1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đề tài hoạt Động quảng bá hình ảnh việt nam tới người nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực hà nội

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,72 MB

Nội dung

của mộtcộng đồng mà con người đã nâng nhu cầu cơ bản đó thành văn hoá tinh thần.Hơn nữa, tâm lý của khách du lịch bao giờ cũng coi ẩm thực bản địa nơi họtới tham quan du lịch là một tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Bạch Dương

Sinh viên thực hiện : Phan Thạch Thảo Nguyên

Mã sinh viên : 61DVH12221

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên con đường thành công, không thể không kể đến những sự giúp đỡ

dù ít hay nhiều từ người khác Vì không có những sự giúp đỡ ấy thì chúng takhông bao giờ có thể chạm được đến sự hoàn hảo nhất

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnthầy Trần Bạch Dương – khoa Văn hoá học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội,người đã tận tình dìu dắt, hỗ trợ, chỉ bảo em và các bạn trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này Cảm

ơn thầy đã hướng dẫn, góp ý giúp em để hoàn thành bài tiểu luận một cách tốtnhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phan Thạch Thảo Nguyên

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Một số khái niệm: 9

1.1.1 Khái niệm hình ảnh quốc gia 9

1.1.2 Khái niệm quảng bá hình ảnh quốc gia 10

1.1.3 Khái niệm văn hoá ẩm thực 11

1.2 Nội dung của hoạt động quảng bá 12

1.2.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động quảng bá 12

1.2.2 Mục đích của hoạt động quảng bá 14

1.3 Khái quát về văn hoá ẩm thực Hà Nội 15

1.3.1 Vài nét về địa danh Hà Nội 16

1.3.2 Các món ăn tiêu biểu trong ẩm thực Hà Nội 17

1.3.3 Các quan niệm trong văn hoá ẩm thực Hà Nội 20

1.3.4 Đặc điểm chung trong văn hoá ẩm thực Hà Nội 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ 24

2.1.Thực trạng của hoạt động quảng bá từ năm 2018 – 2023 24

2.1.1 Nhận thức của người nước ngoài về ẩm thực Hà Nội 24

2.1.2 Thành tựu của hoạt động quảng bá 26

2.1.3 Một số vấn đề đặt ra của hoạt động quảng bá ẩm thực Hà Nội 28

2.2 Một vài nhận xét về hoạt động quảng bá ẩm thực Hà Nội 29

2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân 29

2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 31

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 34

3.1 Phương hướng 34

3.2 Giải pháp 35

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 47

Trang 4

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CHDCND: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân

CNN: Cable News Network ( Mạng Tin tức

Truyền hình cáp)

Sở VH,TT&DL: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, bên cạnhviệc đẩy mạnh kinh tế, củng cố chính trị thì văn hóa – xã hội cũng được chútrọng không kém nhằm nâng tầm hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.Không chỉ dừng lại ở những cảnh quan đẹp mắt được thiên nhiên ưu ái bantặng, con người thân thiện, niềm nở hay những phong tục, tập quán đặc sắc,…

ẩm thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thể hiện bản sắc vănhóa dân tộc Việt Nam

Ẩm thực Hà Nội ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo, vàthông qua việc thưởng thức nó, chúng ta có thể khám phá, cảm nhận rõ nétbản sắc văn hóa của người Việt nói chung và người dân Hà Nội nói riêng.Theo trang Tripadvisor – website du lịch lớn nhất thế giới có hơn 463 triệulượt truy cập mỗi tháng, luôn nằm top 10 ứng dụng du lịch hàng đầu ở 26quốc gia đã công bố Hà Nội đứng thứ 3 trong 25 điểm đến có ẩm thực ngonnhất thế giới, nên ghé thăm trong năm 2023

Mặt khác, ăn uống là nhu cầu cơ bản của con người Bằng cách đưavào việc ăn uống những chuẩn mực, quy tắc, sở thích, quan niệm, của mộtcộng đồng mà con người đã nâng nhu cầu cơ bản đó thành văn hoá tinh thần.Hơn nữa, tâm lý của khách du lịch bao giờ cũng coi ẩm thực bản địa nơi họtới tham quan du lịch là một trong những điều cần được trải nghiệm và thực tế

là nó đã ảnh hưởng rất lớn tới nhận xét, cảm nghĩ của du khách nước ngoài vềvăn hoá địa phương và văn hoá của quốc gia đó Vì vậy, chúng ta có thể thấyrằng việc nhận thức đúng vai trò của văn hoá ẩm thực trong suy nghĩ của

Trang 6

người nước ngoài sẽ giúp cho việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con ngườiViệt Nam tới thế giới một cách hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế và phát triểnbền vững

Từ những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội” để

viết bài tiểu luận này

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Văn hoá ẩm thực Hà Nội quả thực là độc đáo vì nó thể hiện cả mộttriết lý sống qua mấy nghìn năm lịch sử Ẩm thực Hà Nội đã được nhiều nhàvăn như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân v.v thể hiện và ngợi ca quanhiều tác phẩm Tiêu biểu như: “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng) - tập trunggiới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình

và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn hay “Hà Nội băm sáu phố phường” (Thạch Lam) - viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có.

Tuy nhiên, các tác phẩm này chỉ chủ yếu viết về ẩm thực ở dạng xúc cảmthưởng thức mà chưa có hoặc rất ít đề cập cũng như khai thác ẩm thực phục

vụ cho việc quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài

Hiện nay, hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nướcngoài thông qua ẩm thực đang được đẩy mạnh Bắt kịp với xu thế đó nhữngnăm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết khác nhau nghiên cứu vềvăn hoá ẩm thực Tiêu biểu có thể kể đến: Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc

Quỳnh Mai năm 2015 về “Khai thác văn hoá ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng

khai thác ẩm thực du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, luận văn nêu lên

Trang 7

những căn cứ khoa học nhằm khai thác có hiệu quả hơn ẩm thực quận Hoàn

Kiếm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn thủ đô

Đề tài luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch” của tác giả Đoàn Lê Phương Thảo bảo vệ năm 2014 tại trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn Đề tài đã nghiên cứu đánh giá và đưa ra một

số giải pháp cơ bản nhằm giúp các giá trị văn hóa ẩm thực tại thành phố HồChí Minh được khai thác phục vụ du lịch một cách có hiệu quả

Tính cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về hoạt độngquảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài thông qua ẩm thực Hà Nộicũng như việc khai thác giá trị văn hóa ấy để quảng bá hình ảnh Quốc gia

Đề tài “Hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài

thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội”, với quan điểm tiếp cận văn hoá ẩm thực

Hà Nội như một sản phẩm độc đáo phục vụ cho hoạt động quảng bá hình ảnhquốc gia tới người nước ngoài, hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụnày

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Tiểu luận này nhằm tìm hiểu thực trạng hình ảnh Việt Nam trong nhậnthức của người nước ngoài thông qua ẩm thực Hà Nội Trên cơ sở đó phântích những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới ngườinước ngoài

Trang 8

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu chính là văn hóa ẩm thực của người

Hà Nội và những mối liên hệ, tác động của nó tới nhận thức của người nướcngoài được trải nghiệm ẩm thực ở Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài chọn không gian là địa bàn thuộc 12 quận nội

thành Hà Nội: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình,Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam

Từ Liêm

- Về thời gian: Từ 2018 – 2023

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

Trang 9

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Phương pháp này nhằm

nghiên cứu, xử lý tài liệu dựa trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ cácnguồn khác nhau và từ thực tế Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiếnhành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm: khái quát được cơ sở lí luận và thựctiễn về hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài thôngqua ẩm thực, từ đó đánh giá chính xác thực trạng, nguyên nhân của hoạt động

- Phương pháp logic: Để phân tích, lập luận, đưa đến những nhận định

có tính khái quát, nâng cao các vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra hướng giảipháp cho hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Văn hoá ẩm thực

Hà Nội

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tất cả những hoạt động liên quan

để xây dựng một bức tranh tổng thể về hoạt động quảng bá hình ảnh ViệtNam tới người nước ngoài thông qua Văn hoá ẩm thực Hà Nội

- Phương pháp điền dã: Điều tra, khảo sát, tìm kiếm tài liệu thực tế để

đánh giá đúng thực trạng của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tớingười nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp dùng để lấy tư liệu

và ý kiến của người nước ngoài về nhu cầu của khách quốc tế về ẩm thực HàNội thông qua phiếu điều tra

6 BỐ CỤC CỦA TIỂU LUẬN

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chínhcủa bài tiểu luận được chia làm 03 chương:

Trang 10

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người

nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội

Chương 2: Thực trạng của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người

nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội

Chương 3: Giải pháp, phương hướng của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt

Nam tới người nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM

VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀ NỘI

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

1.1.1 Khái niệm hình ảnh quốc gia

Theo Bành Tân Lương trong Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm“ Trung Quốc: Một góc nhìn toàn cầu hóa” cho rằng hình ảnh quốc gia là “tài

sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá” [1]

Theo Martin và Eroglu, đó là “tất cả các niềm tin dựa trên mô tả, suyluận và thông tin mà một người có được về một đất nước cụ thể” [4, tr.193]Tác giả Ying Fan cũng cho rằng, hình ảnh quốc gia “được định nghĩabởi người ở ngoài quốc gia đó và nhận thức của họ bị ảnh hưởng bởi khuônmẫu, truyền thông cũng như trải nghiệm cá nhân” [10]

Do vậy, theo nghĩa rộng, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thểcủa một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, vănhóa - xã hội của nước đó Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ởnhững lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ

dàng liên tưởng đến đất nước đó

1.1.2 Khái niệm quảng bá hình ảnh quốc gia

Quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận

và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát

Trang 12

huy được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiênđến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người, ), đồng thời khắcphục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó Trong đó, conngười là yếu tố quan trọng, bởi mỗi người dân chính là một “sứ giả” của đấtnước, có vai trò kết nối văn hóa, thể hiện hình ảnh đẹp về đất nước trong lòngngười dân nước khác.

1.1.3 Khái niệm văn hoá ẩm thực

- Khái niệm về văn hoá:

Có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi khái niệm phản ánhmột cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau:

+ GS.Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thốnghữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy quaquá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội” [7, tr.20]

+ Theo quan niệm của UNESCO (2002): “Văn hóa nên được đề cậpđến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức vàxúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thốnggiá trị, truyền thống và đức tin”

Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng các định nghĩa này có điểmchung là cùng chỉ rõ rằng văn hóa là tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể

do con người sáng tạo trên nền của thế giới tự nhiên và được phát triển trongquan hệ qua lại giữa con người và xã hội

Trang 13

- Khái niệm về văn hoá ẩm thực:

“Ẩm thực” vốn là từ gốc Hán Việt “Ẩm” có nghĩa là uống, “thực” cónghĩa là ăn, ẩm thực nói tóm lại là hoạt động ăn uống

Có thể nói rằng, văn hóa ẩm thực là toàn bộ các sáng tạo văn hóa củacon người xoay quanh phương diện ăn uống của họ, cụ thể là: cách lựa chọnnguyên liệu và chế biến món ăn, uống Hệ thống các nghi lễ, phép tắc, kiêng

kỵ và quan niệm về các món ăn, uống Văn hóa ẩm thực phần nào phản ánhdiện mạo văn hóa của một cộng đồng, một tộc người, cho thấy được triết lýsống, tập tục, thói quen và những tác động từ môi trường tự nhiên cũng như

sự giao lưu với môi trường xã hội xung quanh họ

Văn hóa ẩm thực là nội dung nói đến lĩnh vực chế biến, cách thưởngthức các thức ăn, đồ uống… Đó chính là nét văn hóa hình thành trong cuộcsống Văn hóa ẩm thực có 3 nội dung:

 Cách thức chế biến đồ ăn, thức uống

 Các nguyên liệu ẩm thực có giá trị tôn nhau

 Cách thức thưởng thức mà nâng cao lên thành “đạo”

Như vậy, văn hóa ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất màcòn là văn hóa về tinh thần Nét văn hóa về vật chất thể hiện trong cách trangtrí món ăn sao cho đẹp mắt, món ăn dậy mùi thơm… kích thích vị giác củathực khách Nét văn hóa về tinh thần thể hiện ở cách giao tiếp, ứng xử giữacon người trong bữa cơm, những nguyên tắc, chuẩn mực, phong tục ănuống…

1.2 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀ NỘI

Trang 14

1.2.1 Các yếu tố tác động đến hoạt động quảng bá

 Văn hoá ẩm thực phong phú, độc đáo:

Văn hóa ẩm thực là một trong những đặc trưng sinh động và phongphú nhất, kết tinh thành bản sắc văn hóa Việt Nam Sự đặc sắc của văn hóa

ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hoá ẩm thực Hà Nội nói riêng thể hiệntrong việc sử dụng các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên,trong sự tinh tế, cầu kỳ của việc sử dụng gia vị, trong sự giao hòa giữa truyềnthống và hiện đại, giữa phong cách, triết lý phương Đông và phương Tâytrong các chế các món ăn cũng như trong cách trang trí, sắp đặt và thưởngthức món ăn

Ngày nay, nhiều món ăn của Hà Nội như phở, bún chả,cafe, trà… đãtrở nên nổi tiếng thế giới và ẩm thực đã trở thành một công cụ hữu hiệu đểquảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài Theo Phillip Kotler, cha

đẻ của marketing hiện đại đã phát biểu: “Nếu Trung Quốc là công xưởng củathế giới, Ấn Độ là văn phòng của thế giới thì Việt Nam hãy là nhà bếp của thếgiới”

 Nhu cầu về du lịch văn hoá ẩm thực:

Theo định nghĩa của Hiệp hội du lịch Ẩm thực, du lịch văn hóa ẩmthực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ.Với định nghĩa như vậy thì đối tượng khách tham gia loại hình du lịchvăn hóa ẩm thực là những người đi du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa

ẩm thực của điểm đến du lịch Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩmthực, các đầu bếp, chủ nhà hàng, khách sạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực

Trang 15

để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng Họ cũng có thể là nhữngngười ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình,không nhất thiết đó là người sành ăn Đặc điểm chung của đối tượng kháchnày là thích tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa bản địa Họ không e ngại khi ănnhững món ăn lạ, khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày Họ tôn trọng

sự khác biệt của nền văn hóa bản địa, yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và

sự mến khách của người đầu bếp, người phục vụ và dân cư địa phương.Chính vì vậy, điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độcđáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu Sự phong phú củanền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá, họchỏi và trải nghiệm

1.2.2 Mục đích của hoạt động quảng bá

Văn hóa ẩm thực là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, địaphương Văn hóa ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút dukhách đến với điểm đến du lịch Bên cạnh những loại hình du lịch khác nhaunhư: du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh,… du lịch ẩmthực đang ngày càng trở thành xu thế và chiếm vai trò không hề nhỏ trong sựphát triển đến hoạt động quảng bá hình ảnh quốc giá đến với bạn bè quốc tế.Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu trong hoạt độngquảng bá mỗi quốc gia nhằm những mục đích sau:

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách được coi như vai tròđầu tiên của ẩm thực Ẩm thực có vai trò trong việc duy trì nhu cầu sự sống

và sự phát triển tinh thần của con người Nhu cầu ăn uống của con người làmột trong những nhu cầu hết sức tự nhiên Đây được coi như bản năng vốn cócủa con người Các cụ ngày xưa đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học

Trang 16

mở” để nhắc nhở một đứa trẻ chào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn” Thápnhu cầu của Maslow cũng đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi đượcthỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâm tới các nhu cầu khác Đối với dukhách, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà cần được nânglên thành nghệ thuật Ẩm thực là một “nghệ thuật đặc biệt” Nếu các mônnghệ thuật như nhạc họa, điện ảnh đáp ứng nhu cầu tinh thần của con ngườithì ẩm thực là để thỏa mãn “cái dạ dày” Sau đó mới đến nhu cầu thưởngthức: món ăn ngon, trình bày đẹp, không gian yêu thích… Ẩm thực hay nóicách khác chính là ăn uống là những hoạt động không thể thiếu trong mỗichuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cơ bản của con người.

Thứ hai, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch Theođịnh nghĩa Du lịch trong Luật Du lịch năm 2018 đã chỉ ra:

“Du lịch là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch Văn hóa ẩmthực chính là một loại tài nguyên du lịch đặc biệt trong phát triểnkinh doanh du lịch Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân HàNội đã sáng tạo và để lại một kho tàng ẩm thực phong phú, đa dạng,hấp dẫn, phù hợp khẩu vị nhiều đối tượng khách”

Ẩm thực là một sản phẩm du lịch thu hút du khách với nhu cầu thamquan, tìm hiểu văn hóa ẩm thực địa phương Đây là một trong những dịch vụtạo dấu ấn đối với du khách qua điểm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phávăn hóa ẩm thực của địa phương Đôi khi chính sự hấp dẫn văn hóa ẩm thựccủa địa phương trở thành động cơ và mục đích của du khách Bởi lẽ, ẩm thựcchính là một bức tranh đầy màu sắc mà bất kỳ du khách nào đến với một vùng

Trang 17

đất mới cũng có khát khao được khám phá, thưởng thức dư vị đặc trưng vănhóa vùng miền từ đó góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia

1.3 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀ NỘI

1.3.1 Vài nét về địa danh Hà Nội

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng PhíaBắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình,phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh VĩnhPhúc Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tíchlớn nhất thế giới với 3.324,92 km2 Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phốnày dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quantrọng của cả nước Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện

Sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, đây cũng từng là từng là kinh đôcủa hầu hết các triều đại phong kiến xưa như nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần vànhà Lê Theo các tư liệu về lịch sử Hà Nội, vào năm 1010 vua Lý Thái Tổ đãchọn Cổ Loa làm kinh đô và đặt tên là Thăng Long, có nghĩa là Rồng bay lên

Từ đó, Thăng Long trở thành biểu tượng cho sự phồn thịnh và vươn lên củađất nước Trải qua gần 1000 năm, Thăng Long đã có nhiều tên gọi khác nhaunhư Đông Đô, Đông Kinh, Bắc Thành…đến năm 1831 mới đổi tên là Hà Nội.Không chỉ chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng của dân tộcnhư cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cuộc Cách mạng tháng Tám và ngày Quốckhánh 2/9/1945, cuộc kháng chiến chống Mỹ… Hà Nội còn là nơi lưu giữnhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột,Nhà thờ Lớn, Nhà tù Hỏa Lò, Lăng Bác…

Trang 18

Bên cạnh đó, Thủ đô cũng có những con phố nổi tiếng thường đượcnhắc đến qua lời giới thiệu về phố cổ Hà Nội như: Phố Hàng Mã, phố HàngGai, phố Hàng Đào… Những tên gọi dân dã này được đặt theo tên của sảnphẩm chính của làng nghề và đã trở thành một phần gắn liền với cuộc sống,sinh hoạt của người dân địa phương nơi đây

Thông qua những lời giới thiệu về thành phố Hà Nội, nhiều du kháchcũng thêm ấn tượng với con người nơi đây Họ có nhiều phẩm chất tốt đẹpnhư: mộc mạc, chính nghĩa, đôn hậu, có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc rấtcao Người Hà Nội còn nổi tiếng với tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu và học hỏi những tinh hoa văn hóacủa nhân loại

1.3.2 Các món ăn tiêu biểu trong ẩm thực Hà Nội

* Thức uống: Ban đầu chỉ là để thoản mãn nhu cầu sinh lý của toàn thể

sinh vật, nhưng rồi với tiến trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống nhưthế nào, uống lúc nào đã được nâng lên để trở thành nghệ thuật

Bản sắc của sự uống ở người Hà Nội bắt nguồn từ cái cội rễ xa xưacủa các thức uống, kiểu uống ở Hà Nội Đồng thời, cũng là do sự hội nhập rồicải biến, cách tân các thức uống từ ngoài vào để tạo ra một phong cách uốngriêng của người Hà Nội

Trà:

Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại đến thú uốngtrà của người Hà thành Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực củangười Hà Nội đã nâng chén trà lên một trình độ rất cao

Trang 19

Nếu như ở những nơi khác người dân thích uống trà "mộc", tức là tràkhông ướp, thì người Hà Nội đa phần lại thích uống trà ướp sen,ướp nhài,ngâu, cúc, sói Đặc biệt, trà sen, trà nhài chỉ dùng để tiếp tri ân hoặc để làmquà biếu

Trà sen chính là một nét văn hoá tinh tế của Hà Nội đặc biệt là Trà senTây hồ Giá của một lạng trà sen thường đắt gấp 10 đến 12 lần những loại tràướp hương khác

Rượu:

Rượu ngon Hà Nội thì đại thi hào Nguyễn Trãi đã nhắc đến: rượu sen,rượu cúc như một sản vật của đất Thượng Kinh trong tác phẩm dư địa chí.Ngoài ra, một số địa danh nổi tiếng rượu ngon như làng Hoàng Mai, làngThụy, làng Vọng, làng Ngâu, làng Thổ Khối đều là những nơi nấu rượungon nổi tiếng

Bia:

Bia đã trở thành đồ uống giải khát, chia sẻ, thưởng thức không thểthiếu được trong đời sống của người dân Hà Nội bởi bia Hà Nội cũng có nétvăn hoá riêng rất đặc thù của nó Người Hà Nội khi đi xa về đều rất nhớ vàmuốn uống bia Hà Nội Bia Hà Nội được nhiều tầng lớp ưa chuộng Nó cómặt từ nơi bình dân đến những nhà hàng cao cấp, và có một đặc điểm rất khóquên là nó được uống trong những chiếc cốc vại thuỷ tinh, loại cốc có từ vàichục năm về trước

Cafe:

Trang 20

Cafe là thức uống mà nguời Pháp mang đến Hà Nội nhưng đã nhanhchóng hoà nhập vào ẩm thực của người bản xứ Để sau hơn một thế kỷ, chính

nó cũng tạo thành một nét rất riêng của Hà Nội Đặc biệt là Cafe trứng Loạicafe được làm từ cafe pha phin truyền thống kết hợp với lòng đỏ trứng gà đãđược đánh bông cùng với sữa đặc và đường Cafe trứng có lớp kem béo ngậy

và ngọt ở phía trên và lớp cafe đen đậm đà ở phía dưới

*Các món ăn:

Phở:

Đối với bất cứ ai đó từng đến Hà Nội, chắc chắn không thể bỏ quaviệc thưởng thức món phở Hà Nội, vốn là một món ăn rất nổi tiếng, có tínhtruyền thống của Hà Nội Phở là một món ăn bình dân, ai ai từ giàu đến nghèođều có thể ăn phở, nói cách khác đây là món ăn không phân biệt tầng lớp,quốc tịch Phở ăn vào bất cứ lúc nào, sáng, trưa, chiều, khuya cũng thấy ngon,mùa nào ăn cũng thấy có ý nghĩa Mùa đông ăn bát phở thì ấm lòng, mùa hèthì ăn một bát ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua, một cảm giác mát rượi ậpđến khiến cho người ăn rất thích thú

Bún thang:

Là món ăn có hương vị thanh nhã và giàu dinh dưỡng, thường được

ăn vào các dịp lễ tết hoặc khi muốn thay đổi khẩu vị Món đặc sản này cóphần nước dùng ngọt thanh, được ninh từ gà và tôm khô, ăn kèm với cáctopping xé sợi như: thịt gà, trứng tráng, giò lụa và rau cần tây băm nhỏ…

Bún chả:

Trang 21

Món bún chả đã đi vào lịch sử văn hóa dân tộc và từ rất lâu đã đượcnhiều người yêu thích, trở thành món ăn được người dân Hà Thành và khách

du lịch yêu mến Bún chả Hà Nội có từ lúc nào không ai biết nhưng có mộtđiều mà nhiều người biết đó là món ăn này nằm trong top 10 món ăn đườngphố hấp dẫn du khách nhất thế giới

Bún đậu mắm tôm:

Bún đậu mắm tôm cũng là một món ăn đường phố cực kỳ nổi tiếngtrong những bài review hoặc giới thiệu về Hà Nội Một suất bún đậu gồm cóbún tươi, đậu phụ chiên vàng giòn, chả cốm xay và mắm tôm pha chanh,đường đậm đà

1.3.3 Các quan niệm trong văn hoá ẩm thực Hà Nội

Điều đặc biệt trong tất cả các món ăn của người Hà Nội đó là gia vị Gia vị trong các món ăn của người Hà Nội rất phong phú: Có gia vị phù hợp

sẽ làm nổi bật chất lượng của món ăn Như gừng làm át đi vị gây hôi của thịt

bò, cà tím xào thịt ba chỉ phải có tía tô, rau muống xào phải có tỏi, canh trai, trùng trục phải có rau răm, xương xông, lá lốt Bún riêu cua, riêu ốc phải có dấm bỗng

Với người Hà Thành, họ không chỉ cần ăn no – mặc ấm, mà còn phải

ăn ngon – mặc đẹp, biết thưởng thức những gì đẹp nhất Sự tinh tế không chỉ

ở khẩu vị mà còn ở việc chọn lựa cách thức ăn uống – món nào “đi với” món

ấy, mùa nào thức ấy, thậm chí giờ nào thức ấy… Nhiều khi chỉ qua những chitiết nhỏ, cả người ăn và người nấu ăn cùng thể hiện những nét tinh tế trongvăn hóa ăn uống

Trang 22

Người Hà Nội còn coi chuyện ăn uống như một cách thể hiện nhữngthú vui, sở thích của mình Họ thường quan tâm đến cách sắp xếp mâm cơmsao cho đẹp, trình bày món ăn làm sao kết hợp được màu sắc, mùi vị và hìnhthức Thưởng thức món ăn ngon là sự tổng hoà cảm nhận của các giác quan:thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác Họ không chỉ quan tâm đếnvấn đề ăn uống cái gì, mà còn quan tâm đến cách ăn uống như thế nào, ở đâu,với ai, lúc nào… Với người Hà Nội, món ăn ngon mà người ăn cùng khônghợp thì ăn không ngon Món ăn ngon, chỗ ngồi không tốt, không thuận tiệnthì ăn không ngon Món ăn ngon, đồ dùng để ăn không sạch sẽ, không đẹp thì

ăn không ngon Món ăn ngon, ăn không đúng lúc, đúng chỗ thì ăn cũng khôngcảm thấy ngon

Cách ăn uống của người Hà Nội được duy trì và phát triển hàngnghìn năm, đã trở thành truyền thống Với người Hà Nội, lời mời ăn cơm baogiờ cũng lịch sự và thân tình Lời mời thể hiện thái độ kính trọng người trên,thương yêu người dưới, lễ phép, văn minh, lịch sự Trước khi ăn cơm, trẻ emtrong gia đình phải có lời mời những người trong mâm theo thứ tự từ già đếntrẻ Khi ăn thì một tay bưng bát cơm, một tay cầm đũa, không được để bátcơm lên bàn rồi cúi đầu xúc cơm Khi nhai, phải khép miệng kín đáo, tối kỵkiểu nhai thức ăn nhồm nhoàm Húp canh cũng phải nhẹ nhàng, không tạo ratiếng động v.v Những quy tắc ứng xử trong bữa cơm gia đình của người HàNội ẩn chứa nhiều đạo lý, thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử tinh tế, khéo léocủa người Việt từ bao đời nay

1.3.4 Đặc điểm chung trong văn hoá ẩm thực Hà Nội

Văn hóa ẩm thực, cũng như những loại hình văn hóa khác của Thủ đô(trang phục, kiến trúc, giao thông ) nói chung đều tuân theo một trong những

Trang 23

quy luật tổng quát của Đô thị - Thủ đô mà GS Trần Quốc Vượng đã chỉ ra đólà: “Hội tụ - Kết tinh - Lan tỏa”.

Ẩm thực Hà Nội là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau.Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội được thể hiện ở cách chế biến, cách thưởngthức và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương

vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống trong cách thưởng thức, đókhông chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên thành nghệthuật ẩm thực Những món ăn Hà Nội đã làm nao lòng những người con xaquê và cả những người khách lần đầu đến Hà Nội Bên cạnh lối ẩm thực cầu

kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung

dị, đơn giản Có “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”

Cũng như cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, món cơm gạo làthành phần chính và thức ăn thiên về thực vật, ẩm thực Hà Nội cũng mangtrong mình sự tổng hòa của nhiều tính chất: tính tổng hợp khi chế biến món

ăn kết hợp các loại thực phẩm và trong cách ăn nhiều món ăn trong một bữa;tính dung nạp khi tiếp nhận, hoàn thiện và phát triển món ăn của các vùngchuyển thành đặc sản riêng của Hà Nội; tính cộng đồng thể hiện ở sự ănchung, thích nói chuyện trong khi ăn và coi trọng sự giao tiếp trong ăn uống;tính linh hoạt trong cách ăn, dụng cụ ăn, chú trọng quan hệ biện chứng âm -dương, sử dụng thức ăn hợp thời tiết, đúng mùa, chọn đúng bộ phận có giá trị(chuối sau, cau tr ớc, nhãn cành xa na cành bổng…), đúng thời điểm có giáƣtrị (cơm chín tới, cải vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ…)

Nhắc đến văn hoá hóa ẩm thực của người Hà Nội phải kể đến tinhsành, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi vớinghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc

Trang 24

trưng riêng biệt Mùa nào thức ấy, giờ nào món ấy Tháng ba ăn bánh trôi,bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăncốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôilúa Hoàng Mai, tối mới ăn lục tào xá, đêm ăn lạp xưởng lồ mái phàn, trưa ănbún chả Tất cả những món ăn này đều có thể tìm thấy trên các con phố của

Hà Nội, đặc biệt là trong khu phố cổ Những món ăn Hà Nội chẳng phải caolương mỹ vị gì, chỉ là những món ăn dân dã gợi nhớ hương vị Hà Nội

Trang 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ẩm thực không chỉ đơn thuần là nét văn hóa về vật chất, mà còn xahơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốtcách Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giácon người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tụctrong cách ăn uống Bên cạnh đó cũng cho thấy văn hóa ẩm thực có sức ảnhhưởng lớn đến hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới với bạn bèquốc tế

Để có cơ sở nghiên cứu hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tớingười nước ngoài thông qua văn hoá ẩm thực Hà Nội, trong chương 1 này đã

hệ thống hoá các vấn đề về văn hoá, hình ảnh quốc gia Khái quát văn hoá ẩmthực nói chung và các đặc trưng của văn hoá ẩm thực Hà Nội nói riêng Ngoài

ra, trong chương này cũng đã nêu ra các yếu tố tác động cũng như mục đíchcủa hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới người nước ngoài thông quavăn hoá ẩm thực Hà Nội

Trang 26

Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀ

NỘI 2.1 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ TỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀ NỘI TỪ NĂM 2018 - 2023

2.1.1 Nhận thức của người nước ngoài về ẩm thực Hà Nội

Việc ăn quà của người Hà Nội còn mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ

Đó là cách ăn chơi, ăn cho biết, chuộng lạ (ăn quà thay đổi cho lạ miệng).Chính vì tính chất "lạ", đa dạng như vậy nên văn hoá ẩm thực Hà Nội cụ thể

là quà Hà Nội đã thu hút rất nhiều khách du lịch khi đến Hà Nội: Ví dụ nhưphở Hà Nội, từ lâu đã có tiếng, hiện nay phở Hà Nội không những đã có mặt

ở nhiều nơi trong nước, mà có cả ở nước ngoài và trở thành món ăn hấp dẫnvới nhiều người song với hương vị đặc biệt mang tính đặc trưng, bát phở HàNội vẫn là nét riêng của ẩm thực thủ đô Khách du lịch nước ngoài chưa ănphở Hà Nội nghĩa là chưa đến Việt Nam

Sức hấp dẫn của nền ẩm thực Hà Nội toát ra từ sự mộc mạc, dung dị

mà đậm đà bởi nhiều nguyên liệu tự nhiên phong phú, sự đam mê của các đầubếp khi chế biến và quan trọng là có sự kế thừa truyền thống, sáng tạo qua cácthời kỳ Du khách quốc tế yêu thích món ăn Hà Nội nói riêng và Việt Namnói chung bởi sự cân bằng mùi vị và hài hòa về dinh dưỡng, nhiều rau xanh,không chất béo, mỗi món lại có nước chấm riêng biệt trở thành đất nước cónhiều món mắm và các món ăn chế biến từ mắm với hương vị đặc trưng nhất

Trang 27

thế giới, là đất nước sở hữu nhiều món sợi và nước hấp dẫn nhất thế giới Qua

đó giúp họ hiểu được văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam nhân văn, dunghòa, tình nghĩa

Theo Giám đốc kinh doanh - marketing Nguyễn Vân Nhung của Công

ty TNHH Xuân Sơn Travel cho biết: “Khách du lịch nước ngoài đặc biệt thíchthú với những trải nghiệm ẩm thực truyền thống trên phố cổ Hà Nội Thưởngthức những món ngon đường phố hay nhâm nhi đồ uống trong không khínhộn nhịp của các địa chỉ ẩm thực Tống Duy Tân, Tạ Hiện, Hàng Buồm v.v đều gây ấn tượng mạnh mẽ với những người lần đầu tới Hà Nội”

Nhu cầu của du khách quốc tế về văn hóa ẩm thực Hà Nội được thểhiện tóm tắt qua bảng so sánh sau:

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w