IoT Internet of Things hay còn gọi là Internet vạn vật là mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬN CHƯƠNG
Tìm hiểu về công nghệ IoT
Giảng viên: Trần Thị Huyền Trang
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Trang 2MỤC LỤC
I KHÁI QUÁT VỀ IOT 2
1 IoT là gì? 2
2 Quá trình hình thành của IoT 3
3 Mô hình, cấu trúc của IoT 3
4 Đặc trưng của hệ thống IoT 4
II ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA IOT 4
1 Ưu điểm 4
2 Nhược điểm 5
III VAI TRÒ 6
IV ỨNG DỤNG 6
1 Smart home 6
2 Thiết bị đeo thông minh 7
3 Xe ô tô tự động 7
4 Canh tác thông minh 8
V XU HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA IOT VÀ THÀNH PHỐ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM 8
PHỤ LỤC 10
A Danh mục tài liệu tham khảo 10
B Đánh giá thành viên 10
Trang 3I KHÁI QUÁT VỀ IoT
1 IoT là gì?
IoT (Internet of Things) hay còn gọi là Internet vạn vật là mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau Nhờ sự ra đời của chip máy tính giá rẻ và công nghệ viễn thông băng thông cao, ngày nay, chúng ta
có hàng tỷ thiết bị được kết nối với internet
Các thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh (giống như các giác quan), các máy tính hoặc bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các
đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên
Như vậy ta có thể tạm hiểu, IoT là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như: smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay
Các bước đầy đủ của 1 hệ thống IoT:
Trang 42 Quá trình hình thành của IoT
Năm 1982: Những ý tưởng đầu tiên về một mạng lưới các thiết bị thông minh được đưa ra thảo luận rộng rãi
Năm 1999: Kevin Ashton lần đầu tiên đề cập đến IoT tại buổi thuyết trình của công ty Procter & Gamble
Năm 2010-2013: IoT được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi vào các vào các lĩnh vực đời sống như đồ gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe
Năm 2015: Các mô hình robot IoT, trang trại IoT được công bố và đưa vào ứng dụng cũng như phát triển cho đến ngày nay
3 Mô hình, cấu trúc của IoT
Thiết bị (Things)
Trạm kết nối (Gateways)
Hạ tầng mạng (Netwwork and Cloud)
Bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers)
Trang 54 Đặc trưng của hệ thống IoT
Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần
cứng khác nhau cũng như network khác nhau Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network
Tính kết nối liên thông (Interconnectivity): Với hệ thống IoT thì bất cứ điều gì,
vật gì, máy móc gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và
cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể
Những dịch vụ liên quan đến “Things”: Hệ thống IoT có khả năng cung cấp các
dịch vụ liên quan đến “Things” chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin sẽ phải thay đổi
Sẽ có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị, máy móc, được quản lý
và giao tiếp với nhau Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều
so với được truyền bởi con người
Có thể thay đổi linh hoạt: Các trạng thái của các thiết bị điện tử, máy móc có thể
tự động thay đổi như ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi, và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi tùy vào cách mà chúng ta muốn
II ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA IOT
1 Ưu điểm
Giao tiếp: IoT khuyến khích giao tiếp giữa các thiết bị, còn được gọi là giao tiếp
Machine-to-Machine (M2M) Các thiết bị vật lý có thể duy trì kết nối do đó sẽ đem đến việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa chúng giúp đạt chất lượng sản phẩm cao hơn
Tự động hóa: IoT cho phép bạn tự động hóa và kiểm soát các nhiệm vụ được thực
hiện hàng ngày Không cần đến sự can thiệp của con người, các máy móc có thể giao tiếp với nhau giúp gia tăng tốc độ cũng như chất lượng sản phẩm
Thông tin: Rõ ràng việc có nhiều thông tin giúp đưa ra quyết định tốt hơn Các
cuộc cách mạng công nghiệp đã phát triển nhiều hơn về đầu mối cũng như nguồn thông tin về mọi thứ Doanh nghiệp bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ cần thiết và tra cứu thông tin để có thể ra quyết định ngay tập tức
Trang 6 Tiết kiệm thời gian: Sự tương tác giữa máy với máy mang lại hiệu quả tốt hơn và
cho kết quả chính xác Thay vì phí thời gian để lặp lại các nhiệm vụ tương tự mỗi ngày, nó cho phép mọi người thực hiện các công việc sáng tạo khác Cách mạng công nghiệp đem đến những công nghệ mới với nhiều lợi ích lớn về thời gian
Tiết kiệm tiền bạc: Ưu điểm lớn nhất của IoT là tiết kiệm tiền IoT rất hữu ích khi
giúp cho thói quen hàng ngày của mọi người bằng cách làm cho các thiết bị giao tiếp với nhau hiệu quả Chúng sẽ cảnh báo kịp thời những vấn đề, sự cố phát sinh
Vì vậy, bạn có thể tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí sửa chữa, duy trì nhiều sản phẩm
2 Nhược điểm
Khả năng tương thích: Vì các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ được kết
nối với nhau, vấn đề tương thích giữa chúng vẫn gặp khó khăn Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho các thiết bị theo dõi, giám sát
Độ phức tạp: IoT là một mạng lưới đa dạng và phức tạp, vì vậy với bất kỳ lỗi hoặc
lỗi trong phần mềm hoặc phần cứng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
Quyền riêng tư: Cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng được kiểm soát bởi công
nghệ, và sẽ phụ thuộc vào nó Nếu tất cả dữ liệu IoT này được truyền đi, nguy cơ mất quyền riêng tư sẽ tăng lên
An toàn: Tất cả các thiết bị gia dụng, máy móc công nghiệp, dịch vụ khu vực công
và nhiều thiết bị khác đều được kết nối với Internet Vì vậy, nó đã tạo ra một kho thông tin khổng lồ có sẵn trên các thiết bị đó và những thông tin này dễ bị tấn công bởi tin tặc
Trang 7III VAI TRÒ
Đối với đời sống con người: IoT cho phép máy móc xử lý phần việc nặng nhọc,
đảm nhiệm những nhiệm vụ nhàm chán và giúp cuộc sống trở nên lành mạnh, năng suất và thoải mái hơn
Đối với doanh nghiệp:
Tăng tốc đổi mới
Chuyển dữ liệu thành thông tin chuyên sâu và hành động bằng AI và ML
Tăng tính bảo mật
Thay đổi quy mô các giải pháp khác biệt
IV ỨNG DỤNG
1 Smart home:
Trong các hộ gia đình, công nghệ IoT cho phép quản lý hệ thống đèn, rèm, hệ thống sưởi hoặc bất kỳ thiết bị gia dụng nào kết nối trong hệ thống Điều này không chỉ cho phép gia chủ điều khiển đồ dùng trong nhà mà còn có khả năng giám sát từ xa ngôi nhà của họ
Trang 82 Thiết bị đeo thông minh:
Hiện nay ở nhiều nước đã xuất hiện các thiết bị đeo trên người với những tính năng vô cùng thông minh như: tai nghe, các loại kính, ba lô, vòng tay siêu thông minh
Các thiết bị đeo được cài đặt cảm biến và các phần mềm thu thập dữ liệu
3 Xe ô tô tự động
Công nghệ xe được kết nối là một mạng lưới rộng lớn và rộng lớn gồm nhiều cảm biến, ăng-ten, phần mềm nhúng và công nghệ hỗ trợ giao tiếp để điều hướng trong thế giới phức tạp của chúng tôi Nó có trách nhiệm đưa ra quyết định với sự nhất quán, chính xác
và tốc độ
Trang 94 Canh tác thông minh:
Việc áp dụng IoT vào trong chăn nuôi khiến cho công việc trở nên năng suất và hiệu quả hơn Những thông tin được thu thập từ IoT giúp những người nông dân đưa ra được những quyết định đầu tư sáng suốt, tránh tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như hiện nay
V XU HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA IOT VÀ THÀNH PHỐ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
Thành phố thông minh sử dụng các thiết bị IoT như cảm biến, đèn chiếu sáng và đồng hồ đo được kết nối để thu thập và phân tích dữ liệu Sau đó, các thành phố sử dụng dữ liệu này để cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng và dịch vụ, v.v
Trang 10 Các thành phố thông minh đang ưu tiên công nghệ IoT theo một số cách thú vị Nghiên cứu cho thấy các lĩnh vực sau là ưu tiên hàng đầu của chính quyền thành phố:
Giao thông công cộng được kết nối: Hệ thống này đã tạo ra một cuộc cách mạng
đối với hệ thống vận chuyển xe buýt Nó đã thực hiện điều này bằng cách cài đặt các thiết bị GSM và GPRS trên xe, truyền dữ liệu thời gian thực đến phần mềm của trung tâm điều phối, sau đó chuyển tiếp thông tin đó đến màn hình điện tử tại các điểm dừng xe buýt và đến các cổng trực tuyến Điều này dẫn đến giao thông công cộng hiệu quả hơn, cắt giảm thời gian chờ đợi và nâng cao độ tin cậy
Giám sát giao thông: Quản lý luồng giao thông là một trong những thách thức
lớn nhất đối với các thành phố thông minh Nhờ IoT, có một số giải pháp thiết thực là lắp đặt một mạng lưới rộng lớn các cảm biến tích hợp trên mặt đường Các cảm biến này truyền thông tin cập nhật về lưu lượng theo thời gian thực tới một nền tảng quản lý giao thông, nền tảng này sẽ điều chỉnh thời gian của các tín hiệu giao thông để tối ưu hóa lưu lượng giao thông
Giám sát mực nước: Chương trình giám sát lũ lụt của thành phố là chương trình
ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Trong những năm gần đây, ngập lụt đã trở thành vấn đề nhức nhối ở các khu vực của thành phố Để khắc phục điều này phát triển các sản phẩm cảm biến có thể phát hiện mực nước và báo cáo sự cố ngập lụt bằng cách sử dụng công nghệ LoRaWAN và Sigfox
Đèn đường được kết nối: Các giải pháp chiếu sáng và đèn đường được kết nối là
một cách rất phổ biến để thúc đẩy năng suất của một thành phố thông minh Các lợi ích chính của việc chiếu sáng thông minh bao gồm giảm năng lượng và chi phí bảo trì, tăng cường an toàn công cộng, giao thông an toàn hơn vì tác động môi trường có thể đo lường được
Trang 11PHỤ LỤC
A Danh mục tài liệu tham khảo
1 Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia- Bộ Khoa học và Công Nghệ
(2016), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập tài nguyên số, truy cập mở
về nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên cơ sở ứng dụng
Dữ liệu lớn và Internet vạn vật (BigData, Internet of things)”
2 Báo điện tử Iotvietnam.vn (2015), “Nghiên cứu gì về IoT”, xuất bản ngày 15/12/2005
3 Viện nghiên cứu công nghệ FPT - Đại học FPT (2011), “Internet of Things”, Bản tin công nghệ, Số 04 – Quý 2, Trang 6-8
4 Nguyễn Văn Bình (2014), Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hệ thống thông tin, “Ứng dụng của smart city tại thành phố Amsterdam ( Hà Lan ) và đề xuất giải pháp phân luồng giao thông cho Hà Nội”, Viện CNTT- Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Adam Robinson (2015), “Internet of Things Manufacturing Supply Chain”, July
14, 2015
6 Du Jin - Wuhan Textile University (2011), “Application of Internet of Things in Electronic Commerce”, International Journal of Digital Content Technology and Applications (JDCTA), Volume 6, Number 8, p222-p230
7 Deloitte (2015), “Industry 4.0 – Only One-Tenth of Germany’s High-Tech Strategy”
B Đánh giá thành viên
NHÓM 8
Trang 1277 Nguyễn Như Quỳnh 23D100041
78 Trần Trúc Quỳnh 23D100091
79 Trương Quang Sơn 23D100093
80 Nguyễn Doãn Mạnh Thắng 23D100043
81 Phan Đình Thức 23D100044
82 Lỗ Phạm Minh Tiến 23D100096
83 Đinh Vũ Thùy Trang 23D100045
84 Đỗ Quỳnh Trang 23D100097
85 Trần Thị Quỳnh Trang 23D100046
86 Vũ Thu Trang 23D100098
87 Trần Ngô Thế Trung 23D100047