1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chương 6 luật dân sự học phần pháp luật Đại cương

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 844,56 KB

Nội dung

Tiểu luận luật dân sự Với các quy định cụ thể – rõ ràng – chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt Nam về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2009 – Luật Hôn nhân Gia đình năm 2002 ít nhiều cũn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TIỂU LUẬN CHƯƠNG 6: LUẬT DÂN SỰ HỌC PHẦN : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Tiến Đạt Lớp QC2309CLCC-Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm Trưởng: Nguyễn Đình Tuyển

Lê Võ Bảo Ngọc Hồ Nguyễn Thảo Vy Huỳnh Đặng Kiều Vy Phan Trần Ngọc Tú Nguyễn Thị Ngọc Hân Lê Võ Bảo Ngọc Ngô Ngọc Phương Thảo Hồ Thị Cẩm Tiên

Đỗ Trọng Tiến Ngô Thị Thùy Trang Quản Thị Phương Thảo Võ Trần Uyên Thi Trần Ngọc Thư Lê Thị Minh Châu

Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 4 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

I Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh ngành Luật dân sự

1.1 Khái niệm

1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

II Các chế định cơ bản của Luật dân sự

2.1 Giao dịch dân sự

2.2 Thừa kế

2.2a Thừa kế theo di chúc

2.2b Thừa kế theo pháp luật

III Ôn tập

KẾT LUẬN

Trang 3

Mở đầu vấn đề

Xã hội – kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân

có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận và bảo

vệ, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” Từ pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 – vấn đề thừa hưỡng tài sản đó (thừa kế) luôn là một trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ và vấn đề này luôn là đề tài nóng cần tìm hiểu, xử lý khéo léo vì các quan

hệ này có một đặc trưng đó là hầu hết các đối tượng tham gia quan hệ thừa kế đều

có một điểm chung là ít nhiều có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng

Việc phải cân nhắc giữa giá trị vật chất và giá trị đạo đức là một trở ngại lớn cho các luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng tham gia quan hệ này

khi phát sinh tranh chấp Tiểu luận luật dân sự

Với các quy định cụ thể – rõ ràng – chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt Nam về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2009 – Luật Hôn nhân Gia đình năm 2002 ít nhiều cũng đã giải quyết tốt vấn đề này tuy nhiên không ít những trường hợp phát sinh khiến các cơ quan tham gia giải quyết phải đau đầu do các quan hệ này khá phức tạp và ít nhiều do nhận thức của người dân về pháp luật cũng như việc hiểu biết các quy định này còn thấp và một phần do giá trị đạo đức của người Việt Nam theo truyền thống cũng ngăn cản không ít đến việc giải quyết các vấn đề có liên quan

Qua đề tài này, nhóm chúng em muốn góp một phần phần hiểu biết để hoàn thiện

kỹ năng luật sư trong việc hổ trợ khách hàng khởi kiện vụ án tranh chấp về thừa kếhoặc liên quan đến luật dân sự, nhằm sử dụng công cụ pháp luật một cách họp pháp để bảo vệ quyền lợi khách hàng một cách tốt nhất

Trang 4

I Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh ngành Luật dân sự

1.1 Khái niệm luật dân sự

- Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự

1.2 Phân tích đối tượng và pháp luật điều chỉnh dân sự

- Để quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, phản ánh tốt hơn đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Với mục tiêu đó, động lực chính của

sự phát triển là vì con người, do con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động

và của cả cộng đồng dân tộc; động viên và tạo mọi điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước Trong đó, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp Hệ thống pháp luật của Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định Những nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó Đe điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước sử dụng các biện pháp tác động khác nhau, hướng cho các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước Phương pháp tác động của Nhà nước lên các quan hệ xã hội có những đặc thù khácnhau phụ thuộc vào các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật

a Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độclập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) 3.1 Quan hệ tài sản

3.2 Quan hệ nhân thân

Trang 5

b.Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự :

- Pháp luật không tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội

Cơ chế điều chỉnh các quan hệ xã hội rất phức tạp bao gồm một hệ thống cơ quan,

tổ chức sử dụng các biện pháp, cách thức tác động vào hành vi của các chủ thể, định hướng cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó Tuỳ theo các nhóm quan hệ xã hội cần điều chỉnh mà Nhà nước lựa chọn các biện pháp tác độngkhác nhau lên các quan hệ đó Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ

xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa,ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận (trên cơ sở tôn trọng sự tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận của các bên, đảm bảo cho các bên có vị trí bình đẳng)

– Đặc điểm:

• Địa vị pháp lý của các chủ thể đều bình đẳng

• Bảo đảm quyền được lựa chọn, định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự

• Quy định trách nhiệm dân sự cho các bên và đảm bảo cho các chủ thể được quyền khởi kiện dân sự

– Bình đẳng về địa vị pháp lý: Có nghĩa là không có bấp kỳ sự phân biệt nào về địa

vị xã hội, tình trạng tài sản, giời tính và dân tộc… tất cả để được bình đẳng không

có sự ưu tiên nào

– Độc lập về tổ chức và tài sản: Tổ chức không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên hay cấp dưới, các quan hệ hành chính khác Tài sản khi tham gia vào quan hệ pháp luật, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa cá nhân này với tổ chức khác, hay giữa các cá nhân với nhau.– Chế tài trong luật dân sự: Do đối tượng áp dụng của luật dân sự rất rộng và đa dạng vậy nên chế tài trong luật dân sự mang tính đa dạng và theo pháp luật Việt Nam ban hành, hậu quả khác nhau để áp dụng cho từng hành vi, vi phạm tương ứng, tuy nhiên dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng chế tài

xử pháp khác nhau, chế tài có các mức phạt khác nhau như cải chính, bồi thường thiên tai hay vi phạm đều có các chế tài Luật Dân sự sử dụng phương pháp bình

Trang 6

đẳng thỏa thuận và phương pháp tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó, thể hiện:

– Luật Dân sự chỉ thừa nhận những giao dịch được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa các bên, nếu có sự áp đặt ý chí hoặc ra lệnh thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu Trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước trao cho các chủ thể quyền tự định đoạt và tựnguyện tham gia vào các quan hệ dân sự, lựa chọn đối tác, xác lập cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm

– Nhà nước công nhận sự thỏa thuận của các bên nếu những thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật Liên quan đến vị trí của Bộ luật dân sự, Bộ luật dân sự không chỉ bao gồm các quy định cụ thể mà còn phải được nhìn nhận như một bản

“Hiến pháp” trong hệ thống luật tư Nó thể hiện suy nghĩ và bản sắc của một dân tộc Chính trong Bộ luật dân sự, chúng ta có thể tìm thấy các nguyên tắc cho phép xác định thực trạng nền văn hóa, văn minh của một dân tộc, cũng như các nguyên tắc cơ bản mà dân tộc đó phải tuân theo Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng Bộ luật dân

sự là một bộ luật cơ bản và có thể gọi là văn bản cao nhất điều chỉnh lĩnh vực tư

II Các chế định cơ bản của Luật dân sự

2.1 Giao dịch dân sự

1 Khái niê zm giao dịch dân sự

- “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoă zc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoă zc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

- Trong đó hợp đồng là sự thỏa thuâ zn giữa các bên về viê zc xác lâ zp, thay đổi hoă zc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Ví dụ:hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mua bán tài sản…

- Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiê zn ý chí của mô zt bên chủ thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân dân sự Ví dụ: lâ zp di chúc, hứa thưởng…

2 Đă zc điểm giao dịch dân sự

- Là sự kiê zn pháp lý thuô zc hành vi pháp lý,luôn thể hiê zn ý chí tự nguyê zn của chủ thể tham gia (ít nhất thể hiê zn ý chí của mô zt bên hoă zc cả hai bên)

- Là loại sự kiê zn pháp lý phổ biến nhất và quan trọng nhất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hê z pháp luâ zt dân sự

Trang 7

3 Các loại giao dịch dân sự

*)Có 2 loại:

- Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch thể hiê zn ý chí của mô zt bên chủ thể phátsinh quan hê z dấn sự mà không cần ý chí của các chủ thể khác Hành vi pháp lý đơnphương có thể do mô zt hoă zc nhiều chủ thể ở cùng mô zt bên bài tỏ ý chí

- Hợp đồng dân sự: là giao dịch thể hiê zn ý chí thống nhất của hai bên hay nhiều chủ thể ở hai phía của giao dịch, làm phát sinh, thay đổi hoă zc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hay hợp đồng đều có thể là giao dịch có điều kiê zn

4 Điều kiê zn để giao dịch dân sự có hiê zu lực

Theo quy định taị Điều 115 Bô z luâ zt dân sự 2015 , giao dịch dấn sự có hiê zu lực khi

có đủ các điều kiê zn sau đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luâ zt dấn sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đc xác lâ zp

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyê zn

Mục đích và nô zi dung của giao dịch dấn sự không vi phạm điều cấm của luâ zt, không trái đạo đức xã hô zi

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiê zn có hiê zu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luâ zt có quy định

5 Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiê zu:

* Có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều

123 Bộ luật Dân sự 2015)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015)

Trang 8

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân

6 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trảcho nhau những gì đã nhận

- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định

7 Quy trình ký kết hợp đồng

Để ký kết một hợp đồng, các bên cần thực hiện những quy trình nhất định Sau đây

là một số bước cơ bản để ký kết hợp đồng:

- Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu

sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tớicông chúng

- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị

Trang 9

- Thực hiện hợp đồng: khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiệnvới lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

- Việc ký kết hợp đồng là một quá trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với các quy định pháp luật, các bên cần thực hiện các bước thủ tục và kiểm tra kỹ lưỡng nội dung của hợp đồng trước khi ký kết

- Điều kiện có hiệu lực của di chúc:

Thứ nhất: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không

bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Thứ hai: nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo

đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật

a) Về nội dung: Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm lập di chúc

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

- Di sản để lại và nơi có di sản

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồmnhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ củangười lập di chúc Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết dichúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

b) Về hình thức:

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc phải được lậpthành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúcmiệng

- Di chúc bằng văn bản bao gồm:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Trang 10

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực

- Di chúc miệng: Được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe

dọa và không thể 61 lập di chúc bằng văn bản Sau 03 tháng, kể từ thời điểm dichúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệngmặc nhiên bị hủy bỏ

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Tại Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 2005: Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc

Nội dung di chúc ghi rõ:

- Ngày, tháng, năm lập di chúc

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện

để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

- Di sản để lại và nơi có di sản

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập dichúc

Nội dung di chúc phải bảo đảm các yêu cầu:

- Ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện

để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

- Di sản để lại và nơi có di sản

Trang 11

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập dichúc

Về người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng choviệc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

- Thứ hai, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

- Thứ ba, người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự

Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.Điều

658 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố

- Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc

đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình

- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn ký vào bản di chúc

- Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản

di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực:

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:07