1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật chất nội dung và ý nghĩa Định nghĩa vật chất của v i lênin Đối với sự phát triển của triết học

28 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Niệm Của Các Nhà Triết Học Về Phạm Trù Vật Chất. Nội Dung Và Ý Nghĩa Định Nghĩa Vật Chất Của V.I.Lênin Đối Với Sự Phát Triển Của Triết Học
Tác giả Khương Hoàng Nguyễn, Nguyễn Xuân Nguyễn, Phạm Trung Nguyễn, Nguyễn Thành Nhã, Trần Minh Nhật
Người hướng dẫn ThS. Đoàn Văn Rê
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Ngoài ra, còn là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, x

Trang 1

DAI HQC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

KHOA HOC TU NHIEN LOP DT18 —- NHÓM 10 - HK213 NGAY NOP 07/08/2022

Giảng viên hướng dẫn: Th§ ĐOÀN VĂN RE

Trang 2

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

KHOA KHOA HOC UNG DUNG

BO MON LY LUAN CHINH TRI

BAO CAO KET QUA LAM VIEC NHOM VA BANG DIEM BTL Môn: TRIET HOC MAC-LENIN (MSMH-: SP103 1) Nhom/Lép: DT18 Tén nhom: 10 HK 213 Nam hoc 2022 - 2023

ĐỀ lài :

QUAN NIEM CUA CAC NHA TRIET HOC VE PHAM TRU VAT CHAT NOI DUNG VA Y NGHIA BINH NGHIA VAT CHAT CUA V.LLENIN DOI VOI SU PHAT TRIEN CUA TRIET HOC VA

KHOA HOC TU NHIEN

hoàn chỉnh ñle word

Trang 4

MUC LU

CHUONG 1 KHAI QUAT MOT SO QUAN NIEM CUA CAC NHA TRIET

1.1 Quan niệm của triết học trước C.Mác về phạm trù vật chất 4 1.1.1 Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác

1.1.2 Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất 8 1.2 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về phạm trù vật chất 10

CHUONG 2 NOI DUNG VA Y NGHIA DINH NGHIA VAT CHAT CUA V.LLENIN DOI VOI SU PHAT TRIEN CUA TRIET HOC VA KHOA HOC TU

2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận định nghĩa vật chất của V.I.Lênin 15 2.4 Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với sự phát triển của triết

Trang 5

triết học 15 2.4.2 Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.LLénin doi véi sy phát triển của

Trang 6

I MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan trọng nhất của Đảng và Nhà

nước ta hiện nay là tiễn lên chủ nghĩa xã hội Để có thê xây dựng được một nước Việt Nam phát triển bền vững theo lời của Chủ tịch Hề Chí Minh là: “đán giàu nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Cũng chỉ khi xây dựng được chủ nghĩa xã hội thành công thì chúng ta mới có thể làm thoả mãn được mong muốn không chỉ của

Người mà là của tất cả nhân dân Việt Nam là: “Lm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta di cũng có cơm ăn, áo mặc, đi

cũng được học hành ” Vậy chúng †a phải làm thế nào đề có thê đạt được mục tiêu

đó? Theo thực tế hiện nay, với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản

chủ nghĩa, đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định rằng: “Chủ nghĩa Mác — Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Mình chính là nền tảng tư tưởng, kưn chỉ nam cho hành động của Đảng” Tức là chúng ta phải sử dụng quan điểm, lập trường và các phương pháp của chủ nghĩa Mác — Lênin đề rút ra những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách

đúng đấn những đặc điểm của nước ta dé có thể xác định được đường lối, chính sách của cách mạng xã hội sao cho phù hợp nhất đối với tình hình nước ta Trong thời đại

để quốc chủ nghĩa, con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa không thê di theo con đường của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, cũng không thê đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản Chỉ có con đường cách mạng vô sản cũng chính là con đường của Chủ nghĩa Mác — Lênin mới có thê giải phóng được các dân tộc thuộc địa

So với các môn khoa học tự nhiên khác thì triết học được ra đời từ rất sớm ở

phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến VI (trước Công Nguyên)

và được hình thành xuyên suốt những giai đoạn thăng trầm và phát triển của lịch sử

nhân loại, gắn liền với sự phát triên của tự nhiên, xã hội Triết học được xem là một

bước tiến vĩ đại của nhân loại về phương điện tư duy và cũng được xem là hoạt động

tỉnh thần đại diện cho khả năng nhận thức và đánh giá của con người về thế giới xung

quanh, tồn tại đưới dạng một hình thái ý thức của xã hội Ngoài ra, còn là hệ thống

quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là

khoa học về những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư

duy Hệ thống định nghĩa về phạm trù đó chính là khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phố biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư đuy Một trong những hệ thống định

nghĩa quan trọng về phạm trù được xây dựng và hình thành từ rất lâu đó chính là phạm

trù về vật chất xuất hiện cùng với sự xuất hiện của triết học lịch sử Ngay từ khi mới ra

đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ

Trang 7

vĩnh cữu tạo nên mọi sự vật hiện tượng và thuộc tính của chúng Chủ nghĩa duy tâm

lại cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo nên

Vi vay, họ cho rằng vật chất chí là một phạm trù trống rong, phi hiện thực, một ý niệm

tưởng tượng của các nhà duy vật

Chúng ta đều biết rằng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay hiện đại và phát triên như vũ bão, trở thành yếu tổ cốt tử của sự phát triển; là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm

thay đôi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà

khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu câu lý luận và thực tiễn cấp bách Sự giải đáp này chỉ có thê thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn sáng tạo thế giới quan và phương pháp triết học của Chủ nghĩa Mác — Lênin Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học

và khoa học tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng Ngoài ra, triết học còn tác động vào khoa học tự nhiên thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học

Chính vi vậy, đề có thé tim hiểu sâu cũng như hiểu rõ được bản chất cốt lõi của

phạm trù về vật chất, cũng như mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên của triết học Mác - Lênin, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Phạm trù về vật chất, nội dung

và ý nghĩa, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin dối với sự phát triển của triết học và

khoa học tự nhiên của triết học Mác - Lênin” đề nghiên cứu và làm đề tài tiêu luận

cua minh

2 Déi tượng nghiên cứu

Thứ nhất, khái quát một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật

chất

Thứ hơi, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.LLênin đối với sự phát

triển của triết học và khoa học tự nhiên

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đối với

sự phát triển của triết học và khoa học tự nhiên

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ một số quan niệm của các nhà triết học về phạm trù vật chất

Trang 8

Thứ ba, làm rõ ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.ILênin đối với sự phát triển

của triết học và khoa học tự nhiên

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là

các phương pháp: phương pháp thu thập số liêu; phương pháp phân tích và tông hợp; phương pháp lịch sử - logie;

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2

Trang 9

IL NOI DUNG

CHUONG 1 KHAI QUAT MOT SO QUAN NIEM CUA CAC NHA TRIET

HOC VE PHAM TRU VAT CHAT

1.1 Quan niệm của triết học trước C.Mác về phạm trù vat chat 1.1.1 Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác

về phạm trù vật chất

Phạm trù có thê được gọi là trung tâm của triết học đó chính là phạm trù vật

chất, đóng vai trò là phạm trù cơ bản và là nền tảng của chủ nghĩa duy vật (nói chung)

và chủ nghĩa duy vật biện chứng (nói riêng) Bởi vì chủ nghĩa duy vật (dù là chủ nghĩa duy vật nào) cũng đều được xây dựng dựa trên cơ sở quan điểm Vật chất là tính thứ

nhất; bản chất và cơ sở của mọi sự tồn tal, suy dén cung chinh la vat chất chứ không

phải là ý thức hay tinh than Chính vì vậy, quan niệm về vật chất có đúng đắn và khoa học hay không đóng vai trò là cơ sở đầu tiên quyết định việc giải quyết có đúng đắn và

khoa học hay không đối với các vẫn đề khác có liên quan

Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy

tâm chủ quan, từ thời cỗ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên, nhưng

lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hoá” của “tinh than thế giới” Chủ nghĩa

duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của moi su vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức tồn tại khác của ý thức Do đó về mặt nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng Thậm chí quá trình nhận

thức của con người, theo họ, chang qua chi là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản

thân mình dưới hình thức khác mà thôi Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất Thế giới quan duy tâm rất

gần với thế giới quan tôn giáo và tất yêu dẫn họ đến với thân học

Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa nhận

sự tồn tại khách quan của thé gidi vat chat, lay ban thân giới tự nhiên để giải thích tự

nhiên Lập trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật trước C.Mác đi

Trang 10

phát triển theo hướng ngày càng sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn

Định nghĩa đầu tiên về vật chất cho rằng vật chất là một vật thê cụ thê, hữu hình nhất định Điều này xuất phát từ nhận thức trực quan sinh động, cảm tính Các nhà triết

học cễ Hy Lap tin rang mọi sự vật, hiện tượng va qua trinh cua thế giới đều bắt nguồn

từ một nguyên thê đầu tiên rõ rệt, nói cách khác là quan điểm nhất nguyên thể Các

nhà triết học duy vật trước C.Mác thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, nhưng họ lấy một vài dang vat chất cơ bản của tự nhiên đề giải thích thế giới vật

chất

Vào thời kỳ cô đại, ở Hy Lạp nói riêng và ở phương Tây nói chung các nhà triết

học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của nó Ở

phương Đông, quan niệm vật chất được thể hiện qua một số trường phái triết học Ấn

Độ và Trung Hoa về thế giới Bên cạnh đó có những trường hợp đặc biệt, họ quy vật chất (không chỉ là vật chất mà thế giới) về những cái trừu tượng như Không (Phật

giáo), Đạo (Lão Trang) Một số quan niệm về khái niệm vật chất trước C.Mác tiêu biểu

+ Trong nên triết học Ấn Độ cô đại, trường phái Lokãyata (Charovac) cho rằng tat ca được tạo ra bởi sự kết hợp của bón yếu tổ là đất, nước, lửa và không khí Những yếu tô này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cầu thành nên vạn

vật

+ Một số nhà triết học Trung Quốc cễ đại lại tin theo hoc thuyết ngũ hành, còn

gọi là quan điểm đa nguyên thể Thuyết này cho rằng năm yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ,

Hoa, Thé là khởi nguyên, cầu thành nên mọi vật; và mọi sự biến đổi của tự nhiên đều

là do sự kết hợp khác nhau của những yếu tế vật chất đầu tiên này Tuy chưa đầy đủ nhưng so với học thuyết nhất nguyên thì đây là một bước tiến lớn trong quá trình nhận

thức về vật chất bởi vì cơ sở hình thành của mọi vật là một số tương đối rộng lớn

+ Ở Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Ta-lét (625 - 547 Trước Công Nguyên) xem vật chất là nước Đó là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi sự vật xuất hiện trong thé giới này Ông tin rằng mọi sự vật đều được sinh ra từ nước biến đôi không ngừng

và khi chết đi lại phân hủy thành nước, chỉ có nước là tồn tại mãi mãi

+ Hêraclít (544 - 483 Trước Công Nguyên) đã khăng định lửa là bản nguyên vật chất đầu tiên và duy nhất của vũ trụ Ông cho rằng vũ trụ không do ai sáng tạo ra, luôn luôn là lửa, sống động, vĩnh cữu, bùng cháy theo những quy luật của mình + Anaximenđờ (588 - 525 Trước Công Nguyên) xem vật chất là không khí

Không khí sinh ra vạn vật muôn loài bằng hai cách làm đặc và loãng Không khí

Trang 11

linh hồn, của thần linh, của Thượng đế” Bởi vậy, cái bao trùm vũ trụ này chính là

không khí

+ Một bước tiễn quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định

nghĩa vật chất của hai nhà triết học Hi Lạp cô đại là Lơ xíp ( khoảng 500 - 440 Trước

Công Nguyên) và Đêmocrit (khoảng 427 - 374 Trước Công Nguyên), cả hai ông đều cho rằng vật chất là nguyên tử Nguyên tử theo họ là những hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, không khác nhau về chất, bất biển, tổn tại vĩnh viễn và sự phong phú của chúng về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp qui định tính muôn vẻ của vạn vật Theo Thuyết Nguyên tử thì vật chất theo nghĩa bao quát nhất, chung nhất không đồng nghĩa với những vật thể mà con người có thể cảm nhận được một cách

trực tiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm sâu trong mỗi sự vật hiện tượng Quan niệm này không những thể hiện một bước tiễn khá xa của các nhà triết

học duy vật trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng đắn về vật chất mà còn có ý nghĩa như một dự báo khoa học tài tình của con người về cầu trúc của thế giới vật chất nói chung

Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV) khoa học thực nghiệm ra đời,

phương Tây đã có những sự bứt phá so với phương Đông về mặt khoa học, đặc biệt là

sự phát triển mạnh về cơ học và công nghiệp Khoa học tự nhiên phát triển và đạt được

nhiều thành tựu mới trong công việc nghiên cứu thế giới khách quan (cơ học, toán học, vật lý học, sinh vật học, ), tạo ra nhiều máy móc công nghiệp tất cả những sự thay

đổi đó đã tác động làm ảnh hưởng lớn đến triết học Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố

biện chứng

Đến thế kỷ XVII - XVIII, chủ nghĩa duy vật cận đại mang tính chất siêu hình, máy móc, xem thế giới là một cỗ máy không lồ do nhiều bộ phận hợp lại, các bộ phận

ấy không thay đôi về chất, nếu có thay đôi chi là sự thay đôi về lượng Mở đầu cho

thời kỳ này đã xuất hiện những quan niệm đương thời về thế giới vật chất Các nhà triết học và khoa học tự nhiên trong giai đoạn thời kỳ Phục Hưng và Cận đại (thế kỷ

XVI — XVII) như Galie, Bêcơn, Hốpxo, Xpmôda, Hônbách, Điđorô, Niutơn, vẫn tiếp tục thực hiện công cuộc nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật, chứng minh sy tén tại thực sự của nguyên tử là phan tử nhỏ nhất của vật chất vĩ mô thông qua

thực nghiệm của vật lý học cỗ điển tiêu biểu như:

+ Lan dau tiên, Copernich với thuyết nhật tâm của mình đã chứng minh rằng Mặt Trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm thân học về thế giới

Trang 12

cac hat, coi tu nhién la tong hop cua nhimg vat thể có chất lượng muôn màu, muôn vẻ

coi vận động là một thuộc tính không thê tách rời khỏi vat chat

+ Pierơ Gat xăng đi phát triển học thuyết nguyên tử cô đại và cho rằng thé giới

gồm những nguyên tử có đặc tính tuyệt đối như tính kiên cố và tính không thê thông

qua

+ Đêcáctơ trong học thuyết vật lý duy vật của mình đã xuất phát từ vật chất vận

động để giải thích thế giới

+ Xpinôda cho rằng chí có tự nhiên là tồn tại, tự nhiên là nguyên nhân tự nd, dé

tồn tại thì tự nhiên chẳng cần gì khác Ông cho rằng thực thê là thống nhất còn vật hữu

hạn thì nhiều vô kế

+ GO thé ky XVIII, Điđrô — một nhà duy vật Pháp đã phát triển phạm trù vật chất

lên một bước mới Ông cho rằng, trong vũ trụ, trong con người, trong mọi sự vật chỉ

có thực thê duy nhất là vật chất Vật chất là nguyên nhân duy nhất của máy móc về

vận động, vận động là năng lực sống động của vật chất, vận động có cả ở vật chất đang

vận động lẫn đứng yên Ông coi quá trình vận động và phát triển của vật chất, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những

vật không thích nghi

+ Hénbach khang dinh rang “Vat chdt la tất cả những cái tác động bằng cách nào đó vào các giác quan của chúng ta, còn đặc tính mà chúng ta gán cho các chất khác nhau thì dựa trên những cảm giác khác nhau hay những biến đôi khác nhau do chúng gây ra trong chúng ta” Vật chất không do ai sinh ra cũng không bị tiêu điệt, nó

là vô cùng, vô tận và có những quy luật khách quan của chính nó Vật chất có những

đặc tính như trọng lực, quán tính, không thê phân chia, hình đáng, và nó tồn tại bằng

quát triết học đúng đắn Họ thường đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định

luật của thế giới theo những chuẩn mực thuần tuý cơ học; xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thê khác nhau, không có mối liên hệ nội tại với nhau Cũng có một số nhà triết học thời kỳ này cố gắng vạch ra những sai lầm của

Trang 13

làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ học về thế giới, không đủ đưa đến một định nghĩa

hoàn toàn mới về phạm trù vật chất Mặc dù ở giai đoạn này, khoa học đã phát triển

như vậy, nhưng người ta vẫn thừa nhận rằng nguyên tử vẫn tiếp tục được coi là vật

chất nhỏ nhất, không thể phân chia được; vận động của vật chất chỉ được coi là vận

động cơ học, nguồn gốc của vận động nam ngoài sự vật, hiện tượng

1.1.2 Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất

Ở cuối thế ky XIX dau thé ky XX, trong giai đoạn này khoa học đã bắt dau phat

triển rất mạnh mẽ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, nhưng thành tựu được coi là

thành công rực rỡ nhất đó chính là vật ly học hiện đại phát trién, nhất là vật lý học vi

mô nghiên cứu những cấu trúc vật chất rất nhỏ bé và đã có những phát hiện mới về cấu

trúc của vật chất làm biến đổi sâu sắc quan niệm về nguyên tử Tiêu biểu là một số

những thành tựu trong giai đoạn đó cụ thể nhự :

+ Năm 1895, nha vật lý học Đức Rơnghen phát hiện ra tia X (một loại sóng điện từ đặc biệt có bước sóng cực ngắn mà mắt thường không thê nhìn thấy được) + Năm 1896, nhà vật lý học Pháp Becoren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nguyên tổ Urani khi đang nghiên cứu lân trong muối uranium (hiện tượng sau khi bức

xạ ra hạt , nguyên tố phóng xạ biến thành nguyên tổ khác), như vậy quan niệm về sự

bất biến của nguyên tử trước đây là không chính xác

+ Năm 1897, nhà vật lý học Anh Tôm — xơn phát hiện ra điện tử và chứng

mỉnh rằng điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử Nhờ phát

minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã được chứng minh bằng thực nghiệm

+ Năm 1901, nhà vật lý học Đức Kaufnan là người đầu tiên chứng minh được

khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh, mà là khối lượng thay đôi theo vận tốc vận động của điện tử

+ Nam 1898 — 1902, nha nit vat ly hoc Ba Lan Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng của mình là Pie Curie (nhà hoá học người Pháp) đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh là pôlôni và rađium Những phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng nguyên tử không

phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thê bị phân chia và chuyên hoá

+ Đến năm 1905, Thuyết tương đối hẹp và năm 1916, Thuyết tương đối Tổng

quát của Anhxtanh ra đời đã chứng minh: không gian, thời gian, khối lượng luôn biến

đôi cùng với sự vận động của vật chất

Trang 14

Thế giới vật chất không có và không thê có những vật thể không có kết cấu, tức

là không thê có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc trưng chung

cho vật chất Thế giới ấy còn nhiều điều “kỳ lạ” mà con người đã và đang tiếp tục

khám phá, điều này đã khẳng định dự đoán thiên tài của Ph.Ăngghen: “Không thể coi

nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất đã biết” và của V.I.Lênin : “Điện tứ cũng

vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” If là hoàn toàn đúng đắn

Vào thế kỷ XTX, trong nên triết học Đức cô điển là L.Phoiơbách, ông là một trong những nhà triết học lớn có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền triết học Đức cô điện L.Phoiobách chứng minh và khẳng định rằng thế giới này là vật chất, vật chất theo ý

nghĩ của ông là toàn bệ thé giới tự nhiên, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức của con người Ông đã chống lại chủ nghĩa duy tâm của Hengel,

coi giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh than va khang dinh co sé ton tại của giới tự

nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên Tuy nhiên ông lại không thấy được mối quan

hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với xã hội, con người với giới

tự nhiên Ông đã không xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội, cũng như hoạt

động vật chất của con người là gì Mặc dù như vậy, những quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy tam và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy vật thành hệ thống Và vì vậy, triết học đuy vật của ông đã trở thành một trong những tiền để nguồn gốc lý luận của triết học duy

vat C.Mac sau nay

Chính những thành tựu nói trên của vật ly học vi mô đã dẫn đến sự sụp đô hoàn toàn của các quan điểm duy hình về vật chất Bởi đứng trước những phát hiện trên đây

của khoa học tự nhiên, không ít nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật

tự phát, siêu hình đã hoang mang, dao động, hoài nghỉ tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật Chủ nghĩa duy tâm trong một số khoa học đã tấn công, phủ nhận quan niệm

về vật chất của chủ nghĩa duy vật và bác bỏ quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật

trước C.Mác về vật chất Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên thay

đôi suy nghĩ từ chủ nghĩa duy vật một cách máy móc sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm Từ đó dẫn đến cuộc khủng hoảng về mặt thế giới quan trong các nhà vật lý học Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó để tuyên truyền quan điểm duy tâm Đây chính là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại mà như V.LLênin khẳng định, ¿be chất của nó “là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên

lý cơ bản, ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả trí”!

10 V.LLénin: Yoan tap, NXB Tién bé, Matxcova, 1980, t.18, tr 323

Ngày đăng: 19/12/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w