1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kì học phần lí luận nhà nước và pháp luật

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lí Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Tác giả Nguyễn Bảo Châu
Người hướng dẫn Cô Phan Thị Lan Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 482,57 KB

Nội dung

Định nghĩa chung: - Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực chính trị, được tổ chức và vận hành trên cơ sở nguyên tắc: + Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước; giới hạn quyền lực nhà

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN: LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

GIẢNG VIÊN: CÔ PHAN THỊ LAN PHƯƠNG

Mã lớp: LLNNVPL CT3

Họ và tên: Nguyễn Bảo Châu

Mã sinh viên: 23063029 Khoa: Luật Kinh doanh Lớp: K68LKD- B

Trang 2

MỤC LỤC

CÂU HỎI 1: HÃY NÊU KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC

LIÊN HỆ HIẾN PHÁP 2013 VỀ SỰ THỂ HIỆN CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC

A Khái niệm và đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền 4

B Liên hệ Hiến Pháp 2013 về sự thể hiện cơ bản của nhà nước pháp quyền 5

V CHƯƠNG II, CHƯƠNG II ĐIỀU 14, CHƯƠNG II ĐIỀU 15: 7

CÂU HỎI 2: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ SO SÁNH NÓ VỚI VĂN BẢN ÁP DỤNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

9

A Văn bản quy phạm pháp luật 9

Trang 3

2 Đặc điểm 9

B So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng quy phạm

Trang 4

Câu hỏi 1: Hãy nêu khái niệm, đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

Liên hệ Hiến Pháp 2013 về sự thể hiện cơ bản của nhà nước pháp quyền

A Khái niệm và đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

I KHÁI NIỆM

1 Thuật ngữ nhà nước pháp quyền trên thế giới

- Thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” trên thế giới về cơ bản đã được sử dụng như trong Tiếng Anh là “rule of law”

- Đôi khi, để dịch cho thật sát nghĩa với quan niêm “ nhà nước pháp quyền”, phải dịch theo những cụm từ khác như là: “ the law governed by the rule of law” hoặc “the law governstate” Thế nhưng, dù có dịch thế nào, nhưng tất

cả các quan niệm đều đạt được sự tương đồng chung đó là tính “ pháp quyền”, là thượng tôn pháp luật, nhà nước bị rằng buộc, giới hạn trước pháp luật Mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật

2 Định nghĩa chung:

- Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực chính trị, được tổ chức và vận hành trên cơ sở nguyên tắc:

+ Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước; giới hạn quyền lực nhà nước bằng pháp luật; thượng tôn pháp luật; phù hợp lẽ phải, công bằng, vì lợi ích của con người

+ Nhà nước có trách nghiệm tôn trọng và có các thiết chế pháp lí hữu hiệu

để bảo vệ, bảo đảm quyền, tự do của con người khỏi mọi sự xâm phạm; dân chủ hóa các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ nhà nước và cá nhân mang tính chất bình đẳng, trách nhiệm qua lại lẫn nhau

II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1 Đặc trưng nhà nước

1.1 Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, thừa nhận, bảo

vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và công dân 1.2 Các quyền của nhà nước bị giới hạn bởi pháp luật, bởi các quyền và tự do của con người, công dân

1.3 Phân chia, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp được xác định bằng Hiến pháp và pháp và pháp luật

Trang 5

1.4 Mối quan hệ, bình đằng giữa nhà nước và cá nhân, bình đẳng vầ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo pháp luật

1.5 Dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội, xã hội dân sự phát triển phát triển lành mạnh

2 Đặc trưng pháp luật

2.1 Thượng tôn hiến pháp, phát luật trong đời sống xã hôi, đời sống nhà nước

2.2 Tính tối cao của hiến pháp, luật trong hệ thống văn bản pháp luật

2.3 Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm các yêu cầu

về công bằng, nhân đạo, bình đẳng, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích của con người, điều chỉnh hài hòa các lợi ích: cá nhân, nhà nước, cộng đồng, xã hội

2.4 Sự tương thích của pháp luật quốc gia với các nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế

B Liên hệ Hiến Pháp 2013 về sự thể hiện cơ bản của nhà nước pháp quyền

I CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC

- Chính thể Nhà nước Việt Nam trong Hiến pháp 2013 tiếp tục được xác định

là CHXHCN, và đi theo cách thức hoạt động, tổ chức của nhà nước pháp quyền Cụ thể được thể hiện ở ngay Chương I của Hiến pháp

II CHƯƠNG I, ĐIỀU 2

1 Kế thừa

1.1 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” (khoản 1)

1.2 “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” (khoản 2)

2 Phát triển, bổ sung

Trang 6

2.1 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” (khoản 3)

- Từ “kiểm soát” là một trong những từ được thêm vào Hiến pháp 2013, đây

là một điểm đổi mới quan trọng chứng minh sự trưởng thành trong tư tưởng của các nhà lập hiến về “nhà nước pháp quyền”, cũng như về cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước Quy định mới này là cơ sở quan trọng để thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cũng như phòng ngừa việc lợi dụng, lạm dụng quyển lực nhà nước ta hiện nay

III CHƯƠNG I, ĐIỀU 3

1 Điểu 3 Chương I quy định

“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

- Điều luật này thể hiện quyền làm chủ và phát huy của công dân, trùng với các đặc trưng nhà nước của Nhà nước pháp quyền

IV CHƯƠNG I, ĐIỀU 8

1 Điều 8 Chương 1 quy định

1.1 “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.”

1.2 “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”

- Điều luật này khẳng định Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ song còn quy định về cả hành chính quốc gia và chế độ công vụ được tổ chức để bảo vệ nhân dân

Trang 7

V CHƯƠNG II, CHƯƠNG II ĐIỀU 14, CHƯƠNG II ĐIỀU 15:

1 Chương II

- Chương về “Quyền con người Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”

- Đúng như tên gọi, chương này đảm bảo những quyền tối thiểu của con người và quyền cơ bản của công dân cùng với nghĩa vụ của công dân đó Việc chương này xuất hiện đã chứng minh cho đặc điểm “Sự tương thích của pháp luật quốc gia với các nguyên tắc, quy định của pháp luật quốc tế”;

“Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và công dân” và “Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm các yêu cầu về công bằng, nhân đạo, bình đẳng, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích của con người, điều chỉnh hài hòa các lợi ích: cá nhân, nhà nước, cộng đồng, xã hội” của Nhà nước pháp quyền

2 Điều 14 và 15 của Chương II

2.1 Điều 14: “1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật 2 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

2.2 Điều 15: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân 2 Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác 3 Công dân

có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội 4 Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

- Trong điều luật này, Nhà nước pháp quyền đã được thể hiện qua đặc điểm

“Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và công dân” và “Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm các yêu cầu về công bằng, nhân đạo, bình đẳng, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích của con người, điều chỉnh hài hòa các lợi ích: cá nhân, nhà nước, cộng đồng, xã hội”

Trang 8

- Bản Hiến pháp 2013, thông qua các hiến định và điều luật, đã về cơ bản khẳng định Nhà nước ta là một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật,

tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Hiến pháp nói chung và Hiến pháp 2013 nói riêng là Văn kiện chính trị pháp lý cơ bản nhất, thiêng liêng nhất và quan trọng nhất khẳng định quyền làm chủ của Nhân dân và ,

Nhân dân là chủ thể trong xây dựng và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ðể thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới

Trang 9

Câu hỏi 2: Anh chị hãy trình bày về văn bản quy phạm pháp luật và so sánh nó

với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

A Văn bản quy phạm pháp luật

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM

1 Khái niệm

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thể hiện cac quyết định pháp luật do các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức nhất định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung) nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật không làm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý

2 Đặc điểm

2.1 Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định hệ thống các văn bản

vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành 2.2 Trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, đối với các cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật Những quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung được ban hành không phải cho một trường hợp cụ thể mà là cho tật cả các trường hợp thuộc phạm vi dự liệu của văn bản quy phạm pháp luật Đây là một tiêu chí căn bản để xác định, nhận diện văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt chúng với các loại văn bản pháp luật khác

2.3 Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong trường hợp khi có những sự kiện pháp lý tương ứng được dự liệu xảy ra chừng nào văn bản đó chưa hết hiệu lực Có những loại văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt, tuy được áp dụng một lần nhưng hiệu lực của nó vẫn còn tồn tại sau khi thực hiện văn bản đó (ví dụ các văn bàn về thành lập cơ quan, văn bản đình chỉ, văn bản bãi bỏ một văn bản phápluật khác hoặc thay đổi phạm vi hiệu lực của nó )

Trang 10

2.4 Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

II HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Điều 4), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta ba gồm

1 Hiến pháp

2 Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội

3 Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

9 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

10 Quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

11 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện

13 Quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện

14 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã

15 Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã

III PHÂN LOẠI

Trang 11

1 Căn cứ vào tính chất và hiệu lực pháp lý

1.1.Văn bản luật

- Là những văn bản quy pháp luật Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp luật cao hơn các văn bản văn bản dưới luật

- Các văn bản dưới luật không được trái với các văn bản luật

- Bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật

1.2.Văn dưới luật

- Có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyển ban hành theo một trình tự, hình thức, thủ tục nhất định Các điều luật không được trái với các văn bản luật

2 Căn cứ vào chủ thể ban hành

2.1.Cá nhân ban hành

2.2.Tập thể ban hành

IV HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Khái niệm

- Hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật: là giới hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về đối tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật

đó tác động tới Những giới hạn này được nêu trực tiếp trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng hoặc bằng những quy định chung về hiệu lực thời gian, không gian, đối tượng thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật khác

1.1 Hiệu lực về thời gian

- Là khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, là thời

điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật:

Thời điểm bắt đầu có hiệu lực được ghi trong văn bản quy phạm pháp luật (thường là ở cuối văn bản)

Văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm công bố Sau thời điểm công bố một thời gian xác định (thường ghi trong văn bản quy phạm pháp luật đó)

Được quy định trong Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

- Thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL:

Trang 12

Theo nguyên tắc chung, thời điểm hết hiệu lực được tính từ thời điểm huỷ bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc đã hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó

Điều 154, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1 Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản

2 Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của cơ quan

đã ban hành văn bản đó

3 Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”

- Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau (theo Điều

153, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):

Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đình chỉ việc thi hành do có dấu hiệu trái hiến pháp, luật, hoặc trái với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (các điêu 164, 165, 166 và 167 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quyết định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh

Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có, hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 Hiệu lực hồi tố

- Hiệu lực Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định

Là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:07