1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 45

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Phương thức nghiên cứu này được sử dụng để thiết lập hay xác nhận dữ liệu, xác nhận lạ các kết quả của công trình nghiên cứu trước đó, giải quyết vấn đề mới hoặc hiện có, chứng minh các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TIỂU LUẬN Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

Nơi sinh :

Số báo danh:

Lớp: NVSP tiếng anh cấp THCS K02.2024 NEC

Trang 2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA

1.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 5 CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC BÁO CÁO CỦA MỘT ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA

Trang 4

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Khái niệm:

1.1.1 Nghiên cứu:

Nghiên cứu là hoạt động sáng tạo nhằm để mở rộng vốn kiến thức hiện có, bao gồm cả kiến thức liên quan đến con người, văn hóa, xã hội và ứng dụng những vốn tri thức này để đưa vào thực tiễn Phương thức nghiên cứu này được sử dụng để thiết lập hay xác nhận dữ liệu, xác nhận lạ các kết quả của công trình nghiên cứu trước đó, giải quyết vấn đề mới hoặc hiện có, chứng minh các định lý hoặc phát triển những lý thuyết mới

1.1.2 Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động tìm tòi, khám phá thử nghiệm Việc khám phá những điều mới mẽ về bản chất của sự vật, về thế giới tự nhiên, xã hội

và tạo ra những phương tiện kỹ thuật mới dựa trên dữ liệu, tài liệu, kiến thức,…thu được từ các thí NCKH sẽ đem lại những kỹ thuật mới ưu việt hơn và có giá trị hơn Nghiên cứu cơ bản (hoặc nghiên cứu cơ bản, hoặc nghiên cứu thuần túy) được thực hiện xuất phát từ mong muốn khám phá hoặc do sự đam mê của cá nhà khoa học

để có thể đưa ra những câu trả lời mang tính chất khoa học Mục đích mở rộng kiến thức chính là động lực thúc đẩy các nhà khoa học có thể dành nhiều thơi gian cho nghiên cưu Hình thức nghiên cứu cơ bản nhằm tìm ra những kiến thức khoa học để làm nền tảng cho kiến thức cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng khác

Nghiên cứu ứng dụng nhằm để tìm ra các tri thức về lĩnh vực khoa học để có thể giải quyết các nhu cầu thực tế Nói cách khác kết quả tìm được từ những bài nghiên cứu của các nhà khoa học có thể sử dụng để cải thiện chất lượng sống của con người Mức độ giải quyết vấn đề thực tế chính là phản ảnh được giá trị thực tế của một nghiên cứu ứng dụng Xét về yếu tố giá trị khoa học của nghiên cứu khoa học là sử dụng những kết quả quả nghiên cứu này để viết ra những phương pháp chung hoặc tạo ra bài học cho mọi người, và được công bố qua hình thức các phẩm

1.1.3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) được cho là một loại hình thức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục nhằm mục đích thực hiện một tác động hoặc sự can thiệp sư phạm và đánh giá sự ảnh hưởng của nó

Tác động và can thiệp nó có thể được sử dụng trong phương pháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới,…của giáo viên (GV), các bộ quản lý giáo dục (CBQL) Người nghiên cứu (GV, CBQL) đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp

NCKHSPƯD ở trường trung học cơ sở (THCS) là hoạt động thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm vào các phương diện của quá trình giáo dục ở trường THCS và sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đánh giá sự ảnh hưởng của

Trang 5

các tác động đó Người thực hiện NCKHSPƯD vừa phải tiến hành thực nghiệm, mà cũng phải kiểm tra kết quả đánh giá của tác động/can thiệp đó một cách khoa học để xem xét liệu có nên áp dụng phổ biến tác động/can thiệp đó không

Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu Tác động là thực hiện những giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng trong phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lý Thực tế, trong quá trình dạy và học có rất nhiều vấn đề hạn chế ảnh hưởng tới kết quả học sinh đạt được, chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh, giáo dục trong môn học lớp học trường học Những GV, CBQL cần phải suy nghĩ tìm giải pháp tác động thay thế các giải pháp để cải thiện hiện trang (vận dụng tư duy sáng tạo) Người nghiên cứu thực hiện những biện pháp thay thế nhằm cải thiện phương pháp dạy học, chương trình, sách giáo khoa hoặc quản lý

Trong quá trình tác động, người nghiên cứu luôn vận dụng tư duy sáng tạo để tìm kiếm và xây dựng giải pháp mới thay thế giải pháp cũ Tuy nhiên, người nghiên cứu luôn tìm kiếm giải pháp mới với mong muốn cải thiện thực trạng nhưng chất lượng

có thực sự đạt hiệu quả hay không đó chính là cần phải trải qua quá trình kiểm chứng thì NCKHSPƯD chưa có cơ sở được ứng dụng trong thực tế Chính điều đó yêu cầu giáo viên (GV) hoặc cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) cần thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của tác động bằng cách so sánh kết quả của hiện trạng với kết quả sau khi thực hiện tác động Cần vận dụng tư duy phê phán tác động cùng với việc nghiên cứu khi lựa chọn biện pháp tác động

Ví dụ: Trong lớp đa số học sinh sẽ đạt điểm cao ở kĩ năng đọc và viết trong khi

kĩ năng nghe và nói môn Tiếng Anh bị đánh giá điểm dưới trung bình, để giải quyết vấn đề này, GV cần tìm hiểu nghiên nhân vì sao học sinh có những kết quả như vậy và tìm giải pháp thay thế như cải thiện thực trạng Thực tế có nhiều nguyên nhân từ cả người học sinh như: HS lười học, không hứng thú kĩ năng này, chưa có kĩ năng học những kĩ năng này…hay từ những nguyên nhân khách quan như: phương tiện học tập chưa đầy đủ, môi trường tiếp cực còn thiếu…hoặc yếu tố từ GV như: phương pháp dạy học chưa phù hợp…Trong những nguyên nhân đó, GV cần phải chọn những nguyên nhân để tác động (tìm biện pháp thay thế cho biện pháp hiện tại) Chẳng hạn, HS học sinh bị thiếu môi trường để tiếp xúc và sử dụng giao tiếp Tiếng Anh Trong trường hợp

đó, GV cần suy nghĩ những giải pháp phù hợp thay thế như tạo câu lạc bộ Tiếng Anh vào một ngày trong tuần, tổ chức chương trình ngoại khóa cắm trại cùng các bạn học sinh quốc tế, Sau khi thực hiện những quy trình nghiên cứu tác động thử nghiệm, người nghiên cứu so sánh kết quả trước và sau khi tác động

Trang 6

TÁC ĐỘNG

Hai yếu tố quan trọng của NCKHSPƯD là tác động và nghiên cứu

(Nguồn:Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Dự

án Việt – Bỉ)

1.2 Vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

NCHKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học, sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học

Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác

Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá

Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học)

Trong quá trình NCKHƯD, nhà giáo dục nghiên cứu khả năng học tập của (HS) trong mối liên hệ với phương pháp dạy học, giúp họ hiểu rõ hơn về phương pháp

sư phạm của mình và theo dõi sự tiến bộ của học sinh

Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy mới một cách sáng tạo

có sự phê phán một cách tích cực (Soh, K.C & Tan, C.(2008), Hội thảo về NCKHSPƯD, Hong Kong: EL21)

NCKHSPƯD là một quy trình đơn giản, chặt chẽ mang tính khoa học, tính ứng dụng cao, gắn với thực tiễn, mang lại hiệu quả tức thì có thể sử dụng phù hợp với mọi đối tượng GV và CBQL giáo dục ở các điều kiện thực tế khác nhau Kết quả nghiên cứu mang tính khách quan

NCKHSPƯD là gì?

Thực hiện những giải

pháp thay thế nằm cải

thiện hiện trạng trong

phương pháp dạy học,

chương trình, SGK,

hoặc quản lý

Vận dụng tư duy sáng

So sánh kết quả của hện trạng với kết quả sau khi thực hiện giải pháp thay thế bằng việc tuân theo quy trình nghiên cứu thích hợp

Vận dụng tư duy phê phán

Trang 7

Giá trị của NCKHSPƯD là giáo viên tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong việc dạy học và giáo dục, những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ

là bài học tốt cho GV và CBQL ở các địa phương khác có thể học tập và ứng dụng Một nghiên cứu khoa học này kết thúc là khởi đầu của các cuộc nghiên cứu tiếp theo, điều này giúp cho GV, CBQL tự nâng cao năng lực chuyên môn

NCKHSPUD là một cuộc nghiên cứu nhỏ, thời gian thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, dễ thực hiện, có khả năng kiểm chúng cao, nhiều kết quả nhỏ tuy nhiên đưa đến hiệu quả cao Các nghiên cứu tác động ở quy mô nhỏ đang dần chiếm ưu thế trong môi trường giáo dục để tăng cường chất lượng dạy học và quản lý

CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC BÁO CÁO CỦA MỘT ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ VÍ DỤ

2.1 Cấu trúc của báo cáo

Cấu trúc đầy đủ của một bài báo cáo nghiên cứu tác động bao gồm:

Trang bìa:

Trang 1

Các trang tiếp theo

Tên đề tài Tên tác giả và Tổ chức

Mục lục

Tóm tắt

Giới thiệu

Phương pháp

Khách thể nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Đo lường và thu thập dữ liệu

Trang 8

2.1.1 Tên đề tài:

Có thể viết tên đề tài trong phạm vi 20 từ Tên đề tài cần mô tả rõ ràng về nội dụng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tác động được thực hiện Tên đề tài có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định và có thể cần được chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình nghiên cứu

2.1.2 Tên tác giả và tổ chức

Tên tác giả và các tổ chức được trình bày theo mẫu sau:

Mẫu quốc tế

Vận dụng vào Việt Nam

Những quy định về cách trình bày tên tác giả và đơn vị công tác: trong trường hợp có hai tác giả trở lên, cần đưa tên chủ biên ở vị trí đầu tiên Về phần tác giả, nếu các tác giả thuộc nhiều tổ chức khác nhau, nên để tên các tác giả cùng tổ chức sẽ được đặt cạnh nhau

2.1.3 Tóm tắt

Bài tóm tắt nhằm giúp cho người đọc có sự hiểu biết sơ lược về đề tài nghiên cứu với số lượng chữ đề xuất nên trong phạm vi từ 150 -200 chữ Người nghiên cứu nên sử dụng từ một đến ba câu để tóm tắt cô động về bối cảnh, mục đích, quy trình thực hiện và kết quả của bài nghiên cứu

2.1.4 Giới thiệu

Người nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở và tóm tắt lý do thực hiện nghiên cứu Có thể trích dẫn một số công trình nghiên cúu gần đây có liên quan đã được các GV,CBQLGD hoặc các nhà nghiên cứu khác thực hiện.Việc trích dẫn tài liệu tham khảo nhằm tăng độ uy tín và giá trị cho bài nghiên cứu và thuyết phục độc giả về những giải pháp thay thế đưa ra Trong phần cuối của mục giới thiệu,người nghiên cứu cần trình bày rõ vấn đề nghiên cứu sẽ được trả lời thông qua nghiên cứu và nêu rõ giả thuyết nghiên cứu

Rawlinson, D Sở Giáo dục bang Florida

Little, M Sở Giáo dục bang Floria

Guskey, T.R, Trường Đại học Cornwin

Trần Văn Bình Tiểu học Lý Thường Kiệt

Hoàng Văn Hiếu Đại học Kinh tế - Tài chính

Đăng Tiến Hoàng Phòng Giáo dục Yên Bình

Trang 9

2.1.5 Phương pháp:

Giải thích về khách thể nghiên cứu, thiết kế, các phép đo, quy trình và các kỹ thuật phân tích được thực hiện trong NCKHSPƯD

a) Khách thể nghiên cứu

Trong phần này, GV – người nghiên cứu mô tả thông tin cơ bản về các đối tượng tham gia (hoặc học sinh) trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng như: giới tính, thành tính hoặc trình độ, thái độ và các hành vi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

b) Thiết kế :

Người nghiên cứu cần mô tả:

-Chọn dạng thiết kế nào trong bốn dạng thiết kế nghiên cứu hoặc thiết kế cơ sở

AB

-Người nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động hay kết quả bài kiểm tra thông thường có liên quan để xác định sự tương quan giữa các nhóm; -Nghiên cứu sử dụng các phép kiểm chứng T-test hay phép kiểm chứng khi bình phương

Giáo viên – người nghiên cứu có thể sử dụng khung dưới đây để mô tả thiết kế nghiên cứu

Thiết kế chỉ sử dụng bài kiểm tra sau tác động và các nhóm ngẫu nhiên (TK4)

động

(Các ký hiệu N1 (nhóm 1), X (tác động), O3 (bài kiểm tra sau tác động) được chấp nhận rộng rãi và dễ hiểu)

c) Quy trình nghiên cứu :

Mô tả chi tiết tác động được thực hiện trong nghiên cứu, trả lời các câu hỏi sau như:

 Tác động được thực hiện ở đâu và khi nào?

 Tác động kéo dài trong bao lâu?

Trang 10

Người nghiên cứu cần tập hợp các tài liệu đã nêu trong báo cáo (gồm công cụ khảo sát/ các bài kiểm tra, kế hoạch bài học, đường link trang web có chứa video,…) trong phần phụ lục Torng phần quy trình nghiên cứu, GV – người nghiên cứu cần chú thích rõ phần mối liên quan giữa hoạt động nghiên cứu với các phụ lục này

d) Đo lường

Trong phần này, người nghiên cứu mô tả công cụ đo/bài kiểm tra trước và sau khi tác động về:mục tiêu, nội dung, dạng câu hỏi và số lượng câu hỏi, đáp án và biểu điểm Có thể bổ sung phần mô tả quy trình chấm điểm, độ tin cậy và độ giá trị (nếu có) của dữ liệu

Trong phần phương pháp nghiên cứu, GV- người nghiên cứu có thể nêu các tiền

đề nhỏ như khách thể nghiên cứu, thiết kế, quy trình nghiên cứu và đo lường nếu có đủ thông tin cho mỗi phần

2.1.6 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

Trong phần này, GV – người nghiên cứu tóm tắt các dữ liệu thu thập được, báo cáo các kĩ thuật thống kê được sử dụng, để phân tích dữ liệu, và chỉ ra kết quả của quá trình phân tích đó Cách phổ biến là dùng bảng và biểu đồ Phần này chỉ trình bày các

dữ liệu đã xử lý, không trình bày dữ liệu thô

Để bàn luận kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu trả lời các vấn đề nghiên cứu được đề cập trong phần “Giới thiệu” Với sự liên hệ rõ rảng cho mỗi vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu bàn luận về kết quả thu được và các hàm ý của mình, chẳng hạn nghiên cứu này có nên được tiếp tục hay thông qua các kết quả phân tích dữ liệu, người nghiên cứu có thể cho người đọc biết các mục tiêu của nghiên cứu để đạt được đến mức

độ nào

Đôi khi, có thể nêu ra các hạn chế của nghiên cứu nhẳm giúp người khác lưu ý về điều kiện thực hiện nghiên cứu Các hạn chế phổ biến có thể do quy mô nhóm quá nhỏ, nội dung kiểm tra hạn chế, thời gian tác động chưa đủ dài và một số yếu tố không kiểm soát được

2.1.7 Kết luận và khuyến nghị:

Phẩn này đưa ra tóm lược nhanh về các kết quả của nghiên cứu với mục đích nhấn mạnh các kết quả nghiên cứu, mang lại ấn tượng sâu sắc hơn cho người đọc Người nghiên cứu cần tóm tắt các kết quả của mỗi vấn đề nghiên cứu trong phạm vi từ một đến hai câu

Phần khuyến nghị, dữa trên các kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị có thể thực hiện trong tương lai Các khuyến nghị có thể bao gồm gợi ý cách điều chỉnh tác động, đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu hoặc cách áp dụng nghiên cứu torng các lĩnh vực khác

2.1.8 Tài liệu tham khảo

Trích dẫn theo thứ tự bảng chữ cái lần lượt tên tác giả, các bài viết và nghiên cứu được đề cập ở phần trước, đặc biệt trong phần giới thiệu

Trang 11

2.1.9 Phụ lục

Các tài liệu minh chứng cho quá trình nghiên cứu và kết quả của đề tài: bảng hỏi, câu hỏi kiểm tra, giáo án, tài liệu, báo cáo, băng hình, đĩa hình, sản phẩm mẫu của người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, các số liệu thống kê chi tiết,…

2.2 Một số lỗi thường gặp trong các báo cáo

Giới thiệu: vấn đề nghiên cứu không được trình bày hoặc diễn đạt rõ ràng.

Người đọc phải cố gắng suy đoán để hiểu vấn đề nghiên cứu

Phương pháp: thiết kế nghiên cứu không đo các dữ liệu để trả lời cho các vấn

đề nghiên cứu

Bàn luận: Phần bàn luận không tập trung vào các vấn đề nghiên cứu

Kết luận: không tóm tắt các kết quả trả lời cho vấn đề nghiên cứu, các khuyến

nghị nêu ra không dựa trên các kết quả nghiên cứu

2.3 Ví dụ minh họa:

2.3.1 Đề tài

“Ứng dụng học qua dự án để nâng cao kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho học sinh lớp 8”

2.3.2 Tóm tắt:

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng phương pháp học qua dự án (Project – Based Learning – PBL) để nâng cao kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho học sinh khối THCS Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hiệu quả của PBL trong việc cải thiện ngôn ngữ của học sinh, so với các phương pháp giảng dạy truyền thống Thực trạng hiện nay cho thấy, mặc dù điểm số môn tiếng Anh của học sinh được đánh giá ở mức xếp loại khá, giỏi rất nhiều tuy nhiên nhiều học sinh vẫn chưa có khả năng tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh Nghiên nhân chủ yếu là do phương pháp giảng dạy truyền thống thống thường tập trung vào ngữ pháp và đọc hiểu, ít chú trọng đến việc thực hành kỹ năng nghe và nói trong các tình huống giao tiếp thực tế Bài nghiên cứu được thực hiện tại trường THCS Bình An với một nhóm học sinh lớp 8 Học sinh sẽ được tham gia vào các dự án nhóm liên quan đến các chủ đề thực tế, yêu cầu sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp hằng ngày Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh được khuyến khích sử dụng tiếng Anh để thảo luận, trình bày và hợp tác với nhau

Thiết kế: nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm học sinh (hai lớp học khác nhau) bởi tôi trực tiếp giảng dạy

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN