1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của triết học mác lê nin về mối quan hệ của giai cấp dân tộc nhân loại và sự vận dụng trong quá trình toàn cầu hóa ở việt nam hiện nay

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Mối Quan Hệ Của Giai Cấp-Dân Tộc-Nhân Loại Và Sự Vận Dụng Trong Quá Trình Toàn Cầu Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Tôn Hoàng Cầm, Xín Lợi Huy, Võ Chí Trung, Vũ Anh Quốc, Nguyễn Phước Tài
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Lan
Trường học Trường Đh Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hcm
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trongviệc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề n

Trang 1

This Photo by Unknown Author is

licensed under CC BY-NC-ND

This Photo by Unknown Author is licensed under CC BY-NC-ND

GVHD: TS PHẠM THỊ LAN SVTH:

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1 năm 2024

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm số 7Tên đề tài: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN VỀ MỐI QUAN

HỆ CỦA GIAI CẤP-DÂN TỘC-NHÂN LOẠI VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONGQUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

VIÊN

TỶ LỆ % HOÀNTHÀNH

Trang 3

Trang 4

Ngày tháng năm 2024

Điểm của giảng viên

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI 1.1 Quan hệ giai cấp - dân tộc 5 1.2 Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại 7 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Vai trò của mối quan hệ của giai cấp-dân tộc-nhân loại trong quá trình toàn

cầu hóa ở Việt Nam hiện nay 11

2.2 Thành tựu của sự vận dụng mối quan hệ của giai cấp-dân tộc-nhân loại

trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay 14

2.3 Giải pháp phát huy mối quan hệ của giai cấp-dân tộc-nhân loại trong quá

trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay 16 KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội(chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng ) hoặc diễn ra trêncùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau Chủ thể chínhcủa hội nhập quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán,

ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia Hội nhập quốc tế làmột xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Hộinhập quốc tế đem tới cho các quốc gia không chỉ những lợi ích về mọi mặt, màcòn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi Song, con đường phát triểnkhông thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hộinhập quốc tế

Việt nam gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùngvới việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế qua, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan vàcác chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thịtrường thế giới Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể Kim ngạch xuấtnhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm Khi xuất khẩu tăngkéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn Như vậy sẽ có tác độngtốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài,viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là

cơ hội để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽmang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có củanước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưuđãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tưnước ngoài Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sửdụng vốn có hiệu quả

Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chínhcủa Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ

1

Trang 7

năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trongviệc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của ViệtNam: trong những năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại songphương và đa phương các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam trước đây đượcgiải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương Điều

đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho cácchương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thukhoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý Việt Nam gia nhập kinh tếquốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất

kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH Qua đó mà các kỹ thuật và công nghệmới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn

kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kỹ thuật công nghệ quốc gia.Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo vàbồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản

lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môitrường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lýngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nướcĐông Âu Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với cácnước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giớinhư: ASEAN, WTO, APEC…

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước tađược khai thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đốingoại của Đảng đã xác định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy củacác nước trong cộng đồng quốc tế” Thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động,

sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuấtkhẩu, đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệmới và các sáng chế mà nước ta chưa có Điều này cho thấy Việt Nam tham gia

2

Trang 8

hội nhập quốc tế không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăngnăng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích luỹ vốn đầu tư phát triển kinh tế

- xã hội, tạo đều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại

Vậy làm thế nào để để áp dụng và phát huy mối quan hệ của giai cấp-dântộc- nhân loại trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay ? Và tầm quantrong của nó đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là như thế nào ?

