Mang đậm bản sắc văn hóa của Nhật, thơ Haiku được nhận xét “là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản gồm 17 âm tiết và có thể nói ngắn nhất thế giới.” Đọc theo âm Hán – Việt là bài cú, là một t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA NGỮ VĂN
- **
-BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƠ HAIKU
VÀ VAI TRÒ CỦA MATSUO BASHO
Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Chi
Nguyễn Thanh Bình
Lê Bá Khánh Duy
Lê Phan Lam Duyên Trần Phương Du Đinh Thị Bim Nguyễn Vân Anh Nguyễn Thanh An
Hồ Thị Ngọc Anh
Huế, 2023
Trang 2Mục Lục
CHƯƠNG 1 : THƠ HAIKU – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.Sơ lược về thơ Haiku 3
2.Thơ Haiku cổ điển 3
2.1.Thơ Haiku trước khi có sự đóng góp của Basho: 3
2.2.Thơ Haiku vào thời Basho: 4
2.3.Thơ Haiku sau thời Basho: 5
3 Thơ Haiku hiện đại: 5
3.1 Masaoka Shiki: Người cách tân thơ Haiku 5
3.2 Thơ Haiku sau năm 1945 đến thập niên 1980: 7
3.3 Thơ Haiku từ cuối thập niên 1980 cho đến nay: 8
CHƯƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA BASHO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƠ HAIKU 10
1.Tác giả Matsuo Basho ( 松尾芭蕉 ) (1644 - 1694) 10
1.1.Cuộc đời 10
1.2.nghiệp sáng tác 10
1.3.Phong cách sáng tác 10
2 Basho và thơ Haiku 11
2.1.Thời kỳ thứ nhất: Tập tành và xem Haiku như một trò tiêu khiển (1662-1672) 11
2.2.Thời kỳ thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đã có và khám phá kỹ thuật mới 13
2.3.Thời kỳ thứ ba : Đi tìm cho mình một sắc thái riêng ( 1681-1685) 14
2.4.Thời kỳ thứ tư : Diễn đạt được cái Sabi ( Cô quạnh) qua thơ ( 1686-1691) 16
2.5.Thời kỳ thứ năm: Từ thiên nhiên về thế giới con người ( 1692-1694) 17
CHƯƠNG 3 : TỔNG KẾT 20
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3CHƯƠNG 1 : THƠ HAIKU – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1 Sơ lược về thơ Haiku
Không thể phủ nhận rằng thi ca là một nghệ thuật thẩm mỹ của ngôn ngữ, thêu dệt nên những ý tứ, nhịp điệu và cảm xúc của con người Đối với Nhật Bản – một trong những nền văn học dân tộc lâu đời và giàu có, khi nói đến nền văn học Nhật Bản thì không thể không
nói đến thơ Haiku Mang đậm bản sắc văn hóa của Nhật, thơ Haiku được nhận xét “là thể
thơ ngắn nhất của Nhật Bản gồm 17 âm tiết và có thể nói ngắn nhất thế giới.” Đọc theo âm
Hán – Việt là bài cú, là một thể thơ mang những ý tưởng cao siêu và những ẩn dụ thâm thúy, cô đọng lại trong một tác phẩm có 17 âm tiết và ba dòng: câu đầu 5 âm, câu giữa 7 âm
và câu cuối lại gồm 5 âm, tuy giữa ba câu thơ của Haiku có thể sẽ không phải có vần điệu,
có thể sẽ khôngđúng niêm luật ( các quy tắc tương hợp giữa các vần và âm), nhưng đó là một sự kết hợp hoàn hảo, tinh tế giữa những yếu tố trong thơ như màu sắc, âm thanh và tượng hình có chọn lọc Từ đó cho chúng ta thấy được rằng thể thơ này không chỉ nổi tiếng
vì chính sự ngắn gọn, hàm súc của bản thân nó mà còn là một linh hồn của dân tộc, của xứ
sở “Phù Tang”, đại diện cho văn hóa thơ ca Nhật Bản
=> Suy ra:
- Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5
- Quý ngữ: là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến – chim quyên, tiếng ve – trăng, sương, tiếng dế,…)
- Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo
2 Thơ Haiku cổ điển
Thơ Haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, sau khoảng một thế kỉ thì đạt đến đỉnh cao với Matsuo Basho và sau đó là Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki,… Trong
đó Matsuo Basho – nhà khai sáng thơ Haiku, khi ra đi đã để lại hơn 1000 bài thơ sau khi thực hiện nhiều chuyến du hành khắp đất nước Nhờ sự sáng tạo của ông, thơ Haiku từ một thể thơ tầm thường cũng trở nên rất tao nhã, mang đầy triết lý sâu sắc về cảm xúc đối với thiên nhiên hiền hòa và nỗi bi ai, cô đơn của con người.Ông đã tiếp cận và đưa thơ Haiku lên một tầm cao mới nhưng vẫn luôn giữ những giá trị tao nhã, tinh tế của thơ Waka truyền thống.Chính vì vậy mà ông là cột mốc quan trọng khi nhắc đến sự phát triển của dòng thơ Haiku trong nghiên cứu
2.1 Thơ Haiku trước khi có sự đóng góp của Basho:
Nếu thơ Haiku được dựng lên bởi ba dòng thơ theo thứ tự gồm 5 âm tiết – 7 âm tiết – 5 âm tiết, trước đó tại Nhật Bản, thể loại thơ Waka (和歌 – Hòa ca) cũng có những hình thức tương tự Thơ Waka gồm những bài ca dân gian về thần thoại được dùng trong các buổi tụ họp, tế lễ, cầu mùa hay dâng cúng thần linh,… Người Nhật cổsáng tác Waka để biểu diễn ở nơi công cộng hay với mục đích giáo dục nhưng cũng có lúc họ sáng tác Waka một cách ngẫu hứng khi cảm xúc dâng trào Đặc biệt, về cấu trúc thơ Waka, có thể chia thành bốn loại
đó là: Katauta (Phiến ca với ba dòng thơ với 5-7-5 âm hay 5-7-7 âm), Sedoka (Là cặp thơ Katauta), Choka (Trường ca, độ dài không ấn định nhưng phải bao gồm các khổ thơ 5-7-7
âm và 5-7-5 âm luân phiên nhau) và cuối cùng là Tanka (Đoản ca bao gồm 5-7-5-7-7 âm) Ngay từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, những cội rễ của nền văn học đã có từ thời tối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên có thể được xác định vào thế kỉ VII hoặc thậm chí là sớm hơn Vào thời kì Nara (710 – 784), hai bộ sử cổ nhất của Nhật Bản ra đời,
Trang 4Kojiki Cổ sự kí( , 710) và Nihon shoki Nhật Bản thư ký( , 720) đã ghi chép lại rất nhiều bài thơ Waka Kể từ khi hệ chữ Kana ra đời, văn học viết Nhật Bản đạt đến đỉnh cao khi hợp tuyến các thi ca, đầu tiên là phải để cập đến tập thơ Manyoshu (Vạn Diệp Tập, 771):
“Manyoshu gồm 20 quyển với 4500 bài thơ waka, trong đó có khoảng 4207 bài thể loại tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka Thơ waka trong Manyoshu là những bài ca trữ tình, mộc mạc về tình yêu con người, thiên nhiên hùng vĩ.” Các tác giả trong Manyoshu bao gồm nhiều địa vị khác nhau từ Thiên hoàng đến thị dân, từ quý tộc đến cả nông dân hoặc thậm chí có cả ăn mày và khuyết danh đã đóng góp không ít trong việc làm giàu Văn học của nước nhà, giúp cho dòng thơ Waka phát triển mạnh Đến thời đại Heian (794 – 1192), thơ Waka vẫn tiếp tục phát triển nhưng chỉ chủ yếu nằm ở thể loại Tanka nhờ vào sự ra đời của tập thơ mang cả phong cách cổ điển và hiện đại là Kokinshu (Cổ kim tập) bao gồm những mẩu thơ Tanka viết về vẻ đẹp của thiên nhiên, vay mượn vẻ đẹp của thiên nhiên như cách
“tả cảnh ngụ tình” và về sau, đặc điểm này trở thành đặc trưng tiêu biểu của thi ca Nhật Bản Đó cũng là cơ sở để hình thành nên thơ Renga với 31 âm tiết 5-7-5-7-7 ra đời như một thú vui tao nhã cho giới quý tộc Thơ Renga là thể thơ liên hoàn bao gồm các bài thơ Tanka nhưng do nhiều nhà thơ sáng tác nối tiếp nhau mà theo nghiên cứu của TS Nguyễn Vũ Quỳnh Như, cấu trúc của một bài thơ Renga gồm hai phần:
(1) Kami no ku 上の句( thượng cú ) gồm 17 âm tiết 5-7-5 âm:
雪 ながら
山 も と 霞む
ユベ かな
(宗祇)
Yuki nagara Yama mo to kasumi Yube kana ( sogi, 1421 – 1502 )
Tuyết rơi rơi Chân núi mờ sương Ánh chiều tà
(2) Shimmo no ku 下の句(hạ cú) gồm 14 âm tiết 7-7 âm :
行く 水 遠く
梅匂う里
( 肖柏 )
Yuku mizu toku ume niou sato (Shohaku,1443-1527)
Xa xa bên dòng nước Hương mơ quê tôi
Qua đó, khoảng giữa thế kỉ XIII, ba câu đầu của thơ Renga (thượng cú) – một thể thơ 17
âm tiết được định hình với tên gọi Hokku mà sau này được gọi là thơ Haiku
Từ lúc vừa hình thành, thơ Haiku có nhiều phong cách khác nhau nhưng ẩn mình dưới nhiều thể loại thơ ca khác Đến cuối thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của Basho, thơ Haiku lúc đầu là một thể thơ thiên về tính trào lộng nay đã được thổi thêm tính tao nhã, đánh dấu bước tiến phát triển mới thành một thể thơ Haiku độc lập
2.2 Thơ Haiku vào thời Basho:
Nhà thơ Matsuo Basho với tham vọng trở thành thầy dạy thơ Haiku, ông đã thực hiện nhiều chuyến du hành khắp đất nước của mình để tìm ra những đề tài, phong cách mới cho
thơ Haiku.“Những dấu ấn của hành trình phiêu lãng, được Basho ghi lại vào những tuyển
tập kỷ hành Ngay cả khi đối diện với lằn ranh giữa sự sống và cái chết, hồn thơ Basho vẫn khát khao một chuyến phiêu lưu mới.”
Qua các chuyến du hành của mình, Basho đã để lại cho nền văn học Nhật Bản hàng loạt tác phẩm ghi lại phong cảnh trên mỗi chặng đường, những trải nghiệm và sự trưởng thành
Trang 5trong phong cách thi ca của mình như các tác phẩm: Fuyu no hi (Ngày đông, 1684), Haru
no hi (Ngày xuân, 1686), Saga nikki (Nhật ký Saga, 1691),…
Trong đó, tuyển tập đầu tiên Fuyu no hi (Ngày đông) được tác giả Makoto Ueda nhận
xét: “Phong cách của Basho đã bớt mô phạm về từ ngữ, nhiều tính trữ tình hơn.”
2.3 Thơ Haiku sau thời Basho:
Từ giữa giai đoạn trung kì Edo, tức sau thời kì Basho, thơ Haiku vẫn tiếp tục phát triển rộng rãi Số người đọc và sáng tác thơ Haiku ngày càng tăng, đặc biệt là sựtham gia của các thi sĩ nữ như Tagami Kikusha hay Kagano Chiyojo với những vần thơ giản dị, tính khiết, duyên dáng và nữ tính,… Ngoài ra còn có một số tác giả nổi bật khác như nhà thơ Haiku duy mĩ Yosa Buson, nhà thơ cảm thương và trào lộng Kobayashi Issa, người cách tân thơ Haiku Masaoka Shiki
3 Thơ Haiku hiện đại:
3.1 Masaoka Shiki: Người cách tân thơ Haiku
Masaoka Shiki (1867-1902) tên thật là Masaoka Tsunenori ( 正岡常規 ), sinh tại thành phố Matsuyama tỉnh Iyo (nay là tỉnh Ehime) một năm trước khi Nhật Bản bước vào kỷ nguyên Minh Trị Duy Tân (1868-1912)
Masaoka Shiki là một trong bốn đại thụ của thơ Haiku Nhật Bản trước thời hiện đại (Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki) Shiki được xem như lá cờ tiên phong trong công cuộc cách tân thơ Haiku ở thời cận đại
Vào nửa đầu thời Duy Tân Minh trị thơ Haiku phổ biến với vai trò như một trò tiêu khiển phù phiếm, phai mòn về giá trị Thơ Haiku chịu sự khép kín với thế giới bên ngoài, hạn chế
về đề tài cũng như chất liệu sáng tác
Khi mới học thơ Haiku ở Tokyo, Shiki chịu nhiều ảnh hưởng của lệ tsukinami (mỗi tháng họp một lần) Theo Janie Beichman nhận xét: “So sánh những bài thơ Shiki viết trong khoảng thời gian 1892-1895 - khi phong cách viết thơ của ông phát triển đến độ chín muồi, với những bài thơ ông sáng tác vào đầu những năm 1880 – là lúc ông chỉ biết đến kiểu viết thơ haiku theo lệ tsukinami, sẽ thấy rõ điều này.”
“ki wo tsumite
yono akeyasuki
Komado kana
(Masaoka Shiki)
Cắt tỉa cây Ánh hừng đông Len vào ô cửa nhỏ.”
Đây là một trong những bài thơ đầu tay của Shiki viết vào năm 1885 nhưng sau đó chính ông lại đả phá nó vì viết theo lối cũ tsukinami, ông cho rằng nó đưa
người đọc theo logic chủ quan
Sau 10 rồi 20 năm thời kỳ Meiji trôi qua, khi thơ Haiku càng lúc rơi vào thoái trào nặng
nề Nhận ra thực trạng đó và muốn thoát khỏi lối viết tsukinami, Shiki tìm
kiếm lối viết thơ tao nhã, trau chuốt hơn, bớt sáo mòn theo lối tả thực chủ quan của người viết Đến năm 1892, thơ Haiku của Shiki bước sang một thế giới khác
Trang 6Vì sức khoẻ kém, cũng vào năm 1892, Shiki nghỉ học, dốc sức vào văn chương, viết truyện và tuyển chọn thơ Haiku, đó cũng là bước chuẩn bị cho Haiku Bunrui (phân loại tuyền tập Haiku, 1900) ra đời Đây chính là ngã rẽ đưa Shiki đến với phong trào cách tân, nâng cao chất lượng thơ Haiku Sau này, Shiki viết về quãng thời gian này rằng: “Thi cử chắng có ích gì, chỉ có niềm say mê với thơ ca, chắng có gì có thể cứu vãn được tôi ngoài
nữ thần haiku.”
Tháng 2 năm 1893, trong Zatsudan Basho (Chuyện phiếm Basho) đăng trên báo Nippon, Shiki lên tiếng chuyển tên từ Hokku sang Haiku, kêu gọi nâng cao giá trị của thơ Haiku, xóa bỏ lối viết thơ Haiku theo kiểu sáo rỗng, và đưa ra yêu cầu nâng cao tính thẩm
mĩ cho thơ Haiku: “Haiku trở thành một bộ phận của văn học.Văn học trở thành một bộ phận của mỹ thuật Kết quả là tiểu chuẩn cái đẹp trở thành tiêu chuẩn của văn học Tiêu
chuẩn của văn học trở thành tiểu chuẩn của haiku.”
Không phải đơn thuần là sự chuyển đổi tên gọi, ông cho rằng khi Haiku trở thành thể thơ độc lập thì nó cần sự giải phóng và hoàn thiện
Từ năm 1892, Shiki cùng các đồng môn của mình là Kawahigashi Hekigodo,Takahama, Kyoshi, Naito Meisetsu - tự gọi là phái Nhật Bản đã lên tiếng nâng cao vị trí văn học của thơ Haiku Các tuyển tập thơ Haiku cách tân và các tờ báo kêu gọi cách tân thơ Haiku như
Nippon Nhật Bản( ) (1892), báo Sho-Nippon Tiểu Nhật Bản, ( thay cho Nippon bị đóng cửa
vào 1894) được ra đời Năm 1895, nhóm của Shiki thành lập trường dạy thơ Haiku Nippon
(Haiku Nhật Bản), xuất bản nhiều tờ báo, ấn phẩm như nguyệt san Hototogisu (Chim quyên, 1897), Tuyển tập haiku (1897), Tuyển tập Shin-haiku (Thơ haikư mới, 1988) gồm 5000 bài thơ của hơn 600 nhà thơ do Shiki đồng chủ biên
Tờ báo do Shiki làm chủ biên có cả hàng trăm tác giả với hàng ngàn bài thơ được gửi đến và lưu hành ở nhiều địa phương, điều đó cho thấy sự phát triển thơ Haiku mạnh mẽ trong quần chúng Không chỉ là số lượng mà chất lượng được nâng cao, lên tiếng chống đối
sự kinh điển, sáo mòn Đây là thành tựu giá trị nhất của thơ Haiku mà xưa kia chưa từng có
“kaki kueba
kane ga naru nari
Houryuji
(Masaoka Shiki)
Ăn quả hồng chuông Pháp Long tự ngân vang.”
Bài thơ này được coi là tác phẩm thành công đầu tiên trong quá trình cách tân thơ Haiku, thể hiện sự kết nối giữa hiện thực với ký ức, hồi tưởng về tiếng chuông chùa ở Houryuji (Pháp Long tự) Cho đến ngày nay nó vẫn được đánh giá là bài thơ hay nhất của Shiki và được trích dẫn trong hầu hết các trường phổ thông trung học Nhật Bản
Cách tân thơ Haiku theo phương pháp luận shasei của Shiki dựa vào quan sát hiện thực của
tự nhiên hơn là sự chơi chữ hoặc tưởng tượng Với Shiki, chất liệu làm thơ là chính từ những
gì ở ngay trước mặt Theo Shiki, Haiku không đơn giản chỉ là bài thơ mang tính tả thực mà cũng không phải chỉ là không tưởng, mà trên quan điểm “Phi không phi thực” vượt qua cả ngưỡng tả thực để chạm đến thực tại của vũ trụ
“Hãy lấy tư liệu từ chính những gì đang ở xung quanh bạn nếu bạn thấy cây bồ công anh, thì hãy viết về bồ công anh Nếu đó là sương mù thì cứ viết về sương mù Tư liệu cho văn chương là vô số những gì thuộc về bạn Ngay cả đôi giày cũ (waraji) cũng có thể trở thành tư liệu cho thơ văn còn hay hơn là viết về đôi giày của phương Tây Hoặc kimono còn thi vi hơn là cây dù của phương Tây.”
Để cách tân thơ Haiku, Shiki đã không ngại phê phán sự hạn chế của việc giới hạn âm từ của
Trang 7thơ Haiku, sự hạn định đó ông cho rằng sẽ sớm thoái trào Bước vào thời kỳ hiện đại cấu trúc nguyên thuỷ trước đây của Haiku bắt đầu lung lay và tan vỡn khi các nhà cách tân mạnh mẽ lên tiếng cho luật tự do vần điệu
Cách tân của Shiki đã góp phần đưa Haiku trở nên theo kịp thời đại, hoà nhập với khu vực và thế giới Từ đó mà Shiki khẳng định được vai trò của thơ Haiku trong Văn học, vươn lên đứng ngang hàng với các thể loại khác như tiểu thuyết hay kịch nghệ Tuy với chỉ 35 tuổi đời ngắn ngủi Shiki đã để lại một sự nghiệp văn học đáng kể với Shiki toàn tập gồm 22 quyển
Và tư tưởng cách tân thơ Haiku của ông còn được hai người bạn là Takahama Kyoshi và Kawahigashi Hekigodo tiếp bước
3.2 Thơ Haiku sau năm 1945 đến thập niên 1980:
Sau kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, cả thế giới đều phải kinh ngạc về “phép lạ Đông Á” khi kinh tế Nhật Bản liên tục tăng trưởng (hơn 10%/năm) từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, điều này đã đưa Nhật Bản từ một nước nghèo nàn sau thế chiến trở thành quốc gia phồn vinh đứng thứ hai trên thế giới
Văn học Nhật Bản nói chung và thơ Haiku nói riêng cũng không nằm ngoài sự phát triển thần kỳ này Ngay ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà thơ Nhật Bản
quyết tâm vực lại nền thơ Haiku đã bị chôn vùi trong thời chiến.“Với tinh thần một mặt nuôi
dưỡng sự sống bằng tinh truyền thống, một mặt phát triển với những nét cách tân ấy, thơ haiku được hồi sinh vừa thủy chung với cổ điển, vừa mới mẻ sáng tạo với các độ đậm nhạt khác nhau.”
Sau thế chiến, chỉ từ năm 1945 đến 1946 có đến 300 tờ báo thi ca các loại được xuất bản Cũng chỉ một năm sau chiến tranh, vào tháng 5 năm 1946, Liên minh các nhà thơ Haiku mới
ra đời với các thành viên từng tham gia các cuộc vận động cách tân thơ Haiku từ thời kỳ chiến tranh Chủ trương, mục đích khi thành lập của Liên minh là trở thành một tổ chức thơ Haiku hiện đại
Tháng 6 năm 1947, một số nhà thơ, nhà văn trong đó có Ishida Hakkyo (1913- 1969), Saito Sanki (1900-1962) và các cộng sự đã đứng ra kêu gọi thành lập Hiệp hội thơ Haiku hiện đại (GendaiHailar Kyokai) Tiêu chí của Hiệp hội là tập hợp các nhà thơ Haiku xuất sắc, tuyển chọn kỹ lưỡng các thành viên gia nhập Sáng lập viên của Hiệp hội gồm các nhà thơ đa số đều có tuổi đời dưới 50 tuổi Việc gia nhập Hiệp hội cũng là vấn để khó khǎn vì phí tham gia hội là 20 Yên, một số tiển không hề nhỏ vào thời bấy giờ
Thành quả này là minh chứng cho thấy trào lưu thơ Haiku đang trỗi dậy nhờ sự xuất hiện của các thi sĩ thơ Haiku xuất sắc với các tác phẩm đạt đỉnh cao Mizuhara (1892-1981) đã viết rằng: “Sau chiến tranh, ta đau cả tâm hồn lẫn thể xác, mỗi ngày trôi qua mà chẳng làm gì được, nhưng cứ mùa thu đến, ta lại bắt đầu có thể ngâm được câu cú ”
Sau thế chiến, dòng thơ Haiku trong xã hội phát triển đem lại cái nhìn cá thể hoá, bản chất của cái tôi được lấy làm cảm hứng sáng tác Không chỉ có cái “tôi”, mà cái “ta” cũng được nói đến
Thơ Haiku sau thế chiến là cuộc cách tân mang tính đột phá về thi pháp và nội dung Dung nhan mới của thơ Haiku đã khẳng định giá trị tồn tại và sức lôi cuốn của nó đối với giới thơ
ca thời hiện đại Tất nhiên, thơ Haiku cách tân, không có nghĩa là phải thay đổi, phủi sạch sự liên hệ với cái cũ, mà luôn thể hiện sự kế thừa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái truyền thống
và cái hiện đại
“kuni no densha
ima mo nishibi ni
Xe điện quê tôi chiều về hướng tây
Trang 8kashira furu
(Hirahata Seito) (1949)
đầu xe rung lắc.”
“Không rõ chiếc xe điện đang chạy đến địa phương nào ở miền Tây Nhật Bản, mà đầu xe lại
lắc rung nhiều như vậy Chắc hẳn đường đi của tuyến xe chưa được hoàn thiện nên còn các
‘ổ gà’ ?” Bài thơ mang nhiều ý nghĩa, một trong đó là ẩn ý về một Nhật Bản đổi mới, còn
nhiều chông gai và những thử thách cho nên: “đầu xe rung lắc”
Một bài thơ khác cũng nói về bối cảnh thời kỳ hậu chiến và đổi mới của Nhật Bản:
“wankyokuku shi
kashou shi bakushinchi no
marason
(Kaneko Tota, 1958)
Ngoằn nghèo Vết thương cháy xém Đường marathon”
Đây là một bài thơ nổi tiếng thời hậu chiến, được viết tại Nagasaki Năm 1950, bài thơ nhận đuợc giải thưởng Hiệp hội thơ Haiku hiện đại Con đường thẳng tắp chạy marathon là nơi đã từng xảy ra thảm họa ném bom nguyên tử kinh hoàng ở Nagasaki Bài thơ không theo lối ngắt nhịp cũ, cũng không theo vần 5-7-5 (mà viết theo cấu trúc 5-10-4) truyền thống nhưng câu cú chắc chắn, trầm buồn như khắc hoạ nỗi đau ấy trong lòng người dân Nhật Bản Thật ra, phá vỡ những yếu tố kinh điển của thơ Haiku không phải vào thời kỳ này mới xuất hiện, mà đã manh nha từ thời kỳ Matsuo Basho Vào Minh Trị Duy Tân thì thành trào lưu và sau thế chiến hai thì trở nên quen thuộc và nhuần nhuyễn Đi từ tiền thế chiến sang hậu thế chiến, thơ Haiku tự do tự tại đầy sức sống, như sự kết tinh từ truyền thống với hiện đại Với
ưu điểm thức thời tiếp tục phát triển, không bị phai mờ với thời cuộc như lời nhắc nhở của Ôno Rinka - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thơ Haiku năm 1953: “Chúng ta không được quên rằng thơ haiku hiện đang tồn tại như chính nó Hãy góp thêm viên đá vào ngọn núi truyền thống sẽ làm cho ngọn núi cao hơn.”
Sự quyết tâm cùng với lòng tin vững vàng của các nhà thơ Haiku thời kỳ hậu chiến đã khoác lên cho thể loại thơ này một tấm áo mới vừa mới lạ lại vừa quen thuộc Tuy nhiên, dù đổi mới đến đâu, thơ Haiku vẫn phảng phất từ ngữ về mùa, cô động giàu sức gợi, có khoảng trống để cho người đọc suy ngẫm
3.3 Thơ Haiku từ cuối thập niên 1980 cho đến nay:
Kinh tế Nhật Bản bắt đầu sụt giảm và bước vào giai đoạn thoái trào ở cuối những năm
1980 đến cuối thập niên 1980 Sau “thập niên mất mát” đó, Nhật luôn cố gắng để tình trạng suy thoái không ảnh hưởng nghiêm trọng vào xã hội cho đến ngày nay
Nhận thấy được giá trị to lớn của thơ Haiku trong nền tảng đời sống văn học, Nhật Bản
đã luôn chú trọng đến việc phổ biến và giáo dục thơ Haiku Chứng tỏ Nhật Bản một mặt ghi nhận giá trị của thơ Haiku, mặt khác không giấu đi mà còn thừa nhận rằng: “Thơ haiku là thế giới của thi ca, của nhà thơ, của người yêu thơ, và quả thật không nhiều người Nhật đọc thơ haiku, bởi thơ haiku là thành quả của một thế giới khác ”
Để thơ Haiku càng phổ biến rộng rãi hơn, đài truyền hình còn cho phát sóng chương trình NHK thơ haiku với nhiều đề tài phong phú từ thiên nhiên hay những thứ quen thuộc với đời sống như xe điện, gió thu,… Để khuyến khích các nhà thơ sáng tác thơ Haiku Đồng thời, các hiệp hội về thể loại thơ này tiếp tục phát triển và hoạt động sôi nổi, còn tổ chức các
Trang 9cuộc thi về sáng tác thơ Haiku hay những ngày lễ kỉ niệm thành lập,…
Hàng năm vào tháng 3, “Hiệp hội thơ haiku hiện đại tổ chức Cuộc thi thơ Haiku
thu hút nhiều người khắp cả nước tham gia dự thi Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 số người gửi bài sáng tác thơ haiku lần lượt là 15.432, 13.323, 16.668 người Người gửi bài phải đóng phí dự thi từ 1000 đến 2000 Yên tùy địa phương.”
“Hiroshima e atsumatute kiru natsu boushi (Tamura Kazumi)
Nón mùa hè
ào đến Hiroshima.”
Trên đây là bài thơ được giải nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku toàn quốc Nhật Bản năm
2010 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội nhà thơ Haiku, mô tả hình ảnh thành phố nhộn nhịp đông đúc, “nón” tượng trưng cho dòng người đông đúc ào về thành phố để du lịch
Không những thế, sự phổ biến của thơ Haiku còn được tạo điều kiện hình thành từ những thế hệ trẻ nhỏ Hằng năm có những cuộc thi viết thơ Haiku dành cho thiếu nhi Dưới những ánh mắt trong trẻo ngây ngô ấy ý nghĩa của thơ được diễn tả lại một cách trong sáng, tốt đẹp, giản đơn hoặc có thể là cả hình ảnh buồn từ những người vô gia cư, cảnh xung đột bạn bè,… Tất cả những điều giản đơn ấy đều thân thuộc với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em, và đều có thể trở thành để tài của sáng tác
“jikyu sou
tonbo mo issho ni
hashitteru
Giờ tập chạy chuồn chuồn chạy theo”
(Wakana Ogiso, 9 tuổi, tỉnh Gunma Nhật Bản)
Bài thơ đoạt giải kỳ thi thơ Haiku quốc tế năm 2010 (phần dành cho Nhật Bản )
Phần nhiều những bài thơ được trao giải thưởng là viết về giới sinh vật nhỏ bé và nhiều nhất là chuồn chuồn Thơ Haiku góp phần xây dựng nhân cách trẻ thơ, khơi dậy khát vọng
tự do, biết sống trong sáng cao đẹp Trong đôi mắt trong trẻo của trẻ em, cảm xúc của thơ Haiku thật đời thường và dung dị biết bao Viết thơ giúp các em trau dồi thêm vốn từ vựng
và thoả sức sáng tạo Trong giảng dạy thơ Haiku cho trẻ em, sách tham khảo được đầu tư công phu và bắt mắt hơn
Bên cạnh đó một hình thức độc đáo hơn ra đời đó là thơ Haiku Manga, đó là những câu chuyện dễ thương do chính các em sáng tạo, cùng với nhiều hình ảnh minh hoạ dí dỏm Phổ biến và nổi tiếng nhất có lẽ là tập Manga “giờ học thơ Haiku của em Chimibaruko”, với hình thức Manga hoá thơ Haiku trở nên dễ dàng phổ biến với trẻ em
Nhật Bản đã rất khéo léo và tinh tế khi mà kết hợp hai hình thức văn học và văn hoá với hai hình thức là văn hoá truyền thống dân tộc (thơ haiku) và văn hoá đương đại (Manga).
“Con thuyền văn hoá Haiku” chuyên chở những nét đẹp văn hoá Nhật, mang cả một thể loại văn học vươn ra thế giới Người tiếp nhận thơ Haiku không còn chỉ là một câu, một bài hay một tác giả nào mà là đang tiếp thu cả một thể loại văn học truyền thống Nhật Bản
Trang 10CHƯƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA BASHO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƠ HAIKU
1 Tác giả Matsuo Basho ( 松尾芭蕉 ) (1644 - 1694)
1.1 Cuộc đời
Bashô 芭 蕉 sinh năm 1644 (Kan.ei 21) ở Iga Ueno (thị trấn Ueno, tỉnh Mie), con trai thứ trong gia đình Matsuo 松 尾, một samurai cấp thuộc hạ gọi là musokunin (vô túc nhân), không bổng lộc tuy có vinh dự được đeo kiếm, thời bình chỉ chuyên việc nông nhưng cũng
có khí phách con nhà võ và một ít chữ nghĩa
1.2 nghiệp sáng tác
Basho được xem là đỉnh cao của thơ Haiku Nhật Bản Ông đã tự nói về mình như sau: Tên tôi trên đời
một người lữ khách
mưa mùa thu ơi
Ông chính là “một người lữ khách” cuộc đời ông đã trải qua bao nhiêu mùa gió bụi Có người bảo ông đi trong im lặng, “như ngày đi, như đêm đi, như mùa đi” Cuộc đời thiền sư, nhà thơ Basho trôi qua như vậy đấy
- Là một thiền giả thi sĩ lỗi lạc có thể nói là danh tiếng nhất của thời Edo Nhật, Bản
- Basho được thừa nhận là người phát triển những câu đầu (発句, phát cú) của thể renga (連歌, liên ca) có tính hài hước gọi là Renga no Haikai thành một thể thơ độc lập mang
âm hưởng sâu thẳm của Thiền đạo
- Tác phẩm của ông không chỉ nổi tiếng trong phạm vi Nhật Bản mà đã có tầm ảnh hưởng quốc tế
Những bước đường phiêu lãng, du hành khắp nơi trên đất nước là cảm hứng sáng tác gắn liền với khối tác phẩm đồ sộ của Basho
Những trung bút kỉ và những bài thơ huyền bị để lại cho hậu thế là tài sản vô giá Sau khi nhà thơ mất, một số đệ tử đã tập hợp các bài thơ của ông thành Basho Shichi Bushu (Ba tiêu thất bộ tập) tức là bày tác phẩm
Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Basho để lại cho đời là: Ngày đông (1684), Cánh đồng hoang (1689), Áo tới cho khi (1691), Bao đựng than (1694), Du ki Lang thang đồng nội (1685), Đoàn văn trong đầy (1688), Nẻo đường Đông Bắc (1689) góp phần đưa Basho thành bậc vĩ nhân của văn hóa Nhật Bản: “Nước Nhật sinh ra cùng với Basho vào năm
1644 Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn của Nhật Bản"
1.3 Phong cách sáng tác
Basho đã đưa Thiền vào thơ đến mức tuyệt vời, ý thơ thanh thoát, bàng bạc những ảnh hưởng sâu sắc của đạo phật như thơ của một vị Thiền sư Đó là những vần thơ cao nhã và nhàn tản u tịch Thơ Haiku của Basho thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau như:
Sabi
Wabi
Aware