1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật Đại cương chủ Đề luật tố tụng hình sự

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Tố Tụng Hình Sự
Tác giả Phạm Thị Thúy Ngọc (NT), Lê Minh Khang, Lê Đức Anh, Đàm Thảo Vân, Nguyễn Nhựt Chiêu, Lê Đinh Mai Phương, Trịnh Ngọc Hân, Nguyễn Thành Lâm, Nguyễn Thị Kim Ngân, Lê Minh Phát, Lê Thị Minh Xuân, Nguyễn Thị Thúy Huyền
Người hướng dẫn Trịnh Duy Thuyên
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 890,16 KB

Nội dung

 Luật Tố tụng hình sự: là một ngành độc lập trong hệ thống luật Việt Nam, gồm các QPPL điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các cơ qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Giảng viên : Trịnh Duy Thuyên Nhóm thực hiện : Nhóm 5

Lớp : DHTP19E

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023

Trang 2

Nội dung

Giới thiệu

thành viên 3

Mở đầu 4

1 Khái niệm 4

2 Các giai đoạn Tố tụng hình sự 4

3 Đối tượng điều chỉnh của luật Tố tụng hình sự 6

4 Phương pháp điều chỉnh của luật Tố tụng hình sự 6

5 Nguyên tắc tố tụng hình sự 7

6 Các nội dung cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 8

a Các vấn đề chung 8

b Các vấn đề cụ thể 10

7 Một số ví dụ về Tố tụng hình sự 13

Trang 3

Thành viên

1 Phạm Thị Thúy Ngọc (NT) 23716011

2 Lê Minh Khang 23716121

3 Lê Đức Anh 23720031

4 Đàm Thảo Vân 23724211

5 Nguyễn Nhựt Chiêu 23713181

6 Lê Đinh Mai Phương 23714051

7 Trịnh Ngọc Hân 23716661

8 Nguyễn Thành Lâm 23718301

9 Nguyễn Thị Kim Ngân 23720011

10 Lê Minh Phát 23727421

11 Lê Thị Minh Xuân 23723161

12 Nguyễn Thị Thúy Huyền 23724601

Trang 4

Mở đầu

Tố tụng là gì?

Tố tụng (Procedural) là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực cụ thể: lĩnh vực dân sự, lĩnh vực hình sự và cả lĩnh vực hành chính Các quan hệ xã hội sẽ bao gồm các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng: giữa cơ quan nhà nước với đương sự và giữa các đương sự với nhau

1 Khái niệm

 Tố tụng hình sự: được hiểu là trình tự, thủ tục tiến hành xem xét, đánh giá một hành vi có phải là vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi trên có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không

 Luật Tố tụng hình sự: là một ngành độc lập trong hệ thống luật Việt Nam, gồm các QPPL điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng và giữa họ với nhau

 Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cáccơ quan nhà nước khác

và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Các giai đoạn tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án

2 Các giai đoạn Tố tụng hình sự

 Khởi tố vụ án hình sự: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự,

cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật

 Điều tra vụ án hình sự: Trong giai đoạn điều tra, cơ quan có

thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp

Trang 5

luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra và các quyết định khác theo quy định của pháp luật

 Truy tố: Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các

hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ

án hình sự theo quy định của pháp luật

 Xét xử:

 Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự, toà án cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật

 Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn này, toà

án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai) của tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật (cũng có quan điểm cho rằng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm

là một giai đoạn)

 Thi hành án hình sự: Trong giai đoạn này, cơ quan thi hành

án hình sự và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật (Hiện nay, có quan điểm cho rằng thi hành án không phải là một giai đoạn của tố tụng hình

sự nhưng trong BLTTHS năm 2015 vẫn quy định một số vấn

đề về thủ tục thi hành án, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn xem thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự)

Sự phân chia các giai đoạn này gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Mỗi giai đoạn tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành hoạt động thống nhất Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau,

Trang 6

giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước Kết thúc một giai đoạn phải

có kết luận dưới hình thức văn bản tố tụng để giải quyết vụ án

3 Đối tượng điều chỉnh của luật Tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh

và phương pháp điều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định Ví dụ: Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng từ đó, phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với bị can, với người làm chứng Khi tiến hành các hoạt động khác cũng phát sinh các mối quan hệ tương

tự như trên và luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó

4 Phương pháp điều chỉnh của luật Tố tụng hình sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp - chế ước

 Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà

án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật

Trang 7

Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng

 Phương pháp phối hợp - chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa

cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của BLTTHS Cơ quan này làm sai thì Cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó Mức độ chế ước được thể hiện trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự

5 Nguyên tắc tố tụng hình sự

 Tôn trọng và bảo vệ con người cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân Khi tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; kiểm tra thường xuyên tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc xét thấy không cần thiết

 Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật: Tố tụng hình sự theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, bất cứ ai phạm tội đều xử lý theo quy định của pháp luật

 Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Mọi người đều

có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hay việc bắt giữ, tạm giam phải theo quy định và nghiêm cấm hành vi tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất cứ hình thức nào khác làm xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của con người

Trang 8

 Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của các cá nhân, danh dự, uy tín và tài sản của các pháp nhân: Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự; và mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân hay của pháp nhân đều sẽ bị xử lý theo pháp luật

6 Các nội dung cơ bản của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Ngày 27/11/2015 tại kì họp thứ 10, quốc hội khóa XIII đã thông qua

Bộ luật hình sự và ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự

a Các vấn đề chung

 Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 có:

 26 chương

 426 điều luật

Được chia làm 3 phần có hiệu lực từ 1/7/2016

Theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 (Nghị quyết 109) thì:

 Điều khoản của BLHS 2015 xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng

 Quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ bớt

 Miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích với các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/7/2016 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, truy tố

 Các tội phạm mới quy định tại các Điều 147, 154, 167 v.v của BLHS 2015

 Các điều luật bổ sung hành vi phạm tội mới, các điều luật quy định một hình phạt mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới

 Hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng với các hành vi phạm

Trang 9

tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2016 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang điều tra, truy tố

=> Trong trường hợp này vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự có hiệu lực trước ngày

1/7/2016 để giải quyết

Các tình tiết nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng của các vấn đề:

 Gây hậu quả

 Số lượng

 Thu lợi bất chính

 Diện tích đất

 Giá trị

 Quy mô lớn

Đã được áp dụng để khởi tố bị can trước ngày 1/7/2016 thì vẫn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 để khởi tố

 Đối với hành vi mà BLHS năm 2015 bãi bỏ (các Điều 83, 149,

159, 165 của BLHS năm 1999) xảy ra trước ngày 1/7/2016 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra thi tiếp tục

áp dụng quy định của BLHS năm 1999 để xử lý

Các quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại tại các điều 188, 189, 190,… và 246 của BLHS năm 2015 không áp dụng đối với những hành vi vi phạm của pháp nhân thương mại xảy ra trước ngày 1/7/2016

 Kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố:

 Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội

mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với người đủ

75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử

 Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà

có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c khoản 3 Điều 40 của BLHS năm 2015 thì không thi hành và Chánh án Toà án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân

Trang 10

 Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng BLHS năm

2015 không quy định là tội phạm VD: tảo hôn.

 Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12

và các điểm b, c khoản 2 Điều 14 BLHS năm 2015; nếu vụ án

đã được khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt => tạm đình chỉ thi hành, miễn chấp hành hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt

b Các vấn đề cụ thể

Luật tố tụng hình sự là một hệ thống quy định và quy trình pháp lý liên quan đến xử lý các tội phạm hình sự trong một quốc gia Nó bao gồm các quy tắc và quy định về việc tiến hành điều tra, truy tố, xét

xử và thi hành án trong các vụ án hình sự Dưới đây là một số vấn

đề cụ thể thường được xem xét trong luật tố tụng hình sự:

 Quyền và bảo vệ của bị cáo: Luật tố tụng hình sự xác định quyền và bảo vệ của bị cáo, bao gồm quyền biện hộ, quyền không tự tố, quyền yên lặng, quyền được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, và quyền không bị tra tấn hay đối xử tàn nhẫn, tra tấn hoặc nhục nhã

 Tiến trình tố tụng: Luật tố tụng hình sự quy định các bước tiến trình tố tụng từ khi bị cáo bị bắt, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Nó bao gồm các quy tắc về thu thập chứng cứ, sự tham gia của các bên liên quan, quyền của bị cáo được biện

hộ, quy trình xét xử công khai và công bằng, và các quy tắc về quyết định và kết án

 Chứng cứ và bằng chứng: Luật tố tụng hình sự quy định về chứng cứ và bằng chứng được sử dụng trong quá trình tố tụng

Trang 11

Nó quy định về sự thu thập, bảo quản và đánh giá chứng cứ, quy tắc về đảm bảo quyền bào chữa và quyền chứng minh của các bên, và quy định về sự công nhận và không công nhận các loại bằng chứng

 Quyền của nạn nhân: Luật tố tụng hình sự thường đề cập đến quyền của nạn nhân trong quá trình tố tụng, bao gồm quyền được thông tin, quyền tham gia vào quá trình tố tụng, quyền bồi thường và quyền được bảo vệ

 Hình phạt và thi hành án: Luật tố tụng hình sự quy định về các hình phạt có thể áp dụng trong trường hợp tội phạm hình sự và quy trình thi hành án Nó bao gồm các quy định về xét xử hình

sự, tuyên án hình sự và quyền lợi của bị phạt, và các quy tắc về thực hiện án phạt

Các vấn đề cụ thể của luật tố tụng hình sự có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống pháp lý cụ thể Mỗi hệ thống pháp luật sẽ có quy định riêng về luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo việc xử lý công bằng và hiệu quả các vụ án hình sự

Luật tố tụng hình sự còn có một số vấn đề cụ thể mà các hệ thống pháp lý đang đối diện Dưới đây là một số vấn đề quan trọng:

 Chậm trễ trong quá trình tố tụng: Một số hệ thống pháp lý gặp khó khăn trong việc xử lý các vụ án hình sự một cách nhanh chóng và hiệu quả Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian xét

xử và làm giảm sự tin tưởng của công chúng vào hệ thống pháp luật

 Quyền tự do cá nhân và quyền công bằng: Luật tố tụng hình sự cần phải đảm bảo rằng bị cáo được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội, đồng thời đảm bảo quyền lợi và an toàn của bị hại Đôi khi, việc cân nhắc giữa quyền tự do cá nhân và quyền công bằng có thể gặp khó khăn

 Độc lập và công bằng của hệ thống tư pháp: Để đảm bảo tính công bằng và độc lập, hệ thống tư pháp cần phải được bảo vệ

Trang 12

khỏi sự can thiệp chính trị và tham nhũng Tuy nhiên, đôi khi

có nguy cơ mất độc lập và công bằng do áp lực từ các lực lượng bên ngoài

 Sử dụng công nghệ trong tố tụng: Với sự phát triển của công nghệ, luật tố tụng hình sự đối mặt với thách thức về việc xử lý các bằng chứng điện tử, quản lý dữ liệu và bảo vệ quyền riêng

tư Các hệ thống pháp lý cần thích nghi để đảm bảo việc sử dụng công nghệ hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan

 Quyền truy cập công bằng đến tư pháp: Một vấn đề quan trọng

là đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận công bằng đến tư pháp Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội, người nghèo, người thiểu số và người

vô gia cư

Các vấn đề trên chỉ là một số ví dụ và không đại diện cho toàn bộ danh sách vấn đề liên quan đến luật tố tụng hình sự Mỗi hệ thống pháp lý cần tiếp tục nâng cao và điều chỉnh để đối phó với các vấn

đề này và đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình tố tụng hình sự

Bên cạnh đó, luật Tố tụng hình sự có thể gặp phải nhiều vấn đề cụ thể và thách thức trong việc áp dụng và thực hiện:

 Bảo đảm quyền bào chữa: Luật tố tụng hình sự phải đảm bảo quyền bào chữa công bằng và hiệu quả cho bị cáo Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị cáo có thể gặp khó khăn trong việc truy cập đến dịch vụ pháp lý, không đủ tài chính để thuê luật

sư hoặc không có kiến thức đầy đủ về quy trình tố tụng Điều này có thể gây ra sự mất cân đối giữa bên truy tố và bào chữa, ảnh hưởng đến tính công bằng của quá trình tố tụng

 Độc lập và công bằng của tòa án: Luật tố tụng hình sự đặt mục tiêu đảm bảo sự độc lập và công bằng của tòa án trong quá trình xét xử Tuy nhiên, có thể xảy ra áp lực chính trị, tham

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:12