1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Buổi thảo luận thứ nhất bộ môn luật tố tụng dân sự

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Nhất Bộ Môn: Luật Tố Tụng Dân Sự
Tác giả Phan Hoàng Anh Thư, Tạ Anh Thư, Đoàn Thị Thanh Thủy, Đỗ Hoài Thy, Nguyễn Phan Bảo Thy
Người hướng dẫn Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại buổi thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 620,88 KB

Nội dung

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền...4 11.. - Giải thích: “BLTTDS quy định những nguyên tắc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Bộ môn: Luật Tố tụng Dân sự

Giảng viên: Huỳnh Quang Thuận

Nhóm: 05

Thành viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2024

Trang 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nhận định

Phần 2 – Bài tập

Phần 3 – Phân tích án

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ST

T

Trang 4

MỤC LỤC

Phần 1 Nhận định 1

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật 1

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự 1

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội 1

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt 1

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự 2

6 Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự 2

7 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự 3

8 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên 3

9 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự 3

10 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền 4

11 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ 4

Phần 2 Bài tập 5

Bài 1: 5

Bài 2: 6

Bài 3: 7

Phần 3 Phân tích án 9

Bài 1: 9

Bài 2: 13

Trang 5

Phần 1 Nhận định

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.

- Nhận định Đúng

- CSPL: Khoản 1 Điều 8 BLTTDS 2015

- Đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự Nó khẳng định vị thế của các đương sự là như nhau, không ai được ưu tiên hay bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, Trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm tính khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ việc

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự

- Nhận định Sai

- CSPL: Điều 192 BLTTDS 2015

- Tùy thuộc vào từng trường hợp mà Tòa án có thể thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự Nếu tranh chấp thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện và Tòa sẽ không tiến hành thụ lý giải quyết tranh chấp đó Như vậy, Tòa án không bắt buộc luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội

- Nhận định Sai

- CSPL: Điều 5 BLTTDS 2015

- Căn cứ vào Điều 5, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự; có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

- Nhận định Đúng

- CSPL: Điều 20 BLTTDS 2015

- Dựa vào quy định trên, cụ thể là tại Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng dân sự quy định cụ thể là người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình Trong trường hợp này, nếu muốn hiểu được mọi người đang nói gì thì có thể hỏi người phiên dịch, dịch thuật theo quy định của pháp luật

Quy định về người phiên dịch và quyền nghĩa vụ của người phiên dịch được quy định tại điều 81, 82 bộ Luật này

1

Trang 6

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự

- Nhận định Đúng

- CSPL: Điều 1 BLTTDS 2015

- Giải thích: “BLTTDS quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình

tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án

về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự) [ ]”

Theo đó, ta có thể xác định được rằng vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự Trong đó, vụ án dân sự là việc khi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ

án về tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự (Ví dụ: Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về nuôi con; Tranh chấp thừa kế; Tranh chấp hợp đồng dân sự;…) Còn về “việc dân sự”

là khi cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó (Ví dụ: Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam; Yêu cầu một người mất năng lực hành vi dân sự;…)

6 Chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong

vụ án dân sự.

- Nhận định Sai

- CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015

- Giải thích: Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015, nguyên đơn trong vụ án dân

sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn Như vậy, không chỉ những người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự mà còn có thể là những chủ thể khác

7 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự.

- Nhận định Sai

- CSPL: khoản 5, khoản 6 Điều 69 BLTTDS 2015

- Căn cứ theo quy định trên thì người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể trở thành bị đơn Tuy nhiên, Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng

2

Trang 7

dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện

8 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên.

- Nhận định Sai

- CSPL: khoản 3, khoản 6 Điều 69 BLTTDS 2015

- Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ

đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án

9 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự.

- Nhận định Đúng

- CSPL: khoản 1 Điều 75; khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015

- Căn cứ theo Điều 75 và 76 của BLTTDS 2015, theo Khoản 1 Điều 75 có quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chính là người tham gia tố tụng

để bảo vệ cho đương sự Và tại Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015 cũng có đề cập người đại diện theo ủy quyền trong BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS Nói một cách dễ hiểu thì quyền và nghĩa vụ của cả hai chủ thể tham gia TTDS lại khác nhau, không có mâu thuẫn đối lập, pháp luật không có quy định nào cấm một người vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự vừa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự Thực tế, dù là người đại diện theo ủy quyền của đương sự hay là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì khi tham gia tố tụng cũng nhằm hướng đến mục đích chính là nhân danh và thay mặt đương sự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của họ Vì những lí do trên và pháp luật không cấm nên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể đồng thời là người đại diện theo ủy quyền

3

Trang 8

10 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền.

- Nhận định Đúng

- CSPL: Khoản 14 Điều 70, Khoản 4 Điều 76, Điều 86 BLTTDS 2015

- Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 70 có thể thấy quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng là một quyền quan trọng của đương sự vì khi xét thấy người tiến hành tố tụng không vô tư, khách quan có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình Lúc này đương sự có thể tự mình yêu cầu hoặc thông qua ủy quyền cho các chủ thể khác trong đó có người bảo vệ quyền và lợi ích của mình để thực hiện quyền thay đổi người tiến hành tố tụng Ngoài ra khi đánh giá các quyền đương nhiên của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì tại khoản 6 Điều 76 có liệt có nhưng không bao gồm khoản 14 Điều 70 tương ứng, cùng với quy định tại Khoản 4 Điều 76 cùng dùng từ “thay mặt” tức khi được đương sự ủy quyền thì mới có thể có quyền này

11 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

- Nhận định Sai

- CSPL: điểm b khoản 2 Điều 46; khoản 3 Điều 52; khoản 1 Điều 56 BLTTDS 2015

- Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 46 BLTTDS 2015, người tiến hành tố tụng còn bao gồm cả Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, và theo quy định tại khoản 1 Điều 62 thì thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trước khi mở phiên toà thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát… Như vậy, không phải Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên toà luôn thuộc về Chánh án Toà án mà còn phải xem xét xem người tiến hành tố tụng đó giữ nhiệm vụ gì trong tố tụng

Phần 2 Bài tập

Bài 1:

Anh Lê Văn V và chị Bùi Thị H kết hôn trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại UBND xã A, huyện B năm 1995 (do bị thất lạc nên ngày 31/12/2009 anh V

đã xin cấp lại) Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc, sau đó phát sinh mầu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, tích cách hai người không hoà hợp, hiện nay anh đã thuê nhà ở riêng, anh V và chị H sống ly thân Nay anh xét thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được nên năm 2017, anh V đề nghị Toà án thành phố Thanh Hoá cho anh được ly hôn với chị H.

4

Trang 9

- Về con chung: anh V và chị H có có 02 con chung, cháu Lê Phương Th1, sinh ngày 02/9/1996 và cháu Lê Xuân Th2, sinh ngày 24/4/2009 Ly hôn anh V có nguyện vọng nuôi cháu Th2, nhưng cháu Th2 có nguyện vọng ở với mẹ nên anh V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ.

- Về tài sản, công nợ: Anh V không yêu cầu Toà án giải quyết.

Câu hỏi:

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên

Yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên gồm:

- Ly hôn

- Thỏa thuận về quyền nuôi con

2 Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao.

Gợi ý: Tham khảo Điều 21, Điều 208 BLTTDS năm 2015; Thông tư số

02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC

- Theo Điều 21 BLTTDS 2015 quy định “Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ” Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC thì Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và các điều 98, 99, 100, 101, 102,

103, 104, 105 và 106 BLTTDS Đó là những vụ án mà Tòa án tiến hành một hoặc một

số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ

- Theo khoản 3 Điều 208 BLTTDS 2015: “Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.”

→ Như vậy theo vụ việc trên thì Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên tòa sơ thẩm vì đây là vụ án dân sự hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên

và phải được tòa án tiến hành biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 và điều 98 BLTTDS 2015

Bài 2:

Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú tại Quận 7, TPCHM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước

5

Trang 10

sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà Ông Tuấn và

bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con

là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống ổn định trong căn nhà này Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.

Xác định tư cách đương sự.

Tư cách đương sự trong tình huống trên được xác định như sau:

- Nguyên đơn: Ông Điệp và bà Lan

→ Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015, Ông Điệp và bà Lan được cho là Nguyên đơn bởi vì, dựa trên tình huống đã nêu ra rằng vào năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà tại địa chỉ

số 02 NTT, Quận 4, TPHCM Đồng thời, ông Điệp và bà Lan cũng có căn cứ để cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM vốn dĩ ông Điệp và bà Lan là chủ sở hữu, về sau vì xuất ngoại nên đã nhờ ông Tuấn và bà Bích trông coi căn nhà này và đến năm 2015, khi ông Điệp, bà Lan trở về và yêu cầu ông Tuấn và bà Bích trả lại căn nhà thì họ lại không đồng ý

- Bị đơn: Ông Tuấn và bà Bích

→ Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015, Dựa trên tình huống, ông Tuấn và

bà Bích là người bị ông Điệp và bà Lan (nguyên đơn) khởi kiện với yêu cầu ông Tuấn

và bà Bích phải trả lại căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM nhưng ông Tuấn và bà Bích không đồng ý Nguyên đơn là ông Điệp và bà Lan khởi kiện ông Tuấn và bà Bích

vì phía Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Vì thế, trong tình huống trên, Ông Tuấn và bà Bích được xác định là bị đơn

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Trung và chị Thủy (con của ông Tuấn

và bà Bích)

→ Vì căn cứ theo khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015, Dựa trên tình huống, tuy anh Trung, chị Thuỷ không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự

có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ Vì căn nhà nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM đang là đối tượng tranh chấp của vụ án dân sự này mà gia đình ông Tuấn, bà Bích gồm hai con là anh Trung, chị Thuỷ đã sinh sống ổn định trong căn nhà này từ năm 2000 Vì vậy, anh Trung và chị Thuỷ có thể tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

6

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN