Vật chất và tính khách quan của vật chất Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người.. Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
– BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN –
HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC–LÊNIN
Hạn nộp: 21/11/2023
Đề tài tiểu luận: Quan điểm của Triết học Mác–Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vận dụng việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức
trong quá trình phát triển của sinh viên y khoa
Nhóm: Nhóm 8 – YVĐ2023 Bài làm gồm: 19 trang
Võ Quốc Đạt 2351010088 YVĐ2023
Phan Lê Dung 2351010097 YVĐ2023
Lê Nguyễn Nhã Thi 2351010496 YVĐ2023
Nguyễn Tú Anh Thư 2351010515 YVĐ2023
Nguyễn Huỳnh Nhã Trang 2351010574 YVĐ2023
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 2MỤC LỤC
-oOo -PHẦN MỞ ĐẦU 2
Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC–LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 3
1.1 Giải thích vật chất và ý thức 3
1.1.1 Vật chất và tính khách quan của vật chất 3
1.1.2 Ý thức và tính chủ quan của ý thức 3
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình 4
1.2.1 Chủ nghĩa duy tâm 4
1.2.2 Chủ nghĩa duy vật siêu hình 5
1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng 6
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức 6
1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác dụng trở lại vật chất 9
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 11
Chương 2 VẬN DỤNG VIỆC PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN CỦA Ý THỨC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SINH VIÊN Y KHOA 13
PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có thể được nói là vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học Khi nghiên cứu xung quanh hai vấn đề trên, nó tạo
ra một nguồn mâu thuẫn đối lập giữa hai trường phái đối lập nhau, một bên là chủ nghĩa quan duy vật, lấy vật chất làm gốc; một bên là chủ nghĩa quan duy tâm, lấy ý thức là gốc Hai trường phái này đấu tranh, đối lập nhau, từ đó giúp cho kiến thức của nhân loại được cô đọng, có nhiều góc nhìn đa chiều đa diện
về mọi mặt, tạo nên một kho báu kiến thức về thế giới quan cho nhân loại Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp ta xác định và nhìn nhận thế giới theo một góc nhìn đúng đắn và khoa học, khách quan và sâu sắc trên cơ sở triết học Mác-Lênin Từ đó, ta có thể vận dụng kiến thức đã học vào quá trình học tập nghiên cứu và đời sống thường ngày để phát triển bản thân, đặc biệt là đối với sinh viên Y khoa trong thời đại ngày càng tiến bộ như hiện nay
2 Nhiệm vụ nghiên cứu và cơ sở lý luận
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích hai khái niệm: vật chất và ý thức, từ đó phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật để đưa ra ý nghĩa phương pháp luận
Vận dụng tính năng động chủ quan của ý thức vào quá trình phát triển của sinh viên Y khoa
Cơ sở lý luận
Bài tiểu luận được soạn dựa trên nền tảng của triết học Mác-Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kết hợp một số tài liệu tham khảo
Trang 4Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC–LÊNIN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1 GIẢI THÍCH VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1.1 Vật chất và tính khách quan của vật chất
Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác Ta thường cho rằng vật chất là xe cộ, nhà cửa, nhưng thật ra chưa đủ Bất cứ thứ gì có tính khách quan, nghĩa là tồn tại độc lập với ý thức con người, thì đó là vật chất
Lấy ví dụ như khi ta nhìn thấy một cái cây, ta không thể dùng ý thức để
ép buộc nó biến mất thì cái cây đó chính là vật chất Hoặc như sự thật hiển nhiên rằng nước luôn sôi ở 100 C, ta không thể dùng ý thức để ép nó sôi ởo
100o
C Chung quy lại vật chất là vật thể, tri thức, quy luật hay bất cứ thứ gì có tính khách quan, tức không phụ thuộc, chịu sự chi phối của ý thức con người 1.1.2 Ý thức và tính chủ quan của ý thức
Tính chủ quan là một khái niệm triết học trung tâm, liên quan đến ý thức, tác nhân, nhân vị, thực tế, và sự thật, được nhiều nguồn khác nhau xác định Nói cách khác dễ hiểu hơn, nó là những thứ không có tính khách quan, nghĩa là có thể điều khiển được bởi cách nghĩ, nhận thức và suy đoán từ não bộ của con người
Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên
cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan Cái phản ánh chính là
ý thức con người còn cái được phản ánh chính là vật chất Trong đó ý thức là hình ảnh, không phải vật chất Ví dụ, góc nhìn mỗi người là khác nhau nên cách đánh giá của họ cũng khác nhau, có thể trong mắt một người nào đó thì người này không đẹp, nhưng người này chưa chắc là không đẹp
Trang 5Sự vật được di chuyển vào trong não bộ và được cải biến trong đó Mức
độ cải biến sẽ tùy thuộc vào ý thức của mỗi chủ thể Ta đặt một trường hợp cụ thể rằng một người A có ngoại hình không ưa nhìn, nhưng có một trái tim bác
ái và trí tuệ phi thường Có người chỉ dựa vào ngoại hình để đánh giá sẽ miệt thị, khinh thường A, ngược lại, có người biết nhìn vào giá trị tâm hồn sẽ tôn trọng và công nhận tài năng của A Tất nhiên trên thực tế không chỉ tồn tại hai loại thái độ ấy, nhưng ta chỉ xét cặp phản ứng trái ngược vừa rồi để chứng tỏ cách mỗi người hành động tùy thuộc vào góc nhìn cá nhân
Ý thức còn phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan Nghĩa là không phải vật chất như thế nào thì sẽ được phản ánh vào trong bộ não chúng ta tương tự Ví dụ giữa hai bạn, một bạn là người mình thích và người mình không thích, về mặt khách quan hai bạn này đều đánh đàn hay như nhau, nhưng về mặt chủ quan, chính chúng ta lại cảm thấy người mình thích đánh hay hơn
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH
1.2.1 Chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là ý thức, trong đó cái
ý thức là thứ tồn tại trước hết, vật chất chỉ là thứ hai và ý thức quyết định vật chất
Chủ nghĩa quan duy tâm lấy ý thức, tinh thần của con người làm gốc, từ
đó tin tưởng vào lực lượng thần bí siêu nhiên Theo đó, ý thức là cái tồn tại duy nhất, từ đó sinh ra tất cả, kể cả vật chất Thế giới vật chất chỉ là bản sao do tinh thần tạo ra Chủ nghĩa duy tâm là cơ sở của tôn giáo và tín ngưỡng – khi chủ nghĩa duy tâm ăn quá sâu vào tiềm thức, con người sẽ hình thành mê tín dị đoan hay còn gọi là chủ nghĩa ngu dân Người theo chủ nghĩa duy tâm thường phủ nhận tính khách quan, cường độ vai trò của nhân tố chủ quan, từ đó họ hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan
Trang 6Trong lịch sử, có hai loại chủ nghĩa duy tâm: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận
sự tồn tại khách quan của thực tại, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại dựa theo ý thức của con người Ví dụ như “thuyết nhật tâm” của Galileo và Copernicus dựa trên hiện thực khách quan, nhưng bị “thuyết địa tâm” của đức tin mù quáng bác bỏ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng hiện thực không phụ thuộc vào ý thức, suy nghĩ riêng của con người mà là một tồn tại độc lập
và có tính khách quan Xưa kia cổ nhân đã có câu “sống chết có số, phú quý tại thiên” Cụ thể hơn, các yếu tố như sống, chết, giàu sang thuộc về vật chất, còn mệnh và trời là những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình được cho là có thể định đoạt mọi thứ Ở đây câu nói ấy cho rằng số phận của con người tồn tại
và thuộc về họ là nhờ những phạm trù ý thức của các lực lượng bên ngoài con người, nghĩa là ý thức của con người không thể định đoạt được vật chất khách quan
1.2.2 Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Phương pháp siêu hình đánh giá sự vật, hiện tượng trong thế giới quan Đây là phương pháp xem xét những sự vật, hiện tượng trong trạng thái đứng yên, không có sự chuyển động và tách rời nhau Các sự vật tồn tại độc lập, không liên hệ với nhau Khi đó, các sự vật không có biến đổi, thay đổi, vận động hay phát triển Các yếu tố từ bên trong không được nhìn nhận, theo dõi Cho nên bản thân sự vật, hiện tượng không có khả năng để thực hiện các biến đổi Ví dụ khi ta xét đến một quả táo, ta chỉ cần biết trái táo màu đỏ, giòn, có vị ngọt mà không cần xem xét xem cây táo đỏ có từ đâu, sau này dùng làm gì, mà chỉ quan tâm đến tính chất, cái hiện tại của trái táo đó mà thôi
Phương pháp này để ta đánh giá các sự vật, hiện tượng một cách riêng biệt và không ràng buộc hay tác động lẫn nhau, cũng như giữa chúng không có một mối liên quan nào với nhau Khi đánh giá thế giới quan, cần dựa trên phương pháp luận siêu hình để thấy được tác động từ bên ngoài, dẫn đến biến đổi thành các sự vật, hiện tượng mới Khi đó, sự vật hiện tượng cũ sẽ mất đi
Trang 71.3 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một trong những phương thức nghiên cứu hiện thực phức tạp và phong phú nhất, đã đóng góp quan trọng vào việc hiểu về sự phát triển của thế giới và xã hội Nó là một lý thuyết quan trọng của triết học Mác–Lênin, giúp chúng ta nhìn nhận và phân tích thế giới xung quanh một cách sâu sắc và toàn diện C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới được ra đời đã mang vai trò quan trọng và giúp khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình Chủ nghĩa duy vật biện chứng là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật
Khái niệm cơ bản nhất, khái quát nhất dành cho chủ nghĩa duy vật coi sự biến đổi và phát triển là quy luật tự nhiên và khẳng định rằng mọi hiện tượng đều xuất phát từ sự tương khắc, tương tác của các yếu tố đối lập Nó xem xét sự phát triển của mọi vật thể, từ hạt nhỏ đến các xã hội lớn, và tập trung vào mối quan hệ giữa các yếu tố đối lập trong quá trình phát triển này Mối quan hệ ấy bao gồm những quy tắc cơ bản thứ yếu: nguyên tắc và nguồn gốc bản chất, mâu thuẫn căn bản và vai trò của ý thức hệ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là triết học, mà còn là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới quan khoa học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tồn tại và biến động
Triết học Mác–Lênin không cô lập duy vật và duy tâm mà thực hiện sự thống nhất giữa chúng Ý thức được coi là tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não người, và nhiệm vụ của bộ não đó là phản ánh giới tự nhiên Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, khẳng định rằng ý thức (tinh thần) là nguồn gốc và bản chất của thế giới Trong khi chủ nghĩa duy vật coi vật chất là yếu tố quyết định, chủ nghĩa duy tâm nhấn mạnh vai trò ảnh hưởng lớn của ý thức đối với thế giới xung quanh Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
Trang 8nghĩa duy tâm không chỉ ở mức nguồn gốc mà còn ở mức bản chất Trong khi duy vật nhìn nhận thế giới dựa trên quy luật vật chất, duy tâm đặt trí tuệ và ý thức ở trung tâm, tạo nên mâu thuẫn căn bản
Vậy nên, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác–Lênin không chỉ giữ vai trò giải thích mà còn là công cụ cải tạo thế giới Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, lý luận và thực tiễn tạo ra sự sáng tạo đặc biệt, mang lại cho con người góc nhìn mới mẻ hơn, khái quát, bao hàm hơn về sự vật, hiện tượng, sự vận động của chúng trong cuộc sống Ví dụ về chủ nghĩa duy vật biện chứng có thể được thấy rõ trong sự phát triển của công nghệ Một sự mâu thuẫn đối lập giữa nhu cầu ngày càng tăng và nguồn lực hạn chế đã tạo ra sự đối đầu và mâu thuẫn trong xã hội Tuy nhiên, chính những mâu thuẫn này đã thúc đẩy sự nghiên cứu và phát triển công nghệ để giải quyết vấn đề Kết quả, chúng ta có những đột phá công nghệ, như internet và trí tuệ nhân tạo, tạo ra một thế giới kết nối và tiện ích hơn
Triết học Mác–Lênin nhìn nhận lịch sử như một cuộc cách mạng, là sự phản ánh của mâu thuẫn xã hội và làm thế nào mâu thuẫn đó được giải quyết
Nó khẳng định sự thống nhất giữa triết học và thực tiễn, làm nền tảng cho sự đổi mới và tiến bộ Xã hội loài người phát triển theo học thuyết tiến hóa của Dacuyn, từ loài vượn cổ đến loài người tối cổ, từ nguồn gốc săn bắt hái lượm đến hình thành công cụ sản xuất, tạo ra tầng lớp, vượt trội so với các loài Vật chất quyết định ý thức, dần hình thành những tư tưởng, khái niệm, thế giới quan rõ rệt nhưng để dẫn dắt con người đi đến sự khai sáng rộng mở hơn chỉ có thể là triết học Mác–Lênin không tìm kiếm sự đồng nhất tuyệt đối giữa duy vật
và duy tâm mà thay vào đó là sự hòa quyện của chúng Điều này tạo ra một triết học mạnh mẽ, không chỉ làm sáng tỏ thế giới xung quanh chúng ta mà còn làm nền tảng cho sự thay đổi tích cực và tiến bộ xã hội Sự đối lập căn bản giữa chất và ý thức, giữa duy vật và duy tâm, được hòa quyện để tạo ra một lập trường phong phú và sáng tạo Đó chính là sức mạnh của triết học Mác–Lênin
C Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi trong
Trang 9đó” Theo quan điểm của Mác–Lênin, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Hình ảnh của sự phản ánh mang tính tích cực, sáng tạo, có mục đích Sự phản ánh tích cực đó chính là dựa vào các sự vật, hiện tượng có sẵn trong tự nhiên, con người nhìn nhận và đưa vào não, sau đó sắp xếp, liên kết các thông tin và sáng tạo các sự vật hiện tượng không có sẵn trong hiện thực Đây là một chức năng mà chỉ con người mới có được
Một ví dụ mà chúng ta có thể thấy đó chính là chuột Mickey Trong giai đoạn tìm kiếm ý tưởng nhân vật hoạt hình mới, Walt Disney đã nhờ đồng nghiệp vẽ rất nhiều động vật như chó mèo nhưng không có một con vật nào làm vừa ý ông cả Trong lúc làm việc, ông bắt gặp được một chú chuột gần bàn
vẽ của mình, dù bản thân mình là người sợ chuột nhưng dần dần ông cũng làm bạn với nó và lấy hình ảnh chú chuột ấy thành ý tưởng cho nhân vật hoạt hình mới mà ông đặt tên là Mickey Mouse Phim hoạt hình được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích và là hình ảnh rất đặc trưng khi ta nghĩ đến hãng phim của Disney Ta
có thể thấy, đây là một ví dụ của việc sử dụng chất liệu ngoài thực tế, chính là con chuột, sau đó biến tấu thành một ý tưởng mới mẻ, đó chính là một nhân vật hoạt hình
Tuy nhiên, con người chỉ là tìm ra các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, không thể phát minh ra những gì chưa từng có trong tự nhiên Con người có thể tìm ra định luật, công thức mới nhưng những điều đó đều dựa trên tự nhiên, không thể phát kiến ra một thứ hoàn toàn mới Một người dù có một trí tưởng tượng phong phú, giàu có đi chăng nữa thì họ vẫn không thể thoát ra khỏi đời sống vật chất Chẳng hạn như chúng ta không thể tưởng tượng ra một màu sắc mới vì não chúng ta không thể nhìn thấy những màu nằm ngoài giới hạn của
nó Chính vì vậy, toàn bộ nội dung của ý thức đều là do điều kiện của vật chất quyết định
Mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức luôn gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất: Khi điều kiện vật chất thay đổi thì ý thức của con người cũng
sẽ thay đổi theo Vật chất luôn vận động và biến đổi cho nên con người sẽ càng
Trang 10phát triển về nhiều mặt, thì dĩ nhiên quan điểm về thế giới cũng sẽ thay đổi theo
Ngày xưa người ta có quan niệm “ăn no mặc ấm”, tức con người chỉ cần những nhu cầu cơ bản, điều kiện tối thiểu để duy trì cuộc sống Họ chỉ cần ăn
đủ no và có quần áo ấm áp là đủ, không cần biết thức ăn ngon hay dở, đồ đẹp hay xấu Nhưng sau này, khi con người có điều kiện dư dả hơn thì có câu “ăn ngon mặc đẹp” Con người muốn thưởng thức những món ngon và mặc đồ sang hơn để đáp ứng nhu cầu tinh thần của mình Bây giờ, nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” không chỉ dừng ở đó, mà nó được nâng cao hơn thành “ăn sạch, mặc xanh” – đó chính là xu hướng tiêu dùng bền vững, thể hiện trách nhiệm của con người với sức khỏe cá nhân và môi trường
1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác dụng trở lại vật chất
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất Điều này được thể hiện qua bốn mặt Thứ nhất, ý thức có tính độc lập tương đối Ý thức chính là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người Kết thúc quá trình phản ánh hiện thực, ý thức được sinh ra có “đời sống” riêng, sự vận động, phát triển riêng mà không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất Giống như những phong tục tập quán từ thời xưa như: cúng kiếng người đã mất, gói bánh chưng, dùng trầu cau trong lễ rước dâu, vẫn được người ta thực hiện trong thời hiện đại chứ không phải vì thời thế thay đổi mà những phong tục đó cũng thay đổi theo Bên cạnh đó, ý thức song hành với hiện thực, và thông thường ý thức thay đổi chậm hơn so với vật chất vì ý thức bao giờ cũng chỉ là phản ánh của vật chất Lấy ví dụ như ở con người, sự vật, thực tại khách quan ở bên ngoài tác động vào các giác quan của chúng ta, từ đó truyền tín hiệu về bộ não – trung ương thần kinh Tại đây, các thông tin được thu thập, xử lý, khái quát để hình thành nên ý thức và sau đó mới phản ứng lại với môi trường
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với thế giới vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Ngược lại, nếu không thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức vẫn sẽ chỉ mãi là ý thức, không thể tạo ra sự ảnh hưởng lên thế giới vật chất Nếu bạn muốn có điểm cao, bạn phải chăm chỉ, học tập sáng tạo,