1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn và sự vận dụng quan Điểm thực tiễn trong quá trình tự học của sinh viên hiện nay 0

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Nhận Thức Và Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Thực Tiễn Trong Quá Trình Tự Học Của Sinh Viên Hiện Nay
Tác giả Cao Nhật Hải, Lê Hoàng An, Võ Trần Thành An, Phạm Vũ Mai Hân, Nguyễn Đặng Mỹ Tiên
Người hướng dẫn ThS. Chu Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong quá trình học tập và nghiên cứu, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều lýthuyết và quan điểm của Triết học Mác-Lênin, trong đó có mối quan hệ biệnchứng giữa nhận thức và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

NAY GVHD: ThS Chu Thị Hiền SVTH: (Nhóm 4)

1.Cao Nhật Hải 231492042.Lê Hoàng An 231491683.Võ Trần Thành An 231491704.Phạm Vũ Mai Hân 231241865.Nguyễn Đặng Mỹ Tiên 23124234

Mã lớp học: LLCT150105_16LC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2024

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm: ………

GIẢNG VIÊN

Chu Thị Hiền

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học

Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, đã đưa môn học Triết học Mác- Lênin vào chươngtrình giảng dạy Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, nhóm em đã họp bàn và

tổ chức phân chia nhiệm vụ, tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo và đểnghiên cứu, hình ảnh, thống kê số liệu để có kết quả tốt nhất dành cho sản phẩmtiểu luận lần này Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảngviên bộ môn- ThS Chu Thị Hiền đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báucho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong quá trình học tập

bộ môn Triết học Mác- Lênin, cô đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho chúng

em về những kiến thức về môn học Cô đã giúp đỡ chúng em có cái nhìn sâurộng hơn về kiến thức của môn học cùng với những kiến thức quý báu khác

mà cô đã truyền tải đã giúp cho nhóm chúng em có thể hoàn thành tốt cho bàitiểu luận lần này Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có thêmcho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đâychắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vữngbước sau này

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Bố cục 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: CƠ SỠ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN 8

1.1 Khái quát chung về quan điểm của Triết học Mác - Leenin về nhận thức .8

1.1.1 Khái niệm, các giai đoạn, bản chất của nhận thức 8

1.1.1.1 Khái niệm 8

1.1.1.2 Các giai đoạn của nhận thức 8

1.1.1.3 Bản chất của nhận thức 9

1.1.2 Vai trò của nhận thức 12

1.2 Khái quát chung về thực tiễn 13

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thực tiễn 13

Khái niệm 13

Đặc điểm 13

1.2.2 Vai trò của thực tiễn 14

CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 16

2.1 Khái quát về quá trình tự học và vai trò của việc tự học đối với sinh viên .16

a/ khái quát quá trình tự học 16

Khái niệm 16

Đặc điểm của tự học 16

Các yếu tố ảnh hưởng quá trình tự học 17

Chủ quan 17

Khách quan 17

b/ vai trò của việc tự học đối với sinh viên 17

2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tự học đối với sinh viên hiện nay 18

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều lýthuyết và quan điểm của Triết học Mác-Lênin, trong đó có mối quan hệ biệnchứng giữa nhận thức và thực tiễn Đây là trung tâm trong triết học Mác-Lênin,không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ thế giới xung quanh mà còn hướng dẫn cáchtiếp cận và giải quyết vấn đề trong thực tế Thực tiễn là nguồn gốc của nhậnthức và là mục tiêu cuối cùng mà nhận thức hướng tới Quan điểm này đã đượcMác và Lênin khẳng định và giải thích chi tiết trong tác phẩm của họ Tuynhiên, việc hiểu và vận dụng đúng đắn quan điểm này vào thực tế không phảilúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là trong quá trình tự học của sinh viên hiện nay.Sinh viên là phần quan trọng của xã hội, sẽ tiếp quản và phát triển đất nướctrong tương lai Do đó, việc sinh viên hiểu rõ và vận dụng đúng quan điểm vềmối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn là vô cùng quan trọng Nókhông chỉ giúp sinh viên nắm bắt kiến thức chính xác mà còn giúp phát triển kỹnăng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng học tập

và tự học của mình Vì lý do trên, chúng tôi đã chọn "Lý luận của Triết học Mác– Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn và sự vận dụngquan điểm thực tiễn trong quá trình tự học của sinh viên hiện nay" làm đề tàinghiên cứu Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua việc nghiên cứu đề tài này,chúng tôi không chỉ nắm vững kiến thức mà còn đóng góp một phần nhỏ vào sựphát triển của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Đồng thời, việc nghiên cứu vàviết về chủ đề này cũng là một cơ hội để chúng tôi phát triển khả năng phân tích,suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đây không chỉ là một cơ hội đểchúng tôi mở rộng kiến thức và hiểu biết về triết học Mác-Lênin, mà còn là một

cơ hội để chúng tôi rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết cho sựnghiệp học thuật và nghiên cứu của mình Chúng tôi tin rằng, thông qua việcnghiên cứu và viết về chủ đề này, chúng tôi sẽ có thể đóng góp vào sự phát triển

Trang 6

của lý thuyết và thực tiễn, giúp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, và đồngthời, góp phần vào sự phát triển của xã hội Chúng tôi rất mong muốn được chia

sẻ kiến thức và kinh nghiệm thông qua quá trình nghiên cứu và học tập này vớicộng đồng học thuật và xã hội Chúng tôi tin rằng, với sự nỗ lực và quyết tâm,chúng tôi sẽ có thể đạt được mục tiêu và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục

và đào tạo ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là khám phá mối quan hệ giữa nhậnthức và thực tiễn theo triết học Mác - Lênin Chúng tôi sẽ tìm hiểu về vai trò củanhận thức trong quá trình tiếp nhận và tương tác với thực tiễn Chúng tôi cũng sẽnghiên cứu cách sinh viên áp dụng triết lý Mác - Lênin vào quá trình học tập của

họ Ngoài ra, chúng tôi sẽ tìm hiểu về các phương pháp và chiến lược mà triếthọc Mác - Lênin đề xuất để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn Cuối cùng,chúng tôi sẽ đề xuất một số nguyên tắc cơ bản về nhận thức và thực tiễn, nhằmxây dựng hướng dẫn chi tiết cho việc xử lý các vấn đề liên quan đến nhận thức

và thực tiễn trong xã hội chủ nghĩa

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu, tổng hợp, phân tích tài liệu, thông tin để từ đó đúc kết ra những nội dungquan trọng và đầy đủ nhất

Kết hợp quan điểm toàn diện, có tính thống nhất, chính xác với mô tả, phântích một cách có chọn lọc, khoa học để đưa ra những dẫn chứng khách quan,mang tính thực tiễn

4 Bố cục

+ Phần 1: Cơ sỡ lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn.+ Phần 2: Sự vận dụng quan điểm thực tiễn trong quá tình tự học của sinh viênhiện nay

Trang 7

dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhữngcái bị phản ánh tồn tại một cách độc lập với cái phản ánh”.

Trong hoạt động nhận thức của con người, giai đoạn cảm tính và lý tính

có quan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau Do đó, Lênin đã đưa ra nhânđịnh về quy luật hoạt động nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – Đó là con đường biệnchứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”

1.1.1.2 Các giai đoạn của nhận thức

Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như

sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhân thức thực tại khách quan” Do đó, có thể hiểu nhận thức bao gồm hai giai đoạn

đó là: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Thứ nhất, về nhận thức cảm tính.

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, nó gắn liền với thựctiễn và được phản ánh thông qua cảm giác và tri giác Con người sẽ sử dụng cácgiác quan của mình để tác động lên sự vật, hiện tượng nhằm nắm bắt được sựvật, hiện tượng đó Nhận thức cảm tính diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, trigiác và biểu tượng

Trang 8

+ Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất, được nảy sinh do sự tácđộng trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người Nó là nguồn gốccủa mọi sự hiểu biết và cũng là kết quả của sự chuyển hóa những thứ kích thích

từ bên ngoài thành ý thức

+ Tri giác là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động,

là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan củacon người Do đó có thể nói tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác

+ Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảmtính Khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiệnlại trong đầu Là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lýtính

Thứ hai, về nhận thức lý tính.

Đây là giai đoạn bắt nguồn từ trực quan sinh động, phản ảnh bản chất bêntrong sự vật Thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cáchgián tiếp, khái quát và đầy đủ hơn dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán vàsuy luận

+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh nhữngđặc tính bản chất của sự vật Đây cũng là kết quả của sự tổng hợp, khái quát biệnchứng những tài liệu thu nhận được trong thực tiễn

+ Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các kháiniệm với nhau để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật

+ Suy luận (hay còn gọi là suy lý) là hình thức tư duy trừu tượng liên kết

các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ratri thức mới

Theo trích dẫn của tác phẩm “Bút ký triết học”, Lênin đã từng viết:

Trang 9

“Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách “chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn

và sự giải quyết tnhững mâu thuẫn đó”.

Nhằm củng cố niềm tin cho nhận định của mình, triết học Mác – Lênin đãphát biểu:

“Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó”;

“Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh”.

Đúng thật là như vậy, nhận thức là một quá trình phức tạp, nảy sinh vàgiải quyết những mâu thuẫn chứ không phải là quá trình máy móc giản đơn, thụđộng và nhất thời Điều này thể hiện quan niệm duy vật về nhận thức, chống lạiquan niệm duy tâm về nhận thức Đồng thời, khẳng định nhận thức là quá trìnhphản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, là quá trình tạo thành tri thức

về thế giới khách quan trong bộ óc người

Thứ hai, nhận thức là một quá trình biện chứng có sự vận động và phát

triển

Đây được coi là điểm tiến bộ trong quan điểm nhận thức của chủ nghĩaduy vật biện chứng so với các quan điểm triết học khác Bởi lẽ, không phải cứnhận thức một lần trong đời là xong, mà chúng ta phải luôn luôn nhận thức bổsung và hoàn thiện để phát triển trong xã hội không ngừng biến động như hiệnnay

Theo câu nói của Mác và Ăng-ghen: “Trong lý luận nhận thức, cũng nhưtrong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng,nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và cá sẵn,

mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thếnào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn vàchính xác hơn như thế nào.”

Vậy quá trình nhận thức là mãi mãi trường tồn vô tận với thời gian, là quátrình giải quyết mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác Dẫn chứng trên là minhchứng tiêu biểu thể hiện tính vận động và phát triển của nhận thức Đồng thời,khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sángtạo Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ítđến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bảnchất sâu sắc hơn, là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn

Trang 10

Như thực tế hiện nay, các sinh viên muốn hiểu rõ hơn về bản chất của cáchiện tượng và quy luật khoa học thì đều phải học tập thông qua thực nghiệm.Việc học mỗi lý thuyết suông theo sách giáo khoa sẽ khiến các bạn gặp nhiềukhó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tế Chỉ khi trực tiếpquan sát và trải nghiệm các hiện tượng khoa học thì lúc đó sinh viên chúng tamới có cơ sở để đưa ra kết luận.

Thứ ba, nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách

thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người

Nếu đi vào phân tích, chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân conngười (với tư cách là thành viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụthể, một dân tộc cụ thể, là loài người nói chung Còn khách thể nhận thức đượchiểu là một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức phản ánh nó trong phạm

vi tác động của hoạt động nhận thức Trong đó, cả chủ thể cũng như khách thểnhận thức đều bị giới hạn và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử - xã hội.Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chủ thểnhận thức và khách thể nhận thức có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, ở đókhách thể đóng vai trò quyết định chủ thể Chính sự tác động của khách thể lênchủ thể đã tạo nên hình ảnh nhận thức về khách thể Song chủ thể phản ánhkhách thể như một quá trình sáng tạo, trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt đượcbản chất, quy luật của khách thể

Hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở của mối quan hệ giữachủ thể nhận thức và khách thể nhận thức Do đó, hoạt động thực tiễn cũng là cơ

sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Từ đóthấy được nhận thức chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cáchtích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử

cụ thể

Như trong chiến tranh thời xưa, con người thường tập trung vào việc bảo

vệ và gìn giữ dân tộc trước kẻ thù xâm lược Mọi suy nghĩ và hành động của conngười trong giai đoạn này đều hướng đến mục tiêu là giành chiến thắng và giànhlại độc lập, tự do cho đất nước Tuy nhiên, khi cách mạng thành công, nhiệm vụcủa dân tộc không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ chủ quyền đất nước mà còn phảiphát triển trên mọi lĩnh vực (từ kinh tế - chính trị đến đời sống xã hội) Nhậnthức được điều này, con người bắt đầu chuyển hướng sang phát triển đất nướcngày càng giàu mạnh, văn minh và hiện đại

Chính vì vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra khẳng định dựa trên

những nguyên tắc cơ bản:

Trang 11

“Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn vào trong bộ óc con người, nhưng không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động mà là một quá trình phản ánh mang tính tích cực năng động và sáng tạo.”

Nhờ có nhận thức, con người có thể thu thập thông tin từ môi trườngthông qua các giác quan và xử lý thông tin đó bằng những kinh nghiệm màcon người học được Vì vậy, ta có thể biết sự vật tồn tại như nào, vận động của

nó cũng như các mối quan hệ với nhau

Nhận thức là nền tảng cho sự giao tiếp và hợp tác giữa con người với conngười Nhìn nhận và hiểu được cảm xúc của nhau là tiền đề tạo nên các mốiquan hệ xã hội Từ đó, có thể giao tiếp một cách hiệu quả và phối hợp vớihành động để đạt được mục đích chung

Tăng khả năng sáng tạo và tưởng tượng để tạo ra những cái mới Nhờ đó

mà con người có thể phát minh ra những tác phẩm độc đáo có ích cho đời sốngsinh hoạt hằng ngày

1.2 Khái quát chung về thực tiễn

Trang 12

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thực tiễn

Khái niệm

Theo từng giai đoạn, thực tiễn được đề cập, nghiêm cứu và đánh giá khácnhau Theo Hy Lạp cổ, thực tiễn là “Practica”, là một phạm trù nền tảng, cơ bảncủa triết học Mac-Leenin

Theo chủ nghĩa duy tâm: hoạt động nhận thức, hoạt động ý thức, hoạtđộng tích cực tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn

Ngược lại, chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: “thực tiễn không phải là toàn

bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất”, “là những

hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người”, “là hoạt động có mục đíchnhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người với thế giới.”

Khác với hai quan điểm trên, do kế thừa và phát triển sáng tạo nhứng yếu

tố hợp lí của những quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó,C.Mác

và Ph.Ănghen đã đưa ra quan niệm đúng đắn về thực tiễn: “Thực tiễn là toàn bộnhững hoạt động vật chất-cảm tính, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằmcải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

Ví dụ : Như hoạt động gặt lúa của nông dân, họ sử dụng liềm, máy gặt đểthu hoạt; hoạt động lao động của công nhân ở các nhà máy tác động vào máymóc trên các loại vải, da,… để tạo ra sản phẩm như quân áo, giày, dép,… đểphục vụ đời sống con ngời…

Đặc điểm

Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người

Con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới, thõa mãnnhu cầu của mình, con người tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình Không

có hoạt động thực tiễn con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển được

Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử-xã hội

Thực tiễn luôn là hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người.Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó

Hoạt động thực tiễn ở mỗi thời đại là khác nhau, tùy thuộc tình hình đấtnước mà biểu hiện khác nhau

Thực tiễn có ba hình thức cơ bản : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động

chính trị-xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN