Nguyên tắc giao kết hoạt động mua bán hàng hóa - Đăng ký tham gia với tư cách là thành viên : Căn cứ theo Khoản 19 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LUẬT KINH TẾ
Đề bài : Giao kết hoạt động mua bán hàng hóa Giáo viên giảng dạy: Phạm Thu Trang
Nhóm môn học: 10
Nhóm thực hiện: Nhóm Nào Đó
Thành viên nhóm:
1 Đoàn Mạnh Dũng - 2124011982
2 Lưu Thị Thu Uyên - 2124011013
3 Nguyễn Thị Phương Thảo - 2124011006
4 Nguyễn Phương Thảo - 2124010907
5 Nguyễn Thị Thảo - 2124010927
6 Nguyễn Thúy Hằng – 2124010983
7 Nguyễn Thị Hiền – 2124010906
8 Trần Thị Loan – 2124011015
9 Nguyễn Ngọc Ánh – 2124011715
Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 2023
Trang 2GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Khái niệm:
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa không có đặc thù riêng so với giao kết hợp đồng dân sự, do đó giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên
I TÌM HIỂU VỀ GIAO KẾT HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO ĐƯỢC HỢP ĐỒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN:
1 Nguyên tắc giao kết hoạt động mua bán hàng hóa
- Đăng ký tham gia với tư cách là thành viên :
Căn cứ theo Khoản 19 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì các thương nhân muốn hoạt động qua Sở giao dịch hàng hòa trước hết phải tiến hành đăng ký thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, phải là thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới
2 Trình tự giao kết hoạt động mua bán hàng hóa
Điều kiện xét duyệt:
- Đối với thành viên môi giới thì phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, theo đó:
+ Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp + Vốn pháp định từ năm tỷ đồng trở lên
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp
+ Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
- Đối với thành viên kinh doanh thì phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, theo đó:
+ Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp + Vốn pháp định từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên
+ Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
Thẩm quyền xét duyệt:
Trang 3- Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên
- Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa sẽ xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân
- Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận
- Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm
về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này
Thực hiện ký quỹ :
- Sau khi đã trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa thì thành viên phải thực hiện việc ký quỹ, mức ký quỹ sẽ do Sở giao dịch hàng hóa quy định
- Đối với thành viên kinh doanh thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì phải thực hiện ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa
- Đối với thành viên môi giới thì theo Khoản 3 Điều 69 Luật thương mại 2005 thì thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá
Tiến hành giao kết hợp đồng :
- Theo Điều 35 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ bằng lệnh giao dịch
- Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, đóng vai trò là bên trung gian cho các bên tiến hành giao kết hợp đồng, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá tại Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
- Đối với Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước và lệnh bán
có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước Điều 37 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
- Sau đó, kết quả giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa sẽ được công bố, khi đó sẽ biết được rằng ai đã khớp lệnh và trở thành một bên của giao dịch, nội dung khớp lệnh
Trang 4sẽ bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác
Thực hiện hợp đồng:
Phương thức thực hiện hợp đồng:
- Theo Điều 40 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thời hạn giao dịch hợp đồng qua
Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng
- Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo một trong các phương thức là giao dịch hợp đồng kỳ hạn hoặc giao dịch hợp đồng quyền chọn (Khoản 3 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP)
- Trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua hoặc giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán
Thanh toán bù trừ :
- Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Trung tâm thanh toán bù trừ
sẽ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó
- Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch
Giao nhận hàng hóa :
Việc giao nhận hàng hoá của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do Sở Giao dịch hàng hóa thông báo (Điều 43 Nghị định 158/2006/NĐ-CP)
3 Thủ tục :
Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa :
Để hoàn tất thủ tục doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:
Trang 5- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing)
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O)
- Các giấy tờ liên quan khác tùy mặt hàng cũng như thỏa thuận của các bên
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành ;
Việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành là một thủ tục không bắt buộc với mọi lô hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam Đăng ký kiểm tra chuyên ngành chỉ là thủ tục bắt buộc phải làm nếu như lô hàng của các bên có tên trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành Ngay sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Lấy lệnh giao hàng :
- Lệnh giao hàng (Delivery Order) là chứng từ được hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành Lệnh gioa hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng
- Doanh nghiệp muốn lấy được lệnh giao hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển
Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản sao chứng minh nhân dân
- Vận đơn bản sao
- Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu
- Tiền phí
4 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng :
Kiểm soát những rủi ro về hợp đồng mua bán hàng hóa :
- Đối tượng hợp đồng và chức năng kinh doanh của đối tác
- Tư cách chủ thể ký kết hợp đồng độ tuổi luật định, năng lực hành vi :
- Mục đích và nội dung của hợp đồng.
- Kiểm tra quy định về hình thức của hợp đồng
Kiểm soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng :
- Điều khoản mô tả về đối tượng trong hợp đồng.
- Điều khoản về bất khả kháng
- Điều khoản giải quyết tranh chấp
Kiểm soát những rủi ro về khả năng tài chính của đối tác :
Trang 6- Kiểm tra báo cáo tài chính hằng năm của đối tác;
- Kiểm tra thông tin về đối tác từ nhiều nguồn;
- Thực nghiệm kiểm tra đối tác;
- Yêu cầu phía đối tác thực hiện các biện pháp đảm bảo như: cung cấp bảo lãnh của ngân hàng hay thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng,
- Pháp luật dân sự, thương mại quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ,…
Kiểm soát những rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ :
- Thỏa thuận về phạt vi phạm và áp dụng mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa có thể;
- Bên cạnh thỏa thuận về phạt vi phạm thì cũng cần thỏa thuận về bồi thường thiệt hại;
- Thỏa thuận về phạt cọc vi phạm hợp đồng, xử lý tài sản đảm bảo
Kiểm soát những rủi ro trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh :
- Kiểm tra xác minh kỹ càng nguồn gốc, xuất xứ, quyền sở hữu của tài sản được dùng để bảo lãnh, thế chấp, đặc biệt với tài sản là bất động sản;
- Kiểm tra tình trạng của tài sản dùng để bảo lãnh, thế chấp, xem có đang dùng để bảo lãnh thế chấp tại ngân hàng nào hay không,…;
- Khi nhận tài sản bảo lãnh, thế chấp là bất động sản, lập hợp đồng bảo lãnh, thế chấp có công chứng, sau đó đăng ký giao dịch đảm bảo;
Kiểm soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký kết :
Đảm bảo ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, không có hàm ý, nhiều nghĩa gây ra hiểu lầm Tức, hợp đồng phải được soạn sao cho có thể hiểu được mục đích của các bên trong hợp đồng Bên thứ ba khi đọc hợp đồng cũng sẽ hiểu đúng mục đích như vậy
II ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG CÓ HIỆU LỰC :
1 Về chủ thể:
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là các cá nhân và tổ chức: + Đối với các cá nhân, để được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cá nhân phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.( Đây cũng là một trong các điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005.)
Trang 7-Năng lực pháp luật dân sự là khả năng được hưởng quyền lợi và gánh vác những nghĩa vụ dân sự nhất định (Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005) Năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết Năng lực pháp luật dân sự không bị giới hạn bởi tuổi tác, sức khỏe hay bất kỳ một điều kiện nào khác ngoại trừ những người phạm tội bị truy tố
-Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự trong thực tế (Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005) Năng lực hành vi dân sự bị giới hạn bởi hai điều kiện là điều kiện về tuổi và điều kiện về sức khỏe Theo Điều 17, 18 và 19 Bộ luật dân sự năm 2005, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự quyết và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Cần chú ý có ngoại lệ là đủ 18 tuổi nếu mắc bệnh tâm thần, bệnh về trí lực thì không có năng lực hành vi, không được giao kết hợp đồng mà phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện
- Quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện bắt buộc phải có để các cá nhân muốn trở thành chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính dân sự Muốn giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính thương mại, các nhân còn phải thỏa mãn điều kiện là phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Đối với tổ chức, việc xác định năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân
sự phụ thuộc vào việc tổ chức đó có được công nhận là pháp nhân hay không Ngoài
ra, việc xác định năng lực pháp luật dân sự của một tổ chức cũng khá phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng Nhà nước…Tổ chức có thể là một công ty, xí nghiệp, hiệp hội, hoặc một cơ quan nhà nước Năng lực pháp lý và năng lực hành vi của tổ chức phát sinh khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể, bị phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động Năng lực này sẽ được cụ thể hóa trong điều lệ hoạt động, phù hợp với quy định của pháp luật
2 Đại diện kí kết:
Việc kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa của tổ chức được thực hiện thông qua người đại diện Người đại diện của tổ chức, của pháp nhân có thể là Giám đốc hoặc
Trang 8người Giám đốc ủy quyền Đại diện của tổ chức cụ thể đó là ai thường được xác định trong điều lệ hoạt động hoặc do pháp luật quy định Người đại diện này cũng có thể ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi từng lĩnh vực công việc nhất định hoặc trong một khoảng thời gian nhất định
3 Về đối tượng
Người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
- Đối với cá nhân:
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự
+ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
+ Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
+ Chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
+ Người mất năng lực hành vi dân sự: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực = hiện
+ Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
- Đối với pháp nhân:
+ Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp
+ Thực hiện trong phạm vi đại diện và tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động
Cơ sở pháp lý: Điều 135, 137, 138, 141 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 2 Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19 tháng 7 năm 2017.
Người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện :
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận về nội dung của giao dịch, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng
ép từ phía bên kia hoặc của người khác
- Các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
Cơ sở pháp lý: Điều 117, 127 Bộ luật Dân sự 2015
4 Nội dung
Trang 9Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội :
- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
- Để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, nếu có thì vô hiệu theo Bộ luật Dân sự
Cơ sở pháp lý: Điều 117, 118, 123 Bộ luật Dân sự 2015
Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật ;
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể;
- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản;
- Với một số loại hợp đồng dân sự có điều kiện là buộc lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ quy định đó
Cơ sở pháp lý: Điều 117, 119 Bộ luật Dân sự 2015
5 Các hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá
Theo quy định của Điều 24 Luật Thương mại 2005, Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết bằng các hình thức sau đây:
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói
Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng hành vi
- Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, chẳng hạn như các hợp đồng có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải lập thành văn bản…
- Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản: thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như email, fax…
- Hợp đồng mua bán hàng hóa được lập bằng lời nói: Hai bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ bằng miệng, có thể mời người làm chứng Tuy nhiên đây là hình thức hợp đồng rất rủi ro vì khi có tranh chấp rất khó có chứng minh được thỏa thuận của hai bên
- Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bằng hành vi: Hai bên không có thỏa
Trang 10thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền Đây cũng là hình thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro, do đó trên thực tế các thương nhân ít sử dụng
6 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại
Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể hiểu hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Các bên được toàn quyền quyết định về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Như vậy, tự do giao kết hợp đồng thương mại cũng phải bảo đảm nội dung không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, kể cả đạo đức trong kinh doanh
- Thứ hai, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện cam kết, thoả thuận và nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, khi giao kết hợp đồng thương mại, các thương nhân hoàn toàn tự nguyện, tức là được tự dọ ý chí, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào Các bên đều bình đẳng, không được phân biệt thành phần kinh
tế, quy mô, loại hình tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kể cả ngành nghề độc quyền Ngoài ra, trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại các bên cần thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng đây là các thái độ tâm lý của các bên phù hợp với
ý chí tự nguyện gia kết hợp đồng nhằm bảo đảm sau khi giao kết, các bên đều thuận lợi khi thực hiện hợp đồng