Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì không chỉ trong Hiệp định TPP, trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán trong thời gian gần đây như Hiệp định thương mạ
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
BÀI TẬP NHÓM 8 Môn học : Pháp luật cạnh tranh Sinh viên thực hiện : Lê Thanh Dương 71138107029
Trần Thùy Linh 71138107065 Phạm Thu Hương 71138107047 Nguyễn Hà Linh 71138107061
Lê Thị Trang 71138107108 Nguyễn Thị Tường Vi 71138107121
Nguyễn Thùy Linh 71138107064
Vũ Hồng Phượng 71138107081
Vũ Tiến Lộc 71138107067 Trần Anh Đức 71138107026
HÀ NỘI, tháng 06 năm 2023
Trang 2Câu 1:
1 Tác động của Chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra hơn hai mươi năm, tuổi đời thị trường còn non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ Do đó, chính sách cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh và hướng tới việc hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì không chỉ trong Hiệp định TPP, trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán trong thời gian gần đây như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (JVEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA),… các điều khoản về chính sách cạnh tranh là nội dung (
không thể thiếu trong việc tạo nền tảng cho các doanh nghiệp, đối tác thương mại được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm góp phần đạt được các mục tiêu thương mại và đầu tư của Hiệp định Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
Để tìm hiểu sự tác động của của Chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thì trước hết ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
Khái niệm pháp luật cạnh tranh: Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế
Trang 3Khái niệm về Chính sách cạnh tranh: Theo nghĩa rộng Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp, công cụ vĩ mô của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp Duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của xã hội Khái niệm chính sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện, cũng như những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường
Cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các quy tắc
và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên Với cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh Nó bao gồm các quy định chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế cạnh tranh
Chính sách và pháp luật cạnh tranh có nhiều sự tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Sau đây là những tác động chính:
Tạo sự cạnh tranh lành mạnh: Chính sách và pháp luật cạnh tranh giúp tạo ra
sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn
Chính sách và pháp luật cạnh tranh tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, đổi mới sáng tạo, vừa tận dụng được các lợi thế của kinh tế quy mô; thực hiện mục tiêu kép là bảo vệ người tiêu dùng đồng thời bảo vệ doanh nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách cạnh tranh quy định rõ các doanh nghiệp phải cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, nhất là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân,
Trang 4không dành ưu tiên, ưu đãi cho bất kỳ đối tượng nào Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là đảm bảo công bằng để lựa chọn ra được nhà kinh doanh có
đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả Cạnh tranh lành mạnh dựa trên tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, với mục đích thu hút khách hàng và đem lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng Trong cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp không gặp “rào cản” trong tiếp cận nguồn lực sản xuất, giá cả hàng hóa, dịch vụ được quyết định bởi cung - cầu trên thị trường
=> Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả Nó đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao với giá cả hợp lý; mang lại những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và phát triển Cạnh tranh lành mạnh cũng có thể được hiểu là
“cạnh tranh có hiệu quả” như trong quan niệm của các nhà kinh tế thuộc trường phái Nền kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa Liên bang Đức vào giữa thế kỷ XX
Phát triển đồng bộ các loại thị trường bao gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ, tài chính-tiền tệ, chứng khoán; quyền sử dụng đất, bất động sản, khoa học-công nghệ, lao động, mua sắm công…, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận bình đẳng
Thúc đẩy sự đổi mới: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thúc đẩy sự đổi mới và tăng năng suất trong nền kinh tế
Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh các chủ thể không ngừng tìm kiếm, nâng cao những ứng dụng, tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất, nâng
Trang 5cao tay nghề cho người lao động… từ đó tạo ra kết quả là thúc đẩy lực lượng xã hội phát triển nhanh hơn Ví dụ: Cạnh tranh giữa các hãng điện thoại như Apple,Samsung, Oppo Để chiếm lĩnh thị trường và sự lựa chọn của người tiêu dùng thì bắt buộc các hãng điện thoại cần phải đưa ra những ưu việt cho sản phẩm như cải tiến tính năng, thay đổi mẫu mã sản phẩm, chính sách bảo hành… Nhờ đó, các doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh để thu hút khách hàng Như vậy, có thể nhận đấy cạnh tranh cũng đòi hỏi việc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa ra thị trường những sản phẩm cung ứng đạt chất lượng tốt mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống Đồng thời bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe khi đưa vào thị trường các nước G7 và G20 để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang thị trường nước ngoài
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
Chính sách và pháp luật cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội để phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn Do quy mô nhỏ, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là cung ứng gói sản phẩm trọn gói Vì vậy, họ cần phải liên kết trong cung ứng sản phẩm, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo đảm chất lượng và giá thành hợp lý Để tạo thành một chuỗi cung ứng dịch vụ nhằm thu hút
và thoả mãn nhu cầu dịch vụ mà khách hàng cần Chẳng hạn như liên kết giữa dịch
vụ nhà hàng, khách sạn và du lịch, liên kết trong bán chéo sản phẩm
Tiếp theo họ cần khả năng quản lý và tiếp cận công nghệ đặc biệt là khuyến khích các Doanh nghiệp này tiếp cận công nghệ thông tin để cập nhật tốt hơn thông tin
về thị trường cũng như là các vấn đề pháp lý có liên quan đến Doanh nghiệp Việc không ngừng thay đổi các tiện ích của doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp
Trang 6vừa và nhỏ hoàn thiện quy mô chất lượng, đem đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất
Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất
Cạnh tranh không chỉ làm gia tăng nguồn lực, mà còn phải đổi mới cách sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả Nguồn lực có nhiều loại như đất đai và các tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nước), tài chính và tài sản công, nhân lực, khoa học công nghệ, thông tin Việc cạnh tranh có thể liên kết giữa các nguồn lực với nhau
và tạo ra những sản phẩm hiệu quả nhất
Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hóa cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hóa tăng lên không cần thiết
Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút đầu tư để làm tăng sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh
Khía cạnh này được thể hiện trong chính sách cạnh tranh của các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, được thể hiện ở 3 dạng: mở rộng thị trường; thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư
Tăng khả năng tiếp cận thị trường: Tác động thúc đẩy đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Do được hưởng các ưu đãi
Trang 7và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên của Hiệp định thương mại quốc tế được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường Cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên,
mở ra các cơ hội với nhà sản xuất theo phương thức xây dựng và phát triển các doanh nghiệp
Về nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh: Đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế Cạnh tranh được coi là động lực phát triển, Thách thức đối với họ chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên trong cùng Hiệp định trên chính thị trường nội địa Các tác động mang tính thúc đẩy tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ,
hạ giá thành sản phẩm Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp
Thu hút đầu tư: Các Hiệp định thương mại quốc tế góp phần quan trọng, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đến Việt Nam; Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển
từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thô và thủ công sang giai đoạn chế biến tinh với giá trị gia tăng cao hơn
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng
Trang 8Nhà nước ban hành chính sách cạnh tranh, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch; thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh
Đối với riêng doanh nghiệp, để có thể phát triển bền vững thì cần lấy người tiêu dùng làm trung tâm cho sự phát triển đó vì người tiêu dùng mới là nguồn lực và là động lực chính cho sự phát triển của bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh nào Người tiêu dùng Việt Nam được bảo vệ dưới 2 góc độ: bảo vệ trực tiếp bằng các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh đưa ra những quy định trực tiếp
để tôn trọng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như cho phép người tiêu dùng quyền được khiếu nại, đưa ra những quy định nghiêm cấm thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn,…
Chính sách cạnh tranh, các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các yếu
tố cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp chính sách cạnh tranh được giới thiệu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Trong đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành cơ bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành vi hạn chế cạnh tranh
Trang 92 Nguyên tắc của Luật Cạnh Tranh
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Cạnh Tranh 2018 cũng đưa ra một số nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh:
“2 Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng
và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.”
Nguyên tắc trung thực
Theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp không lừa dối, cưỡng ép đối tác và người tiêu dùng trong việc giao kết hợp đồng, mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ; thông tin trung thực về khả năng sản xuất, cung ứng dịch vụ, chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ ; không đưa ra các thông tin không đúng về đối tác của mình,
về đối thủ cạnh tranh; minh bạch hoá mọi thông tin của doanh nghiệp đối với nhà nước, đổi với công chúng theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc không xâm hại
Doanh nghiệp được tiến hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện cạnh tranh theo quy định của pháp luật mà không xâm hại đến lợi ích của người thứ ba là nhà nước, doanh nghiệp khác, người tiêu dùng Doanh nghiệp cần tôn trọng nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và “khách hàng là thượng đế” Đồng thời người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác sẽ tồn họng và bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp
Nguyên tắc tuân theo quy định của pháp luật
Mọi hoạt động giao kết hợp đồng, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, quan hệ với đối tác, người tiêu dùng của doanh nghiệp được thực hiện
Trang 10trong khuôn khổ pháp luật Doanh nghiệp không được tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm, đặc biệt là các quy định của Luật Cạnh tranh Mọi hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ
Câu 2:
1 Căn cứ theo khoản 1 điều 9 , Luật cạnh tranh 2018 về Xác định thị trường liên quan
“ Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và
thị trường địa lý liên quan.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.”
Thị trường liên quan trong vụ việc trên là :
Thị trường bỉm giấy cho trẻ em tại Việt Nam
Thị trường giấy vệ sinh cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam
2 Căn cứ khoản 4 Điều 29 về việc mua lại doanh nghiệp : “Mua lại doanh nghiệp
là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”
Kết hợp với điểm C khoản 1 điều 29 ta sẽ xác định hành vi mua lại doanh nghiệp trên đây là hành vi Tập trung kinh tế