Đó là lý do chúng em chọn đề tài này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích là nhằm làm rõ vai trò và đề ra giải pháp, chiến lược để phát huyviệc vận dụng mối quan hệ của giai cấp - dân tộc - nhân loại trong quá trìnhtoàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Từ những kiến thức và những

thông tin được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các bài viết, bàibáo và trên mạng internet, nhóm tác giả chúng tôi đã sử dụng đó như là mộtnguồn tài nguyên thông tin phong phú và có chiều sâu cho bài tiểu luận này.Đầu tiên, nhóm tác giả chúng tôi đã thu thập các tài liệu và lý thuyết liên quanđến chủ đề nghiên cứu của mình Và rồi bắt đầu phân tích những lý thuyết,những cái đã có sẵn; xác định các yếu tố chính, mối quan hệ và các đặc điểmquan trọng Tiếp theo, chúng tôi bắt đầu tổng hợp các kết quả phân tích từ các lýthuyết khác nhau để tạo ra một khung lý thuyết mới hoặc là mở rộng khung lýthuyết hiện có Đồng thời, còn tìm ra các mối liên hệ, sự tương đồng hoặc khácbiệt giữa các lý thuyết và đưa ra những nhận định, ý kiến hoặc giả thuyết mởrộng

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết góp phần quan trọng cho bàitiểu luận của chúng tôi Phương pháp đã cho nhóm tác giả chúng tôi có cái nhìntổng quan và sâu sắc hơn về các lý thuyết đã có sẵn trong lĩnh vực nghiên cứucủa mình Cũng như có thể đánh giá và so sánh các lý thuyết khác nhau, xácđịnh những điểm khác và giống, ưu và nhược Từ đó, có thể đề xuất các ý kiếnmới hoặc giả thuyết mở rộng Ngoài ra, phương pháp này cũng đã cung cấp cho

3

Trang 9

nhóm tác giả tôi cơ sở lý thuyết vững chắc để xây dựng lập luận và đưa ra cácnhận định trong bài tiểu luận của mình Nó giúp tôi hiểu rõ hơn về các kháiniệm và quan hệ giữa các lý thuyết, từ đó đưa ra các kết luận và khẳng địnhmạnh mẽ hơn trong nghiên cứu của chính mình.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Từ những tài liệu và

thông tin mà nhóm tác giả chúng tôi thu thập, tất cả đều được sắp xếp, phân loại

và nhóm các ý kiến, thông tin hoặc dữ liệu vào các hạng mục, danh mục hoặc hệthống có cấu trúc Điều này giúp bài nghiên cứu có thể tổ chức, hiểu và xử lýthông tin một cách dễ dàng, có hệ thống và đồng bộ Đầu tiên nhóm chúng tôi

đã tìm hiểu và phân loại ra từng nội dung và thông tin bằng các danh mục lớndựa trên các yếu tố khác nhau như: điểm giống và khác, điểm ưu và nhược, mốcthời gian và tính logic, xâu chuỗi của thông tin, dữ liệu Từ các danh mục lớn

ấy, chúng tôi bắt đầu khai triển những mục nhỏ hơn và cụ thể hơn nằm trongtừng danh mục lớn Từ đó, chúng tôi đã tạo nên một hệ thống danh mục phânloại rõ ràng và rành mạch, vừa phân biệt vừa thống nhất giúp độc giả dễ dàngphân tích, xử lý và hệ thống thông tin một cách logic

Đây là phương pháp đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên bài tiểu luậnnày Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đã giúp nhóm tác giảchúng tôi tổ chức và phân loại các ý kiến, thông tin và dữ liệu một cách có cấutrúc và logic Điều này làm cho công trình nghiên cứu trở nên rõ ràng, dễ hiểu,thuyết phục và sâu sắc hơn Hơn nữa, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lýthuyết cũng giúp chúng tôi tìm ra các mối quan hệ, xu hướng và ý nghĩa sâu sắc

từ các thông tin và dữ liệu mà ta thu thập được, từ đó giúp cho bài tiểu luận trởnên chất lượng và cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề mà chúng tôi đangnghiên cứu

4

Trang 10

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI 1.1 Quan hệ giai cấp - dân tộc

Dân tộc và giai cấp là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, cóvai trò lịch sử khác nhau đối với sự phát triển của xã hội Trong lịch sử nhânloại, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm Khi giai cấp mất đi, dân tộc vẫncòn tồn tại lâu dài Trong một dân tộc có nhiều giai cấp và ngược lại một giaicấp có thể tồn tại trong nhiều dân tộc

* Giai cấp quyết định dân tộc.

Sự phát triển của phương thức sản xuất xã hội là nguyên nhân xét đến cùngquyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức cộng đồng người tronglịch sử Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là động lực mạnh mẽ nhất củaquá trình thay thế hình thức cộng đồng bộ tộc bằng hình thức cộng đồng dântộc Trong quá trình đó, giai cấp tư sản đã đóng vai trò chính của việc thúc đẩy

sự hình thành dân tộc tư sản

Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất của dân

tộc Trong một thời đại lịch sử, mỗi dân tộc đều do một giai cấp làm đại diện.

Giai cấp đó quy định tính chất dân tộc Giai cấp thống trị trong xã hội cũng làgiai cấp thống trị đối với dân tộc Những giai cấp đang lên trong lịch sử, đạibiểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội cũng là giai cấp đại biểucho lợi ích chân chỉnh của dân tộc Giai cấp đó có khả năng nắm ngọn cờ dântộc để tập hợp đông đảo các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong dân tộc đấutranh chống giai cấp thống trị phản động, hoặc chống ách áp bức của các dântộc khác

Khi giai cấp thống trị đã trở thành lỗi thời, phản động, lợi ích giai cấp của

nó mâu thuẫn gay gắt với lợi ích dân tộc, chúng sẵn sàng từ bỏ lợi ích dân tộc

để bảo vệ lợi ích giai cấp Lúc ấy, giai cấp thống trị bóc lột trở thành lực lượngkìm hãm sự phát triển của xã hội và của dân tộc Yêu cầu tất yếu phải làm cáchmạng xã hội lật đổ giai cấp thống trị, phản động để giải phóng giai cấp và giảiphóng dân tộc

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, ở các nước Châu Âu từ thế kỷ thứ XV,XVI giai cấp tư sản là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới(phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa), bởi vậy nó là giai cấp tiến bộ và cáchmạng Lợi ích của giai cấp tư sản lúc đó có sự phù hợp với lợi ích của các giaicấp có lợi ích gắn liền với việc thủ tiêu chế độ phong kiến Giai cấp tư sản đãtrở thành giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng tư sản, thủ tiêu chế độ phong

5

Trang 11

kiến và đưa tới sự hình thành các quốc gia, dân tộc tư sản Khi giai cấp tư sảntrở thành lực lượng thống trị xã hội đã duy trì quan hệ áp bức dân tộc và trở nênđối lập với lợi ích dân tộc Để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận, giai cấp tư sản đãtiến hành xâm lược các dân tộc khác Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mâuthuẫn và bất bình đẳng dân tộc sâu sắc; đồng thời, là cội nguồn chủ yếu của ápbức dân tộc Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản của áp bức dân tộc Vìvậy, đánh đổ giai cấp tư sản không những chỉ là vì lợi ích giai cấp vô sản vànhân dân lao động mà còn vì lợi ích của dân tộc Chính vì vậy chủ nghĩa Máckhẳng định, muốn xoá bỏ triệt để ách áp bức dân tộc thì phải xoá bỏ nguồn gốccủa nó là chế độ người bóc lột người Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề

* Vấn đề dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giai cấp.

Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, dân tộc có vai trò quan trọng đối với vấn đềgiai cấp Sự hình thành dân tộc mở ra những điều kiện thuận lợi hơn cho cuộcđấu tranh giai cấp Sự hình thành các dân tộc tư sản đã mở ra một không gianrộng lớn cho sự phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp Nhưng giai cấp tưsản càng phát triển thì kèm theo với nó là sự lớn mạnh của giai cấp vô sản Giaicấp vô sản đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi do dân tộc mang lại đểtập hợp lực lượng đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giải phóngdân tộc và giải phóng giai cấp Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, trong cuộc đấutranh của mình, giai cấp vô sản “Trước hết phải thanh toán xong giai cấp tư sảnnước mình đã” và “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chínhquyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dântộc…”

Đấu tranh giải phóng dân tộc là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh giải phóng giai cấp Thực tiễn lịch sử khẳng định, trong điều kiện chưa có độc lập dân tộc

thì giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành “giai cấp dântộc” phải đi đầu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, phải thực hiệntrước tiền nhiệm vụ khôi phục độc lập dân tộc

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cóvai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và nhândân lao động V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu kêu gọi giai cấp vô sản tất cả các nước

và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại để chống lại chủ nghĩa tư bản Đồng thời

6

Trang 12

đánh giá đúng đắn vai trò có ý nghĩa thời đại của cách mạng giải phóng dân tộc,chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong năm ngọn cờ dân tộc đểlãnh đạo quần chúng làm cách mạng V.I.Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ của của giaicấp công nhân các nước tư bản, đế quốc là phải ra sức ủng hộ phong trào cáchmạng giải phóng dân tộc Muốn đưa phong trào cách mạng tiến lên, giai cấpcông nhân mỗi nước và chính đảng của nó phải tự mình chứng tỏ là người đạibiểu chân chỉnh của dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi ích dântộc; đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, cáchmạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc như

“đôi cách của một con chim” Người đã chỉ rõ một chân lý là, ở các nước thuộcđịa và phụ thuộc, sự nghiệp giải phóng giai cấp phải được bắt đầu từ sự nghiệpgiải phóng dân tộc Bởi vì, một khi dân tộc đã bị kẻ thủ xâm lược thì giai cấpcông nhân và nhân dân lao động cũng trở thành nô lệ cho các thế lực thống trị,bóc lột ngoại bang Vì thế, con đường giải phóng giai cấp ở các nước này tấtyếu phải đi tù giải phóng dân tộc và phải gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp.Đối với cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứunước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng

vô sản” Người chỉ rõ, cách mạng giải phóng dân tộc không phải là nhân tố bịđộng Phụ thuộc một chiều vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc; ngượclại, nếu đảng của giai cấp công nhân có đường lối đúng đắn, biết phát huy nhân

tố bên trong và điều kiện quốc tế bên ngoài, nắm vững thời cơ thì cách mạng ởnước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng ở chính quốc

Trong thời đại ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đem lại; xu thế toàn cầuhoá, khu vực hoá tăng nhanh làm cho quan hệ giao lưu, hiểu biết giữa các dântộc xích lại gần nhau hơn Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho cuộcđấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc hiện nay Một trong nhữngđặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay là đấu tranh giai cấp và đấu tranh dântộc gắn bó chặt chẽ với nhau

1.2 Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại

Nhân loại là khái niệm dùng để chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên TráiĐất Nhân loại được hình thành trên cơ sở của việc thiết lập những quan hệ giữacác thành viên, những tập đoàn và những cộng đồng trở nên một thể thống nhất

Cơ sở của sự thống nhất đó là bản chất người của từng cá thể và của cả cộngđồng, bản chất đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cảcộng đồng nhân loại

7

Trang 13

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, cộng đồng nhân loại chưa hình thành rõnét và vấn đề nhân loại chưa được thực sự đặt ra Bởi vì, trong xã hội cộng sảnnguyên thuỷ, con người mới tách khỏi giới động vật; trình độ phát triển về mọimặt, đặc biệt là trình độ của sản xuất vật chất còn rất lạc hậu nên các cộng đồngngười nguyên thuỷ sống có tính cách biệt lập và không tạo lập được các mốiliên hệ rộng rãi Chỉ đến giai đoạn phát triển nhất định của văn minh, con ngườimới mới bắt đầu có sự nhận thức đầy đủ hơn về chính mình, về quan hệ củamình với cộng đồng và về vận mệnh của loài người.

