1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 07

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Tác giả Quách Ly Ly
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Sư phạm
Thể loại Bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 5,39 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIẾNG ANH TIỂU HỌC KHÓA K2.23 LIÊN VIỆT Chuyên đề: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Họ và tên:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TIẾNG ANH TIỂU HỌC

KHÓA K2.23 LIÊN VIỆT

Chuyên đề:

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Họ và tên: QUÁCH LY LY Ngày sinh: 12/11/1989 Nơi sinh: An Nhơn, Bình Định SBD: 50

Trang 2

BÀI THU HOẠCH

Chuyên đề: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nghiên cứu

khoa học sư phạm ứng dụng? Theo anh/chị, làm thế nào để thực hiện có hiệuquả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu học?

Trả lời:

Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học sư phạm ứngdụng nói riêng là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với giáo viên đặc biệt làcác giáo viên trẻ Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,các giáo viên trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu đối với các vấn đề màmình nghiên cứu, cả về lý luận cũng như thực tiễn Những kiến thức lý luận sẽđược áp dụng vào thực tế cuộc sống, giúp phát hiện ra những thiếu sót, hạn chếtrong lý thuyết và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

Hoạt động nghiên cứu khoa học chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu

tố khác nhau, nhất là môi trường nghiên cứu, các cơ chế chính sách về nghiêncứu và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu khoahọc Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của các giáoviên trẻ có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1 Thuận lợi:

- Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) năm 1996 của Đảng xác định việcphát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Đó làthuận lợi lớn mở đường cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học côngnghệ ở nước ta nói chung và khoa học giáo dục nói riêng được quan tâm đầu tư

và đẩy mạnh

- Các giáo viên trẻ do tuổi đời còn rất trẻ nên rất ham học hỏi, tìm tòi,khám phá cái mới Với sự năng động, linh hoạt cũng như nhạy bén của tuổi trẻ,các giáo viên trẻ nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội để từ đó đưa ra các

Trang 3

giải pháp đáp ứng các nhu cầu đó Vì vậy, sự say mê nghiên cứu khoa học là mộttrong những đặc điểm của các giáo viên trẻ.

- Các giáo viên trẻ đều có trình độ từ đại học trở lên nên các giáo viên trẻ

đã được trang bị các kiến thức khoa học và đã từng làm quen hoặc trực tiếp thựchiện các đề tài nghiên cứu khoa học Do đó, các giáo viên trẻ đều đáp ứng đượccác yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp để thực hiện một công trìnhnghiên cứu khoa học

- Nguồn tài liệu nghiên cứu phong phú Hiện nay, cùng với các nguồn tàiliệu từ sách, báo, internet,… thì với sự phát triển của công nghệ thông tin, việctìm kiếm các nguồn tài liệu từ các máy tính ngày càng trở nên dễ dàng hơn với

số lượng tài liệu ngày càng phong phú hơn Ngoài ra, phần lớn giáo viên trẻ hiệnnay có trình độ ngoại ngữ khá tốt nên bên cạnh việc nghiên cứu các nguồn tàiliệu bằng tiếng Việt, các giáo viên trẻ còn nghiên cứu các nguồn tài liệu bằngtiếng nước ngoài

- Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục đang được mở rộng từ đại họccho đến các trường phổ thông Nghiên cứu khoa học đã trở thành nhiệm vụ bắtbuộc đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên các trường trungcấp Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là nhiệm vụ thường xuyên củagiáo viên các cấp học trong trường phổ thông và được đưa vào tổ chức quản lýtrong nhà trưởng tư thục Ngoài ra học sinh phổ thông (từ cấp Trung học cơ sởtrở lên) còn được hướng dẫn và khuyến khích thực hiện các chương trình trảinghiệm khoa học kỹ thuật với các hội thi toàn quốc tổ chức hàng năm

- Các trường học hiện nay đều chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoahọc của giáo viên, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường Thông qua việc nghiên cứu khoahọc, các giáo viên trẻ sẽ tự nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần quan trọngvào việc xây dựng đội ngũ giáo viên lớn mạnh về chất cho Nhà trường Do đó,nhiều trường học đã quy định hoạt động nghiên cứu khoa học là yêu cầu vànhiệm vụ của giáo viên trong công tác tại trường

2 Khó khăn:

- Hiện nay, các giáo viên trẻ vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việcthực hiện một công trình nghiên cứu khoa học Phần lớn các giáo viên trẻ đã mộthoặc vài lần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học đại học,cao học nhưng thường có sự hướng dẫn của các Thầy/Cô từ việc gợi ý nội dung

Trang 4

đề tài, đề cương, nội dung từng chương, mục Các giáo viên trẻ vẫn chưa có sựchủ động trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học từ đầu đếncuối Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên trẻ thường bị sựcạnh tranh rất lớn từ những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm nên đề tài của họthường ít được Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học lựa chọn.

- Các giáo viên trẻ vẫn chưa có sự chủ động trong việc đưa ra các đề tài đểnghiên cứu Các đề tài mà giáo viên trẻ thực hiện phần lớn là do có sự phâncông từ phía lãnh đạo Bộ môn nên các giáo viên trẻ thường có ít ý tưởng và tâmhuyết về đề tài nghiên cứu Từ đó, khi các giáo viên trẻ bắt tay vào việc thựchiện các đề tài nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến việc bỏ dở giữachừng

- Giáo viên trẻ không có nhiều thời gian dành cho hoạt động nghiên cứukhoa học Phần lớn các giáo viên trẻ ngay sau khi về trường phải nhanh chónghọc tập để nâng cao trình độ, phù hợp với yêu câu mà nhà trường đề ra Việc ônluyện, thi cử và học tập đã làm mất nhiều thời gian của giáo viên trẻ Bên cạnh

đó, các giáo viên trẻ còn phải thực hiên các công tác của nhà trường như: đảmbảo việc giảng dạy đủ giờ chuẩn, soạn bài giảng, coi thi… nên giáo viên trẻ gầnnhư không có thời gian cho việc tìm tòi, nghiên cứu khoa học

- Nguồn kinh phí để thực hiện việc nghiên cứu khoa học còn thấp Hiệnnay, nguồn kinh phí dành cho các giáo viên trẻ để thực hiện các đề tài nghiêncứu khoa học là khá eo hẹp, thậm chí một số các giáo viên trẻ phải tự bỏ tiền túi

ra để thực hiện các đề tài nghiên cứu vì chi phí cho hoạt động nghiên cứu là rấtlớn Thay vì phải bỏ thời gian 1 năm để nghiên cứu để đổi lấy kinh phí 15 triệuthì họ chỉ cần đi giảng dạy thêm bên ngoài trong một học kỳ là đã có hơn số tiền

đó Chính vì vậy, nếu vấn đề kinh phí để các giáo viên trẻ thực hiện đề tài đượcđảm bảo tốt hơn thì các giáo viên trẻ sẽ có sự yên tâm về mặt vật chất để thựchiện đề tài

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên trẻ hiện nay bêncạnh một số thuận lợi thì vẫn còn một số khó khăn nhất định Để thực hiện cóhiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường Tiểu họctheo tôi cần:

Đối với phòng GD – ĐT:

- Cần liên kết, phối hợp với trường đại học, các chuyên gia để bồi dưỡngchuyên đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên tiểu học

Trang 5

- Khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng bằng cách tạo điều kiện về thời gian, khen thưởng, hỗ trợ kinhphí khi giáo viên đăng kí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Đối với lãnh đạo nhà trường:

- Tạo điều kiện thuận lợi, đôn đốc cho tất cả giáo viên tham gia bồi dưỡngchuyên đề nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Khuyến khích giáo viên thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứngdụng thông qua hình thức khen thưởng vào mỗi năm học

- Cần phân công nhiệm vụ cho giáo viên quản lý mảng nghiên cứu khoahọc trong nhà trường và tham gia hội thảo khoa học ở các trường học, sở, banngành có liên quan

Đối với giáo viên:

- Giáo viên cần thiết phải tự đổi mới tư duy trong hoạt động dạy học; Xemhoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một nhiệm vụ quan trọngtrong quá trình dạy học đối với mỗi giáo viên Bởi vì, nghiên cứu khoa học giúpcho giáo viên tự điều chỉnh bản thân về thái độ, hành vi, phương pháp, hình thức

tổ chức lớp học… nhằm hướng tới mục tiêu và chất lượng giáo dục đào tạo ởtiểu học

- Tự học tập, nghiên cứu trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình

độ ngoại ngữ, tin học , tham gia dự giờ đồng nghiệp …

- Quản lý tốt vấn đề tự học của học sinh và biết kích thích học sinh tíchcực học tập Từ đó giúp cho người giáo viên tìm ra nhiều ý tưởng để thực hiệnnghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Nếu những điều trên được đáp ứng thì hoạt động nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng của giáo viên sẽ được phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêucầu thực tế cuộc sống, phát huy được vị trí của Nhà trường đối với xã hội

Câu 2: Anh/chị hãy lập đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

cho một đề tài cụ thể (tự chọn đề tài)

Trả lời:

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Trang 6

án nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với đề tài “Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học” với mong muốn làm rõ hiệu quả và

giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh phương pháp dạy và học kỹ năng giaotiếp tiếng Anh

Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong dự án khoa học này baogồm: nghiên cứu lí luận bằng cách thu thập dữ liệu, quan sát khoa học, phântích, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa các tài liệu, thông tin liên quan vànghiên cứu thực tiễn Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm MicrosoftExcel

Đối tượng nghiên cứu của dự án khoa học là học sinh lớp 3, 4 và lớp 5đang

học chương trình tiếng Anh 10 năm của trường Tiểu học Nhơn Phúc Thiết kếnghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2023

Kết quả cho thấy tác động rõ rệt đến nhận thức và kết quả học tập của họcsinh như sau:

- Xét về kết quả học tập: Điểm trung bình môn năm học 2020-2021 sau

khi áp dụng nghiên cứu so với trước khi nghiên cứu tăng dần

Trang 7

- Xét về nhận thức: Học sinh thích học và cho rằng học kỹ năng giao tiếp

tiếng Anh qua các biện pháp cô hướng dẫn thật thú vị, dễ nhớ và giúp các bạnkhắc ghi lâu và sâu hơn các cách học thường dùng khác

Kết luận, những thay đổi về nhận thức và kết quả học tập của học sinhchứng tỏ việc ứng dụng phương pháp trong quá trình nghiên cứu là hiệu quả

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Lý do về mặt lý luận:

Theo đà phát triển không ngừng của việc giao lưu Quốc tế, phổ cập TiếngAnh đã trở thành một việc không thể thiếu Không chỉ người lớn mong muốn cóthể nói chuyện lưu loát với người nước ngoài mà ngay cả các em nhỏ cũngmuốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh với bạn bè Quốc tế Vì thế ngành GiáoDục Đào Tạo đã tiến hành đổi mới một cách toàn diện về chương trình, phươngpháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Trước đây ViệtNam chưa hoà nhập với các nước trên thế giới thì việc đầu tư cho học sinh traudồi môn ngoại ngữ còn nhiều hạn chế Nhưng ngày nay với đà phát triển chungcủa nhân loại thì việc học ngoại ngữ là điều cần thiết Thấy rõ được tầm quantrọng này, ngành Giáo Dục Đào Tạo đã đưa việc học ngoại ngữ ngay ở cấp tiểuhọc Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Chương trình giáo dụcphổ thông, trong đó môn Ngoại ngữ 1 là môn học tự chọn ở lớp 1, lớp 2 và bắtbuộc ở lớp 3, lớp 4 và lớp 5, Bộ GDĐT đã ban hành Chương trình Ngoại ngữ 1

tự chọn môn Tiếng Anh; chương trình Ngoại ngữ 1 bắt buộc các môn TiếngAnh, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn, TiếngĐức và Tiếng Anh là ngôn ngữ được hầu hết các trường học lựa chọn giảng dạy.Tuy nhiên kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh vẫn còn rất nhiều hạn chế

Trang 8

dạy học tiếng anh đặc biệt là kỹ năng giao tiếp nên cho học sinh tham gia nhiềuvào các hoạt động sôi động Tuy nhiên, học sinh còn thụ động, chỉ bám theonhững gì giáo viên hướng dẫn, gợi ý để thực hiện học sinh không mở rộng haythắc mắc yêu cầu giải đáp Có thể nói kỹ năng giao tiếp của các em còn yếu Đểkhắc phục tình trạng trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm nângcao kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học Xuất phát từ những lý do trên, việcthực hiện đề tài: “Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp

tiểu học” là vô cùng thiết yếu và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Đây là lý

do tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học này

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng trong việc dạy và học kỹ năng giao tiếptiếng Anh tại trường Tiểu học Nhơn Phúc Đánh giá hiệu quả và đề xuất giảipháp nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn Tiếng Anh Tiểu học tạitrường Tiểu học Nhơn Phúc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu :

4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếptiếng Anh của học sinh trường tiểu học Nhơn Phúc được nghiên cứu trong thờigian từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2023

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến việc dạy kỹ năng giaotiếp tiếng Anh của học sinh trường tiểu học Nhơn Phúc

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc dạy và học Tiếng Anh của học sinhtrường tiểu học Nhơn Phúc

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp dạy kỹ năng giaotiếp cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh cho họcsinh trong trường tiểu học Nhơn Phúc

6 Giả thuyết khoa học:

Trang 9

Việc dạy và học Tiếng Anh của trường tiểu học Nhơn Phúc đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định nhưng chưa thực sự cao

- Tỉ lệ học sinh Khá – giỏi chưa cao

- Một số giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học

- Giáo viên chưa thể hiện được năng lực và trách nhiệm của mình trongcông tác giảng dạy dẫn đến hiệu quả giáo dục không như mong nuốn

Nếu đề xuất được các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anhcho học sinh trường tiểu học được áp dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo thì chấtlượng công tác giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên đáng kể

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp điều tra viết.

- Phương pháp thống kê toán học.

Trang 10

CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận:

Ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), môn tiếng Anh được đưa vào giảngdạy chính thức Mục tiêu mà chương trình đề ra là sau khi hoàn thành chươngtrình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, HS có thể giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anhthông qua 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe

và nói, có kiến thức cơ bản và tối thiểu về Tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp; hình thành cách học Tiếng Anh Sau khi học xong môn Tiếng Anhcấp tiểu học, HS có thể đạt trình độ Tiếng Anh bậc 1 của khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Phương pháp chủ đạo trong giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học là đườnghướng dạy ngôn ngữ giao tiếp (communicative language teaching – CLT), xem

HS là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn,điều chỉnh hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy học cần được tổ chứcthông qua môi trường giao tiếp đa dạng, phong phú với các hoạt động tương tác(trò chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh, ) và dưới các hìnhthức hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm Các hoạt động giao tiếp cầnđược tiến hành thông qua các chủ điểm và chủ đề, tình huống giao tiếp hấp dẫn

cả về nội dung và hình thức Việc dạy học cần giúp học sinh bước đầu hìnhthành và củng cố phương pháp học ngoại ngữ Vì thế, giáo viên cần tạo cơ hộitối đa cho học sinh sử dụng Tiếng Anh trong lớp học Học sinh cần được thamgia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức dưới sự hướngdẫn của giáo viên; được luyện tập kết hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong

đó tập trung vào hai kĩ năng nghe và nói

2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Trường Tiểu học Nhơn Phúc tôi đang dạy hiện nay chương trình TiếngAnh đã được giảng dạy nhiều năm Đây là trường học thuộc vùng nông thôncách khá xa so với trung tâm thị xã nên học sinh ít có điều kiện để học tập tốtnhư những trường ở trung tâm Bản thân tôi được dạy đều các khối 3, 4, 5, vìvậy tôi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình Đối với học sinhlớp 3 và 4 các em rất tự tin và tích cực phát biểu trong giờ học Nhưng học sinhkhối 5 thì ngược lại, các em ít tham gia xây dựng bài mặc dù câu hỏi giáo viênđưa ra các em hiểu và trả lời đúng Qua đây chúng ta thấy rằng vẫn còn một bộphận học sinh thiếu tự tin và rụt rè trong giao tiếp Mặt khác tôi cũng tự hỏi hay

Trang 11

là cách sử dụng phương pháp dạy của mình gây nhàm chán cho học sinh khôngcòn thu hút các em như hồi lớp 3, và lớp 4.

Tôi đã thay đổi cách tổ chức lớp học, cách sử dụng thủ thuật trong bài dạy

để gây sự tập trung và hứng thú cho học sinh khi học giờ Tiếng Anh hơn Nămhọc 2019-2020 tôi bắt đầu áp dụng nhưng kết quả đạt được chưa cao Đến nămhọc 2020-2021 tôi bắt đầu sửa đổi và bổ sung một số biện pháp khác và thấyrằng kết quả được nâng lên Qua nhiều lần chỉnh sửa đến năm học 2022-2023những phương pháp trên có thể xem là hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả nhưmong muốn

a Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy:

Đối với đối tượng học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thôngviệc sử dụng Tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ là điều hiển nhiên, vì khi đó vốn từcác em khá đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt Nhưng đối với học sinhtiểu học vốn từ các em chưa nhiều để hiểu tốt yêu cầu của giáo viên chính điềunày làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học “lười” nói TiếngAnh trong giờ dạy Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tựtin đàm thoại bằng Tiếng Anh Chúng ta là đầu tàu gương mẫu lứa tuổi thiếu nhicòn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô là tấm gương để học sinh noi theo, nếugiáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần thấm sâukhi cần nói tự nhiên các em sẽ phát ra được

* Thực hiện:

- Vào đầu mỗi tiết dạy tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câuTiếng Anh đơn giản để làm “nóng” không khí lớp học, tạo sự hưng phấn tronghọc tập, ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp

Ví dụ :

T : Good morning, everybody !

How are you today ?

Trang 12

Ss : Good morning, Mrs Diem !

We’re fine, thank you

How are you ?

T : I’m fine Thanks

- Theo cách dạy truyền thống vào đầu tiết dạy giáo viên thường gọi họcsinh kiểm tra bài cũ, nhưng đối với tôi thì không làm như thế Trước khi là giáoviên tôi cũng là một học sinh như các bạn nhỏ bây giờ nên tôi hiểu rõ tâm trạngcác em lúc này Đối với tôi, tôi sử dụng phương pháp chơi trước khi học đểkhông khí lớp học không nặng nề mà ngược lại là sự thoải mái và sinh động.Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, không cần câunói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp

lại, như thế học sinh sẽ hiểu

T : Four boys and four girls, please !

Now, any volunteers ? Raise your hand ! ………

Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác

trên rồi mới đến học sinh

b Thái độ giáo viên khi đứng lớp:

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN