TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤTKHOA KINH TẾ - QTKDMÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐÈ TÀI: Phân tích chủ trương của Đảng giải quyết một số vấn đề xã hội cơbản trong quá trình đi lên chủ nghĩa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤTKHOA KINH TẾ - QTKD
MÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN ĐÈ TÀI:
Phân tích chủ trương của Đảng giải quyết một số vấn đề xã hội cơbản trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Tráchnhiệm của sinh viên tham gia trong việc giải quyết các vấn đề xã hộicủa đất nước như thế nào?
TÊN SINH VIÊN:
MÃ SỐ SINH VIÊN:
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 3
I CHỌN ĐỀ TÀI 3
II MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ 4
III PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG 5
IV Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 5
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
B NỘI DUNG 7
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 7
1 Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7
2 Quá độ lên CNXH ở Việt Nam 7
II QUÁ TRdNH ĐI LÊN CHe NGHĨA XÃ HÔfI Ở NƯgC TA 10
1 Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đầu cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1986) 10
2 Lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986-2018) 19
III THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRdNH ĐI LÊN CHe NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20
1 Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của các vấn đề xã hội 20
2 Thực tiễn giải quyết một số vấn đề xã hội cơ bản 23
3 Định hướng giải quyết một số vấn đề xã hội cơ bản 27
4 Trách nhiệm của sinh viên trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước 28
C KẾT LUẬN 31
Trang 32 Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nàoĐảng ta vẫn luôn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xãhội là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam Ngay từ khimới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến nay, Đảng Cộngsản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng củaĐảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầukhách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam Năm 1930, trongCương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiếnhành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo,tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa” Vào những nămcuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡmột mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xãhội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khókhăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân
ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩatrên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, và đã đượckhẳng định điều này tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (tháng 01-2011) trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổsung, phát triển năm 2011) Lịch sử dân tộc 85 năm qua đã chứng tỏ conđường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn, nhất quán của Chủ tịch HồChí Minh kính yêu và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân ta Từ tổng kếtthực tiễn và nghiên cứu lý luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường
Trang 4đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn Nhận thức ngày càngsâu sắc hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tính quy luật vềnhận thức hiện thực khách quan Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành đượcnhững nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trên thực tế, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, Viê ft Nam đã đạt được những thành tựu lớn trên nhiều phương diê fn Từ mô ft nước ngh›o, Viê ft Nam trở thành mô ft nước có thu nhập trung bình với nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu nổi bâ ft, nhiều vấn đề xã hô fi cơ bản cũng n•y sinh, biến đổi, và gia tăng mức đô f tác đô fng tiêu cực Giải quyết các vấn đề xã hôfi cơ bản có vai trò đă fc biê ft quan trọng trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hô fi ở Viê ft Nam hiê fn nay Bởi những vấn đề xã hô fi cơ bản không được giải quyết sẽ làm giảm chất lượng sống của người dân và gây nên điều kiê fn bất lợi đối với viê fc phát triển con người
Với những vấn đề trình bày trên, việc t ìm hiểu và phân tích chủ trương củaĐảng trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội cơ bản trong quá trình đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết Vì vậy, bản thân
em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chủ trương của Đảng giải quyết một số vấn
đề xã hội cơ bản trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.Trách nhiệm của sinh viên tham gia trong việc giải quyết các vấn đề xã hộicủa đất nước như thế nào?” làm đề tài tiểu luận cho học phần Lịch sử ĐảngCộng sản Vi ệt Nam
Củng cố niềm tin, niềm tự hào và sự trân trọng của sinh viên về những thắng lợicủa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ cả nước quá độ xây dựngchủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập
Trang 5R›n luyện phong cách tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn, phát huy tính năngđộng, sáng tạo của bản thân; vận dụng những tri thức về sự lãnh đạo của Đảng vàothực tiễn công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới.
2 Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về các vấn đề xã hội cơ bản trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về những chủ trương giải quyết một số vấn
đề xã hội cơ bản trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Thu thập xử lý thông tin, tham khảo qua sách vở và các phương tiện truyềnthông đại chúng
- Vận dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ về trách nhiệm của sinh viên cũngnhư của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước
III PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG
-Liên hệ bản thân, học sinh, sinh viên Việt Nam
IV Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản Dù trong hoàn cảnh nào,Đảng ta vẫn luôn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Nhà nước XHCN với bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là mộtnhà nước tiến bộ, nước ta lại càng phải đặt việc giải quyết các vấn đề xã hội lênhàng đầu, là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Trang 6V TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình triết học Maclênin
- Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
- Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn (số 18 tháng 3/2020) - Nguyễn CôngĐức
- Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổng cục thống kê
Trang 7B NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1 Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Muốn hiểu được rõ thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trước hết taphải hiểu được thế nào là thời kì quá độ Theo lý luận Mac- Lênin đã khẳng địnhmuốn tiến từ một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất caohơn cần bắt buộc phải trải qua thời kì quá độ Mác đã khái quát về mặt lý luận vàchỉ rõ: “ Thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để vàtoàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác Trongthời kì quá độ xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là một thời kì có nhiềumâu thuẫn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết triệt để”
2 Quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Ngay sau khi tiến hành thành công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ và cuộckháng chiến chống đế quốc xâm lược kết thúc thắng lợi ở Miền Bắc, chính phủcông nông được dựng lên thì Đảng ta đã có chủ trương quá độ thẳng lên CNXH
Đó là tất yếu dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ.2.1 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta
Tuỳ theo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của mình mà các nước các dân tộc sẽthực hiện sự quá độ lên CNXH dưới những hình thức, bước đi khác nhau, do trình
độ xuất phát khác nhau Có thể khái quát thành 3 loại nước tương ứng với 3 kiểuquá độ:
- Những nước TBCN phát triển cao
- Những nước đạt trình độ phát triển TBCN ở mức trung bình thấp
- Những nước chưa trải qua giai đoạn TBCN của sự phát triển lịch sử
Nước ta thuộc loại nước thứ ba Do toàn bộ những điều kiện khách quan vànhân tố chủ quan quy định, nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một tấtyếu của lịch sử Để “nhận dạng”con đường đi lên của nước ta, trước hết cần phântích đầy đủ và chính xác điểm xuất phát từ đó nước ta quá độ lên CNXH Để xácđịnh con đường đi lên của mình, cụ thể trong điều kiện hiện nay chính là thực hiện
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì điều cần thiết là phải xuấtphát từ thực trạng kinh tế xã hội của đất nước, xuất phát từ đặc điểm LLSX vàQHSX ở nước ta để lựa chọn đúng hình thức kinh tế cho hiệu quả, xác định rõ
Trang 8những bước đi cụ thể theo mục tiêu đã chọn Nghị quyết Trung ương V về văn hoá
và Nghị quyết Trung ương VI (lần1) khoá VIII về kinh tế gần đây đã khẳng địnhcần phải đ•y mạnh việc phát huy nội lực kinh tế, tăng cường chuyển dịch cơ cấukinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, mạnh dạn hội nhập vào thị trường khu vực vàthế giới Đó chính là những nghị quyết sát thực với cuộc sống, đã khuyến khíchQHSX phát triển trên cơ sở phù hợp với trình độ của LLSX ở nước ta hiện nay.2.2 Sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở nước ta
Định hướng XHCN ở nước ta: Đúng hay chệch?
Trước đây, sau mấy năm khôi phục kinh tế và thực hiện cải tạo XHCN, côngcuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta có thể nói xuất phát từ khái niệm đơn giản,duy ý chí về CNXH Chúng ta tưởng rằng có thể thực hiện được ngay mọi đặctrưng của CNXH sau khi tiến hành quốc hữu hoá, công hữu hoá những tư liệu sảnxuất cơ bản mà không cần biết nền sản xuất xã hội hoá ấy thực hiện như thế nào.Dần dần từ thực tiễn khủng hoảng và trì trệ về kinh tế chúng ta mới hay rằng:không thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của CNXH trên cơ sở một nền sảnxuất xã hội hoá theo kiểu hình thức, một nền sản xuất gọi là”xã hội hoá”nhưngtrình độ của LLSX còn rất thấp, còn xa mới đạt tới xã hội hoá được coi như mộttất yếu kinh tế Mức độ thực hiện những đặc trưng của CNXH không thể áp đặttheo ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vào trình độ thực tế của LLSX và năng suấtlao động trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể Nghĩa là: chỉ có thể thực hiện từngbước những đặc trưng của CNXH
Với ý nghĩa trên, định hướng XHCN chính là sự quay trở về với luận điểm saucủa Lênin:” … danh từ nước cộng hoà xô viết XHCN có nghĩa là chính quyền xôviết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên CNXH, chứ hoàn toàn không có nghĩa
là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ XHCN” Bởi vậy, quá trình địnhhướng XHCN trên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củaCNXH – cốt lõi của quá trình xã hội hoá sản xuất trong thực tế Để có được nềnmóng của CNXH, chúng ta chỉ có thể rút ngắn cái phải trải qua theo quy luật lịch
sử tự nhiên, chứ không thể bỏ qua cái phải trải qua Cái phải trải qua ấy là gì? Làphát triển mạnh LLSX ,là xã hội hoá sản xuất trong thực tế thông qua các quátrình chuyển hoá từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ môhình nông thôn sang mô hình đô thị, từ tổ chức cộng đồng xóm sang cộng đồngdân tộc, quốc tế…Cũng vì vậy, quá trình định hướng XHCN ở nước ta tất yếuphải là một quá trình đan xen giữa nhiệm vụ trực tiếp và gián tiếp xây dựngCNXH, là quá trình còn nhiều mâu thuẫn, nghịch lý, bất công mà tạm thời phải
Trang 9chấp nhận, và cuộc vận động của lịch sử CNXH trên thực tế sẽ xoá bỏ dần nhữngmâu thuẫn, nghịch lý, bất công ấy Sự định hướng XHCN còn chứa đựng một vấn
đề cơ bản không thể né tránh Đó là thời kỳ “ai thắng ai” Cho nên, không chỉ cókhả năng đi đúng hướng mà còn có khả năng đi chệch hướng Chệch hướng là mộtnguy cơ có thật Quá trình đi theo con đường XHCN quyết không phải là sựchuyển động phẳng lặng theo một chiều mong muốn, đặc biệt cơ chế thị trườngđược coi là phương tiện khách quan để xây dựng CNXH Nó là phương tiện đểphát triển kinh tế, nhưng sự phát triển ấy lại tiềm •n nguy cơ CNXH bị huỷ hoại.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đãxác định 6 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng Nói định hướngXHCN nghĩa là nói mục tiêu chúng ta đạt tới Đó cũng là hành lang của sự pháttriển, sự sáng tạo
Cương lĩnh vạch ra những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình thực hiệnnhững đặc trưng của CNXH trên đất nước ta Những phương hướng đó vừa mangtính bảo đảm không chệch hướng XHCN, vừa quán triệt tinh thần đổi mới chophép không lặp lại những sai lầm cũ, tinh thần từng bước thực hiện những đặctrưng của CNXH Chẳng hạn, trong cách mạng QHSX, sự định hướng XHCN cónghĩa là thiết lập từng bước QHSX XHCN phù hợp với sự phát triển của LLSX
Do đó,QHSX XHCN sẽ được hình thành từ thấp đến cao, rồi sự đa dạng về hìnhthức sở hữu
Sau cương lĩnh, các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VII đến nay đã
cụ thể hoá thêm một bước sự định hướng XHCN trên các mặt đời sống xã hội Đấtnước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đã thu được những thành tựu to lớn
có ý nghĩa rất quan trọng Đất nước ta, nhờ đó có thể chuyển sang thời kỳ mới :đ•y mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nhận định chung về quá trình định hướng XHCN, Đảng ta khẳng định: về cơbản việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua là đúng đắn,đúng định hướng XHCN Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số khuyếtđiểm, lệch lạc kéo dài, dẫn đến chệch hướng ở mức độ này hay mức độ khác.Nhận định đó là đúng đắn và sáng suốt , phản ánh tinh thần đầy trách nhiệm củaĐảng ta đối với vận mệnh của dân tộc, của hàng triệu quần chúng nhân dân laođộng – nền tảng của chế độ ta
Từ đó, một mặt cổ vũ cho nhân dân ta phát huy tinh thần tự lực tự cừơng để đưađất nước ra khỏi cảnh ngh›o nàn lạc hậu,mặt khác đòi hỏi mọi người phát huy tinh
Trang 10thần trách nhiệm khắc phục mọi trở ngại trên con đường đi tới một chế độ do nhândân lao động làm chủ
Như vậy con đường đi lên CNXH là con đường đúng đắn mặc dù còn nhiều khókhăn trước mắt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta không chịu lùibước trước bất cứ khó khăn , thử thách nào
II QUÁ TR+NH ĐI LÊN CH, NGHĨA X- HÔ/I Ở NƯ0C TA
1 Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đầu cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1986)
1.1Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 1975 - 1981
a) Tình hình Việt Nam sau năm 1975 và việc hoàn thành thống nhất đất nước vềmặt nhà nước
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thốngnhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đất nước đã hoàn toàn độc lập, thống nhất,
có tài nguyên phong phú, dồi dào sức lao động, nhân dân có truyền thống laođộng cần cù, thông minh, sáng tạo, có cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của miềnBắc sau 20 năm xây dựng Đó là những thuận lợi để cả nước đi vào khắc phụchậu quả của mấy mươi năm chiến tranh để lại và xây dựng lại đất nước ta đànghoàng hơn, to đẹp hơn trên con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
Để xây dựng và phát triển đất nước trước mắt phải hoàn thành thống nhất đấtnước về mặt nhà nước Tháng 8-1975, khi nhân dân hai miền đang tập trung sứclực khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định tình hình tiến tới thống nhất đấtnước về mặt nhà nước, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 24của Đảng đã họp để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạnmới, đi lên chủ nghĩa xã hội Đây là Hội nghị chu•n bị về mặt tư tưởng, tổ chứccho việc thống nhất nước nhà Ngoài thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Hộinghị còn khẳng định quyết tâm đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắclên chủ nghĩa xã hội
Thực hiện chủ trương trên, Hội nghị hiệp thương chính trị của Đoàn đại biểumiền Bắc và Đoàn đại biểu miền Nam đã họp tại Sài Gòn từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975.Thông cáo của hội nghị khẳng định nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam làmột; nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt nhà nước; cần tổ chức cuộc Tổngtuyển cử trên toàn quốc theo nguyên tắc dân chủ, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp
và bỏ phiếu kín, bầu ra Quốc hội chung cho cả nước
Trang 11Ngày 3-1-1976, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị Về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cửbầu Quốc hội chung của cả nước và giao trách nhiệm cho các cấp uỷ lãnh đạocuộc bầu cử Ngày 25-4-1976, cử tri cả nước đã phấn khởi đi bỏ phiếu, đạt tỷ lệ98,77% (miền Bắc 99,36%, miền Nam 98,39%) 492 đại biểu đã được bầu vàoQuốc hội gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũtrang, đại biểu các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số vàcác tôn giáo.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước biểu thị ý chícủa toàn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, là thắng lợi củalòng quyết tâm phấn đấu thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch HồChí Minh: "Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽsum họp một nhà”
Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Namthống nhất (Quốc hội khoá VI) đã được tiến hành tại Hà Nội Quốc hội đã quyếtđịnh đặt tên nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kỳ nền
đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, Thủ đô là Hà Nội, Quốc ca là bài Tiến quânca; Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; Sài Gònđược mang tên thành phố Hồ Chí Minh; thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bầu Tôn Đức Thắnglàm Chủ tịch nước,Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ làm Phó Chủ tịch nước, Trường Chinhlàm Chủ tịch Quốc hội; Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Laođộng Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần chúng ở hai miền đều thống nhất lại vớinhau mang một tên gọi chung Đó là Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.b)Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
Đại hội họp từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 tại Hà Nội Dự Đại hội có 1.008đạibiểu thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trong cả nước và 29 đoàn đại biểucủa cácđảng và tổ chức quốc tế Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo
về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976
-1980, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng; quyếtđịnh đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo chính trị đánh giá, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ mãi mãi
đi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất và đi vào lịch
Trang 12sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX và để lại cho nhân dân tanhiều bài học có giá trị to lớn.
Tình hình nước ta trong thời kỳ phát triển mới, nổi bật với ba đặc điểm lớn:+ Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến làsản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bảnchủ nghĩa
+ Tổ quốc ta đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hộivới nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiếntranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân gây ra
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tếthuận lợi, song cuộc đấu tranh "ai thắng ai” giữa cách mạng và phản cách mạngtrên thế giới vẫn diễn ra gay go, quyết liệt
Đại hội xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giaiđoạn mới ở nước ta là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủtập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng
về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và vănhóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đ•y mạnh công nghiệphoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủnghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ ngh›o nàn và lạc hậu; khôngngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chínhtrị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập,thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhândân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội"
Về đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội nêu rõ phải: Đ•y mạnhcông nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủnghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủnghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triểnnông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp
cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trungương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địaphương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực
Trang 13lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế vớiquốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xãhội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thờiphát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủquyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hộichủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học - kỹ thuậttiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc Trên cơ sởđường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, Đại hội đã xác địnhcác nội dung về:
+ Phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 phát triển và cảitạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học, kỹ thuật
+ Đ•y mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa, xây dựng và phát triển nền vănhóa mới
+ Tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của các đoàn thể,làm tốt công tác quần chúng
+ Nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Đại hội quyết định bổ sung Điều lệ Đảng, đặt chức danh Tổng Bí thư thay chứcdanh Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng; bầu Ban Chấp hành Trungương mới gồm 101 uỷ viên chính thức, Bộ Chính trị gồm 14 uỷ viên chính thức,Ban Bí thư gồm 9 đồng chí, Lê Du•n được bầu làm Tổng Bí thư
Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dântộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lênchủ nghĩa xã hội, con đường lịch sử mà Hồ Chí Minh đã chọn Tuy nhiên, Đại hộichưa tổng kết được kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; chưanhấn mạnh việc bức thiết phải làm sau chiến tranh là khắc phục hậu quả chiếntranh; đặc biệt là chưa xác định được chặng đường đầu tiên tiến lên chủ nghĩa xãhội, nóng vội "tả khuynh" trong việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mộtnước vốn là nông nghiệp lạc hậu lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, đất nước
bị tàn phá nặng nề
c) Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976- 1982)
- Thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm 1976- 1981:
Trang 14Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương đã họp nhiều lần, tập trung chủ yếuvào chỉ đạo phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và phân phối lưu thông Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tếcủa Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lýkinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuấtbung ra”
Trên lĩnh vực nông nghiệp, Hội đồng Chính phủ ra quyết định (10-1979) vềviệc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá được miễn thuế, trảthù lao và được sử dụng toàn bộ sản ph•m; quyết định xóa bỏ những trạm kiểmsoát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản ph•m ra trao đổi ngoài thị trường Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địaphương, sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW(1-1981) về khoán sản ph•m đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xãnông nghiệp Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mìnhlàm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xãđảm nhiệm Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chủtrương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quầnchúng sâu rộng Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêucực, lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể
Trên lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ởThành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-
CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chínhcủa các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thứctrả lương khoán, lương sản ph•m và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn
vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước Những chủ trương trên đã tạo nên động lựcmới, góp phần thúc đ•y sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địaphương vượt kế hoạch 7,5%
Tháng 9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ đạo thảo luận Dự thảoHiến pháp mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyết địnhnhững biện pháp bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp sau khi đượcQuốc hội thông qua
- Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước:
Trang 15Sau 30 năm chiến đấu liên tục để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nguyệnvọng thiết tha của nhân dân Việt Nam là hoà bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đểxây dựng đất nước Song chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã cấu kết vớinhau ra sức chống phá, buộc Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệbiên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước láng giềng cùng trên bán đảo ĐôngDương, cùng dòng sông Mê Công, cùng kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1975 Đoàn kết ba nước ĐôngDương đã trở thành truyền thống tốt đẹp, là quy luật phát triển của từng nước vàcủa cả ba nước
Từ tháng 4-1975, tập đoàn Pôn Pốt đã thi hành chính sách diệt chủng ởCampuchia và tăng cường chống Việt Nam Ngày 3-5-1975, chúng cho quân đổ
bộ chiếm đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc, sau đó tiến hành hàng ngàn vụ tấn cônglấn chiếm đất đai, giết hại nhân dân Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nambằng những hình thức vô cùng dã man Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần
đề nghị đàm phán ở bất cứ cấp nào, thời gian nào, ở mọi nơi để giải quyết xungđột nhưng tập đoàn Pôn Pốt đều từ chối Cuối tháng 12-1978, chính quyền PônPốt huy động tổng lực tiến công xâm lược quy mô lớn trên toàn tuyến biên giớiTây Nam với mục tiêu nhanh chóng tiến sâu vào nội địa Việt Nam
Để bảo vệ độc lập và chủ quyền Tổ quốc, quân và dân Việt Nam đã đánh trả,tiến công đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi Thể theo yêu cầu của Mặt trậnđoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 26-12-1978, quân tình nguyệnViệt Nam phối hợp và giúp đỡ Campuchia tổng tiến công, đến ngày 7-1-1979 giảiphóng Phnôm Pênh, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt Ngày 18-2-1979, ViệtNam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Theo Hiệp ước,quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia để giúp bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ, hồi sinh đất nước Hành động đó của Việt Nam là chính nghĩađồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng được ghi nhận trong Điều
51 Hiến chương Liên hợp quốc; được nhân dân Campuchia và thế giới ghi nhận Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng vềchính trị, kinh tế, văn hóa, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Trong lịch sửcách mạng, hai Đảng và nhân dân hai nước đã đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫnnhau Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước (1945-1975), nhân dân Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã dành cho nhân