Thời cổ đại, một số nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô đã coi giai cấp nô lệchỉ là “công cụ biết nói”.Chế độ đẳng cấp cực đoan, chế độ phân biệt chủng tộcv.v… trong lịch sử cho thấy, đã có những tập đoàn người đặc quyền, đặc lợikhông muốn thừa nhận sự thống nhất trên cơ sở bản chất người của một bộ phậncộng đồng nhân loại

Đối lập với những quan điểm trên, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ thuộc các thờiđại khác nhau xem nhân loại như một cộng đồng có chung vận mệnh, có chungbản chất; xem sự tồn tại của các cá nhân cũng như các cộng đồng, tập đoànngười không thể tách rời khỏi vận mệnh nhân loại Một số nhà tư tưởng thời

kỳ Phục Hưng và thời đại cách mạng tư sản đã đề cao vấn đề nhân loại, đề caoquyền con người Vì vậy, sự tự ý thức của nhân loại đã có một bước phát triểnlớn Tuy nhiên, quan niệm của họ còn trừu tượng và phiến diện, chưa thấy đượctính lịch sử và tính giai cấp của vấn đề nhân loại

Quan niệm về tính thống nhất toàn nhân loại của chủ nghĩa duy vật lịch sửkhông dừng lại ở bản chất tộc loại trừu tượng của con người Chủ nghĩa duy vậtlịch sử đã chỉ ra bản chất xã hội của con người và loài người, coi đó là tiêu chí

cơ bản để phân biệt loài người với loài vật và bản chất ấy là cơ sở của sự thốngnhất cộng đồng nhân loại Con người là sinh vật có bản chất xã hội, do đó nhânloại là cộng đồng của những thực thể có bản chất xã hội Cộng đồng đó khôngngừng vận động, phát triển theo trình độ phát triển của những năng lực bản chấtngười

Nền văn minh của nhân loại có được như ngày nay là thành quả hoạt độngsáng tạo trong nhiều thiên niên kỷ của cả loài người và không phải của từngthành viên, từng tập đoàn, từng cộng đồng người riêng lẻ Lợi ích nhân loại làcái đảm bảo xét đến cùng cho lợi ích của cả loài người Vì vậy, bảo vệ lợi íchcủa nhân loại là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập đoàn và các cộng đồng xã hội

Giai cấp, dân tộc và nhân loại có mối quan hệ biện chứng với nhau Là

những cộng đồng và tập đoàn người tồn tại và phát triển không tách rời nhânloại, nên giai cấp, dân tộc và nhân loại luôn có tác động ảnh hưởng lẫn nhau

8

Trang 14

Quan hệ biện chứng giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại được thể hiện trên cácnội dung cơ bản sau:

Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc Trong xã hội

có giai cấp, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định tất yếu hình thành các quan hệ giaicấp, dân tộc Giai cấp thống trị trong phương thức sản xuất còn phù hợp với quyluật vận động của lịch sử không những là đại biểu cho lợi ích chân chính củadân tộc, mà còn có vai trò to lớn thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại.Ngược lại, khi giai cấp thống trị dân tộc trở lên lỗi thời, phản động, thì lợi íchcủa nó về căn bản mâu thuẫn với lợi ích chung của dân tộc và lợi ích toàn nhânloại

Trong xã hội phong kiến, giai cấp tư sản là giai cấp đại diện cho phươngthức sản xuất mới, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử Lúc đó lợi íchcủa giai cấp tư sản phù hợp với lợi ích của dân tộc và nhân loại, vì vậy giai cấp

tư sản đã có đóng góp tích cực trong việc hình thành dân tộc và thúc đẩy sự pháttriển của cộng đồng nhân loại

Giai cấp tư sản sau khi trở thành giai cấp thống trị xã hội, chúng đã nhanhchóng củng cố quyền lực của mình để duy trì áp bức giai cấp và áp bức dân tộc.Hiện nay, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đang đặt nhân loại đứng nhiều vấn

đề toàn cấu cấp bách, như ô nhiễm môi trường sống; cạn kiệt tài nguyên; đóinghèo; bệnh tật; khủng bố.v.v Giai cấp tư sản thực sự là trở lực chính của tiến

bộ xã hội hiện nay Giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi íchcăn bản của dân tộc và nhân loại hiện nay, do vậy muốn giải phóng mình giaicấp công nhân phải đồng thời giải phóng dân tộc và giải phóng toàn nhân loại

Đó không chỉ là sự nghiệp giải phóng một giai cấp, mà còn là sự nghiệp giảiphóng xã hội, giải phóng con người nói chung

Tuy nhiên, vấn đề nhân loại không phải bị chi phối một cách thụ động bởivấn đề dân tộc và giai cấp, mà có vai trò tác động trở lại rất quan trọng Trước

hết, sự tồn tại của nhân loại là tiền đề, là điều kiện tất yếu thường xuyên của sự

tồn tại dân tộc và giai cấp Sự phát triển của thế giới mà trước hết là sự phát

triển của lực lượng sản xuất xã hội nói chung đã tạo ra những tiền đề quan trọngcho con người cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ cho cuộc sống của mình

Tác động của nhân loại đến dân tộc và giai cấp còn được thể hiện ở chỗ, sự

phát triển về mọi mặt của nhân loại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp Lịch sử đã khẳng định, sự phát triển

của nhân loại qua mỗi giai đoạn đã từng bước tác động to lớn đến phong tràogiải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc Sự phát triển đó tạo ra những điều

9

Trang 15

kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh của các giai cấp tiến

bộ, cách mạng để lật đổ ách thống trị của các giai cấp thống trị, phản động

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học, công nghệhiện đại và toàn cầu hoá hiện nay đang làm gay gắt thêm những vấn đề toàn cầucủa thời đại Việc giải quyết tốt các vấn đề toàn cầu của thời đại sẽ tạo ra tiền đề

và điều kiện góp phần giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp hiện nay

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoahọc để nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc vànhân loại trong thời đại ngày nay Đây còn là cơ sở lý luận để đấu tranh, phêphán các quan điểm sai lầm của các học giả tư sản và chủ nghĩa cơ hội về vấn

đề này hiện nay

Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết đúngđắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích nhân loại Ngàynay, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước Việt Nam chính là đóng góp quantrọng vào phong trào cách mạng thế giới và tiến bộ xã hội trong thời đại hiệnnay Để thực hiện được mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội, cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộckết hợp với sức mạnh của thời đại Vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp và đấutranh giai cấp, về mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại của chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa

sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến thắng lợi, gópphần tích cực vào thực hiện tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới

10

Trang 16

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIAI CẤP DÂN TỘC NHÂN LOẠI TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

-2.1 Vai trò của mối quan hệ dân tộc giai cấp nhân loại trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay

Mối quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại đóng vai trò quan trọngtrong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay Theo một số tài liệu thamkhảo, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hộikhác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau đối với sự phát triển của xã hội Tronglịch sử nhân loại, giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm Khi giai cấp mất đi,dân tộc vẫn còn tồn tại lâu dài

Trong quá trình toàn cầu hóa, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp đang trở nênphức tạp hơn bao giờ hết Việc đưa Việt Nam vào khu vực kinh tế châu Á, thếgiới đã đặt ra nhiều thách thức cho quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Tuy nhiên,quan hệ giữa dân tộc và giai cấp vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam

Tuy nhiên, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp không phải là yếu tố duy nhấtảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam Nhân loại cũng đóng vai tròquan trọng trong quá trình này Việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đòi hỏiViệt Nam phải có những bước đi chắc chắn, đồng thời phải đảm bảo quyền lợicủa nhân loại Dưới đây là một số điểm cần xem xét:

* Đa dạng dân tộc và văn hóa:

Việt Nam có nền văn hóa đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau Mốiquan hệ giữa các dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạngvăn hóa và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa Sự hiểu biết và tôn trọng giữacác dân tộc có thể góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết và phát triển bềnvững Mối quan hệ giữa đa dạng dân tộc và văn hóa với quá trình toàn cầu hóa ởViệt Nam là rất quan trọng Đa dạng văn hóa giữa các dân tộc đã tạo nên mộtbức tranh văn hóa đa sắc màu cho đất nước Việt Nam Đa dạng văn hóa trong toàn cầu hóa văn hóa một mặt duy trì, củng cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc,phát huy bản sắc của văn hóa dân tộc, mặt khác, tiếp thu tất cả những gì tiên

11

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN