Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên a Trong hoạt động chuẩn bị kế hoạch bài giảng - Phân tích nhu cầu học sinh: Nghiên cứu giúp giáo viên nắm b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Họ và tên: VÕ NGỌC TUYẾN
Ngày sinh: 27/09/2001
Nơi sinh: Đồng Nai
STT: 31
Lớp: K2.2024 NVSP Tiếng anh THCS – CNV
Trang 2
bài:
Câu 1 Phân tích vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối
với giáo viên/cán bộ quản lí ở trường học
Câu 2 Thầy/Cô hãy xác định một đề tài nghiên cứu KHSPUD trên cơ sở thực
trạng dạy học của Thầy/Cô tại địa phương, thực hiện như sau:
- Suy ngẫm về hiện trạng dạy và học môn học của mình đang giảng dạy tại địa phương; Xác định nguyên nhân gây ra hiện trạng; Chọn một nguyên nhân để tác động;
- Tìm giải pháp tác động, thay thế cho giải pháp hiện tại; Xác định tên đề tài NCKHSPUD;
- Xác định vấn đề nghiên cứu;
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Trang 3Bài làm:
Câu 1 Phân tích vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên/cán bộ quản lí ở trường học.
1 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với giáo viên
a) Trong hoạt động chuẩn bị kế hoạch bài giảng
- Phân tích nhu cầu học sinh: Nghiên cứu giúp giáo viên nắm bắt được trình độ,
khả năng, ưu điểm và các thiếu sót… của học sinh, từ đó xác định nhu cầu học tập
và xây dựng kế hoạch bài giảng linh động, phù hợp, mang lại hiệu quả cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh Ví dụ, đối với học sinh khối 6, nhu cầu học tiếng Anh chủ yếu tập trung vào việc tiếp thu thêm kiến thức mới và ứng dụng vào các bài kiểm tra cũng như trong thực tiễn cuộc sống Tuy nhiên, với học sinh khối 9, ngoài những nhu cầu trên, các em còn cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để vượt qua kỳ thi chuyển cấp, đồng thời tích lũy hành trang cần thiết cho bậc THPT và xa hơn là đại học, do đó ta có thể thấy được sau khi nghiên cứu nhu cầu học của hai khối 6 và 9 là khác nhau vì thế việc xây dựng kế hoạch bài giảng cho từng đối tượng học sinh cũng khác nhau, cần bám sát vào nhu cầu để xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp
b) Trong hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy
- Tích hợp các phương pháp giảng dạy hiệu quả : Qua nghiên cứu, giáo viên có
thể áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại như: phương pháp dạy học dựa trên dự án (PBL) hoặc phương pháp học thông qua trò chơi (Gamification), giúp bài giảng trở nên sinh động hơn và thu hút học sinh
- Áp dụng công nghệ và đổi mới phương pháp: Nghiên cứu giúp giáo viên biết cách sử dụng các công cụ công nghệ trong giảng dạy Ví dụ như trong môn tiếng Anh, ta có các ứng dụng học ngôn ngữ (Duolingo, Quizlet) hoặc phần mềm hỗ trợ phát âm (Speech-to-Text) Điều này giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ của học sinh và tạo môi trường học tập thú vị hơn
- Cải tiến phương pháp truyền đạt: Thông qua nghiên cứu, giáo viên có thể tìm
ra những cách thức truyền tải kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó cải thiện hiệu quả học tập Ví dụ, việc nghiên cứu về thuyết trí thông minh đa dạng giúp giáo viên thiết kế các hoạt động học tập theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như học qua nghe, nhìn, hoặc trải nghiệm
c) Trong hoạt động kiểm tra, thi cử và đánh giá
- Thiết kế bài kiểm tra phù hợp: Nghiên cứu giúp giáo viên xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá năng lực ngôn ngữ dựa trên các tiêu chí học thuật của Sở giáo dục Việt Nam và cả của quốc tế (như CEFR), từ đó đảm bảo rằng học sinh được đánh giá toàn diện về khả năng sử dụng ngôn ngữ
Trang 4- Phản hồi kịp thời và chính xác: Qua nghiên cứu, giáo viên có thể phát triển phương pháp phản hồi giúp học sinh hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của mình trong quá trình học, từ đó có kế hoạch cải thiện
d) Trong hoạt động nghiên cứu và phát triển phương pháp giảng dạy
- Đổi mới phương pháp dạy học : Giáo viên có thể tìm hiểu và áp dụng các
phương pháp mới như dạy học tích hợp kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong một bài học hoặc sử dụng các hoạt động nhóm, thảo luận để kích thích học sinh phát triển
kỹ năng giao tiếp
- Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả: Giáo viên có thể tiến hành nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy mới Ví dụ, so sánh kết quả học tập của học sinh giữa lớp học sử dụng phương pháp học qua trò chơi với lớp học truyền thống để xác định phương pháp nào phù hợp nhất
e) Trong hoạt động giải quyết các vấn đề thực tiễn trong giảng dạy
- Giải quyết khó khăn trong việc dạy ngữ pháp và từ vựng: Nghiên cứu giúp
giáo viên phát triển các cách thức giảng dạy ngữ pháp và từ vựng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu học sinh Ví dụ, áp dụng các phương pháp học từ vựng dựa trên ngữ cảnh thực tiễn hoặc các kỹ thuật ghi nhớ thông qua hình ảnh
- Hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học tập : Những nghiên cứu về tâm lý học sinh có thể giúp giáo viên phát hiện sớm những học sinh gặp khó khăn và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp
2 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đối với cán
bộ quản lý
a) Trong hoạt động nâng cao năng lực - Phát triển tư duy quản lý, điều hành
và lãnh đạo
- Tư duy quản lý chiến lược : Nghiên cứu giúp cán bộ quản lý phát triển kỹ năng
phân tích dữ liệu, đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy, và xây dựng chiến lược phát triển trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Ra quyết định dựa trên bằng chứng: Cán bộ quản lý có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để ra các quyết định liên quan đến việc tuyển dụng giáo viên, phân bổ tài nguyên, và đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo hiệu quả và bền vững
b) Trong hoạt động giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quản lý giáo dục
- Xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng giảng dạy: Nghiên cứu giúp cán bộ quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến như tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu cho giáo viên hoặc điều chỉnh lịch giảng dạy để phù hợp với năng lực học sinh
- Đối phó với các thách thức về cơ sở vật chất và tài nguyên: Nghiên cứu giúp cán bộ quản lý xác định các vấn đề liên quan đến tài nguyên và cơ sở vật chất, từ
đó lập kế hoạch đầu tư hợp lý, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên
c) Trong hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững của nhà trường
Trang 5- Xây dựng chiến lược phát triển trường học dài hạn: Nghiên cứu giúp cán bộ quản lý phát triển các chiến lược lâu dài như cải thiện môi trường học tập, tăng cường hợp tác quốc tế, hoặc phát triển các chương trình giáo dục song ngữ, giúp nhà trường phát triển bền vững
- Cải thiện môi trường học tập: Thông qua các nghiên cứu, cán bộ quản lý có thể cải tiến không gian học tập, nâng cao chất lượng lớp học và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh và giáo viên
d) Trong hoạt động khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trong công tác nghiên cứu
- Hỗ trợ giáo viên nghiên cứu: Cán bộ quản lý có thể tạo điều kiện về thời gian, tài nguyên, và tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu cho giáo viên
- Khuyến khích giáo viên tham gia nghiên cứu: Tạo ra các cơ hội để giáo viên tham gia các dự án nghiên cứu, từ đó phát triển kỹ năng chuyên môn và đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường
e) Trong hoạt động đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng giáo dục
- Chia sẻ tri thức trong cộng đồng: Nghiên cứu giúp cán bộ quản lý và giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với các trường khác, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống giáo dục
- Xây dựng văn hóa nghiên cứu: Khuyến khích tinh thần nghiên cứu khoa học sư phạm trong trường, tạo động lực cho giáo viên và cán bộ quản lý cùng phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn và đóng góp vào cộng đồng giáo dục
Trang 6Câu 2 Thầy/Cô hãy xác định một đề tài nghiên cứu KHSPUD trên cơ sở thực
trạng dạy học của Thầy/Cô tại địa phương, thực hiện như sau:
- Suy ngẫm về hiện trạng dạy và học môn học của mình đang giảng dạy tại địa phương; Xác định nguyên nhân gây ra hiện trạng; Chọn một nguyên nhân để tác động;
- Tìm giải pháp tác động, thay thế cho giải pháp hiện tại; Xác định tên đề tài NCKHSPUD;
- Xác định vấn đề nghiên cứu;
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Đề tài: Cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh lớp 8 trường THCS Tam Hiệp thông qua việc thực hành giao tiếp các tình huống thực tế giả định.
I - Xác định vấn đề nghiên cứu:
1 Hiện trạng:
Tiếng Anh đã từ lâu được xem là ngôn ngữ quốc tế, phổ biến rộng rãi trên toàn cầu Để hội nhập, Việt Nam không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục, đặc biệt trong giảng dạy tiếng Anh, thông qua đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật xu hướng và kiến thức toàn cầu Việc đảm bảo chất lượng dạy và học không chỉ giúp nâng cao tri thức mà còn hỗ trợ giáo dục đạo đức và phát triển tính cách của học sinh Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học tiếng Anh tại trường THCS Tam Hiệp, việc giúp học sinh nắm vững kiến thức và áp dụng vào đời sống thực tế luôn là thách thức lớn đối với giáo viên Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập chính là tâm lý và tâm trạng của cả học sinh và giáo viên
Đối với học sinh, những lý do có thể gây nên rào cản làm các em giảm hứng thú với việc học có thể là:
- Học sinh bận làm việc riêng, không tập trung vào bài học
- Các em sợ học tiếng Anh vì gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp
- Thiếu cơ hội thực hành giao tiếp khiến các em cảm thấy môn học khô khan, máy móc
- Sự thiếu hứng thú và tò mò với bài giảng, dẫn đến giảm tương tác và tập trung dẫn đến chất lượng học bị kéo xuống
Đối với giáo viên, một số lý do phổ biến dễ khiến bài giảng không chạm đến sự hứng thú của học sinh, có thể kể đến như:
Trang 7- Phương pháp giảng dạy truyền thống quá tập trung vào ngữ pháp và làm bài tập, thay vì tạo ra môi trường thực hành giao tiếp, việc dạy học chỉ lặp đi lặp lại các công việc như: khảo bài - giảng bài - giao bài tập,
- Thiếu các hoạt động ngoại khóa và môi trường thực tế để học sinh có cơ hội thực hành nói tiếng Anh
- Học sinh ít có động lực sử dụng tiếng Anh vì trong cuộc sống hàng ngày, họ
ít tiếp xúc với môi trường tiếng Anh
- Giáo viên có thể chưa có đủ phương pháp sáng tạo để khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp thực tế
Các phương pháp, các hành vi thụ động tiếp thu này dễ gây nhàm chán vì không thể giúp các em giải phóng năng lượng, tăng tương tác Dẫn đến tâm trạng người dạy cũng ảnh hưởng không ít do thiếu tương tác, không thể nắm được học sinh đã thực sự hiểu bài đến đâu, nắm bài có vững hay không; khi đó, người giáo viên khó
có thể biết được bản thân cần thay đổi từ đâu, điểm nào để tăng chất lượng buổi dạy cũng như buồn chán với việc chỉ nói mà có ít hoặc rất ít hồi đáp nếu tinh thần không được phấn chấn từ đầu
Vậy, cần làm gì để cả người học và người dạy học xây dựng được một môi trường năng động, có sự tương tác cao, tinh thần minh mẫn, tích cực để duy trì chất lượng buổi học luôn ở mức ổn định?
Người Việt Nam ta vốn có câu “Học phải đi đôi với hành”, như vậy có thể hiểu, song song với việc tiếp thu kiến thức thì việc thực hành áp dụng cũng rất quan trọng, cần phải xây dựng một môi trường mà các em có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, vận dụng kiến thức vào thực hành nhiều hơn, thì ta mới có thể đảm bảo rằng kiến thức được các em vận đụng 2 chiều tiếp thu và áp dụng Thực hành giao tiếp các tình huống giả định, thực tế chính là một trong những giải pháp được các thầy cô
áp dụng ngày càng rộng rãi, và đây cũng chính là đề tài nghiên cứu mà tôi cảm thấy rất có hứng thú: “Cải thiện chất lượng dạy và học thông qua việc thực hành giao tiếp các tình huống thực tế giả định.”
2 Giải pháp thay thế:
Đề tài này vốn không quá mới nhưng cũng không bao giờ bị bỏ quên vì để luôn duy trì được chất lượng dạy và học, các nhà giáo dục luôn luôn không ngừng học
Trang 8hỏi, cải thiện và đổi mới để tránh học sinh nhàm chán, gây ảnh hưởng đến chất lượng buổi học Ở bài nghiên cứu này, tôi sẽ chủ yếu nói đến sự quan trọng của việc thực hành giao tiếp các tình huống và chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi nghiệm ra được sau những tích lũy của riêng mình
Thực hành giao tiếp các tình huống từ xưa đã được áp dụng, đó thông thường là những đoạn hội thoại ngắn hoặc tham gia đóng các tình huống ngắn Tuy nhiên, ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, Thực hành giao tiếp các tình huống được thay đổi, có nhiều hoạt động hơn, dưới nhiều hình thức hơn để giúp tạo tâm lý hứng khởi, khuyến khích sự sáng tạo cho các em học sinh; từ đó, hình thành tư duy, tâm lý cởi mở trong giao tiếp hơn, tạo hứng thú học tập hơn, tương tác với giáo viên tốt hơn
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nghiên cứu trên một lớp có sĩ số là 30 học sinh Sắp xếp xen kẽ việc dạy có thực hành giao tiếp tình huống và không thực hành giao tiếp tình huống, đồng thời ghi nhận lại và nghiên cứu về không khí lớp học, mức độ tương tác cũng như khả năng nắm bắt, hiểu bài của học sinh giữa hai hình thức dạy nói trên
3 Vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu của bài này tập trung vào việc khám phá và giải quyết các khó khăn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh của học sinh lớp 8 tại trường THCS Tam Hiệp Dù đã được trang bị kiến thức ngữ pháp và từ vựng cơ bản, nhiều học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và tự tin trong các tình huống giao tiếp thực tế Điều này dẫn đến việc hiệu quả học tập không đạt được như mong đợi, và học sinh thiếu sự linh hoạt khi áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Bài nghiên cứu tìm hiểu việc áp dụng các tình huống giao tiếp giả định như một phương pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng này Qua đó, vấn đề cần giải quyết là liệu phương pháp này có thể giúp học sinh vượt qua trở ngại, phát triển khả năng giao tiếp, và cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường
4 Giả thuyết nghiên cứu:
Việc thực hành giao tiếp trong các tình huống thực tế giả định sẽ giúp học sinh lớp
8 tại trường THCS Tam Hiệp cải thiện rõ rệt khả năng giao tiếp tiếng Anh, bao
Trang 9gồm sự tự tin khi nói, khả năng phản xạ ngôn ngữ, và khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, cụ thể như:
- Học sinh tham gia vào các bài tập thực hành giao tiếp thực tế giả định sẽ tăng cường sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh, từ đó cải thiện khả năng tương tác trong lớp học
- Thực hành giao tiếp qua các tình huống thực tế giả định sẽ giúp học sinh cải thiện khả năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên hơn, linh động hơn thay vì chỉ học lý thuyết
- Học sinh sẽ phát triển khả năng lắng nghe và phản xạ nhanh trong các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, từ đó nâng cao kỹ năng, hiệu quả giao tiếp thực tế
II - Xác định mục tiêu và ý nghĩa của việc nghiên cứu:
1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về thực hành giao tiếp các tình huống không chỉ giúp tôi:
- Nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh: Xác định và thực hiện các phương pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh, bao gồm cả việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế giả định
- Tăng cường sự tự tin giao tiếp tiếng Anh của học sinh: Phát triển sự tự tin của học sinh khi giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua việc thực hành các tình huống thực tế, từ đó giảm bớt sự e ngại và cải thiện khả năng phản xạ ngôn ngữ
- Cải thiện khả năng ứng dụng ngôn ngữ: Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức ngôn ngữ vào các tình huống thực tế, giúp họ làm quen với các biểu hiện ngôn ngữ và các kiểu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống
- Đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học: Phân tích mức độ hiệu quả của việc sử dụng các tình huống thực tế giả định trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của học sinh, từ đó cung cấp thông tin quý giá cho việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy trong tương lai
2 Ý nghĩa nghiên cứu:
Trang 10- Cải thiện chất lượng giáo dục: Nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc ứng dụng các tình huống thực tế giả định trong việc giảng dạy tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng giao tiếp của học sinh
- Cải thiện không khí học tập: Việc thực hành giao tiếp trong các tình huống thực tế giả định Tạo không khí học tập tích cực, Xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh và giáo viên, giảm bớt áp lực trong việc học tiếng Anh Khi học sinh được thực hành trong một môi trường không căng thẳng và mang tính thực tiễn, các em sẽ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó tăng cường hiệu quả học tập và sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn: Việc cải thiện khả năng giao tiếp của học sinh sẽ giúp các em có thể giao tiếp hiệu quả hơn trong các tình huống thực tế, từ đó nâng cao sự tự tin và khả năng hòa nhập trong môi trường quốc tế
- Hỗ trợ giáo viên: Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho giáo viên các phương pháp dạy học hiệu quả và thực tiễn, từ đó giúp họ thiết kế và triển khai các hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu của học sinh
- Tạo nền tảng cho nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này có thể là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về các phương pháp dạy học ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc áp dụng các tình huống thực tế để cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh
- Khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học: Nghiên cứu này khuyến khích việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các lớp học tiếng Anh, từ đó làm cho việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn
III - Xác định cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu và chiến lược, phương pháp nghiên cứu:
1 Cơ sở lí luận:
Trước mỗi bài tập thể dục, cần phải khởi động thật kĩ, thật nóng thì mới có thể thực hiện bài tập cách trơn tru, hiệu quả nhất Cũng vậy, trong lớp học, trước khi bắt đầu bài mới, thầy cô đều có xu hướng dẫn dắt và gợi tò mò cho các em thông qua các câu chuyện, câu hỏi Tuy nhiên, đối với trẻ em, những phương pháp này chưa thực sự phát huy tác dụng Vì các bạn vốn là những chủ thể giàu năng lượng, năng