1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của triết học mác – lênin về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn và sự vận dụng quan Điểm thực tiễn trong quá trình tự học

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn và sự vận dụng quan điểm thực tiễn trong quá trình tự học của sinh viên hiện nay
Tác giả Cao Nhật Hải, Lê Hoàng An, Võ Trần Thành An, Nguyễn Đặng Mỹ Tiên, Phạm Vũ Mai Hân
Người hướng dẫn ThS. Chu Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNHỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023 - 2024 NHÓM 4 Tên đề tài: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VÀ S

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

NAY GVHD: ThS Chu Thị Hiền SVTH:

1.Cao Nhật Hải 231492042.Lê Hoàng An 231491683.Võ Trần Thành An 231491704.Phạm Vũ Mai Hân 231241865.Nguyễn Đặng Mỹ Tiên 23124234

Mã lớp học: LLCT150105_16LC

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023 - 2024

NHÓM 4 Tên đề tài: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN

CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

STT

CÔNG

Ghi chú:

Tỷ lệ % = 100%

Trưởng nhóm:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

kê số liệu để có kết quả tốt nhất dành cho sản phẩm tiểu luận lần này Đặc biệt, chúng

em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn- ThS Chu Thị Hiền đã dạy

dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tậpvừa qua Trong quá trình học tập bộ môn Triết học Mác- Lênin, cô đã giúp đỡ vàhướng dẫn tận tình cho chúng em về những kiến thức về môn học Cô đã giúp đỡchúng em có cái nhìn sâu rộng hơn về kiến thức của môn học cùng với những kiếnthức quý báu khác mà cô đã truyền tải đã giúp cho nhóm chúng em có thể hoànthành tốt cho bài tiểu luận lần này Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em

Trang 4

đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vữngbước sau này.

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, chúng ta đã được tiếp xúc với nhiều lýthuyết và quan điểm của Triết học Mác-Lênin, trong đó có mối quan hệ biện chứnggiữa nhận thức và thực tiễn Đây là một khái niệm trung tâm trong triết học Mác-Lênin, nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mà cònhướng dẫn chúng ta cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong thực tế Thực tiễn

là nguồn gốc của nhận thức và đồng thời là mục tiêu cuối cùng mà nhận thứchướng tới Quan điểm này đã được Mác và Lênin khẳng định và giải thích mộtcách chi tiết trong các tác phẩm của họ Tuy nhiên, việc hiểu và vận dụng đúng đắnquan điểm này vào thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là trong quátrình tự học của sinh viên hiện nay Sinh viên là một phần quan trọng của xã hội, lànhững người sẽ tiếp quản và phát triển đất nước trong tương lai Do đó, việc sinhviên hiểu rõ và vận dụng đúng đắn quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữanhận thức và thực tiễn là vô cùng quan trọng Nó không chỉ giúp sinh viên nắm bắtđược kiến thức một cách chính xác mà còn giúp họ phát triển kỹ năng tư duy, phântích và giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng học tập và công tác tự học củamình Vì những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn "Lý luận của Triết họcMác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn và sự vậndụng quan điểm thực tiễn trong quá trình tự học của sinh viên hiện nay" làm đề tàinghiên cứu Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúngtôi không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có thể đóng góp một phần nhỏ vào sựphát triển của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Đồng thời, việc nghiên cứu và viết

về chủ đề này cũng là một cơ hội để chúng tôi phát triển khả năng phân tích, suyluận và vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đây không chỉ là một cơ hội để chúng tôi

mở rộng kiến thức và hiểu biết về triết học Mác-Lênin, mà còn là một cơ hội đểchúng tôi rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp học thuật

và nghiên cứu của mình Chúng tôi tin rằng, thông qua việc nghiên cứu và viết vềchủ đề này, chúng tôi sẽ có thể đóng góp vào sự phát triển của lý thuyết và thựctiễn, giúp cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, và đồng thời, góp phần vào sựphát triển của xã hội Chúng tôi rất mong muốn được chia sẻ những kiến thức vàkinh nghiệm mà chúng tôi đã tích lũy được thông qua quá trình nghiên cứu và họctập này với cộng đồng học thuật và xã hội rộng lớn Chúng tôi tin tưởng rằng, với

sự nỗ lực và quyết tâm, chúng tôi sẽ có thể đạt được mục tiêu của mình và đónggóp vào sự phát triển của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là khám phá mối quan hệ biện chứnggiữa nhận thức và thực tiễn theo triết học Mác - Lênin Chúng tôi sẽ tìm hiểu vềvai trò của nhận thức trong quá trình tiếp nhận và tương tác với thực tiễn, và tácđộng của thực tiễn đối với quá trình hình thành nhận thức Chúng tôi cũng sẽnghiên cứu cách sinh viên áp dụng triết lý Mác - Lênin vào quá trình học tập của

họ, giúp họ hiểu sâu hơn về kiến thức và cách áp dụng chúng vào thực tế Ngoài

ra, chúng tôi sẽ tìm hiểu về các phương pháp và chiến lược mà triết học Mác Lênin đề xuất để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn, và cách áp dụngchúng vào quá trình tự học của sinh viên

-Cuối cùng, chúng tôi sẽ đề xuất một số nguyên tắc cơ bản về nhận thức vàthực tiễn, dựa trên các lý luận và quan điểm của Marx và Lenin, nhằm xây dựng hướng dẫn chi tiết cho việc xử lý các vấn đề liên quan đến nhận thức và thực tiễn trong xã hội chủ nghĩa

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phân tích lý luận, phân tích tài liệu, khảosát thực tế, phân tích số liệu, và đánh giá và so sánh

4 Bố cục

+ Phần 1: Cơ sỡ lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn.+ Phần 2: Sự vận dụng quan điểm thực tiễn trong quá tình tự học của sinh viênhiện nay

NỘI DUNG

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỠ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái quát chung về quan điểm của Triết học Mác - Leenin về nhận thức 1.1.1 Khái niệm, các giai đoạn, bản chất của nhận thức

1.1.1.1 Khái niệm

Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan một cách biện chứng, tíchcực, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn của con người Triết học Mác - Lênin chorằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người: “Tri giác và biểutượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó”; “Cảm giác của chúng ta, ý thức củachúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài; và dĩ nhiên là nếu không có cái bịphản ánh thì không thể có cái phản ánh, những cái bị phản ánh tồn tại một cách độc lậpvới cái phản ánh”

Trong hoạt động nhận thức của con người, giai đoạn cảm tính và lý tính cóquan hệ chặt chẽ và tác động tương hỗ lẫn nhau Do đó, Lênin đã đưa ra nhân định vềquy luật hoạt động nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – Đó là con đường biện chứng của sự nhận thứcchân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”

1.1.1.2 Các giai đoạn của nhận thức

Lênin đã khái quát con đường biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó

là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhân thức thực tại khách quan” Do đó, có thể hiểu nhận thức bao gồm hai giai đoạn đó là: nhận thức cảm tính

và nhận thức lý tính

Thứ nhất, về nhận thức cảm tính.

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, nó gắn liền với thực tiễn vàđược phản ánh thông qua cảm giác và tri giác Con người sẽ sử dụng các giác quan củamình để tác động lên sự vật, hiện tượng nhằm nắm bắt được sự vật, hiện tượng đó.Nhận thức cảm tính diễn ra dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.+ Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất, được nảy sinh do sự tác độngtrực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người Nó là nguồn gốc của mọi sựhiểu biết và cũng là kết quả của sự chuyển hóa những thứ kích thích từ bên ngoàithành ý thức

+ Tri giác là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động, là kết

quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người

Do đó có thể nói tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác

Trang 9

+ Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính.Khác với cảm giác và tri giác, biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện lại trongđầu Là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

Thứ hai, về nhận thức lý tính.

Đây là giai đoạn bắt nguồn từ trực quan sinh động, phản ảnh bản chất bên trong

sự vật Thông qua tư duy trừu tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp,khái quát và đầy đủ hơn dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán và suy luận.+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặctính bản chất của sự vật Đây cũng là kết quả của sự tổng hợp, khái quát biện chứngnhững tài liệu thu nhận được trong thực tiễn

+ Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệmvới nhau để khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật

+ Suy luận (hay còn gọi là suy lý) là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các

phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thứcmới

Theo trích dẫn của tác phẩm “Bút ký triết học”, Lênin đã từng viết:

“Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể Phản ánh của giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một cách

“chết cứng”, “trừu tượng”, không phải không vận động, không mâu thuẫn, mà là trong quá trình vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết tnhững mâu thuẫn đó”.

Nhằm củng cố niềm tin cho nhận định của mình, triết học Mác – Lênin đã phátbiểu:

“Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật đó”; “Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh”.

Trang 10

Đúng thật là như vậy, nhận thức là một quá trình phức tạp, nảy sinh và giảiquyết những mâu thuẫn chứ không phải là quá trình máy móc giản đơn, thụ động vànhất thời Điều này thể hiện quan niệm duy vật về nhận thức, chống lại quan niệm duytâm về nhận thức Đồng thời, khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh hiện thựckhách quan vào bộ óc người, là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quantrong bộ óc người.

Thứ hai, nhận thức là một quá trình biện chứng có sự vận động và phát triển.

Đây được coi là điểm tiến bộ trong quan điểm nhận thức của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng so với các quan điểm triết học khác Bởi lẽ, không phải cứ nhận thức mộtlần trong đời là xong, mà chúng ta phải luôn luôn nhận thức bổ sung và hoàn thiện đểphát triển trong xã hội không ngừng biến động như hiện nay

Theo câu nói của Mác và Ăng-ghen: “Trong lý luận nhận thức, cũng như trongtất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa làđừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và cá sẵn, mà phải phântích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết khôngđầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào.” Vậy quá trình nhận thức là mãi mãi trường tồn vô tận với thời gian, là quá trìnhgiải quyết mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác Dẫn chứng trên là minh chứng tiêu biểuthể hiện tính vận động và phát triển của nhận thức Đồng thời, khẳng định sự phản ánh

đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo Quá trình phản ánh ấydiễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng đếnbản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, là quá trình không ngừngnảy sinh và giải quyết mâu thuẫn

Như thực tế hiện nay, các sinh viên muốn hiểu rõ hơn về bản chất của các hiệntượng và quy luật khoa học thì đều phải học tập thông qua thực nghiệm Việc học mỗi

lý thuyết suông theo sách giáo khoa sẽ khiến các bạn gặp nhiều khó khăn trong việctiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tế Chỉ khi trực tiếp quan sát và trải nghiệmcác hiện tượng khoa học thì lúc đó sinh viên chúng ta mới có cơ sở để đưa ra kết luận

Thứ ba, nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể

thông qua hoạt động thực tiễn của con người

Nếu đi vào phân tích, chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người(với tư cách là thành viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dântộc cụ thể, là loài người nói chung Còn khách thể nhận thức được hiểu là một bộ phậnnào đó của hiện thực mà nhận thức phản ánh nó trong phạm vi tác động của hoạt độngnhận thức Trong đó, cả chủ thể cũng như khách thể nhận thức đều bị giới hạn và chịuảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử - xã hội

Trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chủ thể nhậnthức và khách thể nhận thức có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, ở đó khách thểđóng vai trò quyết định chủ thể Chính sự tác động của khách thể lên chủ thể đã tạonên hình ảnh nhận thức về khách thể Song chủ thể phản ánh khách thể như một quá

Trang 11

trình sáng tạo, trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt được bản chất, quy luật của kháchthể.

Hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thểnhận thức và khách thể nhận thức Do đó, hoạt động thực tiễn cũng là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý Từ đó thấy được nhậnthức chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động,sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể

Như trong chiến tranh thời xưa, con người thường tập trung vào việc bảo vệ vàgìn giữ dân tộc trước kẻ thù xâm lược Mọi suy nghĩ và hành động của con người tronggiai đoạn này đều hướng đến mục tiêu là giành chiến thắng và giành lại độc lập, tự docho đất nước Tuy nhiên, khi cách mạng thành công, nhiệm vụ của dân tộc không chỉdừng lại ở việc bảo vệ chủ quyền đất nước mà còn phải phát triển trên mọi lĩnh vực (từkinh tế - chính trị đến đời sống xã hội) Nhận thức được điều này, con người bắt đầuchuyển hướng sang phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh và hiện đại

Chính vì vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra khẳng định dựa trên

sự vật, sự việc

Nhận thức cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như những kinhnghiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày Giúp con người hiểu được các nguyên

lý, định nghĩa và khái niệm trong thế giới quan của mình Nhằm phát triển khả năng

tư duy logic và phân tích từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết cho mọi vấn đềgặp phải

Nhờ có nhận thức, con người có thể thu thập thông tin từ môi trườngthông qua các giác quan và xử lý thông tin đó bằng những kinh nghiệm màcon người học được Vì vậy, ta có thể biết sự vật tồn tại như nào, vận động của

nó cũng như các mối quan hệ với nhau

Nhận thức là nền tảng cho sự giao tiếp và hợp tác giữa con người với con

Trang 12

người Nhìn nhận và hiểu được cảm xúc của nhau là tiền đề tạo nên các mốiquan hệ xã hội Từ đó, có thể giao tiếp một cách hiệu quả và phối hợp vớihành động để đạt được mục đích chung.

Tăng khả năng sáng tạo và tưởng tượng để tạo ra những cái mới Nhờ đó

mà con người có thể phát minh ra những tác phẩm độc đáo có ích cho đời sốngsinh hoạt hằng ngày

1 2 Khái quát chung về thực tiễn

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thực tiễn

Khái niệm

Theo từng giai đoạn, thực tiễn được đề cập, nghiêm cứu và đánh giá khác nhau.Theo Hy Lạp cổ, thực tiễn là “Practica”, là một phạm trù nền tảng, cơ bản của triết họcMac-Leenin

Theo chủ nghĩa duy tâm: hoạt động nhận thức, hoạt động ý thức, hoạt động tíchcực tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn

Ngược lại, chủ nghĩa duy vật lại cho rằng: “thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất”, “là những hoạt động

mang tính lịch sử - xã hội của con người”, “là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tựnhiên và xã hội phục vụ con người với thế giới.”

Khác với hai quan điểm trên, do kế thừa và phát triển sáng tạo nhứng yếu tốhợp lí của những quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó,C.Mác vàPh.Ănghen đã đưa ra quan niệm đúng đắn về thực tiễn: “Thực tiễn là toàn bộ nhữnghoạt động vật chất-cảm tính, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tựnhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

Ví dụ : Như hoạt động gặt lúa của nông dân, họ sử dụng liềm, máy gặt để thuhoạt; hoạt động lao động của công nhân ở các nhà máy tác động vào máy móc trên cácloại vải, da,… để tạo ra sản phẩm như quân áo, giày, dép,… để phục vụ đời sống conngời…

Đặc điểm

Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người

Con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới, thõa mãn nhucầu của mình, con người tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình Không có hoạtđộng thực tiễn con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển được

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN