1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần chủ nghĩa xã hội khoa học tên Đề tài quan Điểm của chủ nghĩa mác – lênin về chủ nghĩa xã hội

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Về Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Trần Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thu Diễm, Trần Quang Bảo Vy, Đào Quang Thịnh, Lý Huệ Nghi, Phạm Thị Thanh Lợi, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Thúy Hiền, Lê Thị Thúy Duyên, Lê Hoàng Sa, Nguyễn Ngọc Mai Anh, Bùi Thị Ngọc Ánh, Trịnh Gia Nhi, Nguyễn Hữu Tuấn Quang
Người hướng dẫn Lại Quang Ngọc
Trường học Trường Đại Học Công Thương TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính Trị - Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện...5 3.1.1.. Quan điểm của các nhà kinh đ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

NHÓM: 3

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI do NHÓM 3 nghiên cứu và thực hiện.Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀCHỦ NGHĨA XÃ HỘI là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Ký và ghi rõ họ tên

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 3

2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI 4

2.1 Về kinh tế 4

2.2 Về chính trị xã hội 4

3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 5

3.1 Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện 5

3.1.1 Về kinh tế 5

3.1.2 Về chính trị 6

3.1.3 Về văn hóa – xã hội 7

3.2 Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ 8

3.3 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu và tư liệu sản xuất chủ yếu 9

3.4 Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động 9

3.5 Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại 10

3.6 Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới 11

PHẦN KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Thế giới mà chúng ta đang sống đã có những đổi thay nhanh chóng và đứngtrước hàng loại vấn đề nan giải mang tính toàn cầu phải giải quyết, cụ thể riêng trênlĩnh vực tư tưởng, đường lối, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng gay gắt,đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông

Âu Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lýluận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp,

có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêntúc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học

Quan điểm của các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ có giátrị khoa học, cách mạng và thực tiễn to lớn, là nền tảng tư tưởng và phương pháp luậncho công cuộc đổi mới nói chung, trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nóiriêng ở Việt Nam Những thành tựu của công cuộc đổi mới nói chung và xây dựng nềndân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng ở Việt Nam là minh chứng thực tế cho tính đúngđắn trong quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ.Chính vì thế, để hiểu được bản chất của nhà nước Việt Nam hiện nay, chúng tavẫn cần phải tiếp tục làm rõ vấn đề chủ nghĩa xã hội là gì, hệ tư tưởng, lý luận Mác –Lênin ra sao và từ đó vận dụng lý luận đó cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay Trên cơ sở, chúng em chọn đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác– Lênin về chủ nghĩa xã hội “ để nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của đề tài nghiên cứu này là hiểu rõ sự vận dụng quan điểm củachủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội Để đạt được mục đích đó cần tập trungcác nhiệm vụ sau như phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xãhội đó Từ đó đưa ra một lý luận cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đối tượng nghiên cứu

Phân tích nội dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội

Trang: 1

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các thông tin và cơ sở dữ liệu sẵn có tại các văn bản, tài liệu để rút rakết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu Áp dụng những điều tra về số liệu phát triểntừng năm của đất nước, tra cứu tài liệu và Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin,phân tích nghiên cứu và từ đó đưa ra nhận xét đánh giá.Vận dụng quan điểm toàn diện

và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liênngành khoa học xã hội và nhân văn

Ý nghĩa lý luận của đề tài nghiên cứu

Thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề về chủnghĩa xã hội

Kết cấu của tiểu luận

Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa

Điều Kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội

Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

Trang: 2

Trang 7

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướngđược V.I.Lênin bổ sung, phát triển và hiện thực hoá trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủnghĩa Mác- Lênin, tài sản vô giá của nhân loại.

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra tính tấtyếu sự thay thế hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử tự nhiên

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấpnhững tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sựphân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Khi phân tích hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, C.Mác vàPh.Ăngghen cho rằng, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấplên cao qua hai giai đoạn, giai đoạn thấp và giai đoạn cao, giai đoạn cộng sản chủnghĩa, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa cộng sản Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhànước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng củagiai cấp vô sản Khẳng định quan điểm của C.Mác, V.I Lênin cho rằng:“ Về lý luận,không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có mộtthời kỳ quá độ nhất định”

Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xãhội tư bản chủ nghĩa, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiềudấu vết của xã hội cũ để lại: “ Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã

Trang: 3

Trang 8

hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hộicộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội vềmọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ

mà nó đã lọt lòng ra ” Sau này từ thực tiễn nước Nga, V I Lênin cho rằng đối vớinhững nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “ Cần phải có thời kỳ quá độ khálâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ”

Vậy là về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủnghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội - những cơn đau đẻ kéo dài Thứ hai, đối với những nước đã trảiqua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có mộtthời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia,thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản

2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI

2.1 Về kinh tế

Vào giữa thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập cũng như đạt được sựphát triển rất mạnh mẽ tại những nước Châu Âu, nhất là tại những nước như Anh vàPháp Sự phát triển này một mặt đã tạo ra những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh

tế, tuy nhiên mặt trái của nó đã tạo ra mâu thuẫn khó giải quyết, cụ thể là mâu thuẫngay gắt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Theo đó, mâu thuẫn này được bộc lộ thành các cuộc đấu tranh ngày một pháttriển bên phía giai cấp công nhân tại những nước tư bản Điển hình là các cuộc đấutranh ở giai cấp công nhân làm thuê của Anh, Đức và nước Pháp Sự phát triển củanhững cuộc đấu tranh đó đã làm phát sinh những nhu cầu cần có một lý luận về cáchmạng, khoa học Bởi vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đáp ứng được nhu cầu đó.Chính sự phát triển của các cuộc đấu tranh này đã trở thành một trong những điều kiệntiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

2.2 Về chính trị xã hội

Sự phát triển và tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất thì quan hệsản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất lại kìm hãm lực lượng

Trang: 4

Trang 9

sản xuất phát triển Do đó đã xảy ra mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại và giaicấp tư sản lỗi thời Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, giaicấp tư sản đại diện cho quan hệ sản xuất lạc hậu.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp cơ khí là sự trưởngthành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Điều này là tiền

đề kinh tế - xã hội dẫn đến sự sụp đổ không tránh khỏi của giai cấp công nhân.Giai cấp công nhân phải giác ngộ cách mạng và tổ chức ra chính đảng của mình.Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ xã hội hóa cao dẫn đến

sự ra đời, trưởng thành của Đảng Cộng sản, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trịchống giai cấp tư sản

Giai cấp công nhân tổ chức Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách mạng vô sảnbằng con đường bạo lực Cuộc cách mạng vô sản giành thắng lợi đã dẫn đến sự ra đờicủa hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời, thực hiện bước quá độ từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

3.1 Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

Trang 10

Các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình và phát triển theo con đường riêngcủa họ.

Điều này tạo điều kiện cho sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên

Giải phóng con người:

Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi ách áp bức của giai cấp, dân tộc, và

xã hội

Con người được tự do phát huy tư tưởng, sáng tạo, và khẳng định bản thân.Điều này tạo ra nguồn động lực to lớn cho con người phát triển toàn diện về mọimặt, bao gồm cả kinh tế

3.1.2 Về chính trị

Giải phóng giai cấp:

Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa: Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp thống trị nắmgiữ quyền lực chính trị, sử dụng nó để đàn áp và bóc lột giai cấp bị trị Chủ nghĩa xãhội xóa bỏ chế độ này, trao quyền lực cho nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người thamgia vào đời sống chính trị

Nâng cao ý thức chính trị: Khi được giải phóng khỏi ách áp bức giai cấp, ngườidân có điều kiện tiếp cận giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ củamình Họ tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị, góp phần xây dựng xã hội

Giải phóng dân tộc:

Chủ quyền quốc gia: Chủ nghĩa xã hội giúp các dân tộc tự quyết định vận mệnhcủa mình, thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc và thực dân

Trang: 6

Trang 11

Hợp tác quốc tế: Các quốc gia xã hội chủ nghĩa cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫnnhau trên tinh thần bình đẳng và cùng có lợi, góp phần củng cố hòa bình và ổn địnhthế giới.

Giải phóng xã hội:

Xóa bỏ các thủ tục, tệ nạn xã hội: Chủ nghĩa xã hội hướng đến một xã hội vănminh, tiến bộ, nơi mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, và công bằng xãhội

Nâng cao dân trí: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chú trọng phát triển giáo dục,nâng cao trình độ học vấn cho toàn dân Điều này giúp người dân hiểu biết về quyềnlợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời có khả năng tham gia vào đời sống chính trị mộtcách hiệu quả

Giải phóng con người:

Tự do cá nhân: Chủ nghĩa xã hội bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con ngườinhư: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng

Phát huy tiềm năng: Khi được giải phóng khỏi ách áp bức, con người có điềukiện phát huy tối đa tiềm năng của mình, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội,góp phần xây dựng đất nước

3.1.3 Về văn hóa – xã hội

Giải phóng giai cấp:

Xóa bỏ phân biệt giai cấp: Dưới chủ nghĩa tư bản, các giai cấp thống trị sở hữu

và kiểm soát các nguồn tài nguyên văn hóa, xã hội Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ phân biệtgiai cấp, tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các giá trịvăn hóa, xã hội

Phát triển văn hóa đại chúng: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hướng đến phục vụđại đa số nhân dân, phát triển các loại hình văn hóa phù hợp với nhu cầu và sở thíchcủa mọi người

Trang: 7

Trang 12

Giải phóng dân tộc:

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Chủ nghĩa xã hội tôn trọng và bảo

vệ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, tạo điều kiện cho các dân tộc phát triển văn hóacủa mình một cách độc đáo và sáng tạo

Giao lưu văn hóa quốc tế: Các quốc gia xã hội chủ nghĩa cùng nhau giao lưu vănhóa, học hỏi lẫn nhau, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại

Giải phóng xã hội:

Xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn xã hội: Chủ nghĩa xã hội hướng đến một xã hội vănminh, tiến bộ, nơi mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, và công bằng xãhội

Nâng cao đời sống văn hóa, xã hội: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chú trọng pháttriển giáo dục, y tế, nhà ở, và các dịch vụ xã hội khác Điều này giúp nâng cao đờisống văn hóa, xã hội của người dân

Giải phóng con người:

Phát triển toàn diện: Chủ nghĩa xã hội khuyến khích con người phát triển toàndiện về cả thể chất và tinh thần, về trí tuệ và đạo đức

Tự do sáng tạo: Mọi người được tự do sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển vănhóa, xã hội của cộng đồng

3.2 Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ

Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội, xã hội vì conngười và do con người, nhân dân mà nòng cốt là nhân dân lao động là chủ thể của xãhội thực hiện quyền làm chủ ngày càng rộng rãi và đầy đủ trong quá trình cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa với

hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn thiện sẽ quản lý xã hội ngàycàng hiệu quả Các Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Bước thứ nhất trong cuộc cáchmạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”

Trang: 8

Trang 13

V.I Lênin, từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xooviet đã coi chínhquyền Xooviet, là một kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản, một chế độ dân chủ ưuviệt gấp triệu lần so với chế độ dân chủ tư sản: “ Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứchế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần: Chính quyền Xooviet sovới nước cộng hòa tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.

3.3 Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu và tư liệu sản xuất chủ yếu

Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết

là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất,nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triểncủa xã hội Đến lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được bởi “một nềnđại công nghiệp” Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, làhiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại Lực lượng sản xuất hiện đạiquyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lêntrình độ cao của phương thức sản xuất mới Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Với các nộidung và lôgíc vận động như đã luận giải trên Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xâydựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiệnbảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội chủ nghĩa

3.4 Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Nhà nước là cơ quan bảo vệ cho quyền lợi cho giai cấp thống trị Trong lịch sử,nhà nước là đại diện, ra đời khi những mâu thuẫn xã hội không thể điều hòa được và

có vai trò điều hành, quản lý xã hội

Chủ nghĩa xã hội: nhân dân lao động, là đại diện cho số đông Trước đó, các nhànước khác chỉ đại diện cho thiểu số

Trang: 9

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w