1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ tên Đề tài tìm hiểu lễ hội pơ thi của người jrai ở tây nguyên

28 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Lễ Hội Pơ Thi Của Người Jrai Ở Tây Nguyên
Tác giả Châu Thị Hồng, Hà Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Mỹ Thường, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Hà Viễn
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thùy Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 19,76 MB

Nội dung

Lễ bỏ mả phải được coi là một giá trị văn hóa quan trọng bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc chỉ phối mọi mặt đời sống của người Jrai, nhất là đời sống văn hóa tâm lĩnh.. Để hiểu một cách đơn gi

Trang 1

TÂY NGUYÊN

MÃ MÔN HỌC: IVNC320905_01 HỌC KỲ 3 - NĂM HỌC 2023-2024

GIANG VIEN HUONG DAN: TS DO THUY TRANG

Tp HCM, thang 7 nam 2024

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN KÉT THÚC MÔN HỌC

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM HỌC KỲ 3 NĂM HỌC 2023 - 2024

Tên nhóm: MI_ 7A

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Thùy Trang

Tên đề tài: TÌM HIẾU LỄ HỘI PƠ THỊ CỦA NGƯỜI JRAI Ở TÂY NGUYÊN

3 | Nguyễn Thị Mỹ Thường | 23129052 100% (Feeney

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ÁNH 3

MỞ ĐẦU 4

1 Ly do chon đề tài nan ng ng HH HH Ha 4

D Lich str vam xa aAaăaốaốaốaốaặaặaa :nlia 4

3, Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - - s22 12122212212 xe 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 CO SO LY THUYET VE LỄ HỘI TRUYÊN THĨNG 6 1.1 Khái niệm lễ hội truyền thong eee 11110 111111111111 111101 1111111111 11111111 111111111 11111 1 ru 6 1.2 Cầu trúc và phân loại các lễ hội truyền thống 2-52 12 2E127122122111 22212 6

1.2.1 Cau tric 16 héi truyén ng)iiait3ŸẼŸ£ÉÝỀỶỶÝ 6

1.2.2 Phân loại lễ hội truyền thơng — 7 1.3 Chức năng và vai trị của lễ hội trong sinh hoạt cộng đồng -52-5cccscccre2 7 1.3.1 Chức năng của lễ hội truyền thống - 2s 1 1E 1111121211111 21121.11 E2 cyeg 7 1.3.2 Vai trị của lễ hội truyền thống G11 101111 11111111111 11111 11H HH TH HH TH TH HH HH 8 1.4 Giá trị của của lễ hội truyền thống đối với văn hĩa Việt Nam -cs-cscc, 10 CHUONG 2 TÌM HIỂU LE HỘI PƠ THỊ CỦA NGƯỜI JRAI Ở TAY NGUYENI3 2.1 Khái quát về người Jrai - -cs 1111 11211 1121111 1101111211111 211gr rau 13

22 Nguồn sốc và lịch sử của lễ hội Pơ Thi Sa TS 322121511 121515521515521515515555s5ee 15 2.2.1 Nguồn gốc của lễ hội Pơ THhi - 5-5 S19 E1211111211211111211111711 21121 1 cu 15

2.2.2 Lịch sử của lễ hội Pơ THi - 2222 222122211222112221122111221110.2111 111 e6 15

2.3 Các nghi thức và hoạt động trong lễ hội - S n SE 12121 121 51155155151551 1E errre 16

2.3.1 Các nghi thức trong lễ hội Pơ thi - 5c SE E1 EE11E11E1111 E11 111111 11 te l6

2.3.2 Các hoạt động trong lễ hội Pơ thi 22 s29 12111 151511551511521551515555512xse2 17 2.3.2.1 Âm thực trong lễ hội Pơ thì của người Jrai: Hương vị truyền thống và sự

8, RE e.aậ : 17 2.3.2.2 Hĩa trang thành các Bram trong lễ hội Pơ thi: Mang hồn vía của rừng

NID occ cece cece eee aces e eee HH HT kk HH KH KT HH KT HT KH HT HH vn 78

2.4 Nét đẹp văn hĩa của lễ hội Pơ THhi 5 1S 1 1 E152111E1121111E111111111111 11 xe 20

2.5 Giá trị nhân văn của lễ hội Pơ THi - 22s 9 E2E9215221211211221211271221211 E112 re 21 2.6 Thách thức và giải pháp bảo tồn lễ hội Pơ thi - - 22 22 2221221 2211211221211 5k2 23 2.6.1 Thách thức trong việc bảo tồn lễ hội Pơ thí -5sSs222112E1221 E1 E.tyet 23 2.6.2 Giải pháp bảo tồn lễ hội Pơ THị 5 5 c1 11E21211111211211211 711211 111 xe 24

KÉT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

“Em chào cô!

Em xin đại diện nhóm MI 7A chân thành cảm ơn cô Đỗ Thùy Trang đã cho

chúng em thực hiện đẻ tài tiểu luận “Tìm hiểu lễ hội Pơ Thi của người Jrai ở Tây Nguyên” Đề tài này không chỉ là cơ hội để chúng em mở rộng kiến thức và hiểu biết

về văn hóa đa dạng của khu vực mà còn giúp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu sắc Em cảm thấy vô cùng quý báu khi được học hỏi và khám phá về bản sắc văn hóa đặc sắc của

Em cũng cảm ơn cô đã giảng dạy chỉ chúng em trong suốt học kỳ 3 vừa qua Em cảm thấy rất vui và hào hứng môi khi đến tiết Cơ sở văn hóa Việt Nam Qua bộ môn này, em hiểu rõ hơn về văn hóa của đất nước, của con người Việt Nam, qua đó giữ gìn

và phát huy những bản sắc văn hóa đẹp đẻ của đất nước

Chúc cô sẽ luôn thành công trên con đường giảng dạy của mình

Kính chào cô!!”

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ÁNH

Chương Í

HI I Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2019 2: ©22222222232221122112211221122212112211 222 6

HI 2 Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng 0 2 2011201101 1112111111111111111 1111111111 k2 8 H1 3 Ngay hoi van hoa cac dan tộc năm 2022 6 Lang Son eee 9

HI 4 Múa rối nước truyền thống sctnt T11 1102111111211 212211 tre 10 HI.5.Lễ hội cong chiêng ở Tây Nguyên C11111 1151 111111151 11111 K1 HH key II

HI 6 Bảo tồn Lễ hội Mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê se 12

Chương 2

H2 I Hình ảnh người Gia Ra1 - 2 2222221223123 1 15312111511 1211 1112111211811 11g mg 13 H2 2 Trang phục nam nữ dân tộc Ca Ra1 - 2c 52 22211211121 12111211112 112 15 H2 3 Già làng Ak người Jrai là người có uy tín với buôn làng, am hiểu luật tục, có

vai trò dẫn dắt, điều hành buôi lỄ s2 St s3 1E111111111111111211111711211111 1121 1 1 yeu 16 H2 4 Ruou ghé duoc xếp thành hàng tại khu vực diễn ra Lễ bỏ mả 2222: 18 H2 5 Các thanh niên người Jrai bôi bùn đất, đeo mặt nạ hóa trang thành Bram 19 H2.6 Tượng nhà mồ được dựng phục vụ cho lễ hội Pơ Thi 2 S2 SSS E225 52 2 zzzzz 20 H2.7 Vật dụng được chia cho người đã khuất 2 SE 51111 51555511111 15112121 xse 21 H2 8 Kết thúc buôi lễ, mọi người cùng hòa nhịp cồng chiêng và điệu múa xoang 22

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa dân tộc Việt Nam không chỉ là một thê thống nhất mà còn là sự giao thoa, kết tính hài hòa giữa các vùng miền trên dải đất hình chữ S Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, phong phú và đặc sắc của dân tộc Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thông của minh thì nó không còn là một cộng đồng tộc người riêng biệt nữa Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất

Vì vậy, văn hóa dân tộc ngoài những nét chung còn có những nét riêng của mỗi dân

tộc

Văn hóa Việt Nam mang đậm yếu tố tâm linh, nói lên quan niệm của người Việt về

một thế giới khác về thê giới người sống: Thế giới thần linh và thế giới linh hồn (hay

thể giới của người chết) Tức là con người Việt Nam ngoài mỗi giao lưu với cộng đồng, xã hội mà mình đang sống còn có và rất chú trọng tới mỗi giao lưu giao cảm với những thần linh, với những người đã chết (thường là người thân trong gia đỉnh) Hệ thống các tín ngưỡng dân gian của các dân tộc khắp các miền đất nước đã nói lên điều

đó Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều có tín ngưỡng và có những nghi thức lễ hội riêng của minh

Ở Tây Nguyên hầu hết các dân tộc thiểu số đều có lễ bỏ mả, những mỗi dân tộc, mỗi nhóm tộc lại có lễ bỏ mả khác nhau, và tộc người Jrai cũng có những nét riêng cho minh, vỉ tộc người Jrai có nhiều nhóm người khác nhau, định cư trên một vùng đất khá rộng Mặt khác tộc người Jrai lại chiếm số đông hơn so với các tộc anh em khác ở Tây Nguyên Văn hóa của tộc người này có sự pha trộn giữa văn hóa Nam Đảo và văn hóa Nam Á Do địa hình cư trú người Jrai lai chia thành nhiều nhóm Vì vậy, sinh hoạt văn hóa của họ ngoài những nét chung cho tộc người Jrai, thi mỗi nhóm người jrai lại

có những nét riêng của mình Như đã nói trên lễ bỏ mả có rất nhiều ở các dân tộc Tây Nguyên Tuy nhiên, lễ Pơ Thi của tộc I8ƯỜI Jrai thể hiện một quan niệm không xa lạ nhưng hết sức độc đáo Đó là quan niệm về thế ĐIỚI người chết, thế giới linh hồn cũng như thể giới người sông Đây là một lễ hội truyền thong có từ bao đời nay của người miền núi nói chung và người Jrai nói riêng và cho đến nay nó vẫn được duy trì Lễ bỏ

mả phải được coi là một giá trị văn hóa quan trọng bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc chỉ phối mọi mặt đời sống của người Jrai, nhất là đời sống văn hóa tâm lĩnh

Nghiên cứu về tín ngưỡng của người Jrai là góp phần bảo tổn và phát huy những giá trị văn hóa của người Tây Nguyên nói chung vả người Jrai nói riêng

Việc tìm hiểu về một giá trị đặc biệt của văn hóa giúp chúng ta có thê hiểu đúng đắn, mở rộng thêm sự hiểu biết, góp phần vào việc giữ gìn nên văn hóa của dân tộc

Với những lý do trên, nhóm em quyết định chọn vấn đề: “Lễ Pơ Thi của người Jrai

ở Tây Nguyên” làm đề tài tiêu luận

Trang 7

Cuốn “Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên”, của Ngô Văn Doanh, Nxb văn hóa dân tộc,

1995 Tác giả đã đề cập đến lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên một cách khái quát

và có đi vào cụ thể trình bày về lễ bỏ má của các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên

Cuốn “Nét đặc trưng văn hóa cô truyền của người Jorai o Tay Nguyén” cua Ro Chăm Oanh, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002 Trong cuốn nay tac gia da noi về văn hóa vật chất và tỉnh thần của con người Gia rai Đồng thời cũng nói vệ phong tục ma chay, trong đó có lễ bỏ mả của, tác giả đã trình bày khái quát về quá trình tiễn hành lễ

bỏ mả Tuy nhiên, nó chưa đi sâu vào lễ bỏ mả, vẫn còn mang tính khái quát

Cuốn ' “Nhà mồ người Gia-Rai”, Nxb bảo tảng dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, 2005

đã miêu tả rất chi tiết về nhà mồ, từ cách giải nóc nhà tới trang trí Tuy nhiên, nó chỉ

dé cập tới một vấn đề trong lễ bỏ mả mà chưa nói hết được các giá trị của lễ bỏ mả

Cuốn “Tượng gỗ Tây Nguyên” của T.§ Đào Huy Quyền, Nxb tổng hợp thành phố

Hỗ Chí Minh, 2007 Băng những lời ngắn gọn, xúc tích số trang viết không nhiều nhưng lại có giá trị rất lớn Băng những hình ảnh đi chụp thực tế được qua nhiều năm nghiên cứu minh họa cho những gì tác giả viết đã kiến cho người đọc dễ "hình dung ra được những ngôi nhà mô cùng với những bức tượng xung quanh nhà mô Tuy nhiên,

đó chỉ là một vấn đề trong lễ bỏ mả, chưa đi sâu vào lễ bỏ mả

Cuốn “Bothi cái chết được hỏi sinh” của Ngô Văn Doanh, Nxb thời đại, Hà Nội,

2010 là tập hợp tat cả các nghiên cứu của các tác giả trong nhiều năm qua về lễ bỏ mả, nhà mồ, tượng mô của hai dân tộc Gia rai va Ba na Tac gia da noi rat cụ thể về lễ bỏ

ma cua hai dan toc Gia rai va Ba na

Những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu quý đề tôi tham khảo cho nội dung khóa luận Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu về lễ

Pơ Thị trong đời sông của người JraI

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Lễ Pơ Thi của người Jrai ở Tây Nguyên

Pham ví nghiên cứu

Không gian: người Jrai 6 Tay Nguyên

Thời gian: vì đề cập đến vấn đề văn hóa, khoảng thời gian xác định là rất khó Hơn thế, lễ Pơ Thi là một truyền thông đã có từ lâu đời nên việc xác định thời gian cụ thể là

khó có thể xác định chính xác Tuy nhiên, tiểu luận nghiên cứu nhiều về lễ Pơ Thí

trong thời ki hiện đại

Nội dung: nghiên cứu về lễ Pơ Thi của người lrai

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài tiểu luận này chúng em chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tông hợp những tài liệu hiện có, kết hợp với việc phân tích, so sánh với các nền văn hóa của các tộc người khác

Trang 8

Để hiểu một cách đơn giản khái niệm lễ hội truyền thống, chúng ta đưa ra cách hiểu: “ Lễ hội truyền thông được hiểu là sinh hoạt của một cộng đồng dân cư, bao gồm các hoạt động nghi lễ hướng đến tôn vinh một đối tượng thiêng và các hoạt động vui chơi giải trí mang tính cộng đồng, sinh hoạt này đã có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, cần được lưu giữ, bảo tồn và phát

HI 1 Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2019

(Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong) 1.2 Cấu trúc và phân loại các lễ hội truyền thống

1.2.1 Cau trúc lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thông là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam Những lễ hội này không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh các vị than linh, các bậc tiền nhân, tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người vui chơi và gan két lai voi nhau trong cộng đồng Cấu trúc lễ hội bao gồm hai thành phần chính: Lễ và Hội

Phần Lễ được hình thành bởi các yếu tố như nhân vật được thờ, hệ thống di tích, nghi lễ, nghi thức và thờ cúng Các nghi thức trong phần lễ thường trang trọng, mang tính chất về tâm linh và tôn giáo Lễ nhằm thờ cúng các vị than, thể hiện sự sùng bái

Trang 9

nhân vật lịch sử, nhu cầu trở về cội nguôn và SỰ giải thiêng trong tâm thức và sinh hoạt cộng đồng Có thể HÓI, phần Lễ đã tạo nên tính “thiêng” của lễ hội

Phần Hội được cấu thành bởi các hình thức sinh hoạt vui chơi, các trò diễn, tâm lý hội và hoạt động hội, cùng với các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Thực chất, Hội là các trò chơi và trò diễn trong lễ hội, chủ yếu do những người trẻ tuôi thực hiện Phân Hội tạo nên “sức sống” của lễ hội với các trò chơi chính như dau vat, kéo co, bơi thuyền để rèn luyện sức khỏe; ném còn, thí nấu cơm đề rèn luyện sự khéo léo; đánh cờ người để rèn luyện trí tuệ; và leo cột mỡ mang ý nghĩa tín ngưỡng Vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội đã tạo nên nét đẹp văn hóa độc đáo, góp phần giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

1.2.2 Phân loại lễ hội truyền thống

Lễ hội ở Việt Nam có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dựa trên ý nghĩa, cội nguồn và các tiết mục chính yếu Dưới đây là năm loại lễ hội phô biến:

Hội lễ nông nghiệp: Đây là loại hội mô tả các lễ nghi liên quan đến chu trình sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương các sản vật từ nông nghiệp Ví dụ như hội tịch điền,

trò rước lúa, và lễ hội trình nghề

Hội lễ phồn thực giao duyên: Lễ hội này gắn liền với tín ngưỡng phôn thực, cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật Các hoạt động trong lễ hội có

thê bao gồm việc rước thờ hay cướp các hình ảnh mô phỏng sinh thực khí, hoặc diễn

các hành động tình ái giữa nam và nữ Ví dụ như lễ hội Trò Trám (Nõ và Nường) ở Tứ

Xã (Lâm Thao), Hà Lộc (Phù Ninh), và xã Hà Thạch (thị xã Phú Thọ)

Lễ hội văn nghệ: Đây là các hội thi hát các làn điệu dân ca, như hội Lim ở Bắc Ninh, nơi các nghệ nhân biểu diễn những làn điệu quan họ truyền thống

Hội lịch sử: Lễ hội này có các trò diễn nhắc lại công ơn của các vị Thành hoàng, những người có công với nước, hoặc diễn tả các trận đánh lịch sử Ví dụ như Hội Gióng và hội Giá

Lễ hội thi tài: Đây là các hội thí thể hiện tài năng như thi nấu cơm, thi bắn nỏ, thí kéo co, và bơi chải Những hoạt động này không chỉ mang tính giải trí mà còn rèn luyện kỹ năng và thê lực cho người tham gia

1.3 Chức năng và vai trò của lễ hội trong sinh hoạt cộng đồng

1.3.1 Chức năng của lễ hội truyền thống

Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc: Lễ hội truyền thống là nơi giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, tập quán, tín ngưỡng và phong tục truyền thống của cộng đồng

Tái hiện lịch sử và truyền thuyết: Lễ hội thường gắn liền với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hoặc truyền thuyết dân gian, giúp tái hiện và giáo dục thế hệ trẻ về quá khứ

Tăng cường mối quan hệ cộng đồng: Lễ hội là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ giao lưu, gắn kết tình cảm, tăng cường mỗi quan hệ xã hội

Giải trí và thư giãn: Các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao trong lễ hội mang lại niềm vui, sự thư giãn và giải trí cho người tham gia

Giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm: Lễ hội là môi trường giáo dục không chính thức, nơi truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống và lao động sản xuất từ thế hệ nảy sang thế hệ khác

Trang 10

1.3.2 Vai trò của lễ hội truyền thống

Hướng về cội nguồn: Tắt cả mọi lễ hội cỗ truyền đều hướng về cội nguồn Đó là nguôn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra; nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá Hơn thể nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trông cây” Chính vì thế, lễ hội bao giờ cũng găn với hành hương - du lịch Ví dụ: Giỗ

Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thể hiện sự găn bó của cộng đồng, khăng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn cả nước cùng tôn thờ một vị Vua Tô Thờ cúng Hùng Vương không phân biệt huyết thống, dòng họ, không phân chia địa lý, vùng miện, dân tộc điều đó làm nên giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, làm nên sức mạnh khối đoàn kết dân tộc

HI 2 Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng

(Nguồn: Thanh Tung/TTXVN - vietnam.vn) Liên kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng: Lễ hội truyền thống vốn được coi

là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân, của một cộng đồng nhất định Đó có thê là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cong đồng tôn giáo (hội chủa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội Đền Hùng - quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng dong | va la chat két dinh tao nén su có kết cộng đồng

Cân bằng đời sống tâm linh: Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu trong đời sống tâm linh Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về

Trang 11

đời sống tâm linh Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” tử đời song trần tục, hiện hữu

Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cỗ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao cả chân thiện mỹ, được sông những giờ phút giao cảm hồ hởi day tính thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những øì là tính tuý đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc long lẫy, đẹp đẽ khác hắn ngày thường Tất cả đó là trạng thái ' “thăng hoa” từ đời sông hiện thực, vượt lên trên đời sông hiện thực Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân băng với cái trần tục của đời sống hiện thực

Sáng tạo và hưởng thụ văn hóa: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tô chức, chỉ phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tính thần dân chủ và nhân bản sâu sắc Khi tất cả mọi người chan hòa trong không khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xoá nhoà, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá của mình

Bảo tồn và truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống: Lễ hội không chỉ là

tam gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nên văn hoá dân tộc ấy

HI 3 Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2022 ở Lạng Sơn

(Nguồn: vtcnews.vn) Cuộc sông của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhăn, vắt vả, lo âu, dé rồi “xuân thu nhị kỷ”,

“tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang

Trang 12

dậy tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi đình chùa mở hội Nơi đó, con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đôi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.4 Giá trị của của lễ hội truyền thống đối với văn hóa Việt Nam

Lễ hội truyền thống là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam, mang lại nhiều giá trị cho xã hội và đất nước Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa xã hội, lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về cội nguồn, dân tộc, về sự gắn bó với thế giới tâm linh và thiên nhiên của con người Việt Nam Từ

đó, thăng hoa trong không khí vui vẻ, mà lại trang nghiêm, vừa trần tục, lại vừa linh thiêng Như thé, lễ hội là sinh hoạt của một cộng đồng để mọi người cùng nhau chuân

bị những lễ vật, vui chơi và hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thê Các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống được thê hiện ở nhiều mặt khác nhau như:

Đầu tiên, lễ hội mang giá trị giáo dục con người Lễ hội truyền thống là một sân

khẩu hóa, tái hiện lại đời sông xã hội, các nhân vật, sự kiện lịch sử đã diễn ra dưới các

hình thức như các buổi lễ tế, diễn xướng, các trò diễn dân gian Giá trị giáo dục của lễ hội truyền thống đều được thé hiện trong việc hướng về cội nguồn “Tất cả lễ hội truyền thống luôn hướng về nguồn cội Đó là nguôn cội tự nhiên mà con người vốn từ

đó sinh ra Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam” Điều đó nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha ông, về lịch sử dân tộc, đất nước Lễ hội là các hoạt động văn hóa về tính thần thê hiện tình cảm con nguoi đối với tô tiên, cội nguồn dân tộc, với các thánh thần cầu mong những lực lượng siêu nhiên có thể che chở, phù hộ Con người đến lễ hội là

sự thành kính đối với tô tiên và những bậc tiền nhân, đồng thời nhắc nhở mọi người nhớ đến trách nhiệm của của bản thân đối với tổ tiên, dòng tộc Vi vay, lễ hội có giá

trị rất lớn trong việc giáo dục về đạo đức và các truyền thống lịch sử của quê hương, đât nước

Trang 13

Thứ hai, lễ hội truyền thống đáp ứng nhụ cầu cô kết và biểu dương sức mạnh của cộng đồng Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại dựa trên sự găn kết nhất định, trong

đó là sự gắn kết về nguÔn cỌi, Sự găn kết về nhu cầu đồng cảm Lễ hội nào cũng là thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thê là cộng đồng làng xã, hội nghề, tôn giáo, dân tộc hoặc những cộng đồng nhỏ hẹp hơn như gia tộc, dòng họ Mỗi một cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những sự gắn kết, như gan kết củng cư trú trên một lãnh thỏ, hay về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế, hoặc gắn kết bởi sỐ mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó, gan kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Lễ hội là môi trường góp phan quan trọng tạo nên niêm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng

Do đó, giá trị cô kết cộng đồng là một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất của lễ hội truyền thống

HI 5 Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên (Nguồn: dulich9.com) Thứ ba, lễ hội thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh và hưởng thụ văn hóa Đời sống tâm linh cũng quan trọng không kém đời sông vật chất và vì thế lễ hội góp phan lam thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, thăng hoa đời sống trần tục và hiện hữu Trong cuộc sống hối hả, những trò chơi dân gian ít được quan tâm đến, nhưng khi tham gia lễ hội, mọi người được dip thăng hoa những giá trị của dời sống nội tâm, tạo nên niệm vui chung của cả cộng đồng trong làng quê, một đất nước

Thứ tư, lễ hội mang giá trị bảo tồn và | phat huy ban sắc văn hóa dân tộc Lễ hội truyền thống tái hiện lại quá khứ qua các lễ tế, các trò chơi dân gian, trang phục, diễn xướng Các hoạt động này không chỉ tái hiện lại cuộc sống mà còn mang giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

11

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  thức  như  các  buổi  lễ  tế,  diễn  xướng,  các  trò  diễn  dân  gian.  Giá  trị  giáo  dục  của  lễ  hội  truyền  thống  đều  được  thé  hiện  trong  việc  hướng  về  cội  nguồn - Tiểu luận cuối kỳ tên Đề tài tìm hiểu lễ hội pơ thi của người jrai ở tây nguyên
nh thức như các buổi lễ tế, diễn xướng, các trò diễn dân gian. Giá trị giáo dục của lễ hội truyền thống đều được thé hiện trong việc hướng về cội nguồn (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN