Một bộ phận khác lại tìm cách sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là ma tuý để "tự chữa", che lấp các triệu chứng của rối loạn tâm thần, dẫn đến bệnh tình nga
Trang 24.2 Các công cụ trắc nghiệm chẩn đoán 5
5 Hướng can thiệp 5
Trang 4A MỞ ĐẦU
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên bởi một yếu tố tâm lý nhất định tạo nên những thay đổi thất thường trong ý nghĩ, hành động, tác phong, hành vi của con người Trầm cảm là căn nguyên của hơn 50% số vụ tự tử đặc biệt trầm cảm đang có xu hướng gia tăng ở giới trẻ.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ 2 làm tổn hại đến sức khoẻ con người chỉ sau tim mạch Ở Việt Nam, con số bệnh nhân trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, nữ giới tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ 2 làm tổn hại đến sức khoẻ con người chỉ sau tim mạch Ở Việt Nam, con số bệnh nhân trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, nữ giới tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), khoảng 8 - 29% trẻ em đang trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở Việt Nam mắc các vấn đề về sức khoẻ tâm thần Ước tính Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khoẻ tâm lý, tâm thần [ CITATION Bện1 \l 1033 ] Tuy nhiên số người được trợ giúp y tế và điều trị kịp thời chiếm con số không nhỏ Một bộ phận khác lại tìm cách sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là ma tuý để "tự chữa", che lấp các triệu chứng của rối loạn tâm thần, dẫn đến bệnh tình ngày một trầm trọng, có thể gây nguy hại cho cộng đồng, cho xã hội
Nguyên nhân thường gặp ở giới trẻ mắc trầm cảm là do những khó khăn trong học tập và hoàn cảnh gia đình Sức ép của phụ huynh đối với con cái trong học hành, thi cử làm các em rơi vào tình trạng hoang mang, sợ hãi và không kiềm chế được cảm xúc của bản thân Bên cạnh đó, một số trẻ bị tác động từ hoàn cảnh gia đình như: cha mẹ ly hôn, những mâu thuẫn của cha mẹ, cuộc sống gia đình kém hoà thuận… cũng là những lý do dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ Ngoài ra, tốc độ đô thị hoá nhanh đến chóng mặt của xã hội cũng khiến áp lực công việc gia tăng, công việc căng thẳng, cảm giác cô đơn, số người phụ thuộc vào mạng xã hội, số người bị stress gia tăng khiến trầm cảm ngày càng trẻ hoá
Trang 5Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn "Trầm cảm ở trẻ em" làm đề tài tiểu luận để tìm hiểu
rõ hơn lý do và nguyên nhân gây ra những rối nhiễu tâm thần ở lứa tuổi trẻ trẻ em và trẻ thanh thiếu niên.
B NỘI DUNG1 Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều tài liệu định nghĩa về Trầm cảm theo nhiều khía cạnh đề cập khác nhau như:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) thì “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ
biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tựhạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”
[ CITATION Bện \l 1033 ] Hay:
Theo bài 20 của QĐ 2058/QĐ-BYT 2020 về tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán điều trị rối
loạn tâm thần thường gặp thì “Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện
bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm haythích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trongkhoảng thời gian ít nhất là 2 tuần Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sự tậptrung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vàotương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ,ăn ít ngon miệng ”[ CITATION BộY20 \l 1033 ]
Vậy Trầm cảm ở trẻ em có thể được định nghĩa như sau: “Trầm cảm ở trẻ em là hội
chứng rối loạn tâm lý phổ biến và thường gặp, có tính chất lan toả và suy giảm chức năngcủa các giai đoạn hưng cảm làm cho trẻ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với xã hội kèm theođó là các rối loạn ăn uống, giấc ngủ…, tự hạ thấp giá trị của bản thân Ở mức độ nghiêmtrọng, trầm cảm có thể khiến trẻ có xu hướng suy nghĩ về cái chết, tự tử”
2 Phân loại
2.1 Trầm cảm ẩn (Trầm cảm che giấu - Marked Depression)
Trang 6Những triệu chứng của trầm cảm che giấu (trầm cảm ẩn) biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng cơ thể nhưng không phát hiện ra tổn thương
2.2 Trầm cảm có loạn thần (trầm cảm Paranoid)
Đây là một thể trầm cảm nặng Cùng với những triệu chứng của trầm cảm đã mô tả ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.
2.3 Trầm cảm ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi trầm cảm có thể kèm theo rối loạn nhận thức như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ Bệnh nhân thường quên nhiều, đặc biệt là quên những sự việc mới xảy ra (giảm trí nhớ gần) còn gọi là mất trí giả Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng…
2.4 Trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Theo tổ chức Y tế thế giới (WTO) lứa tuổi vị thành niên là từ 10 - 19 tuổi [ CITATION Bện \l 1033 ] các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau:
Cảm xúc thường bị kích thích, vẻ mặt cáu giận Khả năng kiềm chế cảm xúc rất thấp vì vậy rất dễ nổi nóng trước một kích thích không vừa ý dù là rất nhỏ.
Mất ngủ nhiều, có thể thức trắng đêm nên bệnh nhân dễ lạm dụng game, internet Người bệnh thường lang thang trên mạng suốt đêm.
Mệt mỏi thường xuyên.
Khó tập trung chú ý, trí nhớ kém vì vậy học hành thường giảm sút Hay có ý định và hành vi tự sát.
2.5 Trầm cảm sau sinh
Xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh trong vòng khoảng 6 tuần Theo DSM-IV cũng như ICD-10, rối loạn tâm thần sau sinh không được ghi thành một chương riêng biệt và không có tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng Hiện nay người ta vẫn chưa thống nhất được có nên xếp trầm cảm sau sinh là một rối loạn riêng biệt hay không Trong khi một số tác giả cho rằng rối
Trang 7loạn tâm thần sau sinh là một nhóm các rối loạn có liên quan đặc biệt đến việc mang thai và sinh đẻ nên cần tồn tại một chẩn đoán riêng biệt.
Biểu hiện:
Rối loạn Cảm xúc: Khí sắc trầm kéo dài, cảm giác không xứng đáng, thất bại,
bất lực, tuyệt vọng, kiệt sức, trống rỗng, buồn rầu, chực khóc, cảm giác tội lỗi, hối hận, vô giá trị Lẫn lộn, lo âu, hoảng sợ Sợ đứa trẻ, sợ mất trẻ Sợ ở một mình, sợ đi ra ngoài
Rối loạn hành vi: Mất quan tâm thích thú trong các hoạt động thường ngày.
Giảm sinh lực và động cơ Ngại giao tiếp xã hội Ít chăm sóc bản thân Không có khả năng xử lý các công việc thường ngày
Rối loạn suy nghĩ: Suy nghĩ kém minh mẫn, không thể quyết định việc gì Kém
tập trung chú ý, giảm trí nhớ Trốn tránh mọi thứ Sợ bị chồng bỏ rơi Lo lắng về sự tổn hại hoặc cái chết của chồng, con Có ý nghĩ về tự sát
Suy sụp về thể chất: Mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ nhiều hay có ác mộng, ăn
không ngon miệng, gầy sút cân.
3 Những biểu hiện thường gặp
Khó tập trung, hay quên.
Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống Suy giảm chất lượng học tập, nhạy cảm khi nói về thành tích.
Trang 8Có cảm giác tách biệt, cách ly với xã hội, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể với bạn bè, người thân.
Khó kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên cảm thấy khó chịu, tức giận, la hét và khóc lóc.
Luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, tội lỗi.
Có xu hướng chống đối, suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết, tự tử Khẩu vị thay đổi thất thường.
Có cảm giác đau mỏi cơ thể Ngoài ra các kèm rối loạn cơ thể không giải thích được: đau đầu, đau bụng, đau lưng
Rối loạn giấc ngủ.
Trầm cảm thường khởi phát lặng lẽ, mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai
- Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày
- Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu như tất cả mọi hoạt động.
- Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn
- Mất ngủ hay ngủ quá mức.
- Quá kích động hoặc quá chậm chạp - Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng
* Theo ICD 10
Nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần.
- Khí sắc giảm: Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng.
- Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú: Những thích thú trước đây của bệnh nhân bị giảm hoặc mất
- Người mệt mỏi: Họ rất khó khăn để khởi động một công việc nào đó, dù những công việc nhỏ nhất
- Giảm tính tự trọng và lòng tự tin: Người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ
Trang 9- Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần.
cảm thấy thất bại trong cuộc sống - Nhìn tương lai ảm đạm bi quan: - Giảm sự tập trung chú ý: Khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc nào đó, khó đưa ra những quyết định dù là những quyết định nhỏ nhất ví dụ đi chợ mua gì cho bữa tối… người bệnh cũng rất khó khăn để đưa ra quyết định
- Có ý tưởng và hành vi tự sát:
- Rối loạn giấc ngủ: Đa số bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ.,
- Ăn uống không ngon miệng: Đa số bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít.
4.2 Các công cụ trắc nghiệm chẩn đoán
Trắc nghiệm tâm lý
Thang đánh giá trầm cảm Beck, Hamiltion, trầm cảm người già (GDS), trầm cảm ở trẻ em, thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9)…
Thang đánh giá nhân cách (MMPI), bảng kiểm kê nhân cách hướng nội hướng ngoại (EPI)
Thang đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI) Thang đánh giá lo âu Zung, Hamilton
Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress (DASS)
5 Hướng can thiệp
Trang 10Nhận ra những sai lệch trong suy nghĩ, sau đó đánh giá lại sự việc Hiểu rõ hơn về hành vi của bản thân và người khác.
Vận dụng các kỹ năng để đối phó với những tình huống khó khăn Phát triển sự tự tin.
Đối mặt với nỗi sợ hãi thay vì trốn tránh Học cách làm dịu tâm trạng và thư giãn cơ thể.
5.2.2 Trị liệu cá nhân (IPT)
Là phương pháp được áp dụng để điều trị rối loạn tâm trạng, cải thiện mối quan hệ và tương tác xã hội của 1 người, nhằm xoa dịu và làm giảm những nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng Áp dụng IPT điều trị trong 12 – 16 tuần, mỗi tuần 1 lần cho chứng trầm cảm nặng cấp tính.
IPT đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị cấp tính cho bệnh trầm cảm nặng ở tuổi vị thành niên và người già Ngoài ra, phương pháp này còn được dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và rối loạn lo âu.
5.3 Y học5.3.1 Xoa bóp
Với người bệnh trầm cảm, xoa bóp có thể giúp điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng liên quan đến tình trạng này Theo đó, xoa bóp giúp cải thiện uể oải, đau lưng, cơ, khớp, đồng thời, giảm mệt mỏi và khó ngủ.
Khi được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu, xoa bóp có thể mang lại sự thư giãn ngay lập tức Vì vậy, xoa bóp được kết hợp với thuốc và liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm.
Tại Việt Nam, điều trị trầm cảm chủ yếu bằng thuốc và tâm lý trị liệu Ở một vài nước trên thế giới, còn có thể có cách trị trầm cảm bằng những liệu pháp như châm cứu, thôi miên và phản hồi sinh học.
5.3.2 Châm cứu
Châm cứu là phương pháp điều trị các vấn đề về sức khỏe, bằng cách sử dụng kim thép rất mỏng đâm vào da nhằm kích thích các điểm/huyệt trên cơ thể Mục tiêu của châm cứu là làm giảm các triệu chứng đau (đầu, cổ, cơ, lưng,…) viêm khớp, rối loạn căng thẳng lặp đi lặp lại.
Trang 11Các kim thép kích thích hệ thống thần kinh trung ương và hệ miễn dịch của cơ thể nhằm:
Kích thích phản ứng của cơ thể với bệnh hoặc triệu chứng Cân bằng lại hoạt động cơ thể.
Giải phóng các chất tự nhiên, chẳng hạn như endorphin, thuốc giảm đau tự nhiên, chất dẫn truyền thần kinh, chất kiểm soát các xung thần kinh.
5.3.3 Thôi miên
Liệu pháp thôi miên là 1 loại y học tâm thể có nguồn gốc từ phương pháp điều trị tâm lý học phương Tây Người bệnh được đưa vào trạng thái thư giãn sâu và tập trung cao độ nhằm cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
Thôi miên được sử dụng trong cải thiện sức khỏe tâm thần thông thường như: Căng thẳng, lo lắng, hoảng loạn và hội chứng căng thẳng sau sang chấn (PTSD) Ám ảnh.
Các vấn đề kiểm soát hành vi, chẳng hạn như cai thuốc lá , giảm cân và đái dầm Thôi miên gồm 4 giai đoạn: cảm ứng, đào sâu, gợi ý và xuất hiện.
5.3.4 Liệu pháp kích thích não bộ
Liệu pháp kích thích não bộ gồm: liệu pháp sốc điện (ECT), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS), kích thích dây thần kinh phế quản (VNS) Kỹ thuật này không xâm lấn, không gây đau, tạo ra các sóng điện tử đi xuyên qua xương sọ (công suất từ 3.000 đến 8.000 ampe) Các sóng này sẽ kích thích tế bào thần kinh và làm thay đổi chức năng điện thần kinh ở vùng não tương ứng, mang lại hiệu quả điều trị cao.
5.3.5 Phản hồi sinh học
Phản hồi sinh học là phương pháp y học thay thế, hướng dẫn mọi người thay đổi cách cơ thể họ hoạt động Đây là 1 liệu pháp tâm lý giúp cơ thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trong quá trình điều trị bằng phương pháp phản hồi sinh học, bác sĩ sử dụng thiết bị và dụng cụ giám sát để đo các chức năng của cơ thể Dựa trên kết quả từ các công cụ, bác sĩ sẽ gợi ý cách tạo ra những thay đổi sinh lý Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề, chẳng hạn như:
Trang 12Lo lắng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương Thiếu tập trung.
Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn
Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, táo bón Mất ngủ.
Đau đầu, đau cơ xơ hóa, khớp và cơ Đái tháo đường.
Động kinh Cao huyết áp.
5.4 Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu được thực hiện bằng cách nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh của cá nhân, khơi thông cảm xúc, cũng như tăng khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng Có nhiều loại tâm lý trị liệu, trong đó liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phổ biến nhất Quá trình trị liệu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.
6 Mô tả trường hợp
T.H.N được sinh ra và lớn lên trong gia đình gồm có 4 thành viên: ba, mẹ, anh và N N sinh năm 1993, hiện nay N đã 31 tuổi Cuộc sống và những trải nghiệm của N diễn ra rất bình thường nhưng đến 1 ngày cú sốc tâm lý xảy đến với N là khi ba và mẹ quyết định ly hôn N sang chấn tâm lý mạnh, mất ngủ kéo dài nên cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn và có đôi khi không muốn sống nữa, công việc của N thì trì trệ tiến độ, không hoàn thành được công việc nên luôn bị sếp la rầy N không còn muốn tiếp xúc với bất cứ 1 ai, chỉ cứ suốt ngày trong phòng vì ba của N thường xuyên phải đi công tác xa nên N cũng thường hay ở nhà 1 mình Trong 1 lần tình cờ thì ba của N đã phát hiện ra việc N cầm lưỡi dao với ý định tự sát nhưng được phát hiện kịp thời N đã được đưa đến Bệnh viện Tâm thần TW2 tại TP
Biên Hoà để thăm khám và được bác sỹ kết luận “Tâm thần phân liệt thể Paraniod” và
uống thuốc điều trị lâu dài
Trang 15KẾT LUẬN
Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý phức tạp và ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em Không chỉ là một vấn đề cá nhân mà nó có tác động sâu sắc đối với toàn cộng đồng và xã hội Điều đáng quan ngại là càng ngày càng nhiều trẻ phải đối diện với tình trạng trầm cảm và chúng ta cần nhìn vào vấn đề này một cách toàn diện và tìm giải pháp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trầm cảm ở trẻ chính là áp lực học tập, đặc biệt từ phía gia đình và giáo viên Khi gia đình và giáo viên đặt quá nhiều kì vọng vào thành tích học tập, thi đua giữa trẻ với các bạn khác và với áp lực học tập căng thẳng ấy trở nên mệt mỏi, chán nản và bị áp lực tinh thần nặng nề Tình trạng này thường dẫn đến học tập của trẻ bị giảm sút và bắt đầu có thể nảy sinh những suy tư tiêu cực Mặt khác, các bạn trẻ được tiếp xúc với những thói quen không lành mạnh như thức khuya, nghiện game, hay bỏ qua việc ăn uống đúng cách Những thói quen này có thể gây biến động tâm lý, tạo ra căng thẳng không cần thiết, và dẫn đến trầm cảm
Việc phát hiện và giải quyết trầm cảm ở trẻ là điều cấp bách Cần sự quan tâm từ phía gia đình, giáo viên và xã hội để giúp trẻ vượt qua áp lực học tập và tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương Ngoài ra, việc giáo dục về lối sống lành mạnh và cách quản lý tình
cảm cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng trầm cảm trong lứa tuổi này chúng ta cần
tăng cường việc nhận diện và hỗ trợ cho trẻ bị trầm cảm Hệ thống giáo dục cần tích hợp các chương trình giáo dục về sức khỏe tâm thần và tạo ra môi trường lành mạnh, tích cực Gia đình cần thúc đẩy giao tiếp mở cửa và sẵn sàng lắng nghe con cái Chúng ta cần làm việc cùng nhau để ngăn chặn và điều trị bệnh trầm cảm trong cộng đồng học đường, để trẻ có cơ hội phát triển một cách lành mạnh và hạnh phúc.