1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 05

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tác giả Trần Thị Yến Nhi
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Trong NCKHSPƯD, có 4 dạng thiết kế phổ biến được sử dụng: - Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất - Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TIỂU LUẬN Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Họ và tên: TRẦN THỊ YẾN NHI

Ngày tháng năm sinh: 18/05/1998

Nơi sinh: Tiền Giang

Số báo danh: 56

Lớp: NVSP tiếng anh cấp THCS K04.2023

Trang 2

ĐỀ TIỂU LUẬN Học phần: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Phân tích quy trình thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng ở trường trung học Từ đó, anh/ chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho một đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình (tự chọn đề tài)

Trang 3

PHẦN I.

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC BƯỚC 1 XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu về hiện trạng:

- Nhìn lại tình hình hiện tại của lớp học

- Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng đó

- Chọn một nguyên nhân muốn tác động đến nhất

Đưa ra giải pháp thay thế:

- Suy nghĩ hoặc tìm giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng như thay thế phương pháp giảng dạy của mình bằng phương pháp giảng dạy thành công ở nơi khác, điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy hiện có

Xác định vấn đề cần nghiên cứu:

Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải pháp thay thế cho tình huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được chứng minh bằng dữ liệu

Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:

Giả thuyết không

có nghĩa

Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ không mang lại hiệu quả

Giả thuyết có

nghĩa

Dự đoán hoạt động thực nghiệm sẽ mang lại hiệu quả có hoặc không có định hướng

BƯỚC 2 LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Trang 4

Thiết kế nghiên cứu sẽ cho phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu có liên quan một cách chính xác để chứng minh giả thuyết nghiên cứu Trong một thời gian dài, thiết kế nghiên cứu đã khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều công sức

Trong NCKHSPƯD, có 4 dạng thiết kế phổ biến được sử dụng:

- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất

- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động với các nhóm tương đương

- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên

- Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên

BƯỚC 3: THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Người nghiên cứu thực hiện việc thu thập các dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu

1 Thu thập dữ liệu

Người nghiên cứu thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu có 3 dạng dữ liệu cần thu thập Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu để

sử dụng dạng dữ liệu cần thu thập phù hợp

1 Kiến thức Biết, hiểu, áp dụng …

2 Hành vi/kĩ năng Sự tham gia, thói quen, sự thuần thục trong

thao tác…

3 Thái độ Hứng thú, tích cực tham gia, quan tâm, ý

kiến

2 Độ tin cậy và độ giá trị

Độ tin cậy là tính nhất quán, có sự thống nhất của các dữ liệu giữa các lần đo khác

nhau và tính ổn định của dữ liệu thu thập được

Trang 5

Độ giá trị là tính xác thực của dữ liệu thu được, các dữ liệu có giá trị là phản ánh

sự trung thực nhận thức/thái độ/ hành vi được đo

BƯỚC 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- Thống kê được sử dụng để phân tích các dữ liệu đã thu thập nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu đúng đắn

- Vai trò của thống kê trong NCKHSPUD:

Mô tả dữ liệu:

Hai cách chính để mô tả dữ liệu là độ tập trung và độ phân tán Độ tập trung mô tả

“trung tâm” của dữ liệu nằm ở đâu Các tham số thống kê của độ tập trung là Mốt, Trung vị và Giá trị trung bình

Công thức tính các giá trị trong phần mềm Excel:

Công thức tính trong phần mềm Excel

Giá trị trung bình =Average(number1, number 2, …)

Độ lệch chuẩn =Stdev(number1, number 2, …)

So sánh dữ liệu:

Các phép đo để so sánh dữ liệu bao gồm phép kiểm chứng t-test (sử dụng với dữ liệu liên tục), phép kiểm chứng Khi bình phương (sử dụng với dữ liệu rời rạc), và

Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (đo mức độ ảnh hưởng) Cả hai phép

kiểm chứng t-testKhi bình phương đều được sử dụng để xác định xem tác động

mang lại tiến bộ về điểm số có ý nghĩa (hay chỉ xảy ra ngẫu nhiên) Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) là phép đo mức độ ảnh hưởng, cho biết độ lớn ảnh

hưởng của tác động

Phép kiểm chứng t-test độc lập

T-test độc lập giúp chúng ta xác định khả năng chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm riêng rẽ (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) có khả năng xảy ra

Trang 6

ngẫu nhiên hay không Trong phép kiểm chứng t-test, chúng ta thường tính giá trị

p, trong đó: p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p được quy định p

≤ 0,05

Các bước kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng) (Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập)

1 Tính giá trị trung bình của từng nhóm bằng công thức trong phần mềm Excel:

=Average (number1, number2, …)

2 Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm

(lấy điểm trung bình của nhóm TN trừ đi điểm trung bình của nhóm ĐC: (a –b))

3 Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không

Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)

1: Đuôi đơn (giả thuyết có

định hướng): nhập số 1 vào

công thức

2: Đuôi đôi (giả thuyết

không có định hướng): nhập

số 2 vào công thức

T- test độc lập:

- Biến đều (độ lệch chuẩn bằng nhau) nhập số 2 vào công thức

- Biến không đều: nhập số 3 vào công thức (lưu ý 90% các trường hợp là biến không đều, nhập số 3 vào công thức)

4 Đối chiếu kết quả giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:

Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm

p ≤0,05 

p >0,05 

Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

Trang 7

KHÔNG có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

5 Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa hay không

Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc hoặc theo cặp

T-test phụ thuộc (theo cặp) được sử dụng để kiểm chứng ý nghĩa của sự khác biệt

giá trị trung bình của cùng một nhóm

Các bước kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra trong cùng một nhóm (Sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc)

1 Tính giá trị trung bình của từng bài kiểm tra bằng công thức trong phần mềm

Excel: =Average (number1, number2, …)

2 Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra

(lấy điểm trung bình của bài kiểm tra sau TĐ trừ đi điểm trung bình bài kiểm tra trước TĐ: (b-a))

3 Kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài KT có ý nghĩa không

Sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất ngẫu nhiên) trong phép kiểm chứng

T-test ở phần mềm Excel:

p=ttest(array 1,array 2,tail,type)

1: Đuôi đơn (giả thuyết có định hướng):

nhập số 1 vào công thức

2: Đuôi đôi (giả thuyết không có định hướng):

nhập số 2 vào công thức

T-test phụ thuộc:

nhập số 1 vào công thức

4 Đối chiếu giá trị p với bảng kiểm tra ý nghĩa của chênh lệch giá trị trung bình sau để rút ra kết luận:

Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2bài kiểm

Trang 8

p ≤0,05 

p >0,05 

Có ý nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) KHÔNG có ý nghĩa

(chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

5 Kết luận chênh lệch giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra là có ý nghĩa hay không

Mức độ ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng (ES) cho biết độ lớn ảnh hưởng của tác động Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) chính là công cụ đo mức độ ảnh hưởng

Các bước kiểm tra mức độ ảnh hưởng

1 Tính độ lệch chuẩn theo công thức trong phần mềm Excel:

=Stdev(number1, number 2, …)

2 Tính độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) theo công thức:

SMD = Trung bình thực nghiệm – Trung bình đối chứng

Độ lệch chuẩn đối chứng

3 So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:

Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng

0,50 đến 0,79 Trung bình

4 Kết luận mức độ ảnh hưởng

Hệ số tương quan

Các bước xem xét mối liên hệ giữa hai dữ liệu cùng một nhóm

Trang 9

1 Tính hệ số tương quan Pearson ( r ) bằng công thức trong phần mềm Excel :

r =correl(array 1,array 2)

2 Giải nghĩa giá trị hệ số tương quan (r) theo bảng tham chiếu Hopkins:

Giá trị r Mức độ tương quan

< 0,1 Không đáng kể

0,1 – 0,3 Nhỏ

0,3 – 0,5 Trung bình

0,5 – 0,7 Lớn

0,7 – 0,9 Rất lớn

0,9 – 1 Gần hoàn hảo

3 Kết luận mức độ tương quan

BƯỚC 5: BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Cấu trúc đầy đủ của một báo cáo nghiên cứu tác động bao gồm:

Trang bìa:

 Tên đề tài

 Tên tác giả và Tổ chức

Trang 1

 Mục lục

Các trang tiếp theo

 Tóm tắt

 Giới thiệu

 Phương pháp

o Khách thể nghiên cứu

Trang 10

o Thiết kế

o Quy trình

o Đo lường và thu thập dữ liệu

 Phân tích dữ liệu và kết quả

 Kết luận và khuyến nghị

 Tài liệu tham khảo

 Phụ lục

1 Tên đề tài

Viết ngắn gọn trong phạm vi 20 từ

Thể hiện rõ ràng vấn đề nghiên cứu, đối tượng tham gia và tác động đang thực hiện Nên viết dưới dạng câu khẳng định

2 Tên tác giả và tổ chức

Nếu có từ hai tác giả trở lên, cần đưa tên chủ biên ở vị trí đầu tiên Nếu các tác giả thuộc nhiều tổ chức khác nhau, nên đưa tên của các tác giả trong cùng tổ chức vào một phần

3 Tóm tắt

Tóm tắt nghiên cứu trong phạm vi 150-200 từ nhằm giúp người đọc hiểu biết sơ lược về đề tài

Sử dụng từ 1 đến 3 câu để tóm tắt mỗi phần sau:

 Mục đích

 Quy trình nghiên cứu

 Kết quả

4 Giới thiệu

Trong phần này, người nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở và lý do thực hiện nghiên cứu Người nghiên cứu cần trình bày rõ các vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu

Trang 11

5 Phương pháp

Mô tả về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong NCKHSPƯD

a Khách thể nghiên cứu

Mô tả thông tin cơ sở về các đối tượng tham gia trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về: giới tính, thành tích hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

b Quy trình nghiên cứu

Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi:

 Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?

 Tác động kéo dài bao lâu?

 Tác động như thế nào ?

 Có những tài liệu nào được sử dụng hoặc hoạt động nào được thực hiện?

c Đo lường

Mô tả công cụ đo/ bài kiểm tra trước và sau tác động về:

- Nội dung

- Dạng câu hỏi

- Số lượng câu hỏi

Mô tả quy trình đánh giá

Chỉ ra độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (nếu có thể)

6 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

Người nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu, và chỉ ra kết quả của quá trình phân tích đó Các kết quả so sánh được thể hiện gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị

p của phép kiểm chứng T-test

Phần này chỉ trình bày các dữ liệu đã xử lý, không trình bày dữ liệu thô

Trang 12

Để bàn luận kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu trả lời các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong phần “Giới thiệu” Người nghiên cứu bàn luận về các kết quả thu được và các hàm ý của mình, có thể cho người đọc biết các mục tiêu của nghiên cứu đã đạt được đến mức độ nào hoặc nêu ra các hạn chế của nghiên cứu nhằm giúp người khác lưu ý về điều kiện thực hiện nghiên cứu

7 Kết luận và khuyến nghị

Kết luận: Đưa ra tóm lược nhanh về các kết quả của nghiên cứu với mục đích nhấn mạnh các kết quả nghiên cứu, cần tóm tắt các kết quả của mỗi vấn đề nghiên cứu trong phạm vi từ một đến hai câu

Khuyến nghị: Gợi ý cách điều chỉnh tác động, đối tượng tham gia nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, hoặc cách áp dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực khác…

Trang 13

PHẦN II:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH NHẰM NÂNG CAO

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 6 THCS”

I TÓM TẮT:

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay, ngoại ngữ

có một vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước

Môn Tiếng Anh không chỉ giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung,

để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời

Môn Tiếng Anh cung cấp cho người học một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân

Học tiếng Anh không khó, nhưng hành trình để thành thạo ngoại ngữ này gian nan hoặc “thuận buồm xuôi gió” hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp theo đuổi đúng đắn hay không? Với những học sinh THCS - cấp học chuyển giao giữa khám phá

và hiểu sâu về ngôn ngữ tiếng Anh luôn cần một hướng đi bài bản và chuẩn xác ngay từ đầu Thông qua việc xác định được năng lực hiện tại của học sinh, chúng

ta xây dựng lộ trình học tiếng Anh THCS một cách hiệu quả Do đó, việc nghiên cứu tự đánh giá khả năng học tiếng Anh của học sinh ở trường trung học cơ sở là một hoạt động cần thiết để giúp giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy của mình Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi những phương pháp giảng dạy cũ, sáng tạo

và linh hoạt hơn trong việc giảng dạy hơn cho nội dung bài học Phương hướng

Trang 14

giáo dục hiện nay đã được thay đổi , trung tâm của buổi dạy được thay từngười giảng dạy sang người học, lấy người học làm trọng tâm để nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, tự do bày tỏ ý kiến, từ đó người dạy nắm được lượng kiến thức mà người học đã nhận được và khó khăn mà họ đang gặp phải để cho ra được hướng

xử lý kịp thời Có những bài giảng đa dạng , sinh động hơn, phù hợp với từng cấp

và từng lứa tuổi học tập Qua đó, chúng ta thấy được việc áp dụng các trò chơi vào các tiết dạy tiếng Anh sẽ giúp cho các em có một tinh thần thoải mái khi tham gia học tập, khơi dậy niềm đam mê yêu thích học ngoại ngữ Ngoài ra, việc sáng tạo trò chơi trong bài dạy giúp học sinh thêm phần tập trung hơn cho nội dung bài học, thông qua việc chơi các trò chơi chúng ta còn có thể phát hiện được những năng khiếu của học sinh

II GIỚI THIỆU:

1 Hiện trạng

Hiện nay, việc học tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi trong các trường THCS, tuy nhiên các em học sinh khối 6 có những trình độ và phương pháp học tập chưa đồng đều Do vậy, việc đưa các trò chơi vào giờ học tiếng Anh có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Trò chơi là hình thức hoạt động , gây sự chú ý , hấp dẫn với học sinh trong giờ học

- Thực hiện trò chơi để khởi động bài học, giúp các em năng nổ hơn, tự tin hơn khi học một ngoại ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ

- Thay đổi tinh thần của một lớp học, giảm đi tính chất căng thẳng của giờ học

- Học sinh được thể hiện bản thân, thông qua trò chơi có tính thi đua, học sinh có

cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng thông qua việc vừa học vừa chơi

- Tạo sự hứng thú học cho việc học tập của các em

Nhược điểm:

Trang 15

- Học sinh dễ sa vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập qua các trò chơi.

- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống

2 Vấn đề nghiên cứu

Việc áp dụng trò chơi có thực sự gây được hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao được kết quả học tập của các em hay không?

Việc giảng dạy, ôn tập thông qua trò chơi có thể củng cố được lượng kiến thức mà giáo viên muốn đưa ra hay không?

3 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết mà tôi đưa ra là: việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy có đem lại hứng thú cho học sinh khối 6, có hiệu quả trong việc chuyển tiếp nội dung bài học và củng cố kiến thức học tập từ đó nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không?

III PHƯƠNG PHÁP

1 Khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả của “Sử dụng trò chơi trong giờ học tiếng anh nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 6 THCS” Với phạm vi của một đề tài NCKH cấp trường sẽ chỉ tập trung vào tham thể nghiên cứu là học sinh lớp 6 của trường THCS

2 Thiết kế

Do sách có nhiều hình ảnh đẹp, số lượng từ mới vừa phải nên dễ dàng thu hút các

em Bên cạnh đó, để giúp các em hứng thú hơn trong việc học tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động kết hợp với máy cassette để giúp các em hứng thú hơn trong việc học Tiếng Anh Ngoài những đồ dùng trực quan sinh động tôi còn tổ chức các hoạt động trò chơi để các em nắm bắt bài tốt hơn Nhưng những trò chơi

mà tôi sử dụng trước đây các em đã quá quen thuộc và cũng dễ dàng gây ra nhàm chán (tôi hay cho các em chơi trò chơi (clap the board, noughts and crosses, lucky number hoặc matching) Nên tôi thường xuyên tư duy thay đổi trò chơi để giúp các

em cảm thấy lạ lẫm và hứng thú hơn trong việc học Sử dụng trò chơi trong học tập

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN