1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm Để bảo vệ quyền lợi của mình

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Với Vai Trò Là Người Tiêu Dùng, Từ Kinh Nghiệm Thực Tế Của Bản Thân, Hãy Thảo Luận Và Chỉ Ra Vai Trò Và Biện Pháp Của Người Tiêu Dùng Cần Phải Làm Để Bảo Vệ Quyền Lợi Của Mình
Người hướng dẫn GVHD: Dương Thị Thanh Hậu
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin
Thể loại thesis
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN CHỦ ĐỀ SỐ 2: Với vai trò là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo l

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC-LENIN

CHỦ ĐỀ SỐ 2: Với vai trò là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ

với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa?

Nhóm lớp: 03 Nhóm: 02 GVHD: Dương Thị Thanh Hậu

Trang 2

THÀNH VIÊN

Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng hay còn gọi là người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng Họ là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc

hộ gia đình

Trang 3

Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Người tiêu dùng là người cuối cùng sử dụng, tiêu dùng hàng hóa, ý tưởng, dịch vụ nào đó Người tiêu dùng cũng được hiểu

là người mua hoặc ra quyết định như là người tiêu dùng cuối cùng (Ví dụ một người mẹ mua sữa bột cho đứa trẻ cũng được gọi là người tiêu dùng mặc

dù cô ta không là người tiêu dùng sản phẩm đó)

Phần 1: Vai trò của người tiêu dùng

 Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu

 Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả

 Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các showroom

Phần 2: Quyền lợi của người tiêu dùng trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội

+ Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp (bên bán) + Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về bên bán; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; hóa đơn, chứng

từ, tài liệu liên quan và thông tin cần thiết khác

+ Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, bên bán theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình Quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận

+ Góp ý kiến với bên bán về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch

+ Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 4

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả Hoặc nội dung khác mà bên bán đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định

+ Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1 Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ

2 Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Phần 3: Biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng gắn liền với ý tưởng về quyền người tiêu dùng và với

sự thành lập của các tổ chức người tiêu dùng giúp người tiêu dùng lựa chọn tốt hơn trên thị trường và trợ giúp họ về các phàn nàn Các tổ chức khác thúc đẩy việc bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các tổ chức chính phủ và các tổ chức kinh doanh tự điều chỉnh như các cơ quan và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các cán bộ thanh tra, ở Mỹ có Ủy ban Thương mại Liên bang và các Better Business Bureau (văn phòng kinh doanh tốt hơn) ở Mỹ và Canada Lợi ích của người tiêu dùng cũng có thể được bảo vệ bằng cách thúc đẩy thương mại công bằng, cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp và thông tin chính xác trên thị trường để phục vụ người tiêu dùng, phù hợp với hiệu quả kinh tế, nhưng chủ đề này được đối xử trong luật cạnh tranh

Từ góc độ pháp luật và trách nhiệm của cơ quan nhà nước:

Theo quy định của pháp luật, các quyền của người tiêu dùng không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự bảo vệ từ các tổ chức, cá nhân sản

Trang 5

xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định của pháp luật Các quyền của người tiêu dùng còn được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (trong đó có bản thân người tiêu dùng) đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định về lập pháp và thực thi các quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng nhưng nhìn chung, quyền của người tiêu dùng Việt Nam vẫn đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng Những vụ việc gần đây như các vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối người tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắn

cá hồi Bắc Âu sau phải cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximét của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông… đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoạigiao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày một tinh vi và phức tạp hơn

Quyền của người tiêu dùng ở nước ta còn bị xâm hại từ chính hoạt động của các cơ quan Nhà nước Khẩu hiệu được các cơ quan này đưa ra thường là Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái Theo chúng tôi, khẩu hiệu này chỉ đúng một phần rất nhỏ người tiêu dùng thông thái có nghĩa là phải bảo đảm

vệ sinh trước khi ăn, phải ăn chín, uống sôi chứ không ai thông thái đến mức biết được nước tương có chứa chất gây ung thư hay không, không ai thông thái đến mức phân biệt giữa hàng thật và hàng giả khi thấy chúng y chang như nhau, không ai thông thái đến mức nhìn vào cây xăng biết ngay là xăng

Trang 6

có pha aceton, không ai thông thái đến mức dùng nước tương phát hiện nay

ra trong đó có chất 3-MPCD gây ung thư Vậy ai phải giúp người tiêu dùng?

Đó chính là các cơ quan có chức năng của Nhà nước Các cơ quan này có trình độ, có phương tiện và có nguồn tài chính để giúp người tiêu dùng trong toàn xã hội Cơ quan nhà nước chuyên trách đương nhiên phải thông thái hơn người tiêu dùng Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao người tiêu dùng cứ bi thiệt hại trước, thấy được hậu quả thì sau đó cơ quan Nhà nước mới nhảy vào cuộc? Ngay nước tương có chất gây ung thư, người tiêu dùng đã dùng nhiều năm qua và sự việc bị phát hiện lại xuất phát từ một nước châu Âu Không hiếm trường hợp người tiêu dùng không biết lựa chọn hàng hóa để mua khi thứ hàng hóa đó phải dùng bắt buộc vì quy định của pháp luật nhưng cơ quan chức năng lại thả nổi thị trường, thậm chí còn không minh bạch các sản phẩm kém chất lượng vì biết đâu doanh nghiệp sẽ sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn

Xin nêu ví dụ về việc lưu thông và sử dụng mũ bảo hiểm xe máy kém chất lượng thời gian qua Phải nói rằng, các cơ quan chức năng đã phản ứng quá chậm và kém, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thậm chí thiệt hại có thể trả giá bằng tính mạng Một người mua phải mũ bảo hiểm rớm, bị tai nạn và bị chấn thương sọ não thì kiện ai? nhà sản xuất thì biệt vô âm tín, chẳng biệt họ

là ai, ở đâu Câu hỏi đặt ra: Có thể khiếu nại và đòi cơ quan quản lý nhà nước bồi thường thiệt hai? Đúng ra là người tiêu dùng có quyền này vì khi mua

mũ, không ai có thể thông thái mà biết chất lượng của mũ bảo hiểm, vẫn để thị trường bán những loại mũ đó thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về cơ quan quản lý thị trường Cơ quan quản lý nhà nước cần phải tính toán, dự báo

để người tiêu dùng không bị thiệt hại khi thực hiện đúng quy định của pháp luật Chúng ta vui mừng thấy việc đội mũ bảo hiểm được chấp hành nghiêm túc, hầu như 100% người đi xe gắn máy đã đội mũ bảo hiểm Nhưng bên cạnh thành tích ấy có biết bao điều cần phải bàn Các cơ quan chức năng đã làm gì để người dân đội mũ bảo hiểm thực sự được bảo hiểm khi chúng ta vào cuộc rất chậm trong việc công bố các loại mũ được coi là hợp chuẩn khi rất nhiều người đã mua mũ rởm để đối phó với ngày lịch sử 15 tháng 12 năm 2007

Một ví dụ tiếp về vệ sinh an toàn thực phẩm Thời gian qua, người ta thường thấy ông Giám đốc sở ở một địa phương thường xuyên đi kiểm tra các mặt

Trang 7

hành thực phẩm trong các chợ, các siêu thị trên địa bàn mình có trách nhiệm quản lý (Thậm chí vị giám đốc này còn tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với người tiêu dùng khi vẫn ăn các thức ăn được khuyến cáo gây dịch bệnh) Có thể đó là việc làm tốt, được nhân dân hoan nghênh nhưng suy cho cùng thì không nên như vậy Ông Giám đốc sở làm sao kiểm tra hết được, ông phải có bộ máy giúp việc, có chuyên môn, trình độ để thường xuyên làm việc này

Một ví dụ nữa về vấn đề thuốc tăng trưởng rau củ cũng là vấn đề gây nhiều hoài nghi Đài truyền hình trung ương có phóng sự rau quả củ lớn nhanh như thổi sau 3 ngày Cơ quan chức năng làm thí nghiệm phủ định tin này và nói

đó là thông tin đồn thổi Người ta công bố rằng không có loại thần dược nào kích thích sự tăng trưởng cực nhanh của cây rau chỉ trong 2-3 ngày Điều này phần nào đã trấn an người tiêu dùng trước hàng loạt thông tin dồn dập về loại thuốc không có nguồn gốc có tác dụng tăng trưởng đột biến, khiến hàng loạt cây rau, củ lớn nhanh vùn vụt Cho đến nay chưa có đối chất giữa người làm phóng sự truyền hình và Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội Và thí nghiệm của Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội tiến hành trước Tết để sau Tết mới công bố kết quả Vậy cơ quan chức năng đã trấn an người tiêu dùng hay làm cho người tiêu dùng tin như vậy và vẫn tiếp tục sử dụng các loại rau củ độc hại này này? Và nếu đúng như vậy thì cần có biện pháp xử lý những người làm phóng sự truyền hình đã đưa tin đồn thổi như chúng ta đã kiên quyết xử lý vụ đưa tin không đúng về trái bưởi có chất gây ung thư làm thiệt hại cho người trồng bưởi Và nếu dùng biện pháp an dân trong trường hợp này sẽ là nguy hiểm

Các cơ quan chức năng của chúng ta thường cảnh báo rằng hiện nay có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đang được bán tràn lan trên thị trường, không thể quản lý xuể Trong khi đó nhiều hộ trồng rau vẫn chưa tuân thủ chế độ, thời gian tưới, bón đối với rau xanh khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vậtở trong rau vẫn còn khá cao Trong khi đó, lực lượng quản lý, kiểm tra quá mỏng nên

chất lượng an toàn của rau quả phần lớn vẫn trông đợi vào lương tâm của người sản xuất Và thêm nữa là kêu gọi người tiêu dùng hãy trở thành người tiêu dùng thông thái Nếu tất cả những người sản xuất đều có lương tâm và mọi người tiêu dùng đều thông thái chắc có lẽ không cần phải có các cơ quan chức năng này nữa

Trang 8

Từ góc độ người tiêu dùng:

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 quy định NGƯỜI người tiêu dùng có quyền khiếu nại đối với hàng hóa và dịch vụ với những quy định với những nội dung quan trọngsau: i) người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình để thực hiện việc khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn, bồi thường Ii) Việc khiếu nại được giải quyết theo nguyên tắc hòa giải, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Nếu không hòa giải được, người tiêu dùng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật iii) người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình tố cáo các hành vi

vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Về phương thức trực tiếp khiếu nại: Thực tế cho thấy người tiêu dùng thấp

cổ, bé họng nên ít trường hợp khiếu nại vì nghĩ rằng có khiếu nại cũng không được giải quyết Với rất nhiều hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình nhưng thực tế có tới 97% khách hàng không khiếu nại về những điều mình không hài lòng, bởi tâm lý ngại va chạm hay mất thời gian cho các thủ tục hành chính giải quyết khiếu kiện

Về phương thức khiếu nại thông qua đại diện: Hiệp hội người tiêu dùng các

cấp từ trung ương xuống địa phương đã được thành lập ở cấp trung ương, Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam tháng 5-1988, đã thành lập, gọi tắt là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng thời là thành viên của Tổ chức quốc tế người tiêu dùng (CI) ở các địa phương, trên

cả nước đã có 14 tỉnh và thành phố có tổ chức người tiêu dùng Tổ chức bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp; là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Đây là các tổ chức phi chính phủ, mang tính xã hội hoá cao Các tổ chức này đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng trong cả nước

Tuy nhiên cũng phải thấy một thực tế là: các tổ chức hội bảo vệ người tiêu dùng có thực sự là hội theo đúng nghĩa hay không? Hội bao giờ cũng là tổ chức tự nguyện của các hội viên Rất khó có thể có hội bảo vệ người tiêu

Trang 9

dùng do chính những người tiêu dùng lập ra một cách tự nguyện vì người tiêu dùng là tất cả chúng ta và cũng rất khó tập hợp người tiêu dùng thành các hội Các cấp hội bảo vệ người tiêu dùng được thành lập do nhu cầu của cơ cấu, cơ chế nên không đủ mạnh để bảo vệ người tiêu dùng Thật khó lý giải cho hiện tượng khá nhiều người tiêu dùng không biết đến sự tồn tại của các hội bảo vệ người tiêu dùng chứ chưa nói đến họ có thể trở thành hội viên của các hội này Hội cũng chẳng có quyền lực gì, Hội có khiếu nại mà nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ không giải quyết cũng đành chịu Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều lúc Hội hoạt động kém hiệu quả là Hội thiếu kinh phí hoạt động Hoạt động khiếu nại chưa thu phí nên không có tiền trả lương cho nhân viên tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, không có tiền chi cho quảng bá hoạt động của Hội và càng không thu hút được người trẻ tuổi, có năng lực làm việc cho Hội

Từ đó, có thể thấy là hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa (hoặc chưa được) sử dụng quyền của mình một cách hiệu quả Rất nhiều người chấp nhận chấp nhận thiệt thòi khi mua phải hàng rởm và tự rút ra bài học không bao giờ mua hàng đó nữa Nhưng người khác vẫn cứ mua và lại tiếp tục rút kinh nghiệm Mọi người cứ rút kinh nghiệm âm thầm còn nhà sản xuất cứ thu bộn tiền Tâm lý chung là sản phẩm chẳng đáng là bao mà khiếu nại thì tốn thời gian

và tiền bạc mà chưa chắc đã thu được gì Còn, khi bị thiệt hại người tiêu dùng khiếu nại về hàng hóa và dịch vụ thì việc giải quyết của doanh nghiệp được đến đâu hay đến đó và họ không giải quyết thì cho dù hội bảo vệ người tiêu dùng có can thiệp cũng đành chịu Theo điều tra của Hội Tiêu chuẩn và Bảo

vệ người tiêu dùng Việt Nam, thực tế những khách hàng khiếu nại nhận được

sự tiếp thu nghiêm túc của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 21%, còn 30% không nhận được phản ứng gì, 33% tỏ thái độ khó chịu, thậm chí còn nhận được phản ứng khiếm nhã (4%) Khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường thì không thể nói tới việc khiếu nại Khi người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng của doanh nghiệp thì việc khiếu nại cũng không đơn giản vì thủ tục giám định

Như vậy, có thể khái quát: hầu như người tiêu dùng Việt Nam đã và đang phải đối mặt với thực tế là đa số hàng hóa và dịch vụ đều có vấn đề xâm hại quyền của người tiêu dùng và việc bảo vệ người tiêu dùng từ phía các cơ

Trang 10

quan quản lý nhà nước cũng như từ phía người tiêu dùng, tổ chức đại diện cho người tiêu dùng là chưa có hiệu quả

 Một số biện pháp bảo vệ người tiêu dùng:

1 Tăng cường thông tin cho người tiêu dùng nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng một cách thường xuyên hơn Tăng cường giám sát các

cơ sở sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người tiêu dùng lên án, tẩy chay hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

2 Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch

vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ

3 Người tiêu dùng cần phải có ý thức pháp luật, ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình và lợi ích của xã hội; phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ

về các quyền của mình mà pháp luật đã ghi nhận; các cơ chế và biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi giao dịch với các

cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm

4 Các cơ quan chức năng thường xuyên họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí VINASTAS cần chủ động, thường xuyên tổ chức các hội thảo, các cuộc toạ đàm, hội nghị bàn tròn, các buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến về những vấn đề cần quan tâm xung quanh quyền của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

5 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, trước hết cần sớm ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng Đ ây là.

một bất cập, cần được nhanh chóng khắc phục Chỉ khi có luật và trên

cơ sở đó có các văn bản dưới luật, các văn bản pháp quy khác để điều chỉnh thì các cơ quan thực thi pháp luật mới có cơ sở triển khai thực hiện, sức mạnh của bộ máy chính trị mới phát huy tác dụng

6 Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Ngày đăng: 23/12/2024, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN