1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối học phần hành trình đánh mất diện mạo cái tôi trong cửa tiệm mua trái tim ký ức và giấc mơ

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành trình đánh mất diện mạo “cái tôi” trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu luận cuối học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 100,2 KB

Nội dung

Hiền Trang từng chiasẻ: “Tôi không biết khóc cho thời cuộc, càng không biết cảm nhận nỗi đau của số phậncon người thuộc một thời đại xa lắc xa lơ nào đó, tôi chỉ vật lộn trong mang đời c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN

HÀNH TRÌNH ĐÁNH MẤT DIỆN MẠO “CÁI TÔI”

TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ GIẤC MƠ

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh

Mã số sinh viên: 47.01.606.033

Email: 4701606033@ student.hcmue.edu.vn

Mã học phần: LITR1538

Tên học phần: Hiện đại hóa và quá trình đổi mới của văn học

quốc ngữ Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thùy Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN

HÀNH TRÌNH ĐÁNH MẤT DIỆN MẠO “CÁI TÔI”

TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ GIẤC MƠ

Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh

Mã số sinh viên: 47.01.606.033

Email: 4701606033@ tudent.hcmue.edu.vn

Mã học phần: LITR1538

Tên học phần: Hiện đại hóa và quá trình đổi mới của văn học

quốc ngữ Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thùy Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1

1.1 Vài nét về nhà văn trẻ Hiền Trang và tập truyện ngắn Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa 1

1.2 Về vấn đề “cái tôi” 1

CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC SẮC VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ GIẤC MƠ 2

2.1 Sự thể hiện một hiện thực công nghiệp hóa đầy u buồn và tẻ nhạt 2

2.2 Sự thể hiện con người đánh mất “cái tôi” cá nhân 3

2.3 Thông điệp gửi gắm thông qua truyện ngắn 5

CHƯƠNG 3: NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ GIẤC MƠ 5

3.1 Ngôn ngữ giản dị, gần gũi 5

3.2 Tình huống tâm lý phức tạp 6

3.3 Không gian, thời gian u tối, bề bộn 7

PHỤ LỤC TÓM TẮT TÁC PHẨM 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 Vài nét về nhà văn trẻ Hiền Trang và tập truyện ngắn Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa

Hiền Trang - một nhà văn trẻ với lối viết nhạy bén, đậm chất hư ảo đã trình làng văn chương hiện đại từ năm 2000 đến nay với những truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn nổi trội

và nhiều bài phê bình, phỏng vấn, đánh giá đối với điện ảnh, sách và âm nhạc Chị từng là một trong năm tác giả chung khảo của cuộc thi Giải thưởng Văn học Đoàn Thị Điểm 2015,

có tác phẩm đạt giải ba Văn học tuổi 20 lần 8, đạt giải tư Văn học tuổi 20 lần thứ 7 Hiện Tại, Hiền Trang đang là một trong những đại diện gương mặt nhà văn trẻ tham gia vào chương trình viết văn quốc tế thường niên International Writing Program tại Đại học Iowa,

Mỹ Từ năm 2015 đến nay, chị đã cho xuất bản được rất nhiều những ấn phẩm: Bức tranh

cô gái khỏa thân và cây vĩ cầm đỏ (2015), Tuổi trẻ lạc lối và những cuốn sách của tôi

(2016), Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa (2018), Dưới mái hiên đêm - những khách

lạ (2020), Chopin biến mất (2022) Những tác phẩm của chị “trưng bày” cách viết thể

nghiệm mới lạ, cùng những suy nghĩ “rất Tây phương” về văn học và cuộc đời con người Việt Nam nói chung và giới trẻ hiện đại nói riêng Văn chương Hiền Trang nhỏ nhẹ, trong sáng, thuần khiết nhưng không kém phần quyết liệt, tự vấn

Trong đó, Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa là tác phẩm được biết đến nhiều nhất ở Hiền Trang Tập truyện này bao gồm 10 truyện ngắn: Sự thật về chiếc tai bị cắt của

Vincent Van Gogh, Ai đã giết cô gái trong rạp chiếu bóng?, Những người thích trườn, Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, Chuyến xe đi tới Địa phủ, Giấc mộng đêm hè, Cô gái mất tích trên sân thượng, Strawberry fields forever (Cánh đồng dâu tây mãi mãi), Romeo

và hai nàng Juliet, Tấu khúc tháng Sáu, … Những mảng màu văn chương, nghệ thuật thế

giới như Van Gogh, Dante, Kawabata Yasunari hay Dostoevsky, Tchaikovsky, … được đan cài ngẫu hứng trong vô vàn “giấc mộng” nhỏ trong tác phẩm đem đến cho văn học trẻ rất nhiều những kiến giả mới mẻ về văn học và góc khuất cuộc đời Hiền Trang từng chia

sẻ: “Tôi không biết khóc cho thời cuộc, càng không biết cảm nhận nỗi đau của số phận

con người thuộc một thời đại xa lắc xa lơ nào đó, tôi chỉ vật lộn trong mang đời chật hẹp của riêng tôi” (Văn Thành Lê, 2020), mà có lẽ, vì thế ta thấy được chủ đề trong Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa của chị hết sức gần gũi: đó là hình ảnh những người trẻ

cô đơn, lạc lõng nơi Thành phố rộng lớn, tấp nập, họ lãng quên, thậm chí là thờ ơ với con người và với chính mình Họ đánh mất cảm xúc, ký ức quý giá của bản thân, mà theo như

Hiền Trang thì: “Ký ức càng đẹp lại càng buồn ( ) Và viết là để chắp ghép những mảnh

vụn vặt của cuộc đời Để chúng không bị rơi vãi, không bị mai một” (Văn Thành Lê,

2020)

1.2 Về vấn đề “cái tôi”

Theo phạm trù triết học, “cái tôi” hay “bản ngã” tức là ý thức cá nhân hay đơn giản là tôi, bao hàm bên trong là những đặc tính để phân biệt với những cái tôi cá nhân khác Cái tôi như là một phần tính cách con người được hình thành theo sự biến đổi của thời gian, thể hiện sự khác biệt của một cá nhân đối với những cá thể khác xung quanh họ Đồng thời, nó cũng thể hiện sự tự nhận thức, tự thừa nhận của một cá nhân đối với những giá trị, tư cách, phẩm chất của họ, vận hành cùng với dòng chảy vô thường của vũ trụ, vạn vật Theo

Freud, “cái Ego bị chi phối bởi nguyên lý “thích ứng với thực tại” và “Ego biết được thế

giới xung quanh, nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng phạm pháp của cái Id

để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội” (Sigmund Freud, 2019, 7) Bản ngã vốn dĩ

như một kẻ giật dây tưởng tượng đứng sau suy nghĩ và hành động của một người Sự tồn

Trang 5

tại của nó là cần thiết cho sự sinh tồn, bởi một người không thể sống mà không có nhận

thức Điều đáng nói, cơ chế bản ngã sử dụng để bảo vệ chính nó là “chối bỏ những dữ kiện

đau thương và phóng chiếu chúng lên thế giới và những người khác” (David R Hawkins

MD, Ph D, 2021, 22), đồng thời hình thành nên những vai diễn khác nhau để con người sử dụng khi đối diện với thực tế cuộc sống Sống với cái tôi của bản thân, cũng có nghĩa là đang sống với chính mình

Vấn đề về cái tôi cá nhân, từ lâu đã luôn hiện hữu trong đời sống và trong văn học Ta

từng thấy một Niki Jumpei bị lưu đày, mất đi lẽ sống cuộc đời trong Người đàn bà trong

cồn cát của Kobo Abe, “người tầng hầm” với những chính đề về ý chí tự do trong Bút ký từ tầng hầm của Dostoevsky, hành trình của K tìm kiếm giá trị chính mình trong Lâu đài, sự

tách biệt của G.Samsa đối với những người thân trong Hóa thân của Franz Kafka, hay

những nhân vật cô đơn, lạc loài trong những tiểu thuyết của Haruki Murakami, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Sương Nguyệt Minh,… và gần đây nhất, ta thấy được ở những nhà văn Việt Nam trẻ: Hoàng Công Danh, Mai Thảo Yên, Đinh Phương, … Hoài nghi năng lực của bản thân, sống không có mục đích và luôn tìm cách né tránh hiện tại, tránh tiếp xúc với những mối quan hệ xung quanh là những biểu hiện ở một số người trẻ khi bước vào độ tuổi 20 Họ bi quan, chênh vênh, lạc lõng, không được tự do thực hiện những khát khao, mong muốn thật sự của bản thân, đôi khi vô tình trở thành bản sao của một người nào khác Họ luôn tranh đấu giữa bờ vực của hình ảnh bản thân (self - imagine) và bản thân lý tưởng (ideal - self) bởi những trải nghiệm thực tế đến từ đời sống, không hòa hợp được chúng, từ đó mà không còn là chính mình Cô đơn, tuyệt vọng, đau khổ trước những sự thay đổi quá nhanh chóng của thế giới, tự ép mình vào những chiếc khuôn không phù hợp là điều ta thường thấy ở con người trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay Và

Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ của Hiền Trang đã cho thấy được thực trạng đó

hết sức rõ ràng

CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC SẮC VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ GIẤC MƠ

2.1 Sự thể hiện một hiện thực công nghiệp hóa đầy u buồn và tẻ nhạt

Trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, Hiền Trang đã thành công vẽ nên một

thế giới tưởng tượng, mà ở nơi đó, khi sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa “thống trị” toàn

bộ, thậm chí, đến cả những ước mơ, ký ức hay trái tim con người cũng có thể rao bán hàng

ngày như một món đồ dùng “Phần còn lại của Thành phố đều có màu xám ghi, màu ghi

của bê tông, màu ghi của cốt thép, màu ghi của những tòa nhà chọc trời, màu ghi của đường cao tốc, màu ghi của xe điện, màu ghi của bầu trời, màu ghi của những gương mặt người, màu ghi của bụi” (Hiền Trang, 2018, 82) Tất cả mọi thứ không có màu sắc, chỉ

được định hình bằng một “màu xám ghi” u ám, buồn bã và tẻ nhạt, lặp đi lặp lại một cách

chán ngắt Một tông màu buồn đến bàng bạc ám ảnh lên cuộc sống, nơi có sự hiện diện,

phát triển vượt bậc của “những tòa nhà chọc trời”, “của bê tông”, “của cốt thép” hay

“của đường cao tốc”, “của xe điện”, nhưng tiềm tàng nhiều hiểm nguy, ô nhiễm với “màu ghi của bụi” Màu sắc của không gian ngoại cảnh thường có mối tương quan đối với những

trạng thái cảm xúc bên trong con người, mà vì thế “màu xám ghi” của Thành phố tạo nên

cảm giác u buồn, trầm mặc cho nơi đây, ẩn dụ cho những thực trạng tiêu cực và sự sợ hãi,

lo âu của người dân sống trong lòng Thành phố - họ đã trở thành những cỗ máy trống rỗng:

“Anh lấy một chiếc tuốc - nơ - vít, khoan vào những cái lỗ trên cơ thể, rồi mở lồng ngực

2

Trang 6

mình” (Hiền Trang, 2018, 80) Thành phố trong trang văn của Hiền Trang có thể sẽ là

Thành phố của con người chúng ta trong những ngày tháng sắp tới

Thành phố hiện lên như một gã say mèm, đầy hoảng loạn, với những cuộc khủng hoảng kinh tế, bạo động triền miên như những cuộc cách mạng công nghiệp từng xảy đến

trước đây, khiến cho đồng tiền không còn giá trị tồn tại: “Cuộc công nghiệp lần thứ n đã

cho phép người ta biến những thứ trừu tượng trở thành của cải và vật chất” (Hiền Trang,

83) Hiền Trang dịch chuyển thời gian đến một tương lai rất xa với n lần không xác định

rõ, để báo động cho con người chúng ta ở hiện tại về một tương lai đen tối - khi giấc mơ và

tâm hồn con người trở thành “một dạng buôn phế liệu” (Hiền Trang, 2018, 82) Giấc mơ,

ký ức và tình cảm của con người, vốn là những thứ trân quý vô cùng, một ngày nào đó,

“có thể nó sẽ thành một vỏ hộp cá ngừ, có thể nó sẽ thành một bộ phận trong ổ cứng, có khi nó sẽ thành cúc áo, mà cũng có thể nó thành một cái lưới chẹn trên khung cửa chống chuột” (Hiền Trang, 2018, 87), không còn được xem trọng Từ đó, cuộc sống con người

chìm trong những chuỗi ngày vô vọng vì mất đi bản sắc cá nhân Cuộc sống ảm đạm, chật

chội và bí bách, nhất là bên trong những căn phòng đỏ au “như trong một chiếc lò vi sóng” (Hiền Trang, 2018, 86), bên trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ Mọi người đến chợ Xám, vào cửa tiệm ấy để “bán những thứ bên trong, ba mặt hàng chính là trái tim,

giấc mơ và ký ức Sau đó, chúng được các chủ cửa hàng bán lại cho nhà máy để sản xuất công nghiệp” (Hiền Trang, 2018, 82), đổi lại những trái tim xám ngoét chỉ với một hoặc

vài triệu đồng Chỉ bằng vài cú click chuột và một cái gật đầu, người đến bán sẽ mất tất cả Lắng đọng lại nơi Thành phố chỉ còn những cảm xúc tiêu cực của con người, với đời

sống vô định, quẩn quanh, nói như Hiền Trang thì “những căn nhà rưng rưng khóc” và

“buồn đến mức trò chuyện với một cái cây” Cuộc sống vẫn tấp nập, ồn ào, con người vẫn

hằng ngày thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng đã mất đi năng lực bộc lộ cảm xúc với mọi điều xảy ra Cuộc sống con người có thể giàu có bằng cách bán đi những thứ có giá trị,

nhưng lại nghèo nàn về mặt tinh thần “Nhất thiết phải thêm “những giấc mơ hoang

đường” Đó là cuộc hôn phối đẹp giữa kiến thức và tưởng tượng” (Văn Thành Lê, 2020).

Và “cuộc hôn phối đẹp giữa kiến thức và tưởng tượng” trong tác phẩm của Hiền Trang,

giấc mơ hoang đường của chị về một thành phố trở thành “nô lệ” của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tiêu dùng - viễn cảnh đáng sợ về tương lai của nhân loại, phải chăng cũng là một

không gian dystopia (phản địa đàng) như Người máy có mơ về cừu điện không? (Philip K

Dick), nhưng phản địa đàng theo cái u ám thuần Việt?

Cuộc sống trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ được Hiền Trang là một thế

giới hư ảo, không có thật nhưng lại vô cùng đáng sợ vì ánh xạ những đường cong ánh sáng cho hiện tại Một thành phố huyên náo, đông đúc nhưng ẩn sâu bên trong lại là những nỗi đau, nỗi cô độc và trống rỗng đến xám xịt Một hiện thực cuộc sống tàn khốc và buồn rầu

2.2 Sự thể hiện con người đánh mất “cái tôi” cá nhân

Cuộc sống chán chường, con người cũng mệt mỏi, không có mục đích sống cụ thể

cho riêng mình Điển hình như chàng trai đến Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ để

bán giấc mơ của cậu, và đối với cậu thì việc sống ở hiện tại là một việc vô cùng khó khăn

Cậu không biết mình thích thứ gì: “Mình chỉ chọn đại một thứ để thích thôi Kiểu như cậu

chẳng thật sự thích gì cả nhưng cậu vẫn phải đưa ra một quyết định nào đấy để gắn một thứ với cuộc đời cậu Làm ra vẻ như cậu đang sống với một mục đích chứ không chỉ là lang bạt rong chơi” (Hiền Trang, 2018, 88) Cậu làm tất cả mọi thứ hàng ngày lặp đi lặp

lại một cách nhạt nhòa, không có đích đến, mất định hướng hoàn toàn về cuộc đời Cậu

thực hiện mọi thứ, nhưng lại không thể xác định được đâu là thứ “thật sự thích” như việc

Trang 7

phóng rất nhiều mũi tên nhưng không bao giờ trúng được “hồng tâm”, không biết con người thật sự của mình là ai, cũng không thấu hiểu được nó, nói chính xác là không được làm chính mình Phải chăng, cậu không thể hòa nhập được với cộng đồng xung quanh nên

luôn cảm thấy dằn vặt: “Có ai muốn được sinh ra đâu? Nhưng vẫn phải chào đời và vẫn

phải sống” (Hiền Trang, 2018, 89), không còn niềm tin vào sự tồn tại của bản thân Con

người trong truyện ngắn của Hiền Trang hiện lên là hình ảnh của những con người cô đơn đến cùng cực, buồn bã dù không cần đến lý do ngoài thực tại mà chúng ta đang sống, đơn

giản chỉ muốn tách mình ra khỏi cộng đồng: “Trước đây, mình muốn sống trên một chiếc

xe tải [ ] chỉ cần một chiếc bán tải là được, bên trong mình sẽ có một phòng ngủ, một buồng vệ sinh, một kệ sách, …” (Hiền Trang 2018, 88)

Giấc mơ đối với những người trẻ trở thành một thứ gánh nặng, “một tảng đá trong

người” (Hiền Trang, 2018, 91) khiến họ mệt mỏi, và việc bán nó đi như “tống khứ được một thứ độc hại ra khỏi cơ thể” (Hiền Trang, 2018, 91) Cũng như bao nhiêu người trẻ

khác, cậu thường xuyên đối diện với những cỗ máy trích xuất: “trên màn hình hiện lên ba

ô, trái tim, ký ức và giấc mơ, với ba ký hiệu lần lượt là hình quả tim, hình bông hoa và hình quả táo” (Hiền Trang, 2018, 87), đến với những cửa tiệm để bán đi giấc mơ, ký ức và

trái tim mình Hiền Trang ẩn dụ giấc mơ với quả táo vì “giấc mơ cũng ngọt như quả táo

chăng?” (Hiền Trang, 2018, 87) hay là bởi vì, giấc mơ cũng đem lại những mộng tưởng kì

diệu như những quả táo đỏ thường thấy trong truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại Còn ký ức, có lẽ ẩn dụ nó với bông hoa là vì chúng ta thường tặng hoa cho nhau vào những

sự kiện, giai đoạn ấn tượng trong cuộc đời, với những khoảnh khắc buồn vui trong cuộc sống Màu sắc, mùi hương của hoa có thể khơi gợi nên những cảm xúc, cũng như quá khứ một cách mạnh mẽ Ý nghĩa tượng trưng của hoa có sự liên quan đến dòng chảy thời gian đều đặn và chu trình sự sống thông qua hình dạng của những cánh hoa Bên cạnh đó, những ký ức tươi đẹp giống như những bông hoa, có thể đem lại niềm vui, sự an ủi về mặt tinh thần sâu sắc cho con người Thế nhưng, cậu bán đi tất cả với một trạng thái dửng

dưng, vô cảm vì cậu đã nghĩ rằng: “Một khi đã thành hiện thực, nó không còn là giấc mơ

của cậu nữa Nó không còn là con nhộng nằm trong kén mà đã trở thành con bươm bướm xinh đẹp nhưng sẽ vút bay khỏi cậu thật xa Cậu không biết từ đây về sau, cậu sẽ dựa vào

gì để sống, giấc mơ cạn sạch như một bình xăng hết dầu” (Hiền Trang, 2018, 93) Người

trẻ, họ xây dựng cho mình rất nhiều giấc mộng đẹp, nhưng cũng chính họ dập tắt nó Ở đời, mỗi con người chúng ta không ai là không theo đuổi cho mình một giấc mơ, có giấc mơ bé

nhỏ, cũng có những giấc mơ viển vông, vĩ đại: “Một giấc mơ có khi là đỉnh cao của một

cuộc đời” (Hiền Trang, 2018, 94) Và liệu, chúng ta có khi nào tự hỏi chính mình: khi đạt

được giấc mơ rồi, chúng ta sẽ là ai hay không? Khi giấc mơ chết rồi, đồng thời đó cũng chính là cái chết đi của một con người chăng? Điểm thú vị trong cách thể hiện về con

người của Hiền Trang thông qua Cửa tiệm mua trái kim, ký ức và giấc mơ là thế: những

con người trong Thành phố - nơi cậu sinh sống cũng đang trống rỗng, nhu nhược, ủy mị vì đánh mất đi giấc mơ - sinh mệnh quý báu, vì thế mà mất đi diện mạo “cái tôi” chân thật nhất Đó là những sự tinh tế, khoáy sâu vào góc khuất thầm kín trong tâm hồn con người, khai thác ở những khía cạnh dù nhỏ, nhưng sức ảnh hưởng lại rất lớn Bên cạnh đó, cũng

có những người trẻ tuổi như cô gái nhân viên ở cửa tiệm, sợ hãi việc buôn bán những món hàng giá trị, và cho rằng việc ấy thật buồn, kể cả người giao hàng, ông cũng là một người tỉnh táo, khi nhận ra tiền bạc không làm cho con người cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn

Có lẽ sinh ra và lớn lên ở thành phố, Hiền Trang càng cảm nhận rõ được nhân dạng

của những “cái tôi” bị mờ dần tại nơi đây Con người trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức

4

Trang 8

và giấc mơ là những con người thành thị, sống nơi phồn hoa đô thị nhưng lại hết sức cô

đơn - “thứ cô đơn mặc định là xa xỉ, phù phiếm, viển vông ấy luồn vào vết nứt của hiện tại,

gặm nhấm cuộc đời người trẻ” (Phan Thiên Di, 2022) Họ rất quen thuộc, họ có thể là

chính chúng ta ở một thời điểm nào đó, khi không còn tuổi trẻ, không còn ước mơ, không còn tình yêu, không còn gì để khao khát và mong chờ

2.3 Thông điệp gửi gắm thông qua truyện ngắn

Đằng sau lớp ngôn từ là những trăn trở hết sức chân thật của Hiền Trang về sự tuyệt vọng, bế tắc của những người trẻ tuổi sống đô thị Ở đô thị, con người có thể dễ dàng trở nên giàu có bởi tiền tài, vật chất và sự nhanh chóng của công nghệ tiên tiến, nhưng lại không thể cảm thấy hạnh phúc Sau khi bán sạch trái tim (cấp độ thứ ba), ký ức (cấp độ thứ hai), giấc mơ (cấp độ cao nhất), họ sẽ không còn quá khứ, hiện tại sẽ trống rỗng, và tương lai cũng vô định, không rõ ràng Không có trái tim thì không có cảm xúc Không có tâm hồn, thì mất đi năng lực nhạy bén với vạn vật xung quanh Không có giấc mơ, thì ta mất đi giá trị sống và sự tồn tại của bản thân trở nên vô nghĩa hẳn Ba thứ ấy là ba mảnh ghép quan trọng của cuộc đời con người, nhưng lại không thể không bán chúng đi vì thực tại cuộc sống khó khăn, đồng tiền trở thành một thế lực vạn năng xoay chuyển cả xã hội:

“Chính vì là tài sản duy nhất nên mới phải bán Không thì sống thế nào được?” Cuộc

sống đã chật vật, khó khăn thì sao dám nghĩ đến việc chạm đến giấc mơ như vì sao xa tít tắp ngoài chân trời? Vậy nên, để sinh tồn, để “vừa vặn” với cuộc sống phi lý, con người chúng ta đôi lúc phải tự mình từ bỏ những giấc mơ - nhất là những người trẻ tuổi, khi họ ở

tuổi 18, 20 Thông qua truyện ngắn Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, Hiền Trang

gửi gắm thông điệp đến người đọc, đặc biệt là người trẻ chúng ta về vấn đề thức tỉnh khỏi những cơn mộng mị chán chường, nhanh chân đi tìm lại “cái tôi” của bản thân, để cuộc sống trở nên ý nghĩa và có giá trị hơn Học cách lắng nghe trái tim, tìm lại “cái tôi” đã mất

để đối diện với con người thật của chính mình là một điều vô cùng cần thiết

“- Nếu dưới 20, đừng bán giấc mơ Đừng bán cái gì cả khi cậu dưới 20 tuổi”

(Hiền Trang, 2018, 85) Văn học trẻ Việt Nam ở thế kỷ XX gần gũi nhiều hơn với độc giả, cũng như là khai thác cuộc sống ở nhiều khía cạnh vô cùng mới mẻ, đem lại cho văn đàn những bước dịch chuyển mới Văn học của thời đại mới đã là những sự hòa quyện giữa các hình thức nghệ

thuật và liên văn bản Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ của Hiền Trang là một ví dụ như thế, với góc nhìn về thời đại vô cùng độc đáo: “Muốn làm tri kỷ của thằng hề, lại trở

thành bạn đường của vua Lear” Độc giả cũng nên tìm đọc tác phẩm để có thể tự nhìn thấu

và tìm ra lời giải đáp cho hướng đi của bản thân trước thời đại vật chất đang ngày càng

tăng tốc “Thế hệ tôi, phút chốc vui, phút chốc buồn/ Cười một mình, khóc cũng một mình/

Thừa nhiệt tình, thiếu niềm tin, giàu hy vọng nhưng nghèo hoài bão/ Mơ ngày dài, bỏ đêm sâu, hát lời xa miền tù túng” (Nghèo, Lê Cát Trọng Lý) Ở truyện ngắn này của Hiền

Trang, ta không chỉ thấy được văn chương, ta còn thấy âm nhạc và điện ảnh bảng lảng qua từng con chữ, từng hình ảnh thể hiện, … trên cùng một cung đường

Trang 9

CHƯƠNG 3: NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CUỘC

SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG CỬA TIỆM MUA TRÁI TIM, KÝ ỨC VÀ

GIẤC MƠ

3.1 Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

Truyện ngắn của Hiền Trang được viết nên bởi ngôn ngữ vô cùng dễ hiểu, bình dị,

thân thuộc mà gần gũi, và Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ cũng là một minh chứng như thế, thể hiện phong cách riêng biệt của Hiền Trang trên văn đàn: “Ngôn ngữ là

công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học [ ] ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” (Lê Bá Hán,

1999, 85) Ở tác phẩm Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, nhà văn trẻ đã phối hợp

nhuần nhuyễn giữa các hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, thể hiện sâu sắc tâm trạng của

nhân vật thông qua những sắc thái đầy tình cảm yêu thương: “Còn nhớ mình chứ?” (Hiền Trang, 2018, 83), hay “Cậu đùa chẳng buồn cười gì hết” (Hiền Trang, 28, 84), “Mình chỉ

đang chào tạm biệt chúng một lát” (Hiền Trang, 2018, 90) Giọng văn của tác giả như

những lời thủ thỉ, tâm tình, tâm sự với độc giả bên lề câu chuyện đời thường đầy cảm xúc

về một chàng trai trẻ tìm đến cái chết ở độ tuổi đôi mươi

Nhân vật xưng hô với nhau bằng “mình cậu” (cô nhân viên chàng trai), “cháu

-ông” (cô nhân viên - người giao hàng), “em - anh” (cô nhân viên - người vận tải của nhà

máy) - những cách xưng hô hàng ngày chúng ta giao tiếp với nhau Cách mà nhà văn trẻ diễn đạt những cảm xúc u buồn của con người cũng hết sức đặc biệt: vừa chập rãi, nhẹ nhàng, vừa thanh thản, tự do Các câu văn cũng được trau chuốt hết sức tỉ mỉ, mượt mà, thể hiện sự am hiểu và vốn ngôn ngữ phong phú về văn chương, nghệ thuật của tác giả Đồng thời, ngôn ngữ trong truyện ngắn giàu cảm xúc, sự chân thật đời thường, góp phần làm cho mọi thứ trở nên sống động, chân thực hơn đối với độc giả Và hơn hết, cũng chính nhờ ngôn ngữ mộc mạc, đời thường ấy mà Hiền Trang mới có thể truyền tải thông điệp một cách sâu sắc hơn, dễ đi vào lòng người

3.2 Tình huống tâm lý phức tạp

Trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, Hiền Trang xây dựng những nhân vật

của mình xung quanh tình huống tâm lý Nghĩa là nhà văn thường đặt nhân vật của mình vào những va chạm mang tính chất đời thường, những xung đột về mặt tình cảm thông qua các tình huống để bộc lộ được tính cách, tình cảm của nhân vật một cách thoải mái, chân thật Các tình huống tâm lý này được nhà văn xây dựng một cách đa dạng, phức tạp nhằm bộc lộ tâm lý hoài nghi của con người về thực tại, về chính mình Tình huống truyện không nhằm thúc đẩy nhân vật hành động mà chủ yếu là khơi nguồn cũng như thể hiện những tâm trạng, sự thay đổi cảm xúc đến từ nhân vật Tình huống gặp gỡ giữa một cô gái và một chàng trai là điều mà ta thường bắt gặp rất nhiều trong các tác phẩm văn học, thông qua sự gặp gỡ, hai nhân vật có khả năng bộc lộ ra tình cảm, và tính cách của nhau Nhưng đến với

Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ, tình huống gặp gỡ lại là một sự vô tình, ngẫu

nhiên, cũng không có một sự nảy nở tình cảm trọn vẹn cho sự gặp gỡ này Truyện bắt đầu bằng việc cô nhân viên cửa tiệm bắt gặp một chàng trai đến bán trái tim, sau này cô lại tiếp tục gặp chàng trai ấy ở những mùa hạ, mùa đông, mùa thu kế tiếp và việc cậu bán đi lần lượt từng thứ: ký ức, giấc mơ Họ tiếp xúc với nhau không nhiều nhưng đến cuối cùng, cô gái để lại dấu ấn trong lòng chàng trai với cái tên Mùa Hè, chàng trai cũng ghi dấu trong

lòng cô gái bởi chiếc bình thủy tinh lợn cợn ký ức: “lắng xuống như một lớp muối không

6

Trang 10

tan, kết tủa trong đáy lòng” (Hiền Trang, 2018, 101), để rồi khiến cô tự hỏi: “Những cái gì

đã tan đi chỉ để cái còn lại này?” (Hiền Trang, 2018, 101)

Hiền Trang cũng chú trọng vào việc xây dựng những cuộc đối thoại, giải bày, tâm sự giữa các nhân vật với nhau, chứ không đặt nặng vấn đề miêu tả ngoại hình hay tính cách Tình huống truyện cũng hết sức tự nhiên: khi một chàng trai ở ngưỡng cửa tuổi 20 tìm đến cửa tiệm để bán trái tim vào một ngày xuân, giấc mơ vào một ngày hạ và kí ức vào một ngày thu, nhưng lại có sức ám ảnh lớn vì chàng trai ấy, có thể là bất cứ ai của chúng ta ở độ tuổi “ráng xuân” - ngưỡng của 18, 20 Những chuyển động, sự thay đổi rất nhẹ nhàng trong truyện khắc họa rõ nét con người chúng ta ở hiện tại: con người mải miết trên hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực của bản thân, khi thế giới thực tại là sự hoài nghi, con người cũng hoài nghi chính bản thân mình, dằn vặt với những sự lựa chọn của bản thân

3.3 Không gian, thời gian u tối, bề bộn

Không gian trong truyện ngắn Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ là một nơi

tràn ngập nỗi buồn, mòn mỏi, đơn điệu và khép kín Hiện lên trong những trang viết của

Hiền Trang là một vài hình ảnh, chi tiết đơn giản: “xác hoa rơi rụng trên đầu, đổ ào ào

như một trận tuyết màu xanh ngọc bích” (Hiền Trang, 2018, 82) hay “tiếng thì thào của biến như tiếng tụng kinh” (Hiền Trang, 2018, 93), “một lớp bụi u ám và mờ đục phủ lên vai những người đang đi lại ngoài kia” (Hiền Trang, 2018, 101) Bối cảnh diễn ra trong

truyện ngắn mang những nét ảm đạm, u tối và nặng nề thấy rõ với nhiều gam màu tối xuất hiện Có lẽ, việc nhà văn khắc họa không gian như vậy nhằm phản ánh một thực trạng xã

hội hiện đại với nhiều vấn đề còn tồn đọng: “phản biện lại những gì đã trở thành cố hữu,

chiêm nghiệm suy ngẫm triết lý về nhân sinh cũng như hàng loạt vấn đề trong cõi thực với nghệ thuật mô tả và dụng ngôn khá độc đáo” (Vinh Huỳnh, 2019) Sự u tối, bề bộn sẽ

khiến người đọc buồn bã, tự vấn bản thân mình nhiều hơn

Thời gian trong truyện được thể hiện qua dòng chảy bốn mùa: mùa hạ -> mùa thu -> mùa xuân -> mùa đông Một diễn trình bất bình thường nhưng đó lại là một vòng lặp cố hữu, khiến cho nhân vật (đặc biệt là chàng trai và cô nhân viên cửa tiệm) trải qua những ngày tháng nhàm chán và buồn tẻ, lạc lõng, mất phương hướng, không biết mình đang đi

về đâu Thời gian trôi qua nhanh trong sự ảo não, rầu rĩ là tất cả những điều được thể hiện

trong Cửa tiệm mua trái tim, ký ức và giấc mơ Sự thể hiện này, kết hợp với không gian u

buồn, tạo nên được những nét riêng độc đáo cho cách nhìn nhận về cuộc đời của Hiền Trang Đối với Hiền Trang, cuộc đời có thể xấu xa, tàn bạo với nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, con người có thể cô đơn, mất đi diện mạo “cái tôi” bởi những sự u ám; nhưng mong độc giả, từ ấy mà nhìn nhận lại bản thân, cũng như nỗ lực nhiều hơn cho những giấc mơ

của bản thân, thoát khỏi trạng thái “lang thang trên đồng cỏ úa” để chạm tới những vùng

đất nhiều màu sắc hơn

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w