1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần văn hóa Đại chúng Đề tài áo dài việt nam nét Đẹp truyền thống trong Đời sống hiện Đại

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tàiÁo dài là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, được coi là biểutượng của vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt.. Trong thời đại hiện đại, á

Trang 1

ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

ĐỀ TÀI

ÁO DÀI VIỆT NAM - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG

TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

LỚP 21DTT3Giảng viên hướng dẫn

TS Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 3

ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

ĐỀ TÀI

ÁO DÀI VIỆT NAM - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG

TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

NHÓM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

LỚP 21DTT3Giảng viên hướng dẫn

TS Nguyễn Thị Thu Thủy

Trang 4

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa môn Văn hóa đại chúng vào chương trình giảng dạy Đồng thời, chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã truyền đạt những kiến thức học tập quan trọng quý giá đến cho chúng em để trao dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích, những phương pháp nghiên cứu đạt hiệu quả cao Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức sâu sắc, là hành trang vững chắc cho chúng em sau này Tuy nhiên,

do bản thân tiếp thu thực tiễn còn hạn chế và bản thân chúng em đã cố gắn hết sức nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong cô xem xét và góp ý cho đề tài của em được hoàn thiện và tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

(Kí và ghi rõ họ tên)

Trang 6

BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TRONG VIẾT TIỂU LUẬN

3 Nguyễn Quốc Hưng D21VH188 Các sự kiện có áo dài tham

gia, các giá trị quảng báqua áo dài

XXX

4 Ngô Kiều Oanh D21VH187 Vị trí và vai trò XXX

5 Phan Diệu Như D21VH168 Những yếu tố tác động XXX

6 Phạm Thị Ngọc Anh D21VH149 Giá trị XXX

*Thái độ chia sẻ trách nhiệm, tham gia vào công việc nhóm được nhóm

trưởng và hoặc các thành viên đánh giá trên 3 tiêu chí: rất tích cực (XXX), tích cực (XX), chưa tích cực (X).

Trang 7

Mục Lục

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Phương pháp nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM 2

1.1 Nguồn gốc và lịch sử của áo dài Việt Nam 2

1.2 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam: 2

CHƯƠNG 2 ÁO DÀI VIỆT NAM TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI 4

2.1 Tính hiện đại 4

2.2 Tính đại chúng 5

2.3.1 Áo dài trong đời sống hàng ngày: 6

2.3.2 Áo dài trong các dịp lễ hội: 7

2.3.3 Áo dài trong các sự kiện văn hóa, nghệ thuật 8

2.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của áo dài Việt Nam 8

2.5 Giá trị của áo dài Việt Nam 9

2.5.1 Các giá trị quảng bá qua áo dài: 10

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 12

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, được coi là biểutượng của vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Áo dài đã cólịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi và phát triển, nhưng vẫn giữđược những nét đẹp truyền thống

Trong thời đại hiện đại, áo dài vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy giá trị, trởthành một trong những trang phục phổ biến trong đời sống của người ViệtNam Áo dài được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau, từ những sự kiện trangtrọng như lễ cưới, lễ Tết đến những hoạt động đời thường như đi học, đi làm,

đi chơi

Việc lựa chọn đề tài “Áo dài Việt Nam - Nét đẹp truyền thống trong đời sốnghiện đại” là phù hợp với môn học Văn hóa đại chúng, vì đề tài này đề cập đếnmột nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng phảnánh sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại

2.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp

1

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM 1.1 Nguồn gốc và lịch sử của áo dài Việt Nam

Áo dài được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ hội, cưới hỏi hoặc các sự kiệntrọng đại khác Nó được xem là biểu tượng của văn hóa truyền thống và sựkiêu sa của người phụ nữ Việt Nam

Nguồn gốc: Nguồn gốc của áo dài Việt Nam được cho là xuất phát từ phongcách áo mặc của phụ nữ Việt Nam xưa, hay còn được gọi là áo giao lĩnh, đâycũng là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam Trong suốt bề dày lịch sử,

áo dài đã trải qua nhiều thời kỳ và thay đổi về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc.Tuy nhiên, áo dài ngày nay vẫn giữ được sự truyền thống, nó là biểu tượngvăn hóa và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam [Hình 1.1]

Thời kỳ đầu Áo tứ thân, được mặc từ thời vua Hùng.[Hình 1.2]:

Thời kỳ nhà Hậu Lê: Áo ngũ thân, với kiểu dáng và chất liệu phù hợp với

sự thanh lịch và tao nhã của người con gái bấy giờ.[Hình 1.3]

Thời kỳ nhà Nguyễn: Áo dài, với kiểu dáng mới, hợp thời trang và tôn lên

vẻ đẹp cùng sự quyền lực của phụ nữ Việt Nam.[Hình 1.4]

Thời kỳ phong kiến: Áo dài đối với các quý tộc và phú ông được làm từnhững chất liệu xa xỉ, thường được thêu hoa và sử dụng trong các dịp lễhội, cưới hỏi.[Hình 1.5]

Thời kỳ hiện đại: Áo dài được thiết kế lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu vàmàu sắc khác nhau, phù hợp với sở thích và phong cách của giới trẻ ngàynay [Hình 1.6]

1.2 Ý nghĩa của áo dài Việt Nam:

Áo dài được xem là biểu tượng văn hóa của đất nước và có ý nghĩa rất quantrọng đối với người Việt Đầu tiên, áo dài thể hiện sự đẹp đẽ, tinh tế và thanhlịch của người phụ nữ Việt Nam Chiếc áo dài với thiết kế ôm sát vòng eo vàdài đến chân giúp làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của người mặc Thứ hai, áo dài

2

Trang 10

còn mang ý nghĩa về truyền thống và văn hóa Đây là một trang phục truyềnthống của người Việt Nam và đã tồn tại từ rất lâu đời Áo dài thể hiện được nétđẹp truyền thống, quyến rũ, thanh lịch và tinh tế của phụ nữ Việt Nam Cuốicùng, áo dài còn có ý nghĩa về sự tự hào dân tộc Áo dài đã trở thành một biểutượng của người Việt Nam, được yêu thích và sử dụng không chỉ trong nước

mà còn trên toàn thế giới Điều này giúp thể hiện sự tự hào và tình yêu đấtnước của người Việt Nam.[1]

3

Trang 11

CHƯƠNG 2 ÁO DÀI VIỆT NAM TRONG ĐỜI

SỐNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI

2.1 Tính hiện đại

Qua nhiều năm, chất liệu và kiểu dáng của áo dài đã có nhiều sự đổi mới, từhiện đại đến độc đáo Các nhà thiết kế cũng tạo ra những chiếc áo dài cưới, cócác thiết kế sáng tạo bao gồm kết hợp các yếu tố phức tạp và tinh tế như hạtcườm, trang trí bằng đá và thêu hình con công Bất kể số lần sửa đổi, chiếc áodài truyền thống của phụ nữ Việt Nam vẫn luôn toát lên sự thanh lịch, linhhoạt và thận trọng, khiến nó không thể thay thế bởi bất kỳ loại trang phục nàokhác

Với lối sống năng động, phái nữ có thể tùy chỉnh áo dài truyền thống bằngcách cách điệu cho đường viền, tay áo, cổ áo và thậm chí cả quần, đảm bảomột bộ áo dài hài hòa Nhiều lựa chọn và sự phong phú này cũng mang đếnnhiều lựa chọn mới lạ cho người phụ nữ Do đó, ngày càng có nhiều ngườichọn mặc áo dài trong cuộc sống hàng ngày

Sau một thời gian dài phát triển, áo dài ngày càng trở nên hoàn thiện Đâyđược xem là biểu tượng văn hóa, là niềm tự hào dân tộc, tôn lên vẻ đẹp củaphụ nữ châu Á, đặc biệt là áo dài phụ nữ Việt Nam

Áo dài được chế tác từ rất nhiều loại vải, bao gồm lụa tổng hợp, lụa nguyênchất, nhung, thổ cẩm, Tuy nhiên, đặc điểm xác định là những sản phẩm maymặc này phải có bản chất nhẹ và tinh tế để toát lên sự quyến rũ quyến rũ củamột chiếc áo dài Phụ nữ trưởng thành có xu hướng ưa chuộng áo thổ cẩm vànhung như một phương tiện thể hiện sự trang trọng của họ trong những dịpquan trọng như đám cưới và lễ hội Ngược lại, những người trẻ tuổi lạinghiêng về những chiếc áo dài được làm từ chất liệu thoáng mát và được trangtrí bằng màu sắc rực rỡ, trẻ trung Những chiếc áo này thường được kết hợpvới quần màu trắng, đen hoặc lụa satin, được bổ sung bởi quần có tông màuphù hợp

4

Trang 12

Ngày nay, các nhà thiết kế đã biến những chiếc áo dài theo một loạt các cáchđộc đáo và sáng tạo Đáng chú ý, những chiếc áo dài được tô điểm bằng nhữngbức tranh phong cảnh, họa tiết phức tạp và các hoa văn bổ sung tỏa ra vẻ thẩm

mỹ quyến rũ và đáng nhớ.[2]

2.2 Tính đại chúng

Sau nhiều biến động trong suốt lịch sử, mức độ tiến bộ đạt được của ngànhmay mặc ở Việt Nam là đáng chú ý Bất chấp những biến động, áo dài vẫnluôn được mệnh danh là quốc phục, mang đậm dấu ấn sâu sắc trong tinh thầncủa mỗi cá nhân Việt Nam Hơn nữa, chiếc áo dài đã dần ăn sâu vào tâm trícủa mỗi người Việt Nam Trái ngược với Kimono của Nhật Bản hay Hanbokcủa Hàn Quốc, khi mặc trang phục áo dài người phụ nữ sẽ không cần mất quánhiều thời gian, lại đơn giản gọn gàng, thanh lịch

Chính vì lẽ đó mà áo dài đã hòa nhập vào cuộc sống hằng ngày một cách rất tựnhiên và dễ dàng So với áo dài xưa thì hiện nay áo dài cũng đã có nhiều cáchtân để phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn Tuy vậy nó vẫn luôn thể hiện đượcnhững phẩm chất cao quý đáng có của một chiếc áo dài mà không bị mai một

đi một tí nào cả

Ngày nay ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em học sinh cấp 3 với đồng phục áodài dịu dàng, thướt tha ở bất cứ đâu Màu trắng tinh khiết, thanh cao, nhẹnhàng thấp thoáng gợi lên cảm giác tươi mới, đầy sức sống Không những thếngày nay ở các công sở ta có thể chiêm ngưỡng hình ảnh các nhân viên nhàhàng, khách sạn, hàng không trong tà áo dài duyên dáng, hoạt bát hoàn thànhcông việc của mình một cách chỉnh chu

Có thể khẳng định rằng, dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể sử dụng áo dài.Bởi chúng từ lâu đã là trang phục chuẩn mực cho nhiều dịp trang trọng và đặcbiệt như những ngày lễ quan trọng của quốc gia, lễ cưới, lễ tốt nghiệp hoặctrong những cuộc thi quan trọng Qua mỗi vùng quê thì áo dài lại mang mộtnét tính cách đặc trưng riêng không thể nào trộn lẫn được

5

Trang 13

Tiếp bước theo những người con Việt đến các miền xa xôi, qua các đấu trườngnhan sắc quốc tế đâu đâu cũng thấp thoáng tà áo dài tung bay Không phảingẫu nhiên mà các nàng hậu khi tham gia các đấu trường nhan sắc quốc tếluôn chọn áo dài làm trang phục truyền thống Mang trên mình bộ áo dài làmang cả niềm tự hào đất nước trên vai nó giúp cho các hoa hậu có thêm sứcmạnh, thêm tự tin trong suốt màn trình diễn của mình Chính nhờ đó, áo dàiViệt Nam đã được công nhận và luôn được đánh giá cao, nổi bật như mộttrang phục dân tộc đặc biệt độc đáo toát lên vẻ đẹp và gói gọn truyền thốngphong phú của dân tộc Và hơn hết chiếc áo dài đã góp phần không nhỏ vàoviệc quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế.[3]

2.3 Vị trí, vai trò của áo dài Việt Nam trong đời sống văn hóa hiện đại:

Ngày nay, tự sự tiện lợi và sự thịnh hành của trang phục phương Tây đã khiến

cho Áo dài - một biểu tượng văn hóa sâu sắc của Việt Nam, trở nên ít phổ biếntrong đời sống hàng ngày Mặc dù như vậy, vị thế và vai trò của áo dài vẫnchiếm một chỗ đứng đặc biệt và không thể phủ nhận trong văn hoá hiện đại Mặc dù áo dài đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với xu hướng thời trang hiệnđại, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng Thiết kế mới của áo dài thường kết hợpvới các phụ kiện và cách phối đồ mới, tạo nên phong cách cá nhân và sự đadạng trong việc mặc áo dài

Áo dài Việt Nam kể cả của nam và nữ, sau khi trải qua một thời gian dài hìnhthành, phát triển và hoàn thiện, cho đến nay về cơ bản đã định hình Áo dàithường được so sánh với những trang phục truyền thống của các dân tộc khác

và được bạn bè quốc tế thừa nhận như là Quốc phục của Việt Nam Không chỉdừng lại ở tầm mức của một trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp củangười phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa, mangtrọn văn minh vật chất cũng như tinh thần của người Việt Khi mặc áo dài,không chỉ đơn thuần là mặc một trang phục đẹp, trang trọng, mà áo dài còn làlời nhắc nhở mỗi người mặc rằng chúng ta là con dân đất Việt, mang trênngười nét đẹp của văn hóa Việt

6

Trang 14

2.3.1 Áo dài trong đời sống hàng ngày:

Qua nhiều năm tháng chiếc áo dài có sự biến đổi về mặt kiểu dáng và chấtliệu, ngày càng hướng đến giá trị thẩm mỹ và sự tiện lợi trong sinh hoạt đờisống hàng ngày Chất liệu vải mỏng, mềm, co dãn, hàng nút bấm được thaybằng khóa kéo "phéc-mơ-tuya" đã khiến cho việc mặc áo dài trở nên thoảimái, nhẹ nhàng, ngay cả khi mặc trong thời gian dài Có thể nói, áo dài đã trởthành một trang phục đa năng và thích hợp với nhiều môi trường, hoàn cảnh:

- Trong trường học, áo dài trắng nữ sinh từ nhiều năm nay đã trở thành mộtbiểu tượng, đi vào văn thơ nhạc họa;

- Môi trường công sở, nhiều cơ quan, đơn vị như giáo dục, ngân hàng, bưuđiện, du lịch đã chọn áo dài làm đồng phục ngành nghề Ở cố đô Huế, việcphát động nhân viên công sở mặc áo dài định kỳ một ngày trong tuần cũngđược chính quyền khuyến khích, động viên…

Do yêu cầu của cuộc sống năng động, hiện nay ngoài áo dài truyền thống, cácloại áo dài cách tân với tà áo, tay áo ngắn hơn, cổ áo mở thoải mái và thậm chí

là quần mặc chung cũng có những nét thay đổi cho thuận tiện Sự đa dạng,phong phú của nhiều loại áo dài cũng mang đến cho phụ nữ Việt Nam nhiều

sự lựa chọn mới và khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ chọn mặc áo dài trongđời sống hàng ngày và cả khi đi du lịch trong và ngoài nước, chứ không chỉtrong những dịp long trọng

2.3.2 Áo dài trong các dịp lễ hội:

Áo dài Việt Nam còn là một trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi

hoa hậu, những dịp lễ Tết, những sự kiện quan trọng, những dịp đi chơi, vãncảnh chùa chiền hay đi lễ ở nhà thờ Áo dài cũng được coi là một sự kiệntrình diễn trong những dịp giới thiệu văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, đượcxem là một yếu tố thu hút trong ngành công nghiệp du lịch Đặc biệt trong lễcưới hỏi truyền thống của người Việt, áo dài cưới của cô dâu được chú trọng

7

Trang 15

Trong các dịp lễ hội, áo dài không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng tônvinh văn hóa và truyền thống Việt Nam Việc mặc áo dài trong các lễ hộithường mang ý nghĩa sâu sắc và đa chiều.

2.3.3 Áo dài trong các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

Cùng với sự phổ biến của áo dài và với đời sống vật chất, tinh thần ngày càng

được nâng cao của người dân, áo dài không chỉ là bộ trang phục đại diện chonền văn hóa truyền thống, là di sản văn hóa của nhiều thế hệ, mà còn là cảmhứng sáng tác không dứt của văn hóa nghệ thuật, thời trang Việt Nam Áo dài

đi vào các nghệ thuật như nhiếp ảnh, hội họa với nhiều nghệ sĩ thành danh nhờchụp ảnh hay vẽ về chiếc áo dài Áo dài được văn chương dành cho nhiều lời

ca tụng Áo dài đi vào âm nhạc với nhiều bài hát vinh danh Áo dài xuất hiệnnhiều trên phim ảnh, truyền hình Áo dài cũng trở thành sự sáng tạo và cáchtân không bao giờ dứt của nền công nghiệp thời trang Việt Nam, với nhữngchi tiết từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp, trên mọi chất liệu như lụa tổng hợp,lụa tơ tằm, nhung, gấm từ thêu tay đến đính các loại đá, cườm, kim sa, vẽ

2.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của áo dài Việt Nam

Sự phát triển của áo dài Việt Nam chịu ảnh hưởng đa dạng từ nhiều yếu tố

quan trọng trong xã hội và ngành công nghiệp thời trang:

- Thay đổi trong văn hóa và xã hội đóng vai trò lớn trong việc thay đổi cáchnhìn nhận và sử dụng áo dài Sự thay đổi trong thị hiếu, lối sống, và ưu tiêncủa người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến việc áo dài được lựa chọn và sửdụng như thế nào trong đời sống hàng ngày

- Sự đổi mới trong thiết kế áo dài cũng đóng góp lớn vào sự phát triển của nó.Việc kết hợp với xu hướng thời trang hiện đại, sử dụng vải liệu mới, và thiết

kế mang tính nghệ thuật cao tạo ra sự thu hút và sự mới mẻ trong sản phẩm áodài

8

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w