-Nhiệm vụ: ban hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc ph
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT -
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ Học phần: Lý luận Nhà nước & Pháp luật
Họ và tên: Phạm Tố Uyên Lớp: K68A3
Mã sinh viên : 23061519
Trang 2Bài làm Câu 1:
•Khi Nhà nước ra đời, để thực hiện chức năng lợi ích của giai cấp thống trị thì nhà nước đã xây dựng một BMNN BMNN được coi là công cụ quản lí, công cụ đàn áp để thực hiện chức năng của nhà nước Dưới góc độ pháp lí có thể hiểu, BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được
tổ chức và hoạt động theo những quy tắc chung nhất định, tạo thành một cơ chế thống nhất để thực hiện quyền lực nhà nước, các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
•Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam:
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, bao gồm 4 hệ thống:
1) Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu
ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín 2) Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương
Trang 33) Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự
4) Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự
-Theo như định nghĩa thì chúng ta cũng hình dung đc cấu trúc của BMNN ta là bao gồm hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Cũng như bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới, bộ máy nhà nước ta, theo chiều dọc, có thể phân chia thành các cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan nhà nước địa phương Các cơ quan nhà nước trung ương gồm:
1 Quốc hội
2 Chủ tịch nước
3 Chính phủ
4 Toà án nhân dân tối cao
5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao
6 Tổ chức bộ máy cấp địa phương
+Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát cáp cấp, địa phương
+Thông thường, căn cứ vào chức năng của các cơ quan nhà nước, Bộ máy nhà nước nói thường được chia thành 3 loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
- Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật
Ví dụ: Quốc hội hay Nghị viện
- Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật
Trang 4Ví dụ: Chính phủ, Nội các.
- Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật
Ví dụ: Tòa án
Ngoài ra, còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại, có chức năng chủ yếu nghiêng về hành pháp nhưng không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
*QUỐC HỘI: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm
-Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
-Nhiệm vụ: ban hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
-Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2lần Ngoài
ra, nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc 1/3 tổng số đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất
*CHỦ TỊCH NƯỚC: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội
và đối ngoại, điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước Chủ tịch nước đồng thời là thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh quốc gia
-Chủ tịch nước được Quốc hội bầu từ các đại biểu Quốc hội
Trang 5Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ Chủ tịch nước có 12 quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là:
+ Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh
+ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịchHội đồng Quốc phòng và An ninh
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh
án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao
Giúp việc Chủ tịch nước có: Phó Chủ tịch nước, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Chủ tịch nước
_ Phó Chủ tịch nước: Do Chủ tịch đề nghị, Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch ủy quyền làm một số nhiệm vụ hoặc làm quyền Chủ tịch
_ Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước đứng đầu gồm Phó Chủ tịch nước và các thành viên do Chủ tịch nước giới thiệu và Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn
*CHÍNH PHỦ
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước
- Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
Trang 6- Thủ tướng do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu ra và bãi miễn trong
số các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
*TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO:
- Là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án
- Cơ cấu gồm: Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán, Toà án Quân sự Trung ương và các toà Hình sự, toà Dân sự, toà Phúc thẩm, bộ máy giúp việc
- Nhiệm kỳ là 5 năm
- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bãi miễn;
Phó Chánh án, Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Chánh án Hội thẩm nhân dân Toà án tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Xét xử công khai, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật
- Xét xử tập thể, có hội thẩm nhân dân tham gia, quyết định theo đa số
- Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo quyền được bào chữa , quyền được dùng tiếng nói, chữ viết riêng
Trang 7*VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO:
Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, công dân ; thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao gồm:
+ Viện trưởng: do Chủ tịch nước đề nghị, Quốc hội bầu và bãi miễn + Các Viện phó, các kiểm sát viên và các điều tra viên: do Chủ tịch nước bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghị của Viện trưởng
•MQH giữa các cơ quan trong BMNN:
MQH giữa Quốc Hội với:
*Chủ tịch nước:
- Quốc Hội:
+ Quyết định thành lập trong Bộ máy nhà nước cơ quan Chủ tịch nước + Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước
+ Bầu, miễn nhiễm, bãi nhiễm chức danh Chủ tịch nước
+ Giám sát hoạt động của chủ tịch nước thông qua việc xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước
+ Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc Hội, bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí + Quốc hội có thể tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, nếu không được quá bán tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm
- Chủ tịch nước có quyền:
+ trình các dự án Luật trước Quốc hội
+ yêu cầu UBTVQH triệu tập Quốc hội họp bất thường
+ đề nghị xem xét lại các pháp lệnh của UBTVQH, nếu UBTVQH vẫn biểu quyết thông qua thì có quyền trình lên kỳ họp Quốc Hội gần nhất để Quốc Hội quyết định, tham dự các phiên họp của Quốc Hội và UBTVQH
Trang 8+ các văn bản của Quốc Hội và UBTVQH chỉ có hiệu lực sau khi Chủ tịch nước ban hành lệnh công bố
+ đề nghị để Quốc Hội bầu một số chức danh quan trọng: Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao
*Chính phủ:
- Quốc Hội:
+ quyết định thành lập cơ quan Chính phủ trong Bộ máy nhà nước và quy định những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan này
+ quy định nhiệm vụ và quyền hạn cho cơ quan này, quyết định các chức danh quan trọng trong cơ quan này, bầu Thủ tướng trong số các đại biểu Quốc Hội, phê chuẩn đề nghị của thủ tướng về danh sách các thành viên khác của chính phủ
+ giám sát hoạt động của chính phủ bằng việc xét báo cáo hoạt động của chính phủ, thực hiện các chất vấn, Quốc Hội còn giao cho UBTVQH phụ trách việc giám sát hoạt động của chính phủ, UBTVQH có quyền bãi bỏ các văn bản của chính phủ, thủ tướng nếu trái với văn bản của UBTVQH, đình chỉ vấn đề nghị Quốc hội bãi bỏ đối với các văn bản của chính phủ, thủ tướng nếu trái với văn bản của Quốc Hội
+ Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao Các thành viên chính phủ nếu không hoàn thành nhiệm vụ
sẽ bị khiển trách hoặc bị Quốc Hội xem xét bỏ phiếu tín nhiệm Số phiếu tín nhiệm quá bán sẽ bị Quốc Hội bãi nhiệm
- Chính phủ có quyền:
+ trình dự án Luật, pháp lệnh trước Quốc hội và UBTVQH.Thủ tướng có quyền đề nghị UBTVQH triệu tập Quốc Hội họp bất thường Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản của Quốc Hội và UBTVQH
+ Chính phủ có sự độc lập về nhân viên, ngoài thủ tướng các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Quốc Hội, thành viên UBTVQH không đồng thời là thành viên của chính phủ
*Tòa án nhân dân tối cao:
Trang 9-Quốc hội quyết định thành lập cơ quan Tòa án nhân dân tối cao trong Bộ máy nhà nước, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm
vụ quyền hạn cho cơ quan này, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chức danh chánh án tòa án nhân dân tối cao Giám sát hoạt động thông qua việc xét báo cáo hoạt động và thực hiện chất vấn với tòa án nhân dân tối cao Giao cho UBTVQH thực hiện việc giám sát hoạt động của TAND tối cao Khi phát hiện thấy văn bản của TAND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của Quốc hội thì đình chỉ và đề nghị Quốc hội bãi bỏ TAND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện công việc được giao
-TAND tối cao có quyền trình dự án luật , pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH Xét xử các đại biểu Quốc hội
*Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:
-Quốc hội quyết định thành lập VKSND tối cao, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan này, quy định nhiệm vụ quyền hạn cho cơ quan này, bầu miễn nhiệm, bãi nhiễm đơi với chức danh Viện trưởng VKSND tối cao Giám sát hoạt động thông quan việc xét báo caó hoạt động và thực hiện chất vấn đối với VKSND tối cao Khi phát hiện thấy văn bản của VKSND tối cao trái văn bản của UBTVQH thì có quyền bãi bỏ, nếu thấy trái văn bản của Quôc hội thì đình chỉ và
đề nghị Quốc hội bãi bỏ.VKSND tối cao phải chịu trách nhiệm trước Quôc hội về việc thực hiện công việc được giao
-VKSND tối cao có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH BẮt giữ và truy tố các đại biểu Quốc hội
• Mqh giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phương:
-Quốc hội quyết định về thành lập Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp
-Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương -Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; bãi bỏ các Nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh, giải tán HĐND cấp tỉnh
Trang 10-Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được
tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi
-Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương, bảo đảm cho các văn bản pháp luật của trung ương được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trên phạm vi địa bàn
*Mqh giữa Quốc hội và Ủy ban nhân dân:
-Quốc hội thông qua các đạo luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp
-Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương -Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được
tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi
-Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm
tổ chức thực hiện các văn bản của trung ương trên phạm vi địa bàn
-Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này ảnh hưởng đến hiệu quả các văn bản của Quốc hội ban hành Ủy ban nhân dân có vai trò quan trọng trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội
*Mqh giữa Quốc hội với Tòa án nhân dân địa phương:
-Quốc hội thông qua các đạo luật quyết định việc thành lập hệ thống Tòa án nhân dân địa phương, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND các cấp
-Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách, kinh phí hoạt động cho hệ thống TAND, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan địa phương -Trong mối quan hệ với cơ quan địa phương, Quốc hội có quyền thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương -Theo sự thay đổi về địa giới hành chính cấp tỉnh, các cơ quan địa phương được tổ chức theo địa giới hành chính cấp tỉnh cũng có thể thay đổi
Trang 11-Về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xét xử các vụ án liên quan đến đại biểu Quốc hội
*Mqh giữa Chính phủ với HĐND:
Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định:
(1) Gửi cho Hội đồng nhân dân tỉnh các văn bản của Chính phủ, giải đáp thắc mắc;
(2) Bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân về kiến thức quản lý nhà nước; (3) bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để Hội đồng nhân dân hoạt động
Chính phủ có quyền quyết định điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh Việc điều chỉnh địa giới này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phải thành lập Hội đồng nhân dân mới trên các đơn vị hành chính mới
Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và đề nghị ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ
Hội đồng nhân dân các cấp, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có quyền quyết định những đường lối phát triển, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
Hiệu quả các văn bản của Chính phủ muốn thực hiện tốt trên phạm vi địa bàn, cần phải được sự đồng tình, ủng họ của các cơ quan này
*Mqh giữa Chính phủ với TAND:
Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương do Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định
Công tác thi hành án, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ xét xử của cơ quan hành pháp
có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Chính phủ ban hành nhiều Nghị định, là các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để làm cơ sở cho Tòa án tiến hành xét xử
Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án địa phương, về nguyên tắc có quyền xét
xử hành vi vi phạm của các thành viên Chính phủ