoặc một chương trình giáo dục).Qua đó, công nhận người học đã hoàn thành hoặc không hoàn thành một giai đoạn họctập và so sánh các học sinh trong cùng nhóm đối tượng nhằm xếp loại người học

1.1.3 Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán

a) Đánh giá sơ khởi (Placement assessment) – kiểm tra chất lượng đầu năm

Đánh giá sơ khởi là loại hình đánh giá được thực hiện trong thời gian ngắn đầu nămhọc

thông qua các hình thức kiểm tra chất lượng như quan sát chính thức và không chínhthức; phỏng vấn cá nhân, thảo luận trong lớp; bài kiểm tra viết hoặc hỏi đáp…Trọngtâm là tìm hiểu đặc điểm tính cách và khả năng học tập của từng cá nhân học sinh

Trang 8

hoặc nhóm học sinh để tổ chức lớp học phù hợp, theo tiếp cận giáo dục phân hóa; địnhhình nhận thức, kỳ vọng của giáo viên về học sinh và phương pháp dạy học đối vớiđối tượng học sinh cụ thể

b) Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic assessment)

Đánh giá chẩn đoán là loại hình đánh giá kiểu thăm dò, phát hiện thực trạng; có tínhđịnh

kỳ hoặc trước khi bắt đầu một đề án, dự án hay chương trình đổi mới; có thể tiến hànhvới cá nhân hoặc nhóm (phạm vi lớp, trường, huyện, tỉnh, quốc gia) nhằm cung cấpcác thông tin về điểm mạnh, điểm yếu của học sinh tại thời điểm đánh giá theo chuẩnhoặc tiêu chí phạm vi lớp học, đánh giá chẩn đoán nhằm xác định những gì học sinh

đã biết, những khó khăn của các em trong học tập, những nhân tố tác động đến kết quảgiáo dục để có những giải pháp kịp thời đối với cả giáo viên và học sinh giúp cảithiện, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học Đánh giá chẩn đoán được sử dụng khi

có vấn đề phát sinh trong quá trình dạy học hoặc trước quá trình dạy học

1.1.4 Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

Xem xét dựa theo chuẩn tương đối của nhóm người cùng được đánh giá hoặc chuẩn

về mức độ đáp ứng chuẩn mực như mong đợi thì đánh giá trong giáo dục được chiathành: đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

a) Đánh giá theo chuẩn (norm-referenced assessment)

Đánh giá theo chuẩn (dựa theo chuẩn – chuẩn tương đối) là loại đánh giá được thiết kế

để đo lường và so sánh thành tích (kết quả kiểm tra) của các đối tượng đánh giá vớinhau, đưa ra những nhận xét về mức độ cao hay thấp trong năng lực của cá nhân sovới những người khác cùng làm bài kiểm tra (nhóm chuẩn) Học sinh có thành tíchcao nhất thông qua đánh giá sẽ nhận được điểm số cao nhất Đây là đánh giá nhằmphân loại học sinh, kết hợp với đường cong “phân bố chuẩn”, trong đó giả định rằngmột số ít sẽ làm bài rất tốt và một số ít sẽ rất kém, số còn lại sẽ nằm ở khoảng giữa,thường được đánh giá là trung bình Đánh giá dựa theo chuẩn có hai đặc trưng:

- Công cụ đánh giá là bộ test đã chuẩn hóa (hoặc có tính chuẩn), có khả năng suyrộng cho tổng thể

Trang 9

- Bộ test càng phân biệt một cách rõ ràng giữa những học sinh với các năng lực khácnhau thì kết quả so sánh càng chính xác Bài kiểm tra đo IQ, EQ, CQ trên nhóm mẫuđại diện vùng, quốc gia là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn Bài thi tốt nghiệpTHPT gồm bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các đáp án ngắn gọn được coi làcông cụ để thực hiện đánh giá theo chuẩn Tuy nhiên, nó khó đánh giá được một sốnăng lực của học sinh như: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Đánh giá theo tiêu chí (criterion-referenced assessment)

Đánh giá theo tiêu chí (dựa theo tiêu chí – chuẩn tuyệt đối) là loại đánh giá đo lườngkiến thức học sinh và xem xét nó trong mối quan hệ với những tiêu chí cụ thể hoặcmục tiêu thực hiện (yêu cầu cần đạt), không trong mối quan hệ với học sinh khác; tất

cả học sinh đều có thể đạt điểm cao nhất nếu như tất cả họ đều đạt được tiêu chí thựchiện Trong đánh giá theo tiêu chí, hoạt động học tập của học sinh gắn với mục tiêuxác định, ở đó làm rõ những gì học sinh cần nhận biết, thông hiểu và có thể làm Căn

cứ mục tiêu giáo dục, các tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa thành thang đánh giá, chỉbáo, chỉ số hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm được Đây là cơ sở đểđánh giá sự tiến bộ trong quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh

1.1.5 Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức

a) Đánh giá chính thức (formal assessment)

Đánh giá chính thức là loại hình đánh giá rất gần với đánh giá tổng kết, dựa trên cácbài

kiểm tra chuẩn hóa trên giấy hoặc trên máy tính, được chấm điểm nhằm đưa ra kết quả

để phân loại người học Các bài kiểm tra này được thử nghiệm ở học sinh trước đó;chúng có phương pháp cho điểm cũng như cách quy đổi điểm để giáo viên đánh giákết quả học tập của học sinh, cho phép giáo viên biết được học sinh đang ở vị trí nào

so với những học sinh khác Công cụ đánh giá này giúp khuyến khích, gây áp lực đểhọc sinh đạt điểm cao hơn nhằm đạt thành tích khen thưởng, từ đó giúp học sinh cóthêm động lực học tập trong tương lai Đánh giá chính thức thành tích của học sinhdựa trên nền tảng điểm số trong những bài kiểm tra đã được chuẩn hóa, còn đánh giá

Trang 10

không chính thức được coi là định tính và không có công cụ được chuẩn hóa để đánhgiá

b) Đánh giá không chính thức (informal assessment)

Đánh giá không chính thức là loại đánh giá rất gần với đánh giá quá trình, được thựchiện một cách tự nhiên nhằm xem xét, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ học tậphằng ngày của học sinh; chú trọng đến nhận xét định tính theo tiêu chí hơn là địnhlượng về sự tiến bộ của người học Mục đích của đánh giá không chính thức là điềuchỉnh nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động học tập chứ không chú trọng vàoviệc xếp hạng học lực của người học Đánh giá không chính thức được thực hiệnthông qua quan sát, bảng kiểm, phiếu học tập, hồ sơ học tập, hỏi đáp; khuyến khíchhọc sinh suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

1.1.6 Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan

a) Đánh giá khách quan (objective assessment)

Đánh giá khách quan là đánh giá dựa vào các công cụ đánh giá được thiết kế đạt tínhchuẩn (được thiết kế theo một quy trình được chuẩn hóa, khách quan hóa) hoặc công

cụ được chuẩn bị trước (bài kiểm tra) để đưa ra những kết luận về năng lực của họcsinh Trong đánh giá kết quả học tập, đánh giá khách quan là hình thức phổ biến nhất.Mỗi câu hỏi trong đề kiểm tra, đề thi chỉ có một đáp án đúng duy nhất, để lượng giámức độ đạt kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học so với mục tiêu giáo dục đề ra.Câu hỏi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy là một trong những công cụ phổ biến đểthực hiện đánh giá khách quan

b) Đánh giá chủ quan (subjective assessment)

Đánh giá chủ quan là đánh giá dựa theo ý kiến riêng của chủ thể đánh giá Câu hỏicủa loại hình đánh giá này thường có hơn một câu trả lời đúng hoặc có hơn một cách

để trình bày đáp án đúng Các dạng hoạt động đánh giá chủ quan bao gồm trả lời câuhỏi mở; làm bài tập lớn, dự án và viết tiểu luận, bài luận Việc phân biệt giữa đánh giáchủ quan và đánh giá khách quan không dễ dàng, bởi vì trong thực tế, không có đánh

Trang 11

giá “hoàn toàn khách quan”; tất cả các đánh giá trong giáo dục dù được xây dựng theocách nào đều có yếu tố chủ quan

1.1.7 Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, và đánh giá diện rộng

Căn cứ vào phạm vi đối tượng đánh giá (học sinh), có thể phân chia hệ thống đánh giátrong giáo dục phổ thông thành 03 loại là: đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhàtrường và đánh giá trên diện rộng

a) Đánh giá trên lớp học (classroom assessment)

Đánh giá trên lớp học là loại hình đánh giá trong phạm vi lớp học (đánh giá thườngxuyên), do mỗi giáo viên thực hiện trong mỗi bài học, có thể kết hợp với đánh giá củacha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác nhằmtrả lời các câu hỏi:

- Từng học sinh đã học tập như thế nào?

- Học sinh đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học hay chưa? - Lớp

có hài lòng về bài dạy của giáo viên hay không?

Từ đó, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh phương pháp học đểnâng

cao kết quả học tập Đánh giá trên lớp học cần những công cụ đơn giản, thiết thực, đadạng gắn với quá trình học tập và sự tiến bộ học tập của học sinh; đây không phải làcác công cụ trắc nghiệm được chuẩn hóa và khảo sát quy mô lớn

b) Đánh giá dựa vào nhà trường (school-based assessment)

Đánh giá dựa vào nhà trường là loại hình đánh giá trong phạm vi một trường học, doban

giám hiệu chủ trì và các tổ nhóm chuyên môn tiến hành đối với tất cả học sinh trongnhà trường Loại hình này không chỉ quan tâm đến kết quả bài kiểm tra định kì nănglực học tập môn học, mà còn quan tâm đến sự phát triển phẩm chất học sinh Kết quảđánh giá dựa vào nhà trường phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học (so sánhchất lượng dạy học giữa các lớp, đánh giá giáo viên); đánh giá, phát triển chương trình

Trang 12

nhà trường (khung phân phối thời gian, phương pháp dạy học/đánh giá, học liệu, thiếtbị…) và bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục nói chung

c) Đánh giá trên diện rộng (broad assessment)

Đánh giá trên diện rộng là loại hình đánh giá do các nhà quản lý giáo dục cấp quốc giahoặc địa phương chủ trì và tiến hành thống nhất với số lượng rất lớn học sinh ở cáccấp huyện, tỉnh, quốc gia, quốc tế Mục đích chính của đánh giá trên diện rộng là cungcấp những thông tin đáng tin cậy phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, xâydựng chính sách giáo dục quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Công cụ chủyếu dùng cho đánh giá trên diện rộng là đề kiểm tra, phiếu hỏi được các chuyên giađánh giá chuẩn bị công phu theo các chuẩn mực xác định; có thể bổ sung thêm cảcông cụ quan sát khi đánh giá năng lực thực hiện của một nhóm đối tượng nào đó Đốitượng khảo sát trong loại hình đánh giá này gồm học sinh và các bên liên quan (hiệutrưởng, giáo viên, cha mẹ học sinh )

1.1.8 Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm

Việc đánh giá có thể được thực hiện riêng biệt cho một học sinh (đánh giá cá nhân)hoặc cho một nhóm học sinh (đánh giá tiến hành theo nhóm)

a) Đánh giá cá nhân (individual assessment)

Thông tin kiểm tra, đánh giá trên cá nhân được thu thập từ các điều kiện chính thứchoặc từ quan sát của giáo viên khi giao tiếp với cá nhân học sinh Ví dụ, các thangđánh giá chuẩn hóa như thang đánh giá trí thông minh dành cho trẻ em của Wechsler(WISC IV) đòi hỏi phải đánh giá cá nhân Đặc điểm và cũng là lợi thế của đánh giá cánhân là một người đánh giá một người; như vậy có nhiều cơ hội để người đánh giáquan sát hoặc phỏng vấn sâu học sinh Ví dụ, người đánh giá có thể quan sát đượcmức độ tập trung chú ý của học sinh; khả năng lắng nghe, diễn đạt; mức độ mất bìnhtĩnh; kĩ năng giải quyết vấn đề Người đánh giá có thể lắng nghe các câu trả lời củahọc sinh để hỏi thêm, làm rõ vấn đề và hiểu quá trình tư duy của người học Tuynhiên, loại hình đánh giá cá nhân đòi hỏi người đánh giá hiểu rõ các công cụ và có

Trang 13

kinh nghiệm sử dụng các công cụ này Ví dụ, thang WISC-IV chỉ có thể do nhữngngười được đào tạo có chứng chỉ/giấy phép mới thực hiện được.

b) Đánh giá nhóm (collective assessment)

Đánh giá nhóm (hay đánh giá theo nhóm) là loại hình đánh giá mà giáo viên thu thậpthông tin của một nhóm học sinh hay một lớp học thông qua bài kiểm tra viết hoặctrên máy tính; nhiều học sinh làm một công việc cùng một lúc Đánh giá nhóm thiếu

sự giao tiếp, thấu hiểu từng học sinh Nếu nội dung đánh giá liên quan đến tập đọc,phát âm, cảm thụ hay cần phải thuyết trình, hỏi đáp hoặc thực hành với thiết bị, dụng

cụ thì loại hình đánh giá nhóm không phù hợp Các đánh giá nhóm có thể là khôngchính thức hoặc chính thức Đánh giá nhóm không chính thức diễn ra thường xuyêntrong lớp học, trước tiên là thông qua quan sát của giáo viên Ví dụ, khi giáo viênquan sát và nhận thấy lớp bắt đầu mất tập trung, làm việc riêng, nói leo, nói các vấn

đề không liên quan hoặc trầm lặng, không trả lời được bất kì câu hỏi nào của giáoviên…thì đây chính là giáo viên đang đánh giá nhóm Lúc này, giáo viên cần kịp thờiđiều chỉnh kế hoạch, phương pháp dạy học Các kỳ thi như SAT, ACT, IELTS,TOEFL là đánh giá viết chuẩn hóa, chính thức và tiến hành theo nhóm Hầu hết cácbài kiểm tra trên lớp học do giáo viên tự biên soạn là đánh giá chính thức, tiến hànhtheo nhóm nhưng không chuẩn hóa

1.1.9 Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

a) Tự suy ngẫm (self-reflection)

Suy ngẫm là sự suy nghĩ sâu, ngẫm nghĩ về điều gì đó, tự nhìn lại quá trình đã diễn

ra Tự suy ngẫm là việc người học xem xét, tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến mụctiêu, phương pháp học tập và sự tiến bộ của bản thân Hoạt động dạy học và kiểm tra,đánh giá cần tạo những tình huống buộc người học trải nghiệm, suy ngẫm để rút ranhững bài học từ sự thành công hay thất bại của bản thân và người khác; định hướngviệc điều chỉnh phương pháp học, nâng cao hiệu quả học tập

b) Tự đánh giá (self-assessment)

Ngày đăng: 11/03/2024, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w