Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Con người luôn là một đề tài trung tâm của triết học từ thời cổ đại đến hiện đại.Triết học Mác ra đời đã khẳng định con người không chỉ là một sản ph
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI
Nhóm 8: Giảng viên hướng dẫn: THS Lại Quang Ngọc
Trưởng nhóm: Phạm Phương Anh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan về đề tài tiểu luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người do nhóm 8 nghiên cứu và thực hiện.
Em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người làtrung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(Ký và ghi rõ họ tên) Anh Phạm Phương Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến côLại Quang Ngọc Trong quá trình tìm hiểu và học tập môn Triết học Mác-Lênin,chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy rất tâm huyết và nhiệt tình từ cô Cô
đã giúp nhóm em tích lũy thêm nhiều kiến thức về bộ môn này để có thể hoàn thành
được bài tiểu luận về đề tài Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người.
Chúng em đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếpthu ý kiến đóng góp nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rấtmong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ quý thầy cô để giúp bài tiểu luận củanhóm em được hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
1 QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VỀ CON NGƯỜI 3
1.1 Triết học phương Đông 3
1.2 Triết học phương Tây 4
2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 6
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 6
2.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người 7
2.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 9
2.4 Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
Trong triết học, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người đóng vai tròquan trọng trong việc hiểu và phân tích về bản chất và vai trò của con người trong xãhội Chủ nghĩa Mác-Lênin xem con người không chỉ là một cá thể đơn lẻ, mà còn làmột phần không thể thiếu của xã hội và lịch sử
Theo quan điểm này, con người không tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn tại trongmối quan hệ với xã hội Mác-Lênin cho rằng con người được hình thành và phát triểnthông qua quá trình xã hội hóa, qua đó tạo ra các mối liên kết với những người khác vàvới môi trường xã hội xung quanh
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Con người luôn là một đề tài trung tâm của triết học từ thời cổ đại đến hiện đại.Triết học Mác ra đời đã khẳng định con người không chỉ là một sản phẩm của xã hội
mà còn là một tác nhân chủ động trong việc tạo ra sự thay đổi xã hội Con người pháttriển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạođức Con người luôn đi tìm sự phát triển của bản thân để dẫn đến một nhân bản hoànthiện nhất song song với đó là tạo nên một xã hội ngày càng phát triển, công bằng vàtiến bộ hơn
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu về tầm quan trọng của con người trong quátrình lịch sử và những yếu tố tác động đến sự phát triển của con người và xã hội Đánhgiá về vai trò và tư duy của con người trong xã hội đồng thời đóng góp vào việc pháttriển các lý thuyết và phương pháp xã hội học, triết học và khoa học chính trị
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con ngườiPhạm vi nghiên cứu: Với đề tài này chúng em nghiên cứu với phạm vi tìm hiểu,phân tích quan điểm của Mác-Lênin về con người
Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện với hai phương pháp nghiên cứu chính:
Trang 7Thứ nhất là tìm hiểu quan điểm của những nhà triết học trước Mác về con ngườivào thời điểm này thì có hai loại triết học mà chúng ta cần dựa vào là triết học phươngĐông và triết học phương Tây.
Thứ hai là tìm hiểu quan điểm của Mác-Lênin về con người dựa trên 4 cơ sở sau
để chúng ta nghiên cứu là con người là thực thể sinh học-xã hội, là sản phẩm của lịch
sử và chính bản thân con người, vừa là chủ thể vừa sản phẩm của lịch sử và cuối cùng
là bản chất con người là tổng hòa các mối quang hệ xã hội
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Có nhiều quan điểm khác nhau về con người và bản chất của con người, song tựuchung lại quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và bản chất của conngười được biểu hiện một cách toàn diện, đầy đủ nhất Điều này đã được chứng minhtrong thực tiễn và được Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong quá trình xâydựng con người mới xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu nhất định.đượcĐảng, chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong quá trình xây dựng con người mới xã hộichủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu nhất định
Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tiểu luận gồm hai phần chính:Một là, quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người
Hai là, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người
2
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
1 QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VỀ CON NGƯỜI
1.1 Triết học phương Đông
Triết học Ấn Độ được hình thành và phát triển trong hoàn cảnh và truyền thống
vêda Những triết lý này tạo thành 1 mạch suối ngầm phát sinh ra nhiều dòng chảy tưtưởng triết học tôn giáo Ấn Độ
Ví dụ: Upanisat cố lý giải những vấn đề về bản thể - nhân sinh, sự sống - cái chết
có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người dân ấn độ nói riêng và nhữngdân tộc phương Đông nói chung
Các trường phái triết học Ấn Độ luôn xung đột lẫn nhau và sự xung đột này kéodài tới hết thời Trung Đại
Đặc điểm: Do chịu ảnh hưởng của tinh thần veda mà triết học Ấn Độ không thểphân chia rõ thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay phương pháp biệnchứng hay phương pháp siêu hình như triết học phương Tây mà chủ yếu là được chiathành các hệ thống chính thống và không chính thống
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn Độ thường
là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý của các tôn giáo lớn Tôngiáo Ấn Độ không có xu hướng hướng ngoại mà đi sâu vào tìm hiểu đời sống tâm linh,tinh thần để phát triển sức mạnh mỗi con người Vì vậy triết học Ấn Độ mang đậmtính chất duy tâm chủ quan và thần bí
Triết học Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề nhân sinh nhằm tìm kiếm con đườnggiải thoát chúng sinh ra khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống do chế độ đẳng cấp tạo
ra
Triết học Trung Quốc là một hệ thống đồ sộ bao quát nhiều vấn đề triết học.
Nhưng chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề do thực tiễn đạo đức chính trị xã hộicủa thời đại đặt ra, chủ yếu bàn về vấn đề con người đặc biệt là vấn đề nguồn gốc số
Trang 9phận bản tính của con người Được hình thành từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IItrước công nguyên.
Đặc điểm: Đây là nền triết học quan tâm đặc biệt đến các vấn đề chính trị, đạođức Bởi vì đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đặc biệt quantâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý và biện pháp nhằm khắc phục
Từ đó xuất hiện nhiều học thuyết chính trị tư tưởng, đạo đức khác nhau như Nhogia, Mặc gia, Pháp gia Tập trung giải quyết vấn đề thế nào thống nhất đất nước, ổnđịnh xã hội, chuẩn mực đạo đức con người tuân thủ Tạo nên tính vừa phong phú vừasâu sắc của triết học Trung Hoa
Ví dụ: Triết lý về bản tính con người, Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướngkhẳng định bản tính thiện của con người, còn Lão Tử và Trang Tử lại đưa ra lý luậnnhư thể là điểm xuất phát cho tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dụchay pháp trị trong nước
Không có sự phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, không có đấutranh biện chứng giữa các thuyết triết học Tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tínhthiếu nhất quán
Ví dụ: Trong Nho giáo, thế giới quan của Khổng Tử dao động giữa chủ nghĩaduy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần Mặc khác ông nói xem trời là giới tự nhiên,
có sự vận hành của tự nhiên
Trong quá trình phát triển, các trường phái triết học Trung Hoa không chỉ phêphán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoànchỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trongkinh dịch [1]
Đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, cá nhân con người, cáitâm, và nhìn chung nó lấy con người làm gốc Điều đó qui định tri thức của triết họcphương Đông chủ yếu là tri thức về xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và nhìn chung
nó hơi nghiêng về hướng nội
4
Trang 101.2 Triết học phương Tây
Vào thời Hy Lạp cổ đại, triết học nhìn nhận về con người một cách đơn giản và
phiến diện, coi con người là trung tâm: “Con người là thước đo của mọi vật”(Protagoras), “Bẩm sinh, con người là một động vật chính trị” (Aristotle) Ngược lại,theo quan niệm chủ nghĩa duy tâm khách quan của Plato, cho rằng chỉ có ý niệm là tồntại thực sự, vì vậy con người chỉ là tồn tại nhất thời và đơn lẻ Vào thời kỳ đầu, triếthọc Hy Lạp đã có bước đầu phân biệt con người với thế giới tự nhiên nhưng vẫn chưa
đủ lý giải sự xuất hiện của con người
Theo triết học thời Trung cổ, do sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo nên chủ
nghĩa duy tâm chiếm ưu thế Vào thời kỳ này, họ quan niệm rằng Thiên Chúa đã tạodựng con người theo hình ảnh của Chúa, Chúa đã sắp đặt và an bài mọi thứ Và linhhồn của con người là tồn tại vĩnh cữu Khi chết đi, con người sẽ về Thiên đàng vớiChúa Triết học tôn giáo nhìn nhận con người trong thế giới quan thần bí, nhận thứcbản chất con người được quyết định bởi những thế lực siêu nhiên hay tư tưởng, ýthức,
Thời Phục hưng- cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Tây Âu, các nhà
triết học thời kỳ này phê phán mạnh mẽ các giáo lý thời Trung cổ, mở đầu tư tưởng
đề cao vai trò của trí tuệ và lý trí con người: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Rơnê“Đêcactơ); “Con người cần phải thống trị, làm chủ tự nhiên” (Fraxit-Baaycơn) Đây làmột trong những yếu tố quan trọng, nhằm giải phóng con người khỏi ách nô lệ củathần quyền tôn giáo và dẫn dắt con người tới thời kì mới [2]
Triết học cổ điển Đức, thuyết duy tâm siêu hình học của Hegel ra đời chứng
minh rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối và ông tin lý trí con người cóthể lý giải tất cả mọi vấn đề của thực tại Cho đến khi "Thuyết tiến hoá của các loài"của Đácuyn xuất hiện, làm cơ sở cho các nhà triết học duy vật để chỉ ra nguồn gốc củacon người, Phoiơbắc đã khẳng định: "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hìnhảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" Theothuyết duy vật nhân bản của Phoiơbắc, con người do thế giới vật chất tạo nên, bản chấtcủa con người được thể hiện trong tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu Đây là
Trang 11quan điểm triết học đã tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người rakhỏi các học thuyết duy tâm Triết học thời kỳ này đã mở ra những tư tưởng lý luậnmới mẻ, tiến bộ về con người.
Nhìn chung, tư tưởng về con người trong triết học phương Tây vẫn còn trừutượng, phi thực tế, không phù hợp đời sống xã hội nhưng không thể phủ nhận nhữngthành tựu mà nó đã đạt được trong việc phân tích và quan sát con người, đề cao tínhhợp lý, xác lập những giá trị nhân văn hướng con người đến tự do Đây cũng lànhững tiền đề có ý nghĩa hình thành tư tưởng con người trong triết học Mác [3]
2 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
2.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội
Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một độngvật xã hội, mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện là
tự nhiên và xã hội "Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đãquyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn
có của sinh vật" Vì vậy con người phải luôn đấu tranh để sinh tồn, cũng như tồn tại vàphát triển Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người không thể táchrời hai phương diện sinh học và xã hội thành những phương diện biệt lập, duy nhất,quyết định phương diện kia [4]
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng làthân thể vô cơ của con người, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với
tự nhiên Con người là một phần đặc biệt, quan trọng trong giới tự nhiên, biến đổi giới
tự nhiên và chính bản thân mình, dựa vào các quy luật của tự nhiên, các quy luật sinhhọc như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên [5]
Ví dụ: Con người trải qua hàng chục vạn năm phải tìm kiếm thức ăn, nước uống,phải “đấu tranh sinh tồn” để từ loài vượn tiến hóa thành người Trải qua quá trình tiếnhóa, tư duy con người dần dần phát triển, con người phát minh ra ngôn ngữ và laođộng sản xuất để tạo ra tiền, phục vụ nhu cầu của mình
6
Trang 12Con người trên phương diện sinh học phải phụ thuộc vào gen, nhưng con người
có thể thay đổi gen của mình bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, môi trường sốngcủa mình
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất "Người làgiống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật".Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xãhội, thành chủ thể có lý tính và có "bản năng xã hội"
Ví dụ: Con người có thể tạo ra được các công cụ lao động, máy móc (máy gặtlúa, máy xay thóc) để phục vụ cho mục đích lao động mà không loài động vật nào thếgiới có thể làm được
Trong hoạt động không chỉ có các quan hệ lẫn nhau, tác động qua lại, quy địnhlẫn nhau trong sản xuất mà con người còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác Tính
xã hội của con người chỉ có trong "xã hội loài người" Điểm cơ bản khiến con ngườikhác với động vật đó là con người không tách rời xã hội, con người chỉ có thể tồn tại
và phát triển trong xã hội loài người Hoạt động của con người gắn liền với các quan
hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội như ngôn ngữ giao tiếp,lương tâm, ý thức con người,… xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng
có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sựphát triển của xã hội
Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông quahoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầusinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính
nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó
2.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Con người là sản phẩm của lịch sử vì nó được hình thành bởi các yếu tố xã hội,văn hóa và kinh tế trong quá khứ của nhân loại Các sự kiện lịch sử và các nền văn hóa
đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cách hành xử và quan điểm của con người
Trang 13Ngoài ra, con người cũng là sản phẩm của chính bản thân mình Nó được hìnhthành bởi sự trải nghiệm, học tập và phát triển của cá nhân từ khi sinh ra cho đến khitrưởng thành Cách suy nghĩ, hành động và tính cách của mỗi người đều được ảnhhưởng bởi những thứ mà nó đã trải qua trong quá khứ và cả sự chăm sóc và giáo dụctrong hiện tại Vì vậy, con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là sảnphẩm của chính bản thân mình và các tác động của nó trong suốt quá trình phát triển
và trưởng thành
Phê phán quan niệm sai lầm của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa cácquan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu củakhoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâudài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm lịch sử xã hội loài người và của chính bản thâncon người
Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạtđộng, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành nhữngcon người như đang tồn tại
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người là sản phẩm của lịch sử
và chính bản thân con người Điều này có nghĩa là con người không tồn tại độc lập vàkhông phát triển hoàn toàn độc lập, mà phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và lịch sử
mà họ sống trong đó Chủ nghĩa Mác-Lênin coi lịch sử là quá trình phát triển của xãhội, trong đó các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng nhau tạo nên cơ sở kinh
tế của xã hội Lịch sử không chỉ là sự thay đổi vật chất mà còn là sự thay đổi của ýthức xã hội Ý thức xã hội của con người là tổng hợp của ý thức cá nhân và ý thức tậpthể, bao gồm quan điểm, giá trị, niềm tin và ý chí của các cá nhân và tập thể trong xãhội
Theo quan điểm Mác-Lênin, con người không chỉ là một đối tượng bị xã hội tácđộng mà còn là một chủ thể tác động và thay đổi xã hội Bản thân con người có khảnăng nhận thức và ý thức về thế giới xung quanh, và thông qua hoạt động sáng tạo củamình, con người có thể tác động và thay đổi xã hội theo ý chí của mình Tuy nhiên,
8